TRƯỜng đẠi học thưƠng mạI Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 235.63 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích235.63 Kb.
#26613
1   2

Đây là một hệ thống các kỹ năng. Để có được các kỹ năng đó, không có con đường nào khác ngoài tích cực, chủ động học tốt các môn học trong chương trình (chú trọng cả lý thuyết, thực hành, thảo luận), tham gia các khóa luyện kỹ năng bổ sung (không nằm trong chương trình đào tạo), chịu khó tiếp cận, xâm nhập thực tế (làm part-time theo đúng chuyên môn tham gia nghiên cứu khoa học)

Câu 55. Hiện nay chúng em đã được đào tạo rất nhiều lĩnh vực nhưng không lĩnh vực nào chuyên sâu cả. Trong khi đó khi mới ra trường thì các công ty thường không tuyển vì chưa có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo, vì vậy nhà trường có thể giúp đỡ hướng nghiệp cho chúng em khi mới ra trường? (SV khoa A)

Trả lời: - Trong các môn học được đào tạo, có các môn ngành và chuyên ngành. Các môn học chuyên ngành đi vào các vấn đề chuyên môn sâu. Ngoài ra, có các môn học tự chọn phát triển chuyên môn cũng cung cấp các kiến thức chuyên sâu.

- Để định hướng nghề nghiệp cho tương lai, sinh viên có thể tìm hiểu các nội dung chuyên môn được đào tạo trong các môn học chuyên ngành, tự chọn phát triển chuyên môn và tuyên ngôn đầu ra của chuyên ngành QTDNTM được công bố trên mạng

- Trong các buổi giảng chuyên đề thực tế của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng gợi ý hướng nghiệp cho sinh viên.

* Các vấn đề liên quan đến học phần thể dục

Câu 56. Đăng ký học nhanh và tính điểm của các học phần giáo dục thể chất?

Trả lời:

- Không đăng ký học nhanh các học phần giáo dục thể chất, các học phần giáo dục thế chất được đăng ký và học tập trong 5 học kỳ.



- Điểm các học phần giáo dục thể chất không được tính vào điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy. Điểm các học phần giáo dục thể chất được tính khi xem xét cấp chứng chỉ giáo dục thể chất

Câu 57. Điểm thể dục như thế nào thì được cấp chứng chỉ? Có phải điểm tổng kết phải >= 2 không?

Trả lời: Chậm nhất là ngày 15/04/2009 nhà trường sẽ công bố điều kiện cấp chứng chỉ giáo dục thể chất nhưng điều kiện bắt buộc để xét là tất cả các học phần ít nhất phải đạt điểm D

Câu 58. Chúng em là sinh viên K42, hiện nay đã học xong các môn bắt buộc của môn thể dục nhưng hiện nay, chúng em nghe nói trường có điều kiện mới để qua môn này. Vậy cho chúng em hỏi điều kiện này là như thế nào? Chúng em có thể xem điểm của mình ở đâu để biết đã qua môn thể dục?

Trả lời: Môn học giáo dục thể chất cũng như tất cả các môn học khác đều phải tuân thủ quy chế khảo thí 468.1. Tuy nhiên, vì một số lý do mà hiện nay một số học phần của giáo dục thể chất chưa được công bố điểm. Chậm nhất ngày 15/04/2009 điểm giáo dục thể chất của khoá 42 và điều kiện để cấp chứng chỉ giáo dục thể chất sẽ được nhà trường công bố (dán ở bảng tin và thông báo qua mạng)

Câu 59. SV Khoá 42 muốn biết điểm tổng hợp các học phần thể dục?

Trả lời: - Do trường ta đang chuyển đổi từ học theo niên chế sang học chế tín chỉ, khoá 42 ở vào giữa thời kỳ nên có 2 học phần Thể dục học theo niên chế và

Câu 60. Đề nghị thông báo điểm Thể dục để sinh viên chủ động học lại?

Trả lời: - Bắt đầu từ năm 2007, Bộ môn đã có quy định tất cả giáo viên phải thông báo công khai cách tính điểm kết quả học phần và cho đầy dủ các điểm thành phần vào bảng điểm trước khi sinh viên ký tên; Sinh viên có trách nhiệm quản lý và nhớ kết quả học tập của mình (chỉ có môn chạy ngắn thì giáo viên thông báo thang điểm tương ứng với thành tích đạt được của SV nên khi ký tên SV phải nắm được thành tích chạy của mình đã được Giáo viên thông báo công khai ). Bắt đầu từ HK I năm học 2008-2009, bảng điểm được thông báo trên mạng nên sau khi học xong khoảng 10 ngày SV phải kiểm tra để có thể yêu cầu Bộ môn chỉnh sửa kịp thời.

Câu 61. Để tốt nghiệp SV cần học bao nhiêu tín chỉ Thể dục?

Trả lời: 05 tín chỉ

Câu 62. Môn Thể dục nên học 1 buổi / tuần?

Trả lời: Với đặc điểm của các môn GDTC thì nên bố trí mỗi môn học 1 buổi là hợp lý, nhưng trong điều kiện hiện nay lực lượng giáo viên của Bộ môn chưa đáp ứng được điều đó. Mặc dù vậy mỗi HK trường cũng vẫn xếp TKB một số lớp học phần học 1 buổi / 1 tuần nhưng không thể đáp ứng cho toàn bộ SV được vì nếu như vậy sẽ có nhiều SV phải kéo dài tiến trình học hơn 4 năm.

Câu 63. Giờ học Thể dục không phù hợp (vào trưa nắng); Sao chương trình không có môn khiêu vũ và môn bơi?

Trả lời: - Giờ học thể dục của một số lớp học phần hiện nay chưa phù hợp vì điều kiện sân bãi và giáo viên của trường chưa cho phép bố trí giờ học vào thời gian thuận lợi nhất.

- Khiêu vũ và bơi là hai môn học GDTC cần có. Những điều kiện cần thiết cho hai môn này như nhà tập, bể bơi tuy nhiên hiện nay trường ta chưa có các điều kiện này nên chưa thể đưa vào chương trình GDTC được.



II/ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN

Câu 1. Em thuộc diện miễn học phí, nếu học lại một môn thì có phải đóng học phí không?

Trả lời: Sinh viên cần tìm hiểu quy định tại điều 9 Quy chế 192.1:

- Sinh viên thuộc đối tượng miễn học phí thì được miễn học phí trong 1 lần học lại, học lần 2 đóng 50% học phí, lần tiếp theo trở đi phải đóng 100% học phí.

- Với sinh viên thuộc diện giảm học phí thì chỉ áp dụng đối với học lần đầu, sinh viên học lại lần thứ nhất phải đóng 75% học phí, lần tiếp theo trở đi phải đóng 100% học phí.

Câu 2. Những trợ cấp cho sinh viên thuộc diện ưu tiên như thế nào?

Trả lời: Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung- dài hạn trong nước thuộc các diện sau:


  • Học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao

  • Học sinh, sinh viên là người mồ côi, cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa

  • Học sinh, sinh viên là người tàn tật theo quy định của Nhà nước

Học sinh, sinh viên thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội phải làm đơn xin hưởng trợ cấp xã hội, phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định mới được nhà trường xét cho hưởng trợ cấp xã hội.

Mức trợ cấp xã hội cho Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao là 140.000đ/tháng. Cho hai đối tượng còn lại là 100.000đ/tháng.



Câu 3. Trường mình đóng học phí gấp quá so với các trường khác

Trả lời: Theo quy định của nhà trường sinh viên sẽ nộp học phí trong 3 tuần, đủ thời gian để sinh viên chuẩn bị

Câu 4. Việc xét điểm rèn luyện cho sinh viên có tác dụng gì? Tại sao cách tính ĐRL của trường lại căn cứ vào ĐTBC học tập để xếp loại RL như mục II, IV?

Trả lời: - Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trường đại học Thương mại được thực hiện theo Quyết định số 60/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc đánh giá kết quả RL của sinh viên là việc làm thường xuyên ở các trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với người học, đưa ra được những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng trường, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường rèn luyện.

- Xem xét, đánh giá kết quả RL của học sinh, sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng học sinh, sinh viên trên các mặt: Ý thức học tập, ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường, ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội… Việc rèn luyện của sinh viên theo các tiêu chuẩn trên đều nhằm hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của sinh viên là học tập tốt, vì vậy các tiêu chuẩn đều liên quan ở các mức độ khác nhau, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả học tập.

- Kết quả phân loại RL toàn khóa học của từng sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên khi ra trường. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng. Kết quả rèn luyện là một căn cứ quan trọng để sinh viên được xét cấp học bổng khuyến khích học tập. Sinh viên bị xếp loại RL kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một năm học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

Câu 5. Nhà trường nên có bộ phận riêng tư vấn cho sinh viên về Quy chế, các thủ tục trong quá trình học.

Trả lời: Các quy chế, thủ tục của sinh viên trong quá trình học tập tại trường được quy định đầy đủ, cụ thể trong quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, quy chế hoạt động khảo thí theo hệ thống tín chỉ, cuốn “Những điều sinh viên trường đại học Thương mại cần biết” và trong các buổi học chính trị đầu khóa, đầu năm nhà trường đều giảng dạy phổ biến đầy đủ cho sinh viên. Đề nghị sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học đó, chủ động tham khảo thông tin trong văn bản nói trên để nắm được quy chế rõ nhất. Nhà trường cũng có các phòng ban với chức năng nhiệm vụ của mình nên trong quá trình học tập, có thắc mắc gì về quy chế, thủ tục các em có thể liên hệ trực tiếp với các phòng ban chức năng để được giải đáp. (Phòng Đào tạo – tầng 1 nhà U1 và U2, Phòng Công tác chính trị và sinh viên – tầng 1 nhà T, Phòng Quản trị - tầng 1 nhà T, Khu Nội trú – tầng 1 nhà A khu nội trú, Phòng Kế hoạch tài chính – tầng 1 nhà U1, Trung tâm Thông tin – thư viện…)

Câu 6. Việc xét kết quả học bổng sinh viên có thành tích trong học tập tại sao thường xuyên muộn?

Trả lời: - Việc xét học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên nhà trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 điều 2 Quyết định 44/2007/QĐ – BGD&ĐT ngày 15/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và khoản 1 điều 23 Quy chế tổ chức đào tạo bậc đại học theo quyết định số 192.1/TM-ĐT ngày 24/8/2007 của trường đại học Thương mại.

- Học bổng khuyến khích được cấp theo từng học kỳ và cấp 10 tháng trong năm học theo đúng quy trình: phòng Kế hoạch tài chính giao chỉ tiêu quỹ học bổng tài chính cho các khoa, sau khi có điểm đánh giá học phần lần một và ĐRL của sinh viên theo từng kỳ các khoa đã gấp rút lập phương án học bổng cho sinh viên theo từng khóa. Phòng Công tác chính trị & sinh viên kiểm tra và tổng hợp các phương án của các khoa trình hội đồng nhà trường xem xét. Nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan thực hiện nhanh chóng các thủ tục xét để sinh viên có thể được nhận học bổng sớm hơn sau mỗi học kỳ.



Câu 7. Kì 1 năm học 2008-2009 vừa qua, điểm trung bình học tập của sinh viên K43D khá cao, điểm xét học bổng dự kiến từ 3.25 trở lên. Do quỹ học bổng có hạn mà có nhiều bạn tuy được học sinh giỏi, điểm rèn luyện tốt (thậm chí có cả xuất sắc) nhưng vẫn không được học bổng. Vậy nên, em đề nghị Nhà trường nên có giải pháp để khuyến khích các trường hợp như trên ví dụ như có sự phân bổ hợp lý quỹ học bổng giữa các khoa?

Trả lời: Quỹ học bổng của các khoa được Nhà trường cấp theo tỷ lệ % học phí của sinh viên trong Khoa và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dựa vào kết quả học và rèn luyện của sinh viên, khoa để lập danh sách sinh viên được xét học bổng gửi lên Hội đồng của Nhà trường. Hội đồng Nhà trường xét duyệt và thông báo cho sinh viên. Nhà trường không điều chuyển học bổng giữa các khoa.

Câu 8. Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều khâu. Các thầy cô nên giải thích tỉ mỉ hơn khi sinh viên chưa hiểu vấn đề. Cần gần gũi, thân thiện hơn nữa với sinh viên hơn để sinh viên thoải mái khi vào phòng?

Trả lời: Nhà trường đã ban hành Quy chế công tác sinh viên kèm theo quyết định số 1386/QĐ-TM-CTCT&SV ngày 28/12/2007, trong đó chương VI quy định về thủ tục hành chính có liên quan đến sinh viên. Sinh viên cần tìm hiểu kỹ các thủ tục có liên quan khi xin cấp các loại giấy tờ hoặc xin phép nghỉ học, nghỉ kiểm tra... khi có lý do chính đáng. Một số sinh viên chưa nắm chắc các quy định về thủ tục hành chính nên chưa tìm đến đúng các địa chỉ cần thiết để giải quyết. Khi sinh viên nộp đơn đều có quy định cụ thể về thời gian nộp và trả cho từng loại giấy tờ cụ thể chứ không phải cứ nộp đơn là các bộ phận chức năng phải ngay lập tức giải quyết và trả cho sinh viên. Một số trường hợp sinh viên phản ánh về thái độ ứng xử của cán bộ các đơn vị chưa thân thiện, nhà trường đã có kiểm tra và chấn chỉnh. Nhà trường sẽ nghiên cứu để giảm bớt những thủ tục hành chính một cách phù hợp ở những khâu công việc cụ thể nhưng phải đảm bảo những quy định chung.

Câu 9. Chúng em sinh viên năm thứ nhất còn nhiều bỡ ngỡ về phương pháp học tập đại học. Đề nghị khoa tổ chức hội nghị phổ biến phương pháp học tập cho sinh viên (Khoa N).

Trả lời: Khoa Tiếng Anh sẽ có kế hoạch tổ chức hội thảo “Đổi mới phương pháp học tập” cho sinh viên của khoa, dự định vào tháng 6/ 2009.

III/ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HỌC TẬP, PHỤC VỤ

Câu 1. Thiết bị dụng cụ học Thể dục tồi tàn, lạc hậu và thiếu, điều kiện sân bãi hạn chế?

Trả lời: - Hàng năm, Bộ môn Thể dục quân sự có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch công tác được giao, đề xuất với nhà trường về số lượng, chủng loại các dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy hai môn học Giáo dục Thể chất và Giáo dục quốc phòng để trường đưa vào kế hoạch mua sắm trang thiết bị; đã nhiều năm nay tất cả những đề xuất hợp lý của Bộ môn đều được trường duyệt và tất cả các dụng cụ trường trang bị đều là những chủng loại tốt nhất, tương đương dụng cụ mà các trường chuyên TDTT dùng để giảng dạy, học tập. Tất cả các trang thiết bị trường mua sắm nằm trong danh mục giới thiệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đúng là điều kiện sân bãi của trường con hạn chế do diện tích của trường không thể mở rộng thêm được trong khi quy mô đào tạo của trường này càng phát triển. Nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp phù hợp, khắc phục dần hạn chế trên.



Câu 2. Đi học Quân sự ăn uống không đảm bảo, nước bẩn?

Trả lời: Được biết thông tin này thầy Hiệu trưởng rất quan tâm và đã có chỉ đạo ngay để Phòng đào tạo và Bộ môn TDQS phải sớm làm việc với Trung tâm GDQP để rút kinh nghiệm.

Câu 3. Cơ sở vật chất chưa đồng đều, nhiều phòng học chưa có máy chiếu, dụng cụ giảng dạy chưa đảm bảo.

Trả lời: - Trong những năm qua, Trường đã đầu tư lớn cho việc xây dựng, nâng cấp cải tạo các công trình giảng đường, khu Nội trú, Thư viện, các phòng thực hành, mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ đào tạo và quản lý, ngày càng chuẩn hóa cơ sở vật chất. Đến nay cơ sở vật chất của Trường gồm có 80 hội trường, lớp học, 09 phòng thực hành tin học và thương mại điện tử, 01 khu Nội trú được trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị cần thiết…ngày càng đáp ứng nhu cầu đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, trong lộ trình chuẩn hóa cơ sở vật chất, đến nay vẫn tồn tại 1 số khu vực giảng đường C - D chưa được đầu tư nâng cấp với lý do đang triển khai Dự án liên hợp giảng đường C - D nhằm xây dựng khu giảng đường 11 tầng ngay trên khu đất giảng đường C - D hiện nay. Do vậy, các em cho rằng cơ sở vật chất của Nhà trường chưa đồng đều là có cơ sở.

- Hiện nay Trường đã trang bị hệ thống máy chiếu ở 39 hội trường, giảng đường/80 hội trường, lớp học. Trong năm 2009 Trường tiếp tục đầu tư, lắp đặt máy chiếu ở 18 phòng học, đưa tổng số phòng học có máy chiếu lên 57 phòng/80 phòng. Đây là 1 tỷ lệ cao so với các trường đại học ở phía Bắc và với việc trang bị như vậy đã đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường từ nay đến năm 2010.

- Các phòng học có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như máy chiếu, hệ thống âm thanh, bảng, bục, bàn, ghế, ánh sáng…

Để sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, ngoài sự nỗ lực sửa chữa, khắc phục kịp thời các sự cố, hư hỏng thiết bị của phòng Quản trị, Trung tâm quản trị mạng, đề nghị các em sinh viên nâng cao ý thức bảo vệ tài sản nói chung, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy nói riêng ở các giảng đường.



Câu 4. Máy chiếu ở giảng đường V hay bị hư hỏng, giáo viên mất nhiều thời gian để sửa chữa, khắc phục, ảnh hưởng đến giờ dạy. Nhà trường có giải pháp gì để khắc phục?

Trả lời: Hiện tại ở giảng đường V được lắp đặt máy chiếu ở các phòng từ tầng 2 đến tầng 7. Riêng tầng 6 và tầng 7 được lắp đặt máy chiếu và đưa vào sử dụng từ ngày 15/11/2005. Các phòng từ tầng 2 đến tầng 5 được lắp đặt và mới đưa vào sử dụng từ 18/8/2008. Các em phản ánh máy chiếu ở giảng đường V hay bị hư hỏng, trục trặc và giáo viên mất nhiều thời gian để sửa chữa, khắc phục nên ảnh hưởng đến giờ dạy, cụ thể ở tầng 6, tầng 7 là chính xác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến đó là:

Thứ nhất: máy chiếu được đưa vào sử dụng từ ngày 15/11/2005, tần suất sử dụng cao nên chất lượng giảm sút.

Thứ 2: Do mất điện đột xuất nên ảnh hưởng đến thiết bị, vì đây là những thiết bị công nghệ cao, luôn đòi hỏi nguồn điện ổn định, liên tục. Theo thống kê của phòng Quản trị, trong năm 2007 mất điện đột xuất 21 lần, năm 2008 mất đột xuất 16 lần.

Thứ 3: Một số Thầy, Cô kỹ năng sử dụng các thiết bị ở phòng học đa chức năng còn chưa chuẩn, nên việc lắp, đấu nối máy tính, xử lý những trục trặc nhỏ chưa đảm bảo yêu cầu.

Lý do cuối cùng được coi là quan trọng nhất đó là các hoạt động bảo dưỡng, bảo trì thiết bị chưa tiến hành thường xuyên. Việc phát hiện, xử lý, sửa chữa hư hỏng, trục trặc thiết bị của phòng Quản trị chưa kịp thời.

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà trường có các giải pháp sau:

- Phòng Quản trị tiến hành thường xuyên các hoạt động bảo dưỡng, bảo trì, vệ sinh thiết bị, đặc biệt máy chiếu, máy tính. Kịp thời phát hiện và sửa chữa, xử lý hư hỏng, trục trặc thiết bị nói chung và máy chiếu nói riêng.

- Trường đã và sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng thiết bị ở các phòng học đa chức năng cho các Thầy Cô giáo, nghiệp vụ quản lý trang thiết bị cho nhân viên quản lý hội trường lớp học.

- Nhà trường có kế hoạch mua, thay thế 08 máy chiếu ở các phòng học ở tầng 6, 7 giảng đường V.

Để sử dụng có hiệu quả các thiết bị nói chung, máy chiếu nói riêng, ngoài nỗ lực từ phía Nhà trường còn đòi hỏi ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài sản của các em sinh viên.



Câu 5. Vệ sinh phòng học chưa tốt, còn bẩn như G204?

Trả lời: Từ năm học 2006 Trường đã ký hợp đồng thuê Công ty ITC (Công ty Thương mại và Kỹ thuật làm sạch Quốc tế ), đảm nhiệm công tác vệ sinh ở các khu giảng đường, lớp học. Là một Công ty chuyên nghiệp trong cung cấp các dịch vụ vệ sinh nên công tác vệ sinh giảng đường, lớp học có nhiều chuyển biến tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra của Nhà trường. Tuy vậy đôi lúc, có những giảng đường còn bẩn (như các em nêu ở G204).

Để khắc phục tồn tại này, phòng Quản trị đã yêu cầu Công ty ITC chấn chỉnh, tăng cường công tác vệ sinh và Nhà trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh nhằm duy trì tốt công tác này. Mặt khác đề nghị các em sinh viên nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh học đường, như không ăn quà trong lớp học, vứt rác bừa bãi v.v…



Câu 6. Đề nghị Nhà trường mở cửa các phòng WC nhà V?

Trả lời: Nhà trường thường xuyên yêu cầu nhân viên quản lý giảng đường mở tất cả các nhà vệ sinh để đáp ứng nhu cầu sử dụng của sinh viên. Tuy nhiên, trong khi chờ sửa chữa những hư hỏng thiết bị thì nhân viên quản lý giảng đường khóa cửa các phòng vệ sinh. Để duy trì mở cửa thường xuyên các phòng vệ sinh, phòng Quản trị sẽ tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở, sửa chữa kịp thời những hư hỏng các thiết bị vệ sinh ở các khu giảng đường, đặc biệt giảng đường nhà V.

Câu 7. Nhà V không có đủ nước uống?

Trả lời: Từ năm 2006 Trường đã đầu tư, lắp đặt 06 máy lọc nước bố trí từ tầng 2 đến tầng 7 giảng đường V. Nguồn nước cấp cho 06 máy lọc nước từ bể ngầm nhà V có dung tích 120 m3, được bơm lên bồn ở nóc nhà V. Với số lượng và loại, chất lượng máy lọc nước trên đáp ứng nhu cầu nước uống của sinh viên về số lượng cũng như chất lượng yêu cầu, vệ sinh. Tuy nhiên, đầu tháng 1 năm 2009 theo khuyến cáo của cơ quan y tế là nước ở bể nhà V không đảm bảo yêu cầu vệ sinh dùng để uống. Do vậy, Nhà trường cho tạm dừng hoạt động của 06 máy lọc nước ở giảng đường V chờ thau, vệ sinh, xử lý bể nước. Do dung tích lớn và do phải cung cấp nước liên tục cho các khu vệ sinh, nên việc thau, vệ sinh bể chỉ được thực hiện vào dịp hè. Nhà trường đã nghiên cứu tìm các phương án thay thế tạm có tính khả thi. Nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra phương án thay thế tạm thời có khả thi. Vì vậy, mong các em sinh viên thông cảm, sang dùng nước uống ở giảng đường C, chia sẻ khó khăn cùng Nhà trường.

Câu 8. Tại sao thang máy của sinh viên không lên được tầng 2,4,6?

Trả lời: Khu giảng đường V có 02 thang máy. Một thang máy dành cho giáo viên và một dành cho sinh viên. Do tải trọng thang máy có hạn ( 1 tấn hoặc 14 người ) nên Nhà trường quy định thang máy chỉ dành cho những sinh viên tàn tật, thể lực kém hoặc ốm đau. Những sinh viên có thể lực bình thường đi cầu thang bộ. Tuy nhiên, số lượng sinh viên thuộc đối tượng này cũng khá lớn. Để đảm bảo thang máy phục vụ nhiều sinh viên, nhất là trong giờ cao điểm, Nhà trường chủ trương cài đặt để thang máy tác nghiệp đến các tầng 3,5,7. Việc giảm số tầng thang máy dừng, đỗ làm tăng tốc độ vận hành 1 chu trình của thang máy. Điều đó lý giải vì sao thang máy dành cho sinh viên không lên được tầng 2,4,6 như các em nêu ra.

Câu 9. Nhà trường nên mở cửa phòng học sau giờ học để sinh viên tự học. Sinh viên thường xuyên phải thảo luận ở gốc cây, ghế đá, không có phòng thảo luận nhóm cho sinh viên?

Trả lời: - Trong thời kỳ ôn thi hết học phần, thi tốt nghiệp, Nhà trường mở cửa các phòng học tầng 1 giảng đường C từ 6h30’ đến 21h30’ để phục vụ, đáp ứng nhu cầu học, ôn tập của sinh viên. Các giảng đường V, G, H, D sau giờ học của sinh viên dài hạn được đóng cửa để làm vệ sinh và phục vụ học tập của sinh viên hệ vừa học vừa làm vào buổi tối. Do vậy, Nhà trường không thể mở cửa phòng học sau giờ học để các sinh viên tự học.

- Nhà trường đã đưa vào sử dụng 22 phòng thảo luận nhóm ở các giảng đường V, C, D ( V: 12; C:7; D: 3 ) từ năm học 2007 - 2008. Tuy nhiên hiệu xuất sử dụng các phòng thảo luận nhóm rất khiêm tốn khoảng 40%. Do vậy khi các lớp, các nhóm sinh viên có nhu cầu thảo luận nhóm, thì đại diện ban cán sự lớp, nhóm trưởng liên hệ mượn phòng với các nhân viên quản lý hội truờng lớp học ở các phòng chờ giáo viên. Khi sử dụng các phòng thảo luận nhóm, đề nghị các em tuân thủ nội quy giảng đường, đặc biệt giữ gìn vệ sinh, trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà trường.



Câu 10. Giảng đường C ồn ào, âm thanh kém?

Trả lời: Tại giảng đường C trong giờ học còn ồn ào. Phòng Quản trị đã kiểm tra nhiều lần và tìm ra các nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, một số phòng học được bố trí học ngoại ngữ và các thầy, cô giáo mở băng, đĩa hơi to làm ảnh hưởng đến các phòng học khác. Thứ 2, có nhiều phòng học, sinh viên thảo luận hoặc sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn và các em mất trật tự. Lý do thứ 3, do thiết kế hành lang giữa nên khi đi một số sinh viên còn trêu đùa, nói chuyện to, dẫm mạnh giày, dép, guốc làm mất trật tự, gây ồn ào.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết phòng Quản trị sẽ làm việc với các bộ môn ngoại ngữ để các Thầy, Cô điều chỉnh âm lượng cần thiết khi mở băng, đĩa đài catsets. Mặt khác, nhân viên quản lý hội trường lớp học thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các lớp, nhóm duy trì trật tự trong giờ học. Ngoài ra đề nghị các em sinh viên đi nhẹ, nói khẽ, không đùa nghịch khi đi trong hành lang giảng đường, duy trì trật tự trong các giờ thảo luận, sinh hoạt.

Câu 11. Đề nghị mở rộng phòng đọc để sinh viên đọc tài liệu và học vào các mùa thi?

Trả lời: - Việc mở rộng phòng đọc để sinh viên đọc tài liệu là không thực hiện được, vì diện tích sử dụng chỉ có hạn. Tuy nhiên Nhà trường và Thư viện đã có giải pháp đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại để sinh viên có thể ngồi bất cứ chỗ nào cũng tra cứu được tài liệu. Việc thiếu chỗ ngồi trong phòng đọc, sinh viên có thể khắc phục bằng cách mượn tài liệu về nhà. Hiện nay Nhà trường đã cho phép tăng cường số bản sách tại phòng mượn để phục vụ nhu cầu của sinh viên. Hơn nữa Thư viện bắt đầu thực hiện mua sách ebook trên online, bạn đọc có thể nghiên cứu trực tuyến trên mạng, hạn chế phải lên thư viện hàng ngày.

- Thư viện không có chức năng phục vụ sinh viên lên ngồi học bài hàng ngày và ôn thi mà chỉ phục vụ tài liệu cho sinh viên nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào. Nếu sinh viên sử dụng phòng đọc của thư viện để học và ôn thi thì điều đó là không đúng mục đích. Hiện nay Nhà trường có dành một số phòng học dùng cho sinh viên thảo luận nhóm và học vào các buổi tối. Tuy nhiên, theo thông báo của phòng Quản trị có tới 60% phòng học này sinh viên không sử dụng. Đề nghị các em liên hệ với phòng Quản trị để được giải quyết.



Câu 12. Có thể cho sinh viên tra cứu dữ liệu thư viện trên Internet và sử dụng USB được không?

Trả lời: - Không cho phép sinh viên sử dụng USB trong phòng máy của thư viện, vì đây là môi trường thuận lợi cho việc lây lan virut. Vì vậy sinh viên có thể Dowload dữ liệu mình cần, tạo thành file gửi qua địa chỉ Email của mình để sử dụng.

- Thư viện đã làm việc trực tiếp với Trung tâm Quản trị mạng ngay sau khi sinh viên có nhu cầu sử dụng dữ liệu thư viện qua Internet. Vì vậy bắt đầu từ 1 tháng 4 năm 2009, sinh viên có thể tra cứu dữ liệu trên Internet nếu đường truyền cho phép.



Câu 13. Thư viện ít sách, nhiều khi sinh viên được trả lời hết tài liệu; sinh viên không được mượn sách ngoại văn về nhà ?

Trả lời: - Một năm Nhà trường đầu tư cho thư viện mua từ 700 đến 1000 tên sách với số bản mỗi loại từ 3 đến 6 cuốn. Tất cả những tài liệu này đều do các bộ môn lựa chọn và Tổ tư vấn xét chọn của Nhà trường cùng Ban Giám hiệu đã kiểm duyệt sát với các học phần đào tạo của trường. Do đó không thể nói thư viện ít sách. Có chăng đó là tài liệu của những năm trước đây có số bản không nhiều, do đó nếu có 4 người mượn về nhà cùng một lúc thì chắc chắn sách đã hết. Tuy nhiên sinh viên có thể đọc tại chỗ cuốn sách đó tại phòng đọc. Hơn nữa, hiện nay Nhà trường tăng cường tập trung mua các đầu sách tham khảo bắt buộc theo biểu mẫu số 4 mỗi loại 30 cuốn nên sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên tới đây.

- Sách ngoại văn không cho sinh viên mượn về nhà với lý do sau: Sách ngoại văn quá đắt tiền, hơn nữa mỗi cuốn sách ngoại văn chỉ có một bản. Vì thế không thể cho sinh viên mượn về nhà được. Tuy nhiên Thư viện có thể cho phép các em photo những trang tài liệu cần thiết. Các em cần đọc kỹ trang mục lục để lựa chọn những phần quan trọng yêu cầu Thư viện photo.



Câu 14. Thời gian mượn sách ngắn, thư viện chật chội phải xếp hàng?

Trả lời: - Theo Nội qui thư viện, cho phép sinh viên mượn 2 cuốn sách một lần trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, các em muốn mượn lại thì phải lên Thư viện để đăng ký gia hạn thêm. Mỗi lần gia hạn được mượn thêm 7 ngày và được phép gia hạn 2 lần cho một cuốn sách. Như vậy mỗi cuốn sách các em có thể đọc trong 24 ngày, nên thời gian hoàn toàn hợp lý, không phải là ngắn.

- Thư viện chật chội, phải xếp hàng: Điều này là đúng, vì diện tích thư viện chỉ có hạn, không thể xây dựng thêm. Khi sinh viên đông quá thì việc trật tự hoá bằng cách xếp hàng là điều đương nhiên. Nhưng một phần đó là lỗi ở sinh viên vì các em chỉ tập trung lên Thư viện mượn sách vào giờ ra chơi. Để tránh quá tải lượng bạn đọc cùng một lúc, các em có thể phân bố thời gian hợp lý để lên thư viện. Em nào học sáng nên lên thư viện buổi chiều và học chiều nên lên thư viện buổi sáng.



Câu 15. Cán bộ thư viện khó tính, tạo ra sự ngại ngùng cho sinh viên khi lên đọc, mượn tài liệu trên Thư viện?

Trả lời: - Điều này Thư viện xin ghi nhận để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên thái độ trên chỉ tập trung ở một vài đối tượng chủ yếu. Hiện nay Thư viện đã có giải pháp khắc phục tình trạng này bằng cách đưa toàn bộ cán bộ trẻ ra phục vụ và lấy thái độ phục vụ làm tiêu chí bình bầu thi đua cuối năm nên đã hạn chế nhiều. Về phía sinh viên cũng phải lưu ý có thái độ đúng mực với cán bộ thư viện. Không nên chen lấn xô đẩy và phát ngôn thiếu văn hoá đối với cán bộ thủ thư. Khi sự việc xẩy ra, các em phải báo cáo ngay Ban Giám đốc để xử lý kịp thời. Hoặc có thể phản ánh qua hòm thư góp ý của thư viện với điều kiện phải có tên, lớp người góp ý và nêu rõ tên phòng phục vụ, tên cán bộ phục vụ cùng thời điểm chính xác xảy ra sự việc.

Câu 16. Trong điều kiện CNTT phát triển và ứng dụng rộng rãi như vậy mà trường ĐHTM vẫn chưa có mạng cho sinh viên sử dụng? ký túc xác của trường ĐHTM có rất nhiều máy tính, em nghĩ nếu nhà trường tổ chức nối mạng cho chúng em bớt được 1 phần chi phí mà vẫn có điều kiện học tập tím kiếm thông tin và kỹ năng nghiệp vụ được cao hơn.

Trả lời: Hiện nay trường ĐHTM đã trang bị hệ thống mạng gồm mạng có dây và mạng không dây. Hai hệ thống mạng này hiện tại đang dùng cho cán bộ giáo viên trong trường và sử dụng tại các phòng thực hành. Hiện tại, nhà trường đang nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai hệ thống mạng vào ký túc xá cho sinh viên Việt Nam. Khi triển khai xong:

  • Mỗi sinh viên có thể đăng ký để nhận tài khoản riêng sử dụng để truy cập vào mạng internet.

  • Sinh viên được truy cập vào mạng internet để khai thác thông tin theo quy định của trường theo tài khoản riêng đã được cấp

  • Sinh viên phải trả phí truy cập internet theo lưu lượng sử dụng, đơn giá được nhà trường quy định

Với sinh viên nước ngoài, hiện tại đã có trang bị hệ thống mạng. Sinh viên nước ngoài khi sử dụng internet cũng phải trả phí theo hiệp định ký kết giữa trường Đại học Thương mại và Trường bạn.

Câu 17. Khi học môn kỹ năng sử dụng phần mềm SPSS có khi phải 3 sinh viên mới có 1 máy tính vì vậy hiệu quả không cao?

Trả lời: - Đúng là có chuyện này. Trường ta có một hệ thống các phòng thực hành máy tính rất lớn (gần 20 phòng, mỗi phòng đều có từ 30 đến 50 máy) nhưng một là các máy được trang bị qua nhiều thời kỳ, vì vậy chưa đồng bộ, thứ hai, do điều kiện vật lý và nguyên nhân khách quan khác, các máy có thể bị hỏng hóc bất thường, đồng thời môn học này là môn tự chọn nên việc dự báo số lượng sinh viên đăng ký để xếp thời khóa biểu cho tối ưu gặp khó khăn. Vì vậy, đôi khi để xẩy ra tình trạng thiếu máy tính cho sinh viên thực hành (“cục bộ”). Hiện nay, Khoa tin học thương mại và Phòng quản trị đang phối hợp xây dựng phương án trình Ban Giám hiệu trường để nâng cao năng lực của các Phòng thực hành, đảm bảo hiệu quả thực hành tốt hơn.

Về phía các em, cũng cần chú ý hơn đến việc chấp hành nội quy học thực hành mà quan trọng nhất là chỉ thực hành những nội dung theo đúng chỉ dẫn của giáo viên, thực hiện “giờ nào việc nấy” và nâng cao hơn nữa trách nhiệm bảo vệ của công để hạn chế hỏng hóc, thiệt hại, đảm bảo học tập tốt hơn



Câu 18. Sinh viên năm thứ 1 được cấp 1 tài khoản với mật khẩu ban đầu là 1234567, chỉ cần khai mã sinh viên là thay đổi được mật khẩu có trường hợp sinh viên chưa kịp thay đổi mật khẩu thì bị người khác thay đổi trước(do biết được mã sinh viên) và sau đó có hành vi tống tiền để trả lại mật khẩu. Vậy nhà trường có phương pháp gì để các em sinh viên khác không gặp phải trình trạng như trên.

Trả lời: - Hiện nay, trường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Sinh viên có thể đăng ký học, theo dõi thời khóa biểu, kết quả học tập trực tiếp trên mạng internet qua website http://dangky.vcu.edu.vn

- Để truy cập vào website này, mỗi sinh viên sẽ được cấp 01 tài khoản có Tên đăng nhập là mã sinh viên, mật khẩu ban đầu là 1234567. Mỗi sinh viên mới nhập học, đều được cấp tài khoản này. Các sinh viên tự quản lý tài khoản của mình và nên thay đổi mật khẩu thường xuyên tránh tình trạng mất mật khẩu hoặc bị người khác lợi dụng.



- Trường học sinh viên bị mất mật khẩu, quên mật khẩu, các em mang Thẻ sinh viên lên Phòng Đào tạo hoặc Trung tâm Quản trị mạng của trường để xin cấp lại mật khẩu.

Câu 19. Nhà trường nên bố trí phòng học tiếng Anh riêng vì học nghe ở nhà C, D không đảm bảo chất lượng?

Trả lời: Đúng là học kỹ năng nghe nhất là đối với sinh viên chuyên Anh tại giảng đường nhà D là còn nhiều bất cập vì sát đường nhiều tiếng ồn. Đề nghị nhà trường bố trí các lớp học kỹ năng tiếng Anh của khoa N chủ yếu ở nhà C. Trước mắt nhà trường chưa lắp được phòng Lab nhưng tương lai nhà trường sẽ lắp đặt phòng Lab để tạo điều kiện cho sinh viên học nghe chất lượng được tốt hơn.

Câu 20. Băng đài học tiếng Anh chất lượng chưa đảm bảo?

Trả lời: Đài để học nghe là do nhà trường trang bị, hàng năm vẫn sửa chữa và bổ sung đài mới thay thế đài kém chất lượng đảm bảo mỗi thầy cô khoa tiếng Anh đều được trang bị 1 chiếc riêng. Băng do chất lượng in sao nên 1 số băng chất lượng có thể kém. Khoa tiếng Anh và các bộ môn trong khoa tiếp thu ý kiến cho kiểm tra lại băng đài, cái nào chất lượng không đảm bảo sẽ thay thế. Tuy nhiên với phòng học ở nhà C, D và với số lượng sinh viên trên dưới 50 thì để nghe được hiệu quả là cả một vấn đề cần phải giải quyết và cần có sự nỗ lực cả 2 phía người dạy và người học.

IV/ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ

Câu 1. Những điều kiện để sinh viên được tham gia vào độii thanh niên tình nguyện là như thế nào? Để được vào đội “thanh niên tình nguyện” sinh viên chúng em cần phải làm gì? và đăng ký ở đâu?

Trả lời: BCH Đoàn Trường Đại học Thương mại hoan nghênh các bạn sinh viên có tinh thần tích cực muốn tham gia vào đội thanh niên tình nguyện để thực hiện các hoạt động tình nguyện do Đoàn trường và Hội sinh viên tổ chức. Để có thể tham gia vào đội thanh niên tình nguyện thì trước hết các bạn phải có tinh thần nhiệt tình với các hoạt động phong trào và hoạt động xã hội, tiếp đó các bạn phải có thể bố trí được thời gian để tham gia (tránh không làm ảnh hưởng đến học tập của các bạn). Để tham gia vào đội thanh niên tinh nguyện thì các bạn cần đăng ký tại văn phòng đoàn trường hoặc thông qua hội sinh viên (trong bản đăng ký cần ghi rõ họ và tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại có thể liên hệ khi cần thiết)

Câu 2. Về phía hoạt động đoàn, các hoạt động của sinh viên, chúng em nhận được thông tin rất muộn, có khi nhận được thông tin thì đã hết hạn. Ví dụ như: các thông tin về học bổng, tiếng Anh, thông tin về miễn phí đi chơi tại “thiên đường Bảo Sơn”… chúng em không có một thông tin chính thức nào? Vì vậy chúng em muốn có thông tin kịp thời và chính thức thì phải lấy thông tin từ đâu?

Trả lời: Trước tiên phải hỏi các bạn sinh viên rằng các bạn có quan tâm đến các hoạt động của Đoàn nhiều hay chưa. Đã bao nhiêu lần các bạn lên đọc thông báo ở bảng tin của văn phòng đoàn, đội ngũ cán bộ chi đoàn của các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ hay chưa? Khi Đoàn trường có thông báo về chương trình gì thì chúng tôi sẽ thông báo theo kênh thông tin của đoàn có nghĩa là thông tin từ Đoàn trường sẽ được thông báo cho các Liên chi và từ các Liên chi sẽ thông báo đến cho các chi đoàn và sinh viên. Cụ thể như thông tin về học bổng tiếng Anh thì do số lượng học bổng được tài trợ một lần quá ít so với số sinh viên toàn trường, hơn nữa nhà tài trợ yêu cầu tài trợ đích danh đến các sinh viên năm thứ nhất và thứ hai nên Đoàn trường đã căn cứ vào số lượng sinh viên của các Liên chi để phân bổ học bổng. Còn về việc đi chơi miễn phí tại Bảo Sơn thì Hội sinh viên đã thông báo đến tận các Liên chi hội nhưng chắc do các bạn không để ý nên không nhận được thông tin.

Tóm lại, để có thể có thông tin một cách nhanh nhất và chính xác đề nghị sinh viên xem thông tin tại bảng tin của văn phòng Đoàn trường. Sinh viên cũng nên yêu cầu các cán bộ đoàn của lớp cập nhật thông tin cho đoàn viên.



Câu 3. Các hoạt động do Nhà trường tổ chức, làm thế nào để sinh viên chúng em có thể biết và tham gia? Vì có rất nhiều hoạt động Nhà trường tổ chức mà chúng em không biết.

Trả lời: Trước hết sinh viên cần tự xem lại mình xem đã thực sự quan tâm đến hoạt động của Nhà trường hay chưa bởi mọi thông tin về các hoạt động của Nhà trường đều được thông báo công khai tại bảng tin và được thông báo bằng văn bản theo các kênh thông tin cần thiết.

Câu 4. Hiện nay em đang tham gia câu lạc bộ bóng rổ do các sinh viên của trường yêu thích thành lập? Trong kế hoạch xin thành lập câu lạc bộ bóng rổ chính thức của trường chúng em có thống kê được gần 1000 sinh viên đồng tình với việc thành lập và xây dựng một sân bóng rổ. Về yếu tố sân bóng, nhà trường có thể cung cấp cho chúng em một cột rổ là đã có thể duy trì và phát triển đội. Vậy em xin hỏi Nhà trường có thể trả lời giúp cho chúng em được không ạ?

Trả lời: Hiện tại số sinh viên của Nhà trường là trên 10000 sinh viên và nếu như bạn sinh viên nào cũng muốn thành lập câu lạc bộ thì bạn nghĩ sao. Hơn nữa BCH Đoàn trường đã chỉ đạo Hội SV nghiên cứu thành lập một số câu lạc bộ. Khi nào, HSV tập hợp đủ hồ sơ thì chúng tôi sẽ nghiên cứu để trình Ban Giám hiệu xin phép thành lập. Nếu bạn đã tập hợp được số lượng hội viên đông như vậy thì bạn nên liên hệ với BCH Hội sinh viên để tập hợp hồ sơ thành lập câu lạc bộ.




Каталог: adminaspx -> filesupload
filesupload -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ TÀi chính bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
filesupload -> QuyếT ĐỊnh về việc kỷ luật đối với sinh viên
filesupload -> TRƯỜng đẠi học thưƠng mại cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
filesupload -> Hội nghị giữa nhiệm kỳ Công đoàn trường Đại học Thương mại
filesupload -> Danh bạ ĐIỆn thoại nội bộ Trường Đại Học Thương mại
filesupload -> Liste des hotels a da nang
filesupload -> Eiffel hotel Thuy Linh Company Limited
filesupload -> Khách sạn eiffel công Ty tnhh thùy Linh
filesupload -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trư­Ờng đẠi học th­ƯƠng mạI
filesupload -> TRƯỜng đẠi học thưƠng mạI

tải về 235.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương