Ubnd tỉnh bình thuậN


Kết quả thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”



tải về 207.88 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích207.88 Kb.
#16887
1   2   3

5. Kết quả thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Đảng uỷ, Ban Giám đốc Sở đã chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và quần chúng gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên. Lãnh đạo Sở nghiêm túc quán triệt và triển khai nội dung Kế hoạch số 114-KH/ĐU ngày 27/9/2011 của Đảng ủy Sở để triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 15-KH/TU ngày 31/8/2011 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 14-KH/ĐU ngày 20/9/2011 của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến năm 2015 bằng những việc làm cụ thể, thiết thực đến từng bộ phận, gắn nội dung “xây” với “chống” và “làm theo” với những chuẩn mực, tiêu chí đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức và các phong trào của đoàn thể.

Qua đó, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức so với trước được nâng lên về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, thái độ phục vụ nhân dân có tốt hơn, khắc phục dần việc chậm trễ, tham mưu giải quyết công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn; nề nếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức và công dân tại Sở và các đơn vị trực thuộc tiếp tục được củng cố, nhiều hồ sơ tồn đọng lâu ngày trước đây đã được Lãnh đạo Sở tập trung chỉ đạo giải quyết có kết quả; một số thiếu sót trong quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, đơn vị trực thuộc bước đầu đã được chấn chỉnh, khắc phục; các phòng, đơn vị đã thể hiện khá tốt vai trò trong quản lý; chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc tham nhũng, tiêu cực.

6. Công tác thi đua khen thưởng

Thông qua Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2010 và Hội nghị cán bộ công chức Sở, toàn thể cán bộ công chức Sở đã tích cực thảo luận, thống nhất thông qua các chỉ tiêu kế hoạch do UBND Tỉnh giao năm 2011 gắn với xây dựng kế hoạch, chương trình công tác và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, đơn vị. Qua đó, Giám đốc Sở đã quán triệt và tổ chức phát động phong trào thi đua trong toàn ngành, kêu gọi toàn thể cán bộ công chức, tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện phong trào và ký kết giao ước chung, sau đó từng bộ phận triển khai đăng ký với Hội đồng thi đua Sở, thể hiện quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Tham gia tích cực các phong trào thi đua của địa phương và của toàn ngành.

Kết quả năm 2011, Hội đồng Thi đua khen thưởng của Sở đã bình xét đề nghị Giám đốc Sở công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho 32 tập thể và 251 cá nhân; công nhận danh hiệu cho 08 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, tặng giấy khen cho 16 tập thể và 136 cá nhân đã có thành tích thực hiện tốt phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2011. Đề nghị UBND tỉnh công nhận 02 tập thể Danh hiệu lao động xuất sắc, tặng Bằng khen cho 02 tập thể và 02 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giải quyết khiếu nại và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2011.

Ngoài ra, Giám đốc Sở còn tặng Giấy khen cho 11 tập thể và 12 cá nhân các Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương.



II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Từ những kết quả đạt được như đã báo cáo trên đây, có thể nhìn nhận khách quan những kết quả nổi bật, các hạn chế tồn tại và nguyên nhân của năm 2011 cụ thể sau đây:



* Những kết quả nổi bật:

1. Ban Giám đốc Sở đã có nhiều nỗ lực thực hiện điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành có nhiều tiến bộ, toàn diện trên các lĩnh vực của ngành nói chung, trong đó có 10 nhiệm vụ chủ yếu được giao năm 2011 tại Quyết định số 531/QĐ-UBND của UBND tỉnh, vai trò thành viên Ban Giám đốc phát huy tốt hơn. Ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của CBCC được nâng cao, thực hiện chức năng tham mưu cho tỉnh rõ nét hơn, các hoạt động trong cơ quan ngày càng đi vào nề nếp, cơ bản hoàn thành góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Công tác tổ chức bộ máy toàn ngành được củng cố từng bước, hình thành thêm các tổ chức mới là Chi cục Quản lý đất đai, Chi cục Biển Hải đảo đã đi vào hoạt động ổn định; chuyển đổi lĩnh vực phụ trách của Lãnh đạo Sở và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức theo quy định, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đối với cán bộ, công chức ở cấp huyện, xã được quan tâm củng cố, ngày càng đáp ứng dần cho hoạt động QLNN của ngành ở cơ sở.

3. Tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai, môi trường, khoáng sản; trong đó chỉ đạo xử lý giải quyết tốt các kiến nghị của cử tri bức xúc tại kỳ họp HĐND tỉnh, không làm phát sinh thêm các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đạt 94% số đơn thụ lý, cơ bản các vụ việc nổi cộm được quan tâm giải quyết.

4. Chỉ đạo và triển khai đồng bộ công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 của 03 cấp tỉnh, huyện và xã; tham mưu kịp thời các danh mục công trình cấp bách thực hiện trong năm 2011; cấp giấy CNQSDĐ vượt chỉ tiêu kế hoạch, đạt 104% KH. Quản lý chặt chẽ hơn trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước. Tham mưu cho tỉnh đạt kết quả, bước đầu về công tác quản lý nhà nước về Biển – Đảo và Biến đổi khí hậu. Tăng cường triển khai tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho CBCC toàn ngành, qua đó chất lượng giải quyết công việc của CBCC được nâng lên.

5. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện lồng ghép có nhiều tiến bộ so với các năm trước; các vụ việc tham nhũng, lãng phí trong năm ở cơ quan chưa có xảy ra; ý thức thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên.



* Những hạn chế tồn tại:

Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế tồn tại như sau:

1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện các chỉ tiêu UBND Tỉnh giao chưa toàn diện và cơ bản. Một số nhiệm vụ kết quả đạt thấp như quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, khoáng sản, thực hiện dự án xây dựng bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai chậm so với kế hoạch; công tác kiểm tra và xử lý các điểm nóng về môi trường chưa đáp ứng yêu cầu của người dân, chất lượng môi trường tại các khu vực nhạy cảm chưa cải thiện; việc khắc phục những nội dung theo kết luận Thanh tra đất đai của Thanh tra Chính phủ còn chậm.

2. Đội ngũ cán bộ ngành còn bất cập, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nhất là đất đai, môi trường, khoáng sản có mặt còn nhiều hạn chế. Thực hiện phân công phân cấp chưa nghiêm túc và đồng bộ, quản lý sử dụng tài nguyên lãng phí, kém hiệu quả. Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách cụ thể còn chậm và chưa đầy đủ. Công tác hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở chưa toàn diện, sâu kỹ và kịp thời.

3. Điều hành hoạt động của các đơn vị sự nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, chưa chủ động; đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa ngang tầm, tài chính chưa tự chủ. Hiệu quả công tác và hoạt động sự nghiệp còn chưa cao. Các giải pháp để khắc phục vươn lên chưa phát huy tác dụng.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa tập trung chỉ đạo nhất là việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật cũng như quy trình quy phạm, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trong nội bộ ngành. Chưa có những giải pháp cơ bản để khắc phục hạn chế trong quản lý nhà nước của toàn ngành, đó là những tồn tại, hạn chế theo Kết luận Thanh tra Chính phủ về lĩnh vực đất đai, của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường trên lĩnh vực môi trường chỉ ra là những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác quản lý nhà nước năm 2011.



* Nguyên nhân của các tồn tại trên là do:

- Về khách quan:

1. Chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung; các văn bản pháp luật hướng dẫn triển khai các Luật, Nghị định chưa đủ để tổ chức triển khai thực hiện; quy định còn chồng chéo; chậm ban hành làm cho việc triển khai, áp dụng gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, đối chiếu, áp dụng và cụ thể hóa.

2. Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường nói chung còn hạn chế về số lượng, nhất là cấp huyện, cấp xã trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu; công tác xây dựng đội ngũ ở cấp huyện và cấp xã chưa được quan tâm đúng mức; các trang thiết bị đầu tư cho công tác quản lý còn thiếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay.

- Về chủ quan:

1. Hoạt động điều hành của Ban Giám đốc Sở và từng thành viên Ban Giám đốc chưa phát huy đúng mức. Công tác chỉ đạo, quản lý còn bị động, khối lượng công việc, hồ sơ nhiều, mang tính sự vụ chiếm nhiều thời gian trong hoạt động của ngành; thời gian dành cho nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp Sở, ngành tham mưu cho tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu; những hạn chế trong phối hợp, bám sát địa phương, cơ sở tuy đã được khắc phục phần nào nhưng chưa thường xuyên; công tác kiểm tra của Lãnh đạo Sở, người đứng đầu của các đơn vị, kiểm tra nội bộ chưa tập trung đúng mức, chế độ thông tin báo cáo chưa nghiêm túc, các vướng mắc trong QLNN của ngành ở cơ sở chậm tháo gỡ.

2. Hoạt động của một số phòng, đơn vị trực thuộc và Phòng Tài nguyên và Môi trường hiệu quả còn hạn chế. Một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức ngành Tài nguyên và Môi trường từ tỉnh đến xã chưa đáp ứng yêu cầu của ngành. Chưa có những cán bộ có chuyên môn sâu nghiên cứu, cập nhật đầy đủ các quy định của pháp luật, liên hệ thực tế của Tỉnh để tham mưu các chính sách cụ thể, hoạch định các chủ trương lớn cho Tỉnh và xử lý kịp thời các vướng mắc, tồn tại.

3. Quan hệ phối hợp nội bộ, với địa phương và Sở ngành khác có lúc còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Thực hiện phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước của ngành với địa phương còn nhiều bất cập, hiệu lực hiệu quả quản lý chưa cao.


Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2012
I. Nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu chủ yếu:

Năm 2012, Lãnh đạo Sở xác định và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

1. Tập trung dồn sức chấn chỉnh công tác QLNN toàn ngành, trong đó tập trung việc phân công, phân cấp quản lý trên lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý và phát huy hiệu quả nguồn lực quan trọng của ngành.

2. Rà soát, bổ sung đầy đủ các quy định, chính sách mới hoặc không còn phù hợp liên quan đến lĩnh vực của ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành và kịp thời hướng dẫn, quán triệt triển khai thống nhất. Trong đó tập trung các chính sách về đấu giá đất, khoáng sản; đền bù giải tỏa, tái định cư; tạo quỹ đất nộp ngân sách 380 tỷ; cải cách thủ tục hành chính các hoạt động của ngành tài nguyên và môi trường.

3. Hoàn thành chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận 6.000 ha, trong đó 2.000 ha đất cho các tổ chức; kiểm tra, đôn đốc các huyện hoàn thành chỉ tiêu cấp giấy 4.000 ha cho hộ gia đình, cá nhân. Hoàn thành công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính Dự án đất Lâm nghiệp; Tập trung rà soát cấp Giấy cho toàn bộ các tổ chức được giao đất, cho thuê đất và tiến độ của Dự án tổng thể.

4. Hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 của 03 cấp tỉnh, huyện và xã; đưa công tác quy hoạch trở thành công cụ quản lý theo luật định; đến cuối quý II/2012 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng bảng giá đất năm 2013; tham mưu xử lý chồng lấn các quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất đai.

5. Hoàn thành khối lượng đo đạc và lập hồ sơ địa chính 38 công trình/56 xã, phường, thị trấn đang triển khai thực hiện (hoàn chỉnh 01 xã); đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện mới 26 xã, phường, thị trấn theo kế hoạch của Dự án tổng thể đã được UBND tỉnh phê duyệt đúng quy trình, quy phạm ; sử dụng hết kế hoạch vốn đã giao, thanh quyết toán dứt điểm các công trình đo đạc bản đồ tồn đọng.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động khoáng sản và tài nguyên nước; tham mưu thẩm định cấp phép, giám sát thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động khai thác chế biến, sử dụng, xả thải... hợp lý tiết kiệm, hiệu quả, bền vững đối với tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước. Tổ chức 02 đợt tuyên truyền phổ biến Luật khoáng sản và Tài nguyên nước, các văn bản hướng dẫn thi hành đến các địa phương, cơ sở.

7. Tiếp tục triển khai cụ thể hoá các nội dung Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 về thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam; triển khai thực hiện kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh đã được UBTKCNQG phê duyệt.

8. Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường chặt chẽ từ khâu chấp thuận đầu tư đến khâu triển khai thực hiện dự án và đưa dự án đi vào hoạt động theo pháp luật BVMT. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các sai phạm, bảo đảm các khu vực ô nhiễm được cải thiện, đặc biệt là các khu vực nhân dân quan tâm và các khu vực giáp ranh các tỉnh lân cận. Đảm bảo 100% các cơ sở du lịch ven biển thuộc thẩm quyền thẩm định môi trường của tỉnh, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, các dự án chăn nuôi khi đi vào hoạt động phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đúng quy định.

9. Phấn đấu xác minh và báo cáo UBND Tỉnh trên 90% số trường hợp thuộc trách nhiệm, chức năng của Sở. Trong đó tập trung giải quyết nhanh những đơn thư khiếu tố ở những nơi dễ gây ra điểm nóng, đảm bảo đúng thời hạn luật định; tổ chức 10 cuộc thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực chuyên ngành và thanh tra nội bộ.

10. Tiếp tục làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chọn vấn đề cụ thể, bức xúc, cốt lõi triển khai cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động các phòng, đơn vị trực thuộc Sở để thực hiện chủ trương làm theo.



II. Các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

1. Lĩnh vực đất đai:

Tập trung cho công tác giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là các công trình cấp bách trọng điểm đã được HĐND tỉnh thông qua trong khi quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 các cấp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tập trung tổ chức triển khai các bước còn lại theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2011-2020 của 03 cấp tỉnh, huyện và xã tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt trong tháng 6/2012.

Tiếp tục khắc phục triệt để theo Kết luận số 77/KL-TT của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý đất đai; rà soát các tổ chức đã được cho thuê đất nhưng chưa ký Hợp đồng thuê đất, được giao đất hoặc thuê đất nhưng chưa được bàn giao đất tại thực địa để kịp thời bổ sung Hợp đồng thuê đất và biên bản giao đất tại thực địa; bảo đảm các hồ sơ giao, thuê, chuyển mục đích sử dụng đất cập nhật đầy đủ các thủ tục, NVTC... lưu trữ ngăn nắp, xây dựng phần mềm quản lý chặt chẽ. Khắc phục triệt để giải quyết hồ sơ sai sót, trễ hẹn. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

Tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án để có quỹ đất đấu giá thu ngân sách; thực hiện công tác đền bù giải toả các dự án Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; giải quyết dứt điểm hồ sơ bồi thường của các hộ dân đối với những dự án thu ngân sách từ đất, công trình trọng điểm theo chỉ đạo của UBND Tỉnh và các dự án khác. Đồng thời tập trung chấn chỉnh hồ sơ bồi thường và các dự án do Trung tâm PTQĐ thực hiện tồn đọng trước đây để thanh quyết toán với ngân sách nhà nước đã tạm ứng.



2. Đo đạc bản đồ:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động đo đạc bản đồ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tổ chức, cá nhân, đơn vị sự nghiệp về hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn toàn tỉnh phải có giấy phép theo quy định; nâng cao chất lượng công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn từng xã, phường. Hoàn thành Dự án đo gán độ cao thủy chuẩn vào hệ thống lưới ĐCCS và lưới địa chính toàn tỉnh Bình Thuận.

Kiểm tra chặt chẽ tiến độ, chất lượng thi công của các công trình đo đạc, lập HSĐC thuộc dự án tổng thể, tập trung cho khâu cấp giấy, xây dựng CSDL quản lý. Đồng thời triển khai cho các xã, phường mới theo khối lượng công việc và tiến độ của dự án.

Thu thập, cập nhật bản đồ các Dự án đã được giao đất, cho thuê đất từ trước tới nay; Kiểm tra việc đo vẽ, lập bản đồ phục vụ công tác thu hồi đất, giao đất của các dự án theo quy định, tránh sự chồng lấn giữa các dự án phục vụ thiết thực cho công tác quản lý đất đai của các dự án.



3. Lĩnh vực tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu:

Kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong QLNN về tài nguyên nước sau khi phân công, phân cấp cho các địa phương, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế, quản lý tài nguyên nước chặt chẽ trong thời gian tới.

Tiếp tục tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc lập hồ sơ cấp, gia hạn giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ của biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo về công tác phối hợp quản lý, cập nhật, chia sẻ thông tin số liệu kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; triển khai và thực hiện thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định.

Triển khai có hiệu qủa chương trình hành động về Ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh sau khi được phê duyệt

4. Lĩnh vực biển và hải đảo:

Hoàn thiện bộ máy tổ chức và ổn định cơ sở vật chất, trụ sở làm việc gắn với giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức lĩnh vực biển và hải đảo. Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với nghị định và tình hình thực tế của địa phương để thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo; triển khai thực hiện tốt các đề án, dự án được giao.

Đẩy mạnh công tác thông tin, phổ biến, tuyên truyền về biển và hải đảo nhằm nâng cao nhận thức các ngành, các cấp; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh về chức năng, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh.

5. Tài nguyên khoáng sản:

Tập trung kiểm tra xử lý dứt điểm tình hình khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; lập lại trật tự trong quản lý khai thác của các tổ chức, cá nhân sau khi cấp phép, điều chỉnh bổ sung phù hợp Luật Khoáng sản mới. Các khu vực được cấp phép ở những vị trí nhạy cảm về môi trường, khẩn trương đánh giá thật kỹ tính khả thi, nếu không an toàn về môi trường thì tham mưu tỉnh thu hồi giấy phép khai thác. Các dự án mới sau khi có quy hoạch khoáng sản được duyệt phải thực hiện đúng quy định pháp luật về BVMT và đấu giá quyền khai thác theo luật định.

Phối hợp với Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công thương tham mưu Chính phủ phê duyệt quy hoạch thăm dò và quy hoạch phát triển công nghiệp sa khoáng titan theo hướng hiện đại, coi đây là ngành công nghiệp quan trọng góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tăng nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản có giá trị cao, hạn chế xuất bán thô nguyên liệu từ khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản; khai thác khoáng sản phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu thống nhất về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh phục vụ tốt cho công tác quản lý, tránh sự chồng lấn giữa quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác.



6. Lĩnh vực môi trường:

Tập trung kiểm soát ô nhiễm môi trường, tăng cường công tác thanh kiểm tra việc chấp hành BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh; khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch... đang gây ô nhiễm môi trường, tham mưu UBND tỉnh xử lý kiên quyết các cơ sở vi phạm, đình chỉ hoạt động, khắc phục sai phạm được kiểm tra nghiệm thu mới cho phép hoạt động trở lại. Đặc biệt các khu vực giáp ranh, các dự án chế biến cao su, muối, tole kẽm, các dự án chăn nuôi đang gây ô nhiễm môi trường, cần dồn sức xử lý bảo đảm an toàn sức khỏe nhân dân trong khu vực và môi trường chung của tỉnh tại các khu vực nhạy cảm được cải thiện tốt hơn.

Nâng cao chất lượng của Hội đồng thẩm định ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường ở các cấp, bảo đảm chất lượng về nội dung và tính khả thi sau khi phê duyệt phải được giám sát, kiểm tra thực hiện một cách đầy đủ trước khi đi vào hoạt động.

Tăng cường giám sát công tác BVMT đối với các dự án từ khâu xem xét phê duyệt dự án đến xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động; kiên quyết không chấp thuận đầu tư các dự án có khả năng gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao nằm trong hoặc gần các khu dân cư, khu vực nhạy cảm về môi trường.

Thẩm định, cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Tăng cường công tác quản lý đối với các đối tượng dự án phải lập báo cáo ĐTM, phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án để được kiểm tra, xác nhận; quan trắc chất lượng môi trường, theo dõi diễn biến môi trường theo mạng lưới quan trắc đã được quy hoạch; tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến cộng đồng các chủ trương, chính sách quy định pháp luật và các hành động thiết thực tham gia BVMT của cộng đồng trong đời sống hằng ngày.

Hoàn chỉnh Chiến lược BVMT tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 trình UBND Tỉnh phê duyệt; triển khai các nhiệm vụ thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông La Ngà”.

7. Công tác thanh kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo:

Làm tốt công tác tiếp công dân theo quy định, gắn với việc vận động giải thích chính sách pháp luật. Đối với các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp cần phải phối hợp chặt chẻ với Thanh tra tỉnh và các ngành, địa phương liên quan để giải quyết kịp thời, đúng theo Luật Khiếu nại, tố cáo;

Rà soát các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo chưa giải quyết năm 2011 chuyển sang năm 2012 để giải quyết dứt điểm; tập trung giải quyết nhanh những đơn thư khiếu tố ở những nơi dễ gây ra điểm nóng, đảm bảo đúng thời hạn theo luật định.

8. Hoạt động các đơn vị sự nghiệp:

- Ở cấp tỉnh: tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ năng lực về chuyên môn kỹ thuật thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ ở từng đơn vị; nâng cao chất lượng hoạt động và sản phẩm kỹ thuật chuyên ngành, cập nhật, xử lý, lưu trữ, khai thác đầy đủ các thông tin phục vụ tốt công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Bảo đảm doanh thu, nâng cao đời sống cán bộ công chức, viên chức và người lao động, thực hiện tự chủ dần tài chính trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.



- Ở cấp huyện: Tiếp tục tăng cường củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ của VPĐKQSDĐ, Phòng Tài nguyên và Môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý ngành ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Cải thiện về tài chính để chủ động thực hiện nhiệm vụ.

9. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường

Tiếp tục rà soát, tham mưu xây dựng chương trình ban hành quyết định, chỉ thị quy phạm pháp luật năm 2012 đã đăng ký với UBND tỉnh, trong đó chú trọng sửa đổi trình tự thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “1 cửa” lĩnh vực khoáng sản và giao cho thuê đất tại Quyết định 41/2008/QĐ-UBND ngày 09/5/2008; lĩnh vực môi trường theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 14/01/2010; về phân cấp trong quản lý khoáng sản của UBND tỉnh tại Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007; rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Sở tại Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 19/3/2009 và một số lĩnh vực chuyên môn khác.



Каталог: uploads -> Laws -> files
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> TỈnh lạng sơn số: 89 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 152/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức Việt Nam
files -> BỘ XÂy dựng số: 1066/bxd-ktxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằng sở TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
files -> Số: 112/2004/NĐ-cp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> Ubnd tỉnh cao bằNG
files -> Hướng dẫn số 1156/hd-tlđ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn
files -> UỶ ban nhân dân huyện bảo lâM

tải về 207.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương