TrưỜng đẠi học thủ DẦu một khoa khoa học quản lý ctđt luật báo cáo thực tậP


CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ



tải về 472.12 Kb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu15.03.2024
Kích472.12 Kb.
#56843
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12
Bài báo cáo thực tập cơ sở 1
Bài báo cáo thực tập cơ sở 2

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

3.1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

3.1.1. Khái niệm, phạm vi, ý nghĩa của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

3.1.1.1. Khái niệm hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Theo quy định tại điều 18, Điều 19 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì Xét xử là chức năng riêng có, duy nhất của tòa án nhân dân. Nhân danh nước Cộng hòạ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào pháp luật toà án đưa ra phán quyết cuối cùng nhằm kết thúc một vụ án. Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Pháp luật nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm. Tuy nhiên, để cho việc xét xử của toà án được nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đòi hỏi phải có cơ chế giám sát hữu hiệu. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền, vi phạm quyền con người, quyền công dân. Toà án hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước thông qua trách nhiệm báo cáo công tác của Chánh án tại kì họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của tòa án nhân dân.

Khái niệm: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là hoạt động của VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh trong giai đoạn điều tra, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Đối tượng: Với ý nghĩa là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, truy tố họ ra trước Tòa án để xét xử, đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Đối tượng của công tác kiểm sát điều tra là việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, những người có thẩm quyền trong điều tra và những người tham gia tố tụng khác.
3.1.1.2. Phạm vi hoạt động động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

Theo Điều 2 Quy chế Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/1/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (gọi tắt là quy chế THQCT & KSĐT) xác định:
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra đến khi kết thúc việc điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

3.1.1.3. Ý nghĩa hoạt động hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử

- Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
- Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh;
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
3.1.2. nhiệm vụ, của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
Mục đích của thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội. Mục đích của kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
3.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn ( căn cứ theo điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2002 và Khoản 1 Điều 4 Quy chế THQCT & KSĐT)
- Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;
- Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can;
- Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
3.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra

Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn (căn cứ theo Theo Điều 113 BLTTHS năm 2003 và Khoản 2 Điều 4 Quy chế THQCT & KSĐT):
- Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng;
- Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;
- Yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

tải về 472.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương