UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thanh hoá Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 39.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích39.58 Kb.
#9215


UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THANH HOÁ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 60/BC-UBND Thanh Hoá, ngày 26 tháng 9 năm 2011


BÁO CÁO

Tình hình thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP

ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ



I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện đến các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo giao cho các ngành, địa phương, đơn vị sự nghiệp tổ chức quán triệt, triển khai, phổ biến các nội dung cơ bản của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; nguyên tắc chuyển đổi vị trí công tác, nội dung, hình thức chuyển đổi vị trí công tác và chấp hành nghiêm túc quyết định chuyển đổi vị trí công tác của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc người có thẩm quyền; xác định các vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị mình phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Hàng năm, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; công khai các quy định và kế hoạch thực hiện đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác…

Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng tỉnh đã ban hành văn bản (công văn số 69/CV-BCĐ ngày 25/5/2010) tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức, quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện đến cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý (UBND cấp huyện tổ chức tập huấn, quán triệt, hướng dẫn cho cán bộ, công chức cấp xã).

Đa số các đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện khá tốt Nghị định 158/2007/NĐ-CP; nhiều đơn vị đã lồng ghép việc triển khai, quán triệt, phổ biến nội dung của Nghị định 158/2007/NĐ-CP với các hội nghị, cuộc họp quan trọng khác của cơ quan, đơn vị. Định kỳ hàng năm, các ngành, địa phương báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đúng quy định.

Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP được duy trì: các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện khá tốt việc tự kiểm tra và định kỳ báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP tại các ngành, địa phương, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh: từ năm 2008 - 2010, đã kiểm tra tại 13 sở, ngành cấp tỉnh; 13 huyện và 05 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh.



II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Tính đến ngày 01/8/2011, tại 29/29 sở, ban, ngành cấp tỉnh; 27/27 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Kết quả đạt được cụ thể trên các lĩnh vực sau:



1. Về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức:

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, việc tổ chức triển khai quán triệt Nghị định số 158/2007/NĐ-CP đã được các đơn vị thực hiện nghiêm túc, 100% cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ và nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng ngừa tham nhũng.

Nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức triển khai, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức về nội dung của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP bằng các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị; đặc biệt đã quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hội nghị thường kỳ tại đơn vị…

2. Xác định danh mục chi tiết các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các đơn vị

Căn cứ danh mục các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP và danh mục chi tiết các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi do các Bộ, ngành Trung ương quy định, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện tốt công tác phối hợp với cấp uỷ Đảng và các tổ chức đoàn thể để thống nhất, ban hành danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi trong cơ quan, đơn vị mình.

Nhiều cơ quan, đơn vị đã làm tốt như: Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục thuộc 03 vị trí, Sở Nội vụ (08 vị trí), Sở Xây dựng (04 vị trí), Sở Nông nghiệp và PTNT (06 vị trí), Sở Giáo dục và Đào tạo (06 vị trí), Sở Khoa học và Công nghệ (05 vị trí), Sở Tài nguyên và Môi trường (15 vị trí), Sở Tư pháp (05 vị trí), Sở Tài chính (09 vị trí), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (07 vị trí), Sở Giao thông vận tải (04 vị trí), Sở Công Thương (10 vị trí), UBND cấp huyện (10 vị trí), Kho bạc nhà nước (07 vị trí cấp tỉnh và 03 vị trí cấp huyện), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (05 vị trí), Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa (04 vị trí), Trường Đại học Hồng Đức (16 vị trí), Ban Quản lý KKT Nghi sơn (08 vị trí), Sở Lao động - TBXH (03 vị trí), Cục Thuế Thanh Hóa (04 vị trí), Thanh tra tỉnh (06 vị trí), Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa (01 vị trí) …

3. Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác hàng năm

Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc. Tại các đơn vị, kế hoạch và danh sách cán bộ, công chức, viên chức phải chuyển đổi vị trí công tác được ban hành vào tháng 01 hàng năm. Kế hoạch của các đơn vị đều nêu rõ họ tên, tuổi đời, trình độ, chức danh, vị trí công tác, đơn vị đang công tác, đơn vị chuyển đến và thời gian thực hiện chuyển đổi… Sau khi ban hành kế hoạch, các đơn vị công bố công khai kế hoạch để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị mình biết, thực hiện. Đồng thời, kế hoạch hàng năm của các đơn vị được gửi về Sở Nội vụ và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Nhiều cơ quan, đơn vị đã làm tốt như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Ban Quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn, Trường Đại học Hồng Đức, Kho bạc nhà nước Thanh Hóa, Cục Hải quan Thanh Hóa, Cục Thuế Thanh Hóa, UBND: thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, huyện Yên Định...

4. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển đổi vị trí công tác

Về cơ bản, việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan đơn vị đã được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch hàng năm đã ban hành. Quyết định chuyển đổi vị trí công tác được người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành khi các vị trí công tác đã đủ thời hạn 03 năm (đủ 36 tháng).

Theo báo cáo của các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, sau gần 04 năm (2008 - 2011) thực hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP, có 1.457 lượt cán bộ, công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác.

Nhiều đơn vị thực hiện tốt việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao động - TBXH, Thanh tra tỉnh, Ban Quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn, Kho bạc nhà nước Thanh Hóa, Cục Thuế Thanh Hóa, Cục Hải quan Thanh Hóa, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; các huyện: Yên Định, Thường Xuân, Hậu Lộc, Như Xuân, Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Quan Hóa, Bá Thước, Như Thanh, Triệu Sơn…



III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Sau gần 04 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ, hầu hết các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Đây là việc làm thường xuyên, mang tính bắt buộc đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải chuyển đổi, cụ thể:

- Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các đơn vị đảm bảo khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

- Tạo điều kiện để người đứng đầu các cơ quan, đơn vị bố trí hợp lý, công bằng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; hạn chế được tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức đối với tổ chức, công dân.

- Cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện học hỏi, hiểu biết nhiều lĩnh vực chuyên môn trong cơ quan, đơn vị; nhiều người có bước trưởng thành, tiếp cận nhanh với nhiệm vụ công tác mới. Tạo được sự chuyển biến tích cực đối với đội ngũ cán bộ kế cận; tạo điều kiện tốt cho việc bồi dưỡng, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ lâu dài.…

2. Những khó khăn, hạn chế

- Một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng, thụ động trong triển khai thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; việc ban hành kế hoạch chuyển đổi chưa kịp thời, đúng yêu cầu; chế độ thông tin báo cáo chưa đầy đủ.

- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

- Một số vị trí công tác trong các cơ quan, đơn vị đòi hỏi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ năng công tác, bề dày trong thực tiễn và tính ổn định. Vì vậy, thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác gây khó khăn cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức do thiếu nguồn thay thế. Sau khi chuyển đổi, tiến độ giải quyết công việc chậm do năng lực của cán bộ, công chức, viên chức hạn chế…

- Có vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị chỉ do 01 người đảm nhận. Theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với vị trí này cần báo cáo với cấp trên quản lý trực tiếp để chuyển sang cơ quan khác. Tuy nhiên, Chính phủ chưa có quy định cụ thể về chính sách khuyến khích, động viên đối với các trường hợp này.

IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP là chủ trương đúng đắn, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những vấn đề bất cập, cụ thể như sau:



1. Về căn cứ pháp lý: Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ căn cứ vào Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 26/02/1998 và đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh Cán bộ công chức ngày 28/4/2000. Tuy nhiên, đến nay hai pháp lệnh này đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010 (ngày Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành); do đó, đề nghị sửa đổi căn cứ pháp lý của Nghị định 158/2007/NĐ-CP cho đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

2. Về thời hạn định kỳ chuyển đổi: Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 03 năm (đủ 36 tháng) theo quy định tại Điều 7 Nghị định 158/2007/NĐ-CP là quá ngắn, nên điều chỉnh thời gian thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác dài hơn hoặc có thể quy định theo hướng linh động từ 03 đến 05 năm để cán bộ, công chức có thời gian am hiểu sâu hơn về chuyên môn và đào tạo cho đội ngũ cán bộ kế cận.

3. Nghị định 158/2007/NĐ-CP cần quy định cụ thể về quy trình, cách thức, chính sách khuyến khích, động viên việc chuyển đổi đối với vị trí công tác trong cơ quan, đơn vị chỉ do 01 người đảm nhận mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác trong cơ quan, đơn vị./.


Nơi nhận:

- Bộ Nội vụ (để b/c);

- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- CVP UBND tỉnh;

- Lưu: VT, THKH.




KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Thọ (đã ký)



Каталог: vbpq thanhhoa.nsf -> All
All -> QuyÕt ®Þnh cña chñ tÞch ubnd tØnh thanh hãa VÒ viÖc phª duyÖt §Ò c­¬ng nhiÖm vô Quyho¹ch tæng thÓ ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi huyÖn TÜnh Gia giai ®o¹n 2005 2015
All -> Sè: 1115/Q§-ubnd thanh Ho¸, ngµy 07 th¸ng 4 n¨m 2011
All -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thanh hoá Độc lập Tự do Hạnh phúc
All -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thanh hoá Độc lập Tự do Hạnh phúc
All -> Ñy ban nhn dn TØnh thanh hãa
All -> H§nd tØnh Thanh Ho¸ Uû ban Nhn dn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam
All -> Uû ban nhn dn Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam TØnh Thanh Ho¸
All -> Uû ban nhn dn cénghoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam tØnh thanh ho¸ §éc lËp Tù do H¹nh phóc
All -> TØnh thanh ho¸ §éc lËp Tù do H¹nh phóc
All -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thanh hóA Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 39.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương