Võ Nguyên Giáp Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử Chương 1



tải về 1.39 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích1.39 Mb.
#37008
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Võ Nguyên Giáp

Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử



Chương 3

ĐƯỜNG RA MẶT TRẬN


Sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, một câu hỏi được đặt ra: “Tại sao lại có Điện Biên Phủ?".


Những người trực tiếp dinh líu đến sự kiện, từ tổng thống, thủ tướng, tổng chỉ huy, những sĩ quan trên chiến trường, đến những nhà sử học, những phóng viên đã có nhiều năm theo dõi chiến tranh Đông Dương... đã có nhiều ý kiến giải đáp giống nhau, và khác nhau. Nếu coi Điện Biên Phủ là chung cục một cuộc chiến tranh xâm lược lỗi thời, thì vấn đề đã được giải quyết. Nhưng vì sao đôi bên tham chiến bỗng dưng kéo tới một vùng đất xa xôi không định trước, để lao vào cuộc chiến đấu sống còn, quyết định thành bại của chiến tranh, thì cũng nên làm rõ một đôi điều, mặc dù tất cả tới giờ không còn gì là bí mật. Có thể nói người khai sinh ra "chiến lược con nhím"
Ở Đông Dương là Xalăng. Xalăng không phải là một tổng chỉ huy nổi bật trong chiến tranh Đông Dương, không giành được nhiều uy tín, cũng như gây nhiều tranh cãi, nhưng lại là người chỉ huy gắn bó nhiều nhất với chiến trưởng, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến.
Xalăng không có sáng kiến gì lớn nhằm giành thắng lợi cuối cùng, nhưng lại biết trì hoãn sự thua trận bằng những giải pháp kịp thời. Xalăng am tường đất nước, con người và địch thủ hơn tất cả những tổng .hỉ huy khác danh tiếng, tài ba lỗi lạc hơn. Chính sự xuất hiện tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, Tây Bâc năm 1952, đã chặn cuộc tiến công giành thắng lợi trọn vẹn trong chiến dịch của ta. Xalăng đã làm đúng việc cần làm vào thời điểm, để cứu vãn và cân bằng lại tình hình trong lúc toàn bộ lực lượng quân Pháp ở Tây Bắc đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Nhưng cũng tới lúc Xalăng phải ra đi. Chính phủ Pháp không cần một tổng chỉ huy có khả năng kéo dài cuộc chiến. Cái nhà cầm quyền Pháp cần là một chiến thắng lớn để tìm một kết thúc có lợi. Xalăng không có tham vọng làm điều này.
Rõ ràng không phải Xalăng ra đi không để lại gì cho người kế nhiệm. Ở Pháp, có những người dè bỉu chiến lược con nhím, chỉ thấy ở nó tính phòng ngự bi động. Nava biết đánh giá đúng vai trò của tập đoàn cứ điểm trong tương quan lực lượng lúc này. Người ta không thể tìm cách nào hữu hiệu hơn để đối phó với những chiến dịch tiến công ở vùng rừng núi. Nhưng tập đoàn cứ điểm Nà Sản đã không ngăn được Việt Minh giải phóng Sầm Nưa ? Hội chứng Thượng Lào, trong đó có kinh đô Luông Phabăng, luôn luôn ám ảnh Nava. Nếu cả miền Cực Bắc Đông Dương được giải phóng sẽ là một nguy cơ lớn cho cuộc chiến tranh. Nó sẽ mang lại những ảnh hưởng chinh trị tai hại, vì nước Pháp bất lực trong việt bảo vệ các quốc gia liên kết. Xalăng cũng đã nghĩ tới điều này, và tìm ra một lối thoát: đó là di chuyển tập đoàn cử điểm ở Nà Sản lên Điện Biên Phủ. Cánh đồng phì nhiêu lớn nhất ở Tây Bắc, nằm cách biên giới Việt - Lào 13 kilômét, chmh là nơi có khả năng chặn đứng con đường những đại đoàn chủ lực Việt Minh tiến về kinh đô Lào. Xalăng đã nói suy nghĩ của mình với Nava.
Cônhi, tư lệnh Bắc Bộ, nhiệt liệt tán đồng ý kiến này. Cônhi nhấn mạnh: Nà Sản không có vị trí chiến lược, chỉ là một “vực thẳm nuốt các tiểu đoàn", còn Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào. Phòng nhì của Tổng chỉ huy còn bổ sung thêm những nhận định: tình trạng phương tiện tiếp tế hiện thời của Việt Minh không cho phép quân đoàn tác chiến hoạt động tại một vùng thượng du nghèo quá xa căn cứ, và sự có mặt một trung tâm đề kháng ở Điện Biên Phủ cho phép quân đồn trú d! tản khỏi xứ Thái bằng đường bộ trong hoàn cảnh cần thiết, điều mà Nà Sản không thể có... Nava lắng nghe một cách thận trọng.
Trong kế hoạch Nava đệ trình Chính phủ Pháp, chiếm đóng Điện Biên Phu đã được đề cập tới như một giải pháp trong trường hợp phải bảo vệ nước Lào. Để thực hiện, Nava yêu cầu được cấp thêm người và phương tiện. Chính phủ Pháp không trả lời về điều này khi thông qua kế hoạch, chỉ vì ngân quỹ Pháp, như lời bộ trưởng Tài chính: "Không có một xu cho kế hoạch Nava". Nava yêu cầu chính phủ phải có một văn bản về vấn đề bảo vệ nước Lào. Nava cũng nhiều lần thúc giục chính phủ gửi thêm quân tăng viện và vũ khí, đặc biệt là máy bay. Nhưng không có hồi âm. Ngày 22 tháng 10 năm 1953, nước pháp ký với Thủ tướng Lào Xuvana Phuma một hiệp ước khẳng định quyền độc lập của Lào trong Liên bang Đông Dương. Nava cho rằng mình không thể thoái thác nhiệm vụ bảo vệ một quốc gia liên kết: Nhưng ngày 13 tháng 11 năm 1953, Chính phủ Pháp trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng đã quyết định chỉ thị cho Nava: "hãy điều chỉnh kế hoạch với những phương tiện hiện có". Lần đầu, Nava được chỉ thị rõ bằng giấy tờ mục tiêu nước Pháp đang theo đuổi tại Đông Dương là "đưa địch thủ tới chỗ nhận ra họ không có khả năng giành một tháng lời về quân sự". Không hiểu vì lý do nào Nava chỉ nhận được chỉ thị này vào ngày 4 tháng 12 năm 1953, khi đã ném những lực lượng tinh nhuệ nhất của quân viễn chinh xuống Điện Biên Phủ, và đã ra quyết định "chấp nhận phiến đấu ở đây.
Trong hồi ký của mình, Thủ tướng Pháp Lanien (Joseph Lanieo khang định là Nava đã nhận được chỉ thị "trộng trường hợp cần thiết thì bỏ Lào" từ hạ tuần tháng 7, và dẫn chứng điều đó đã được ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng Quốc phòng ngày 24 tháng 7 năm 1953. Nả va đã lập tức phản bác: "trước khi đọc cuốn sách của Lanien, ông ta không hề biết có tồn tại một biên bản như vậy" !
Theo một số nhà sử học Pháp, cơ quan tham mưu Pháp đã phát hiện từ cuối tháng 10 năm 1953 những hoạt động chuẩn bị của ta nhắm vào Lai Châu, và đại đoàn 316 trú quán ở phía nam Hòa Bình chuẩn bị tiến lên xứ Thái từ ngày 15 tháng 10 năm 1953, sẽ có mặt ở Tuần Giáo vào khoảng từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 11 năm 1953. Họ muốn chứng minh có những lý do dẫn Nava tới cuộc hành binh Hải ly. Đây chỉ là sự suy diễn sau khi các biến cố đã xảy ra. Chúng không có cơ sở trong thực tiễn. Vào thời gian này kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 của ta còn chưa triển khai. Và trước khi Nava cho quân nhảy đù xuống Điện Biên Phủ, ta chưa có ý định đưa nhiều đại đoàn lên Tây Bắc.
Thực ra, khi quyết định đưa quân chiếm Điện Biên Phủ, Nava chưa hề biết gì về những ý đồ quân sự của ta trong Đông Xuân 1953-1954. Với những văn bản đã được công bế, chúng ta biết ngày 2 tháng 11 năm 1953, Nava đã chỉ thị cho Cônhi từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Đây chỉ là một hành động dự phòng, nhằm chc chở cho Lai Châu và Thượng Lào khỏi bị uy hiếp, và nắm lấy số lúa gạo đáng kể trên cánh đồng Mường Thanh có thể lọt vào tay đối phương. Nó không hề liên quan gì tới những tin tức về một cuộc tiến công của ta lên Tây Bắc.
Chính Nava đã viết trong hồi ký của mình: Hồi 18 giờ 15 phút ngày 20 tháng 11 năm 1953 một bức điện mật cho biết đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bạc uy hiếp mạnh Lai Châu. Tôi quyết định một hành động chiếm Điện Biên Phủ... để bảo vệ Luông Phnhăng nếu không vài tuần nữa nơi đây sẽ rất nguy hiểm". Điều đó chứng minh trước ngày 20, Nava chưa biết gì về cuộc hành quân của 316 lên Tây Bậc. Trong thực tế, từ sau chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952, đại bộ phận của 316 (hai trung đoàn) chưa hề rời khỏi địa bàn này. Và điều Nava đã viết cũng không hoàn toàn là sự thật. Không phải mãi tới 18 giờ 15 phút ngày 20 tháng 11, khi được báo cáo 316 đang hành quân lên Tây Bắc, Nava mới có quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ ! Như nói ở trên, Nava đã có quyết định này từ ngày 2 tháng 1 1 . Cuộc hành binh Hải ly chỉ được thực hiện vào ngày 19 tháng 11 vì có một số lý do.
Chủ trương của Nava ngay từ đầu đã vấp phải sự phản ứng khá gay gạt của cơ quan tham mưu Bậc Bộ dưới quyền Cônhi. Đại tá Baxtiani (Bastiani), tham mưa trưởng lực lượng trên bộ Bắc Việt Nam, kịch liệt phản đôi chiếm đóng Điện Biên Phủ. ông ta cho rằng: "Ở đất nước này, không thể ngăn chặn một hướng đi. Đó là một khái niệm châu âu không có giá trị gì ở đây. Người Việt đi kháp nơi. Ta thấy rõ điều đó ở đồng bằng". Tướng đờ xô (Dechaux), tư lệnh không quân Bắc Bộ, đặc biệt lưu ý những khó khăn về bảo đảm tiếp tế cho Điện Biên Phủ, vì thời tiết thất thường ở Tây Bắc Việt Nam trong mùa đông. Và chính Cônhi, người đã đánh giá Điện Biên Phủ là chiếc chìa khóa bảo vệ Thượng Lào, sẽ hỗ trợ cho Lai Châu khi bị tiến công, lúc này cũng phản đối đánh chiếm Điện Biên Phủ. Sự thay đổi của Cônhi là điều dễ hiểu. Cônhi lo chiến dịch đánh chiếm ba tỉnh tự do ở Liên khu 5 của tổng chỉ huy sẽ lấy đi ở đồng bằng nhiều tiểu đoàn, không muốn mất thêm một số tiểu đoàn nữa vào Điện Biên Phủ, trong khi bốn đại đoàn chủ lực của đối phương vẫn thưa rời những cửa ngõ chung quanh đồng bằng.
Ngày 17 tháng 11 năm 1953, Nava từ Sài Gòn ra Hà Nội cùng với Mác Giắckê (Marc Jacket), Bộ trưởng chịu trách nhiệm về điều hành chiến tranh, và Mô rít đờ giăng (Mauricc De)ean), Cao ủy, để quyết định lần cuối về cuộc hành binh Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ. Các tướng trực tiếp thi hành nhiệm vụ: Giền, đờ xô, Mát xông (Masson) vẫn tiếp tục nêu những lý do về chiến thuật, kỹ thuật phản đt)i cuộc hành binh. Riêng Cônhi, trước đó đã trình riêng với Nava một tập những phiếu phản đối của cơ quan tham mưu dưới quyền mình, giữ im lặng. Cuối cùng, Nava vẫn giành quyền quyết định.
Trong các ngày 20, 21, 22 tháng 11 năm 1953, sáu tiểu đoàn dù được ném xuống Điện Biên Phủ. Cuộc hành binh mà bộ tham mưu của Cônhi lo lâng đã không gặp trở ngại lớn, mặc dù cuộc đọ súng với những đơn vị của trung đoàn 148 đang luyện tập trên cánh đồng Mường Thanh đã diễn ra suốt một ngày, làm quân dù chết và bị thương trên một trăm người.
Ngày 26 tháng 11, Cônhi công bố ý định "tiến hành chiến đấu phòng ngự chống lại kẻ thù trong khu tam giác Điện Biên Phủ - Lai Châu - Tuần Giáo, trung tâm đề kháng sẽ là Điện Biên Phủ . Với những kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, Cônhi đã có lý khi sớm nghĩ tới một trận đánh phòng ngự sẽ diễn ra ở Tây Bắc.
Cuộc hành binh Hải ly không giúp cho Lai Châu đứng vững, cũng không cứu vãn được số phận binh đoàn biệt kích không vận hỗn hợp. Binh lính Pháp đã quen với những công việc phải làm khi đứng chân trên một vùng đất thù địch. Sân bay Mường Thanh được lập thêm những tấm ghi sắt cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những trung tâm đề kháng nối nhau mọc lên. Một tập đoàn cứ điểm mới đã nhanh chóng hình thành.
Nhưng hai đại đoàn chủ lực của ta cũng nhanh chóng xuất hiện chung quanh Điện Biên Phủ.
Ngày 3 tháng 12 năm 1953, Nava tuyên bố chấp nhận chiến đấu ở Điện Biên Phủ.
Ngày 5 tháng 12, Cônhi quyết định lực lượng ở Điện Biên Phủ và ở Lai Châu rút về sẽ được thống nhất thành "Binh đoàn tác chiến ở Tây Bắc" (G.O.N.O.)I dưới một sự chỉ huy chung. Giền, chỉ huy cuộc hành binh Hải ly vốn là một sĩ quan dù, thấy mình không thích hợp với nhiệm vụ, đề nghị được thay thế.
Ngày 7 tháng 12, Đờ Cátxtơri được Cônhi và Nava chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công.
Ngày 10 tháng 12 năm 1953, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã là 10 tiểu đoàn, Ngày 12 tháng 12, Nava bắt đầu nghĩ sẽ có một cuộc chiến ở Điện Biên Phủ, quyết định phải đưa chiến xa lên đây, cũng như bố trí những phi đội máy bay chiến đấu ngay trên sân bay Mường Thanh, và sân bay Xiềng Khoảng chỉ cách Điện Biên Phủ 200 km. Tập đoàn cứ điểm sẽ phải có các loại pháo hạng nặng 105 và 155 ly. Nava ra lệnh cho Crevơcơ tư lệnh lực lượng ở Lào, phải càn quét dọc sông Nậm Hu, mở một đường hành lang nổ.i liền Luông Phabăng với Điện Biên Phủ Đây cũng chính là con đường rút lui khi cần. .
Ngày 15 tháng 12, lực lượng địch ở Điện Biên Phủ tiếp tục tăng lên 11 tiểu đoàn.
Ngày 24 tháng 12, Nava tới Điện Biên Phủ dự . lễ Giáng sinh với quân đồn trú. . Hai chiếc xe tăng Chaffec đầu tiên vừa -được lắp xong, và đưa vào sử dụng. Bên kia biên giới Việt - Lào, những tiểu đoàn của Crevơcơ cũng tới Sốp Nạo. Nava lặp lại với cát sĩ quan những lời ông ta vừa đăng tải trên báo Caravelle: "Tình hình địa hình, những đặc điểm về khí hậu của khu lòng chảo Điện Biên Phủ làm cho nó trở thành một vị trí dễ phòng ngự, một trong những sân bay tốt nhất Đông Nam á, một đầu cầu hàng không tuyệt hảo. Trận đánh có thể được chúng ta chấp nhận tại đây trong những điều kiện hết sức thuận lợi". Sau khi vạch ra những khó khăn của đối phương về di chuyển lực lượng, tiếp tế bằng chân chậm chạp trên những khoảng cách quá dài, không có đường giao thông... Nava khẳng định: "Một chiến dịch khởi đầu trong những điều kiện như vậy chỉ có thể chuyển sang hướng có lợi cho chúng ta..., khả năng tập trung nhanh chóng trên những điểm bị uy hiếp, ưa thế về lực lượng so với kẻ thù, sự góp phần của biệt kích (maquis), không quân, nhất là những đơn vị nhảy dù, (...) chắc chắn mang lại cho chúng ta thắng lợi... Những điều kiện chiến thắng đã hội đủ. Tôi tin chắc những điều kiện chính trị cũng sắp tới".
Vì sao Nava đã quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ ? Và chấp nhận trận đánh ở Tây Bậc, phải chăng Nava đã đi ngược lại chủ định của mình là duy trì thế phòng ngự chiến lược trên miền Bậc mùa khô 1953-1954?
Câu trả lời có thể như sau.
Từ khi nhậm chức, Nava cố tránh vệt xe đổ của nhiều người tiền nhiệm thụ động chạy theo mỗi hoạt động của đối phương. Nava đã thực hiện mục tiêu số 1 của mình là mang lại tính chiến đấu và tính cơ động cho quân viễn chinh. Những cuộc hành binh nối tiếp đều nhằm phá kế hoạch một cuộc tiến công mà Nava cho rằng đang hướng vào đồng bằng Bắc Bộ hoặc Thượng Lào. Nước "xuất xe" về phía tây - nam Ninh Bình không mang lại kết quả mong muốn.
Nava đã thấy rõ vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ ở miền bắc Đông Dương. Chiến dịch Sầm Nưa đầu năm 1953 báo hiệu kinh đô nhà vua Lào đứng trước sự đc dọa. Nhưng ở thời điểm Nava tung quân xuống Điện Biên Phủ chưa có dấu hiệu một cuộc tiến công trực tiếp nhảm vào Luông Phabăng: Và nếu sự đe dọa đó xuất hiện, Nava vẫn có cách để ngăn chặn như ta đã thấy tháng 2 năm 1954, khi 308 xuất hiện tại Thượng Lào. Lý do bảo vệ nước Lào được Nava nhấn mạnh sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, chỉ là cách làm nhẹ trách nhiệm.
Quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ liên quan đến những chủ trương lớn trong điều hành chiến cuộc của Nava. Nava đã tập trung một số quân cơ động quá đông ở đồng bằng. Viên tổng chỉ huy mới nhậm chức, rất nhiều tự tin, không thể để một lực lượng lớn như vậy nằm im, chờ đón một cuộc tiến công không nhất thiết sẽ diễn ra. Nava cần có một đòn tiến công khác trên chiến trường chính, nơi đối phương vẫn để các đoàn chủ lực nằm im, chưa bộc lộ ý đồ. Đưa quân lên Việt Bắc, nơi nhiều đại đoàn chủ lực đối phương đang chờ? Tái diễn việc đưa quân về phía Liên khu 4?... Tất cả đều là những việc không nên làm. Nava đã chọn một cách khác là ném một số tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ.
Trước hết, giải pháp này tỏ ra ít nguy hiểm. Cơ quan tham mưa của Nava ở Sài Gòn tin rằng: Việt Minh không thể duy trì ở thượng du quá 2 đại đoàn và 20.000 dân công, sự bấp bênh về giao thông không cho phép họ mang tới đó pháo trên 75 ly cùng với đạn pháo quá 7 ngày chiến đấu . Tập đoàn cứ điểm Nà Sản hồi đầu năm đã vô hiệu hoá 2 đại đoàn Việt Minh ? Việc đánh chiếm Điện Biên Phủ có khả năng ngăn chặn được một cuộc tiến công ở Tây Bắc, xa hơn nữa là Thượng Lào. Và nhất là nó có thể thu hút một số đại đoàn Việt Minh, giảm nhẹ áp lực đối với đồng bằng. Nava chỉ mong cuộc hành binh Hải ly thu hút được từ 1 tới 2 đại đoàn chủ lực của đối phương về hướng này, làm phân tán khối chủ lực Việt Minh, trì hoãn một cuộc tổng giao chiến trong mùa khô 1953-1954 trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Nava vẫn đặt trọng tâm vào hiệp đấu đầu tiên ở miền Trung, nơi có thể giành thắng lợi bằng một cuộc tiến công quy mô lớn. Vùng ba tỉnh tự do Liên khu 5, dải đồng bằng ven biển này đã tồn tại trong suốt cuộc chiến tranh, tạo thành một khu vực chia cắt hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Chiếm được vùng này, nước Việt Nam từ vĩ tuyến 18 trở vào chỉ còn là đối tượng của những cuộc bình định, về lâu dài sẽ do quân ngụy chịu trách nhiệm. Nó cũng sẽ có lợi khi buộc phải chấp nhận một giải pháp chính trị .
Khác với Cônhi và những cơ quan tham mưu, Nava không mong một cuộc đụng đầu ở Điện Biên Phủ. Trận đánh quyết định giữa đội quân viễn chinh với khối chủ lực Việt Minh sẽ nổ ra trên miền Bầc vào mùa khô năm tới, khi miền Nam từ Liên khu 5 vào đã bình định xong, và những binh đoàn cơ động đã tập trung đủ số lượng cần thiết.
Tới lúc này, quân đồn trú Ờ Điện viên Phủ vẫn có thể mở một con đường rút lui. Quân Pháp đã có những kinh nghiệm rút lui trong trường hợp bị bao vây như ở Hòa Bình, Nà Sản. Vì sao Nava đã không làm điều đó khi thấy nguy cơ một trận đánh sẽ xảy ra? Vì Nava vẫn muốn Điện Biên Phủ sẽ làm vai trò "chiếc nhọt tụ độc" trên miền Bắc; đó là cách giúp cho mình rảnh tay để triển khai cuộc tiến công chiến lược ở miền Trung theo đúng kế hoạch.
Trong khi mọi người đều tin vào chiến thang nếu có một trận đánh lớn ở Điện Biên Phủ, Nava tỏ ra dè dặt. Ngày 31 tháng 12, Nava đã bí mật chỉ thị cho Cônhi và Crevơcơ phải nghiên cứa một kế hoạch rút lui khỏi Điện Biên Phủ trộng trường hợp cần thiết, được mệnh danh là "cuộc hành. binh Xênôphôn" (opération Xénophon). Nhưng nó chỉ được thực hiện vào những ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ khi quân Pháp không còn điều kiện.
Ta thấy rõ sự lo ngại của Nava qua báo cáo gửi về Pan ngày 1 tháng 1 năm 1954: "... Tất cả đều cho cảm giát lúc này là kẻ thù quyết tâm dùng sức mạnh tiến công Điện Biên Phủ với những phương tiện rất lớn...
Trong trường hợp bị tiến công, cơ may chiến thang của chúng ta ra sao? Mới hai tuần lễ trước, tôi đánh giá nó là 100% Nhưng, trước sự xuất hiện những phương tiện mới... tôi không thể... bảo đảm chắc chắn thắng lợi... Dù sao đi nữa, Điện Biên Phủ sẽ giữ vai trò chiếc nhọt tụ độc và sẽ cho phép tránh cuộc tổng giao chiến ở đồng bang . Nava tóm tắt những ý đồ của mình:
1. Điều hành một cuộc chiến có tính phòng ngự chiến lược (ở đồng bang Bắc Bộ, Trung Lào và bắc Trung Bộ, Thượng du và Bậc Lào).
2. Ngược lại, tiến hành tiến công ở miền Nam và Trung Trung Bộ để giải phóng các tỉnh nằm giữa Cạp Varella (vịnh Cam Ranh) và Touranc (Đà Nang) với 3 triệu dân do Việt Minh nam giữ từ năm 1945. Cuộc tiến công đó - bao giờ cũng là phần chính yếu của kế hoạch tôi đã đệ trình hồi tháng Bẩy với Hội đồng Quốc phòng : sẽ kéo dài từ tháng Giêng tới tháng Bẩy".
Đến cuối tháng 12 năm 1953, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã hoàn tất theo mẫu hình Xalăng đặt ra ở Nà Sản nhưng với quy mô rộng lớn hơn nhiều. Người đặt nền móng cho cả hai nơi này vẫn là Giền. Trưng tâm đề kháng cuối cùng ở phía nam Mường Thanh đã xây dựng xong. Những đơn vị ưu tú nhất của đạo quân viễn chinh Pháp đều có mặt. Để tránh một cuộc giao chiến lớn như Nava mong muốn, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đủ mạnh.
Điện Biên Phủ không hiện diện trong kế hoạch Nava không có nghĩa nó chỉ là một việc làm mang tinh ứng phó nhất thời. Nava đã bỏ nhiều tâm lực cho quyết định này. Tình hình trên miền Bắc trong Đông Xuân 1953-1954 buộc Nava phải có một hành động, nếu cuộc hành binh Hải ly không diễn ra ở Điện Biên Phủ thì nó cũng phải diễn ra ở một nơi khoe. Tổng tham mưu trưởng Pháp Êly (Paul Ely) đã có lý khi viết: . "Tôi tin chắc nếu tôi là tổng chỉ huy vào thời điểm đó, tôi sẽ không có quyết định như tướng Nava [đưa quân lên Điện Biên Phủ], nhưng tới bây giờ tôi vẫn không thể nói sau đó tình hình Lào và Bậc Bộ sẽ ra sao". Trước sau Điện Biên Phủ chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong kế hoạch, nhưng vẫn là một nước cờ chiến lược đã được Nava tính trước những hệ quả một cách tỉnh táo. Công bằng mà nói, tới lúc này Nava không đáng chê trách như nhiễu người sau đó đã lên án.
Trong suốt mùa khô 1953-1954 Nava vẫn tuyệt đối trưng thành với kế hoạch chiến lược của mình.
Tôi cùng đi với những đơn vị cuối cùng lên Điện Biên Phủ. Một tháng qua, khu căn cứ cũng như vùng tự đo khá yên tĩnh. Tiếng máy bay không ngừng rên ri trên bầu trời, nhưng những con đường 13, 41 phía gần mặt trận đã thu hút phần lớn bom đạn. Chúng ta đã tung hầu hết bộ đội chủ lực ra các chiến trường, đại bộ phận tập trung vào Tây Bắc. Cách bảo vệ khu căn cứ lúc này lại chính là dồn thật nhanh các đại đoàn chủ lực của ta tới chung quanh Điện Biên Phủ. Chiến xe jeep, chiến lợi phẩm từ chiến dịch Biên Giới, đã ọc ạch, đưa chúng tôi qua Đèo Khế đi về phía Tuyên Quang.
Mùa đông kháng chiến đầu tiên, nhân dân ta vác cuốc phá đường. Bây giờ những con đường đã được hàn gắn lại, như vết thương bắt đầu lảnh lên da non. Chợt nghĩ mình đã qua những thời kỳ ra mặt trận bằng những phương tiện khác nhau: đi bộ, đi ngựa, và bây giờ đã đi xe jeep.
Xe chạy giữa những đoàn người đi cùng chiều, tuôn thảy như nước. Đồng bào vui YẺ hoan hô cán bộ đi xe Ô tô ra mặt trận, nhìn thấy qua đây dấu hiệu trưởng thành của quân đội, của kháng chiến. Đuốc dân công, đèn xe thồ như sao sa trên suốt dọn đường. Bến Bình Ca đầy ứ xe vận tải, hưng hực không khí chiến dịch. Tôi nhớ tới bản mệnh lệnh viết tay cho tiểu đoàn 2 ngày đầu chiến dịch Việt Bắc, Thu Đông 1947: "Tiểu đoàn 2 sống chết với con đường Bình Ca - Thái Nguyên", con đường dẫn tới nơi Bác ở, tại Tân Trào. Sau chiến dịch, tiểu đoàn 2 đã được tặng danh hiệu "Tiểu đoàn Bình Ca".
Qua Phú Thọ, tôi ghé thăm 304. Mùa khô này phấn lớn các đại đoàn đều đánh tập trung, riêng 304 sẽ phải chia ra hoạt động ở ba nơi rất xa nhau. Nhiệm vụ của bộ phận ở lại hậu phương cũng rất nặng. Tôi báo cho đơn vị biết Bộ đã quyết định điều trung đoàn 57 hành quân gấp bằng cơ giới lên Tây Bậc, và hỏi có thắc mắc gì không. Tham mưu trưởng Nam Long vui vẻ: "Báo cáo, không thắc mắc gì, mà còn rất phấn khởi. Đông Xuân này chỉ có 304 được làm cùng lúc cả ba nhiệm vụ: nhiệm vụ quốc tế ở Trung Lào, đánh địch trên chiến trường Tây Bắc, bảo vệ Trung ương ở khu căn cứ?".
Đêm hôm sau, qua Tạ Khoa, dừng lại bên bờ sông Đà. Chiếc xe thỉnh thoảng không chịu nổ máy, phải nhờ người đẩy. Con đường chiến dịch Tây Bắc đã trở thành quá quen thuộc. Nhưng cái khác lần này là mặt đường đã được mở rộng, màu đất mới đỏ tươi dưới ánh đèn pha. Sau Hội nghị Trung ương lối đầu năm trước, để tạo điều kiện vận động bộ đội, nhân dân ta đã khôi phục và mở rộng trên bốn ngàn kilômét đường, trong đó có hai ngàn kilômét dành cho xe cơ giới Chỉ nhìn con đường nằm chênh vênh bên bờ vực thẳm, thành vại cao ngất, đã thấy sức mạnh và quyết tâm của nhân dân ta đi vào trận đánh tới. Các suối phần lớn chưa có cầu. Những người làm đường đã xếp đá thành những "cầu ngầm" cho xe qua.
Loại cầu này có ưu điểm đặc biệt là không trở thành mục tiêu đánh phá của máy bay. Khi qua suối, nghe sỏi đá lục cục và nước réo dưới chân, có người nói:
- Cầu Trần Đăng Ninh đây !
Chính anh Trần Đăng Ninh đã chỉ đạo làm loại "cầu gấp" này. điều đáng buồn là, anh Ninh đã không thể có mặt trong chiến dịch. Dọc đường, lúc nào cũng nghe tiếng máy bay. Các đỉnh đèo đầy sương mù. Những ngọn đèn dù từ máy bay thả xuống tỏa một thứ ánh sáng xanh ma quái trên các bến phà. Ti.ếng bom nổ rền từ phía đường 41 vọng về. Chúng tôi nghỉ lại một ngày ở Bần Chẹn. Ngày hôm đó máy bay ném bom khá gần nơi trú quân.
Đường ra mặt trận hết núi lại đèo, suối rồi lại suối. Qua những khu rừng âm u rậm rạp, những sườn núi chênh vênh, lại đến những đồi tranh trơ trụi. Tới ngã ba Cò Nò̀i, có cảm giác như đã ở mặt trận.
Đây là nơi gặp nhau của các trụi đường 13 và đường 41 nối liền với đường 6 từ Hà Nội lên Suối Rút._ Các con đường tới đây đã biến đi dưới những hố bom. Kể cả những đồi núi chung quanh cũng chỉ còn là một màu đất đỏ Dân công tiếp tục san đất sửa đường cho xe qua.
Công viện luôn luôn bị đứt quãng vì máy bay tới ném bom, thả pháo sáng. Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải tất cả những người ra trận đều phải vượt qua. Đây là khoảng thời gian được êly, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, ghi lại sau này trong cuốn sách của mình: "Từ tháng 1 năm 1954, những cuộc oanh tạc các đường giao thông dẫn đến Điện Biên Phủ đã ngày càng ác liệt. Có trận dùng tới 39 máy bay ném bom B.26, 5 máy bay bốn động cơ Privateer và 21 máy bay khu trục thuộc hải quân, ném hàng trăm tấn bom trên những đoạn đường bị nghi ngờ. Lần đầu tiên trong các trận oanh tạc, Mỹ đã cho Pháp sử dụng loại máy bay vận tải cỡ lớn Packet C 119 (78 chỗ ngồi) để thả bom napan. Mỗi chiếc mang được 9 tiếng chứa 90 bình napan". Từ Cò Nò̀i tới Điện Biên Phủ là đường độc đạo. Tôi bắt đầu được chứng kiến hình anh cả nước ra trận.
Người đi như trảy hội. Những đoàn dân công Việt Bậc, Tây Bấc, Khu a, Khu 4 đều gặp nhau ở đây. Bộ binh, pháo binh, công binh, vận tải, văn công..., đơn vị này nối tiếp đơn vị khoe. Các chiến sĩ mặc áo bông mới dài tay, súng đạn, ba lô, bao gạo đầy ắp trên người, đi hàng một nối nhau bước gấp. Bác đã nhắc Cục Quân nhu phải may đủ áo bông phát tới chiến sĩ trước khi lên đường đi chiến dịch. Nhìn dáng đi mạnh mẽ của bộ đội, có thể thấy anh em năm nay rất sung sức và công tác tổ chức hành quân của các đơn vị .làm khá tốt. Ơ đại đoàn 308, đã xuất hiện phong trào ”ba tốt": ăn tốt, ngủ tốt, đi tốt.
Anh nuôi bảo đảm những bữa cơm nóng. Bộ đội mang theo đỗ xanh làm giá thay rau tươi ngay trên dọc đường.
Mọi người chuẩn bị từ chiếc cọc màn, chiến dây phơi quần áo để tới nơi là có ngay một chỗ ngủ tươm tất.
Trước khi đi ngủ, từng tổ ba người khoét một hố nhỏ, lót nilông bên dưới rồi đổ nước ấm pha muối để cùng ngâm nhân. Phong trào này đã được nhân rộng ra các đơn vị Các chiến sĩ qua ngã ba Cò Nòi mới biết một lần nữa chiến dịch lại mở ở vùng rừng núi. Khi vượt sông Hồng ở Yên Bái, đi trên đường 13, họ vẫn tưởng đang thực hiện một cuộc hành quân nghi binh, tới đây sẽ ngoặt sang đường số 6 quay về đồng bằng.
Từng đoàn xe Ô tô vận tải, xe kéo pháo chậm chạp qua suối, máy rú từng hồi khi lên dốc. Trên những chiếc cầu tre mảnh khảnh, hoặc những cầu gỗ ghép bằng thân cây của công binh mới bắc qua suôn, những chị dân công đòn gánh cong vút vì gạo, đạn, cười nói vui vẻ vượt qua. Những anh dân công xe thồ lầm lủi điều khiển chú "voi con" đi thoăn thoắt trên đường. Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới. Những đoàn ngựa thồ của đồng bào Mông từ rẻo cao xuống, những chị dân công người Tày, người Nùng gánh, người Thái, người Dao gùi, chấm phá thêm màu sắc cho bức tranh liên hoàn dài vô tận. Lại có cả những đàn bò nghênh ngang, những chú lợn chạy lon ton, dưới sự dẫn dát kiên nhẫn của những chiến sĩ cung cấp, cũng đi ra mặt trận.
Tử hàng ngũ các đoàn dân công bỗng chốc lại vang lên một giọng hò, khi thì trong vắt của một cô gái đồng bang Bắc Bộ, khi thì trạm ấm của một chàng trai Khu Tư. Tiếng hát, câu hò như trả lời, như vượt lên những thách thức của bom đạn mỗi lúc càng nhiều ở phía trước. Tôi đã đi chiến dịch nhiều, nhưng chưa bao giờ chứng kiến một không khí phấn khởi, hào hùng như lần này. Nhưng đây là điều có thể hiểu được.
Tôi sinh ra và lớn lên từ một làng nghèo tỉnh Quảng Bình, thuộc dải đất thiên nhiên ít ưu đãi ở miền Trung.
Gia đình không đến nỗi đói ăn, nhưng những ngày giáp hạt thường thiếu. Từ khi còn là một chú bé, những lấn theo mẹ đi vay và trả thóc trước và sau vụ gặt, tôi đã được thấy những hạt thóc lép, thóc mục khi đi vay, những hạt thóc mẩy phơi khô, quạt sạch khi phải trả, và cách đong vơi, đong đầy của chủ nợ. Tôi sớm hiểu nỗi khổ cực của những người nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng đất như thế nào. Năm 1937, khi còn hoạt động trong Mặt trận Dân chủ, tôi đã cùng anh Trường Chinh viết cuốn Vấn đề dân cày. Thời gian trước cách mạng hoạt động ở chiến khu, tôi càng hiểu biết về cuộc sống cơ cực cửa những người nông dân nghèo khổ luôn luôn sấn sàng đi theo cách mạng. Nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng. Suốt những năm kháng chiến, hy sinh lớn nhất, đóng góp lớn nhất, chính là nông dân. Đảng ta đã sớm nghĩ tới vấn đề bồi dưỡng sức dân, mang lại những lợi ích thiết thực cho nông dân nghèo, nhưng chiến tranh gay gắt, hình thái cài răng lượt giữa ta và địch, chưa cho phép làm được gì nhiều. Ta chưa đủ mạnh để thực hiện một mục tiêu quan trọng của cáeh mạng là đem lại ruộng đất cho dân cày. Ngày 4 tháng 12 nam 1958, theo đề nghị của Đảng ta, Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Luật ruộng đất Sự kiện trọng đại này đã thổi một luồng sinh khí mới vào hàng ngũ những người kháng chiến, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vốn phần lớn xuất thân từ nông dân, tạo thành khung cảnh hùng tráng cả nước ra trận hôm nay.
Đây sẽ là bất ngờ lớn nhất đối với quân địch trong mùa khô này, một sức mạnh tinh thần ghê gớm mà chắc chắn Nava chưa đặt lên bàn cân so sánh lực lượng.
Dọc đường, tôi tiếp tục theo dõi sự chuyển quần của các đơn vị trên các mặt trận, đặc biệt chú trọng những diễn biến mới ở điện Biên Phủ. Tôi thường xuyên thững báo tình hình mới ở các chiến trường với anh Vi Quốc Thanh. Giữa chúng tôi tiếp tục có những cuộc trao đổi ý hợp tâm đầu. Anh Vi và tôi đều thống nhất cách tốt nhất để giải quyết tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tiến hành tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng.
Mối lo chính vẫn là: liệu địch có thể đón quân từ Lai Châu về, rồi rút khỏi Tây Bậc, như đã làm ở Nà Sản? Với tính cách Nava đã bộc lộ qua những cuộc hành quân biệt kích, đưa quân ra tây - nam Ninh Bình, rõ ràng đây là một điều cần phải tinh đến. Costor có phải là một đòn đánh dữ giống như Mouette, nhưng cao tay hơn...?
Tại Bắc Bộ, do địch có những thay đổi lớn, mùa khô này, ta xuất quân muộn. Đã sắp hết mùa đông. Lựu pháo 105 và cao pháo của ta, kể cả đại đoàn 312, đều còn trên đường hành quân. Con đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ chỉ là đường cho xe ngựa thồ. Bộ đội ta và công binh suốt thời gian qua đã ra sức mở đường, làm cầu, nhưng vẫn chưa xong. Ta còn chưa đưa được sơn pháo 75 lên những mỏm núi cao quanh cánh đồng để kiểm soát sân bay. Những máy bay vận tải hạng nặng đã hạ cánh tại đây. Theo báo cáo, quân địch ở Điện Biên Phủ đã lên tới 9 tiểu đoàn, nhưng chúng vẫn có thể rút nhanh chóng bằng một cuộc hành binh không vận. Chúng cũng có thể rút qua Lào theo đường hành lang Luông Phabăng - Điện Biên Phủ, chỉ phải vượt qua một trưng đoàn của ta chốt chặn ở Pom Lót... Quân Pháp khá giỏi trong những cuộc rút lui. Ta đã chứng kiến điều đó tại Hòa Bình và Nà Sản.
Mỗi khi phải nghỉ lại dọc đường, các chiến sĩ thông tin lại lập tức căng dây trời, hỏi tin tức Điện Biên Phủ. Một lần, cán bộ quân báo tới báo cáo ngày hôm nay, tại nhiều vị trí địch trên cảnh đồng Mường Thanh, xuất hiện những đám lửa. Tôi vội hỏi:
- Chúng đốt gì ? Đốt để làm gì?
Đồng chí cản bộ không thể trả lời.
Các chiến sĩ trinh sát khi theo dõi địch thưa nắm được điều quan trọng ta đang rất cần biết: địch định cố thủ ở Mường Thanh hay định rút lui ? Những đám lửa làm tôi rất băn khoăn. Chúng đốt nhà dân để làm công sự, hay đốt những thứ không thể đem theo trước khi rút quân ?
Nếu quân địch ở Điện Biên Phủ rút lui, phần lớn các đại đoàn của ta đã đưa lên Tây Bắc đều phải nhanh chóng chuyển hướng hoạt động. Một bộ phận sẽ theo kế hoạch cũ tiến sang Lào. Chiến trường Thượng Lào thưa thể tiếp nhận một số quân đông, vì đường tiếp tế quá xa. Quân cơ động địch sẽ lại tập trung về đồng bằng. Đành rằng ta sẽ có cách khác để tạo điều kiện tiêu diệt sinh lực địch, nhưng việc thực hiện kế hoạch Đông Xuân trên chiến trường chinh càng bị chậm thêm. Chẳng còn bao lâu nữa là tới mùa mưa. Đêm đêm, chỉ mong sao đi sớm tới chỗ nghỉ để nắm tình hình.
Mong mỏi của ta là địch sẽ ở lại Điện Biên Phủ. Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộn tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sĩ ta đã được chuẩn bị về đánh tập đoàn cứ điểm. Đối tượng lúc đó là Nà Sản. Nhưng bây giờ là Điện Biên Phủ, có số quân đông gấp rưỡi, và vũ khí trang bị mạnh hơn nhiễu lần. Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã nhọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. ở đây có cánh đồng lớn nhất tại Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng. Nếu kẻ địch chấp nhận trận đánh ở Điện Biên Phủ, thì đây cũng là chiến trường do chúng lựa chọn... Trận đánh này ta không được phép thua.
Phần lớn tinh hoa của bộ đội chủ lực trong tám năm kháng chiến đều tập trung ở đây. Những vốn liếng vô cùng quý giá, nhưng cũng thực ít ỏi ! Từ năm 1950 bắt đầu mở chiến dịch lớn tới mùa xuân này, vẫn là những đơn vị ấy, những con người ấy. Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cản bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc.
Đã thấy rõ mọi người lẽn đường lần này đều sần sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chi là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộn chiến đấu lâu dài.
Tới Sơn La, ghé thăm một trạm xe vận tải nằm ven trụt đường. Nhìn bên ngoài chỉ thấy một khu rừng. Vào sáu một phút, xe cộ đứng thành hàng dài ngang, dọc dưới lùm cây. Tôi xem đồng hồ, đã 10 giờ. Lợi dụng sương n ù tan chậm, những chiếc xe vận tải phủ đầy lá ngụy a g, vẫn còn từ ngoài đường 41 nối nhau nhạy vào trạm.
Qua phố huyện Thuận Châu một đêm trăng đẹp. Dưới ánh trăng, những trái đồi gianh trở nên mượt mà hơn, rừng cây bù xù ban ngày đã chuyển thành những mảng mầu lục sẫm hiện trên nbn trời xanh, trang điểm những mảng sương trâng. Đồng bào chưa ngủ, đứng đông ven đường xem bộ đội hành quân. Đây là đại đoàn 312.
Đại đoàn báo cáo: Đơn vị hành quân rất tốt, không ai rơi rớt dọn đường, giừ được bí mật, không thiệt hại gì vì máy bay địch; anh em đều rất phấn khởi khi được lệnh xuất quân. Trên đường ra trận, gặp đêm trăng đẹp, chúng tôi đều cảm thấy vui. Giữa lúc đó, máy bay tới thả pháo sáng. Chúng tôi đi khỏi đây một lát thì máy bay tới thả bom.
Hôm sau, nghỉ lại bên này đèo Pha đin, gần một suối nước nóng. Máy bay đánh phá đèo suốt ngày.
Trời tối, tiếp tục hành trình. Xe lại phải dừng trước chân đèo Pha đin. Các đồng chí công binh tới báo cáo: Trên đèo còn bom nổ chậm. Pha đin đứng sừng sững chc kín một vùng trời. Đèo này dài hơn ba chục kilômét, suốt thời gian qua bị máy bay địch đánh phá liên tiếp. Dưới ánh trăng, nhìn rõ sườn núi trụi hết cây cỏ, đất đá bị xới lộn. Rồi đây cuộn chiến đấu trên đèo này sẽ còn ác liệt hơn.
Mấy lần hỏi, các đồng chí bảo vệ đều nói là chưa qua đèo được Thấy còn phải đợi lâu, các chiến sĩ thông tin căng dây trời, cho điện đài chạy để nam tình hình. Tôi bảo người đi gọi đồng chí phụ trách đơn vị công binh.
Một cán bộ vóc người tầm thước, chắc nịch, mặt đen sạm tới, tự giới thiệu là đại đội trưởng công binh. Tôi hỏi:
- Tình tình đường sá thế nào? Có qua đèo được trong đêm nay không? .
Đồng chí đại đội trưởng đáp: .
- Báo cáo Đại tướng, trên đèo vẫn còn bom nổ chậm, anh em đang tích cực đào.
- Đào có lâu không ? .
- Thông thường thì vài giờ, nhưng cũng có những quả nằm sâu, phải đào rất lâu.
Tôi biết người cán bộ đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải sớm mở thông con đường, nên chỉ đặt tay lên vai anh, nói: Mặt trận của các đồng chí ở đây, các đồng chí cố gắng chiến đấu, nay mai địch sẽ còn phá nhiều hơn.
Quá nửa đêm, đồng chí đại đội trưởng quay lại báo cáo đường đã mở xong. Quả bom nổ chậm trên đèo vẫn chưa đào lên được. Đơn vị công binh đã quyết định đánh một con đường tránh cho chúng tôi. Riêng xe vẫn phải vượt qua vị trí có bom nổ chám. Ngay trong lúc bộ đội đang đào bom, nhiều xe vận tải không thể chờ lâu cứ phải chạy qua.
Về sau tôi mới biết, mở con đường mới này không đơn giản. Những ngày trước đó địch râc bom bươm bướm khắp nơi, biến rừng núi hai bên đường thành những bãi mìn. Cánh bom bươm bướm màu xanh, lẫn vào cỏ cây, ban ngày cũng đã khó phát hiện ! Các chiến sĩ công binh đã phải dùng sào gạt, dùng đá ném, làm nổ những trái bom nằm trên mặt đất. Nhưng vẫn còn những trái mắc trên cành cây ? Để bảo đảm cho đường thật an toàn, anh em đã dũng cảm dùng sào khua cho những trái bom nổ ngay trên đầu ? .
Chúng tôi phải mất nhiều giờ mới đi hết con đường tránh, trong khi đoàn xe leo đèo vượt qua hố bom nổ chậm, đã tới chờ từ lâu.
Xe nhiều lần phải dừng lại giữa đèo vì máy bay tới. Xuống đến chân dốe, trời đế bắt đầu sáng. Trên đường vẫn còn những chiến sĩ khiêng pháo đi cùng chạy rầm rập để kịp về tới vị trí trước khi sương mù tan. Phố huyện Tuần Giáo nằm ngay dưới chân đèo. Đây đã thuộc đất Lai Châu mới được giải phóng một tháng nay. Liên lạc chờ sẵn, đưa chúng tôi vào nghỉ ở một bản nhỏ cách xa đường cái. Ngôi nhà sàn của đồr!g bào Thái hải mái cao vút. Sàn tre đầu hồi có ang nước và những chậu gỗ trồng ít c.ấy hẹ. Chủ nhà niềm nở đun nước pha trả mời khách.
Chúng tôi đã vượt qua cửa ải cuối cùng trên đường tới Điện Biên Phủ.
CHỢP mắt được một lúe, thức giấc, thấy anh Hoàng Văn Thái đang ngồi hút thuốc lá, tôi hỏi: Anh tới lâu chưa ?
- Cũng chưa lâu. Thấy anh ngủ ngon, không muốn đánh thức. .
- Liệu địch có rút Điện Biên Phủ không ?
- Chân là không. Chúng vẫn tăng quân và tiếp tục củng cố công sự.
Tôi cảm thấy mừng.
Anh Thái báo cáo Điện Biên Phủ có một cánh đồng khá rộng nhưng vẫn nằm giữa địa hình rừng núi, thuận lợi cho ta. Bộ đội đã tập kết chung quanh Mường Thanh. Lúc này, địch không thể rút lui mà không có thiệt hại. Địch ở Điện Biên Phủ hoàn toàn cô lập về đường bộ, giao thông, vận tải, tiếp tế đều trông vào máy bay. Lực lượng địch ở đây có 9 tiểu đoàn (về sau ta mới biết vào tháng 1 năm 1954, địch đã có 11 tiểu đoàn). Chúng đã ra sức xây dựng công sự, nhưng chỉ mới làm được những công sự dã chiến. Một số mặt của tập đoàn cứ điểm còn sơ hở. Về phía bộ đội ta, các đơn vị đều sung sức, tinh thần chiến đấu lập công rất cao. Ta đã trao đổi với các đồng chí bạn cùng đi chuẩn _ bị chiến trường, .thấy nên dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch. Sự xuất hiện của pháo binh và pháo cao xạ sẽ tạo một bất ngờ lớn. Đánh nhanh thắng nhanh, bộ đội còn sung sức, sẽ đỡ tổn thất, và không phải đối phó với khó khăn về tiếp tế đạn dược, lương thực cho hàng vạn chiến sĩ và dân công trong một cuộc chiến đấu dài ngày...
Bản sơ đồ tập đoàn cứ điểm trải rộng. Lần đầu, tôi nhìn thấy những vị trí địch dày đặc đến như vậy. Từ nhiều phía, nhất là phía tây, muốn tiếp cận đều phải vượt qua cánh đồng rộng. Riêng phía đông tập đoàn cứ điểm là rừng núi, nhưng đã bị án ngữ bằng một loạt vị trí nằm tiếp giáp nhau trên những mỏm đồi.
Tôi hỏi:
- Hiện còn phải giải quyết những vấn đề gì ?
- Đang sửa gấp đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.
Đường này trước đây chỉ là đường dùng cho ngựa thồ, và đã bỏ lâu ngày. Sửa xong đường, đưa pháo vào vị trí là có thể nổ súng.
- Ý kiến các đồng chí chỉ huy đại đoàn như thế nào?
- Anh em đều thấy là nên đánh ngay khi địch chưa đứng chân vững. Bộ đội rất phấn khởi vì lần này có cả đại bác 105 và pháo cao xạ.
Tôi thấy cần tìm hiểu thêm tình hình. Bộ đội còn mất một thời gian làm đường. Hơn 70 kilômét đường cho xe kéo pháo ! Trong thời gian đó, chắc chắn địch củng cố thêm công sự, và còn có thể tăng quân. Ngay bây giờ đánh nhanh đã khó. Rồi đây hẳn càng khó.
Tôi nói với anh Thái: "Có thể tập kết pháo và cao xạ ở Tuần Giáo, nhưng phải đưa thật nhanh toàn bộ 312 vào đội hình bao vây quân địch. Cần giữ quân địch ở Điện Biên, không để tái diễn trường hợp Nà Sản !"



tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương