TrưỜng thpt chuyên nguyễn trãI ĐỀ KỲ thi năng khiếu năm họC 2020-2021



tải về 397.74 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu21.02.2024
Kích397.74 Kb.
#56598
1   2   3   4   5   6   7   8   9
10sinh-thinangkhieul2

Câu 6 (2,0 điểm) 
1. Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen. 
2. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H
+
) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở 
mỗi cấu trúc đó? 
3. Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế bào trải qua 
phân chia nguyên phân? Giải thích tại sao? 



 
Câu 7 (2,0 điểm) 
1. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm 
adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. 
a. Tại sao có hiện tượng trên? 
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng 
(cAMP) có vai trò gì? 
2. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu chảy cấp và nếu không 
được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy thực 
chất là một enzim làm biến đổi hóa học G-prôtêin liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.  
Câu 8 (2,0 điểm) 
1. Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hoá và chuyển đến dịch ngoại bào và nội bào trong cơ 
thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận. Ở người khoẻ mạnh 
bình thường nặng 60 kg, mỗi giờ thải được 6 g ethanol. Theo luật giao thông, giới hạn nồng độ cồn 
(ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới là 0,5 mg/mL máu. Giả sử 
một người khoẻ mạnh bình thường nặng 60 kg có lượng nước chiếm 65% khối lượng cơ thể. Người này 
uống 2 chai bia (350 mL/chai) có nồng độ ethanol là 5%. Sau một giờ, người này có được phép điều 
khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông không? Tại sao?
2. Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn 
chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dòng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng 
hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình dưới đây cho thấy hình dạng của đường cong 
Dòng chảy - Thể tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở người khỏe mạnh với chức năng 
hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp thường gặp. 
a. pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Giải thích. 
b. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao? 
c. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích. 
d. Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khỏe mạnh không? Vì sao? 

tải về 397.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương