TrƣỜng đẠi học khoa học tự nhiên phạm Thị Hà nghiên cứu chế TẠO, TÍnh chấT ĐIỆn hóa và



tải về 1.38 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/36
Chuyển đổi dữ liệu03.09.2022
Kích1.38 Mb.
#53064
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   36
tailieuxanh nghien cuu che tao tinh chat dien hoa va dinh huong ung dung cua lop ma dien hoa niken tren nen cac chat dan dien khac nhau 1994
tailieuxanh uftai ve tai day26992 3195
1.3.2. Khuy t tật cấu trúc [2] 
Vật liệu niken hiđroxit thường có chứa khuyết tật trong cấu trúc mạng tinh 
thể. Hai dạng khuyết tật chính là: khuyết tật 
lớn lên và khuyết tật biến dạng (hình 1.4). 
Trong khuyết tật lớn lên, chỉ có một dãy mặt 
khối tâm là lệch khỏi sự phát triển bình 
thường, các lớp mạng còn lại phát triển bình 
thường theo hướng của dãy lệch. Đối với 
khuyết tật biến dạng, hai dãy mặt khối tâm bị 
lệch trước khi sự phát triển của cấu trúc trở lại 
bình thường. 
Khi có chứa những khuyết tật trong mạng tinh thể, cấu trúc pha của Ni(OH)
2
có thể bị biến đổi thành dạng có tên gọi là β
bc
(dạng nghèo tinh thể). Dạng cấu trúc 
bị biến đổi này của β- Ni(OH)
2
có thể phân biệt với dạng có cấu trúc tinh thể hoàn 
hảo bởi sự mở rộng của pic nhiễu xạ trên giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu 
Ni(OH)
2

Sự oxi hóa β-Ni(OH)
2
trong quá trình oxi hóa tạo thành β-NiOOH, phản ứng 
điện hóa xảy ra cùng với proton bị chèn vào hoặc đẩy ra khỏi các lớp Ni(OH)
2

Phản ứng thường được viết dưới dạng :
β-Ni(OH)
2
β-NiOOH + H
+
+ e
-
(1.22) 
Khi quá trình oxi hóa xảy ra mạnh hoặc với thời gian quá lâu, pha γ-NiOOH 
được tạo thành với sự mở rộng khoảng cách giữa các lớp trong cấu trúc. Hiện tượng 
này được giải thích do sự đề proton bị dồn mạnh hơn so với quá trình oxi hóa thông 
thường. Hiện tượng này dẫn tới sự bắn ra mạnh của những proton giữa những mặt 
phẳng oxi gần nhau, do đó có sự chèn vào của các ion K
+
và phân tử nước từ dung 
dịch điện li nhằm ngăn cản sự bắn ra của proton. 
Hình 1.4. Khuyết tật cấu trúc 
 


19 
Sự có mặt của những proton không bền có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính 
của điện cực, điều này được thể hiện trong những vật liệu chứa khuyết tật so với vật 
liệu lý tưởng ở những điểm: 
- Trong quá trình oxi hóa, Ni(II) bị oxi hóa thành Ni(III) dễ dàng hơn vì 
những proton gần vùng khuyết tật dễ dời khỏi vị trí hơn. 
- Trong quá trình oxi hóa, sự hình thành pha γ trong khoảng không gian giữa 
các lớp gần một khuyết tật biến dạng cần năng lượng thấp hơn so với cấu trúc lí 
tưởng do khoảng cách giữa các lớp trong vật liệu thực lớn hơn trong cấu trúc lí 
tưởng. 
- Dạng β(II) được hình thành trong quá trình khử. Khi chỉ có hệ thống 
β(II)(III) tham gia quá trình điện hóa thì sự có mặt của khuyết tật vùng làm độ dẫn 
của vật liệu tăng lên, điều này làm tăng dung lượng phóng của điện cực. 
Những kết quả trên cho thấy, sự có mặt của khuyết tật ở mức độ phù hợp 
trong cấu trúc của vật liệu niken hiđroxit làm tăng hoạt tính của điện cực. 

tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương