TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên bùi Thị Huế nghiên cứU Ảnh hưỞng của nhiệT ĐỘ NUng đẾn quá trình ổN ĐỊnh hóa rắn bùN ĐỎ SẢn xuấT



tải về 157.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích157.28 Kb.
#9822

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Bùi Thị Huế

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NUNG

ĐẾN QUÁ TRÌNH ỔN ĐỊNH HÓA RẮN BÙN ĐỎ SẢN XUẤT

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN MẠNH KHẢI

Hà Nội - 2013

Hà Nội - 2012


MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương 1 - Tổng quan 3

1.1. Bauxite và tiềm năng bauxite 3

1.2. Công nghệ sản xuất alumin 10

1.3. Thành phần và tính chất của Bùn đỏ 21

1.4. Độc tính của bùn đỏ 26

1.5. Các phương hướng sử dụng bùn đỏ trên thế giới và Việt Nam 27

1.6. Quá trình ổn định hóa rắn 32

Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.2. Phương pháp nghiên cứu 37

2.2.1. Phương pháp sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xây dựng 37

2.2.2. Phương pháp ngâm chiết xác định độc tính của vật liệu 40

2.2.3. Phương pháp xác định thành phần khoáng vật của vật liệu 43

2.2.4. Phương pháp thử nghiệm vật lý 43

2.2.5. Phương pháp xác định độ co ngót của gạch nung 44

2.2.6. Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp 44

2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 44



Chương 3 – Kết quả và thảo luận 45

3.1. Bùn đỏ Tây Nguyên và các vấn đề môi trường 45

3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình ổn định hóa rắn 51

3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến cấu trúc của vật liệu 54

3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến dịch chiết mẫu 56

3.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến độ co ngót 61

3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến độ cứng vật liệu 63

Kết luận và kiến nghị 66

Tài liệu tham khảo 68

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong ba nước có trữ lượng quặng bauxite đứng đầu trên thế giới, đến nay bauxite đang trở thành một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của Việt Nam. Phần lớn trữ lượng bauxite của Việt Nam tập trung ở Tây Nguyên, đặc biệt là các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên như Lâm Đồng và Đắc Nông [6].

Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu triển khai xây dựng hai nhà máy sản xuất alumin đầu tiên, công suất 600.000 tấn/năm: nhà máy alumin Tân Rai và nhà máy alumin Nhân Cơ. Nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động thử nghiệm cuối năm 2012 và nhà máy thứ hai theo kế hoạch sẽ bắt đầu hoạt động sản xuất vào năm 2014. Tuy nhiên, vấn đề bất cập lớn nhất khi triển khai các dự án nhôm ở Tây Nguyên là vấn đề môi trường và sinh thái. Các chuyên gia của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế khi xem xét dự án  nhôm ở Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác đa phương và song phương đều cho rằng dự án sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sinh thái của khu vực trên một diện rộng [50].

Một vấn đề quan trọng mà hiện nay tất cả các nước sản xuất alumin đều quan tâm là vấn đề bùn thải trong quá trình chế biến quặng, còn gọi là bùn đỏ. Đặc trưng của bùn đỏ là có pH cao và có kích thước hạt mịn, nhỏ hơn 1mm. Do đó, bùn thải khi khô dễ phát tán bụi vào trong không khí gây ô nhiễm, tiếp xúc với bụi này gây ra các bệnh về da, mắt.

Một số thành phần hóa học chính trong bùn đỏ: Fe2O3, Al2O3, SiO2 và TiO2, Na2O, K2O, CaO...và một số nguyên tố kim loại có giá trị như: V, Ga.... Bên cạnh đó, bùn đỏ còn chứa một số nguyên tố phóng xạ, kim loại nặng, các chất thải nguy hại, oxalate gây tác động xấu cho sức khỏe con người và môi trường [8].

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng” là rất cần thiết để có thể tận dụng bùn đỏ làm vật liệu xây dựng.



Chương 1 - TỔNG QUAN

    1. Bauxite và tiềm năng bauxite

      1. Bauxite

      2. Quá trình hình thành bauxite

      3. Thành phần khoáng vật của bauxite

Bauxite tồn tại ở 3 dạng cấu trúc chính tùy thuộc vào số lượng phân tử nước chứa trong nó và cấu trúc tinh thể gồm: gibbsite Al(OH)3, boehmite γ-AlO(OH) và diaspore α-AlO(OH):

  • Gibbsite có hàm lượng alumin tối đa là 65,4%

  • Boehmite và diaspore cả hai đều có hàm lượng alumin tối đa là 85%.

      1. Tiềm năng bauxite thế giới và Việt Nam

        1. Tiềm năng bauxite thế giới

Theo số liệu điều tra thăm dò trước năm 2000, trên thế giới có hơn 40 nước có tài nguyên bauxite trong đó có 5 nước có trữ lượng trên 1 tỷ tấn là Guinea (7,4 tỷ tấn), Australia (5,8 tỷ tấn), Việt Nam (2,1 tỷ tấn), Jamaica (2 tỷ tấn), Brazil (1,9 tỷ tấn).

        1. Tiềm năng bauxite ở Việt Nam

Từ năm 1975 đến nay công tác điều tra, thăm dò bauxite ở Việt Nam đã đưa lại những kết quả mới với những dự báo đến "chóng mặt", chủ yếu liên quan đến loại bauxite laterite trong các vỏ phong hóa các đá bazan tuổi Neogen và Pliocen - Pleistocen ở miền Nam Việt Nam [6]:

  • 2000 - 2005: 6,75 tỷ tấn quặng nguyên khai,

  • 2007: 5,4 tỷ tấn quặng nguyên khai (2,298 tỷ tấn quặng tinh),

  • 2009: 6,75 tỷ tấn quặng nguyên khai (1,62 tỷ tấn quặng tinh),

  • 2010: 6,91 tỷ tấn quặng nguyên khai (3,088 tỷ tấn quặng tinh),

    1. Công nghệ sản xuất alumin

      1. Công nghệ làm giàu và chế biến quặng bauxite

      2. Công nghệ sản xuất alumin

      3. Công nghệ sản xuất nhôm khu vực Tây Nguyên



    1. Thành phần và tính chất của bùn đỏ

      1. Vấn đề bùn thải - bùn đỏ

      2. Thành phần bùn đỏ

Khi phân tích thành phần hóa học của bùn đỏ thì tất cả các mẫu bùn đỏ đều chứa các nguyên tố: Si, Al, Fe, Ca, Ti…

Bảng 1.6. Thành phần bùn đỏ của một số nhà máy alumin trên thế giới [22]

Nguyên tố %

Mẫu 1(Kaiser)

Mẫu 2(Alcoa)

Mẫu 3(Alcoa)

Mẫu 4(Reynolds)

Al

2 - 4

5 - 10

3 – 8

1,3

B

< 0,005

0,005

0,005

0,005

Ba

0,02

0,01

0,01

0,01

Be

<0,0001

<0,0001

<0,001

<0,001

Ca

5 - 10

3 - 6

4 – 6

20 – 40

Co

0,01

<0,005

0,01

<0,002

Cu

0,02

<0,005

0,01

0,002

Cr

0,1

0,05

0,1

0,005

Fe

10 - 20

5 - 10

20 - 40

5 – 10



    1. Độc tính của bùn đỏ

    2. Các phương pháp sử dụng bùn đỏ trên thế giới và Việt Nam

      1. Các phương pháp sử dụng bùn đỏ trên thế giới

      2. Các phương pháp sử dụng bùn đỏ ở Việt Nam

    1. Quá trình ổn định hóa rắn

      1. Ổn định hóa rắn

      2. Cơ chế của quá trình ổn định hóa rắn

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1. Đối tượng nghiên cứu

  • Bùn đỏ

  • Phụ gia cát

  • Cao lanh

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô phòng thí nghiệm đối và quy mô thực tế tại nhà máy gạch tuynel.

    1. Phương pháp nghiên cứu

      1. Phương pháp sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xây dựng

      2. Phương pháp ngâm chiết xác định độ an toàn môi trường của vật liệu

      3. Phương pháp xác định thành phần khoáng vật của vật liệu

      4. Phương pháp thử nghiệm vật lý

Để gạch có thể được sử dụng vào thực tế, cần có các đặc tính phù hợp với các tiêu chuẩn cho gạch xây dựng, quan trọng nhất là các đặc tính: chịu uốn, chịu nén, hút nước [37].

      1. Phương pháp xác định độ co ngót của gạch nung

Thể tích viên gạch trước nung được xác định: H1 = l1 x r1 x h1 và sau nung là H2 = l2 x r2 x h2. Độ co ngót của gạch được tính toán: K = H1/H2 .100%

      1. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp

      2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    1. Bùn đỏ Tây Nguyên và các vấn đề môi trường

      1. Đặc điểm của bauxite khu vực Tây Nguyên

Thành phần bauxite tại các vị trí dự kiến khai thác làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất alumin Việt Nam được trình bày trong Bảng

Bảng 3.1. Thành phần quặng bauxite nguyên khai ở

các khu mỏ Tây Nguyên [6]

Thành phần hoá học, %

Mẫu Tân Rai (AP-Pháp)

Mẫu Nhân Cơ (CSIRO-Úc)

Mẫu Gia Nghĩa (ALCOA-Úc)

Al2O3

47,1

49,58

47,7

SiO2

2,68

2,46

5,9

Fe2O3

21,1

17,3

18,9

TiO2

2,62

2,69

2,9

M.K.N

26,4

27,2







      1. Thành phần tính chất bùn đỏ và các vấn đề môi trường

        1. Hàm lượng các oxit

Trong quá trình phân tích thành phần oxit trong bùn đỏ, nhóm nghiên cứu đã xác định được các thành phần chủ yếu: SiO2, Fe2O3, Al2O3 như trong Bảng

Bảng 3.2. Hàm lượng oxit trong bùn đỏ ở Tây Nguyên, Việt Nam

Oxit

Hàm lượng(%)

Oxit

Hàm lượng(%)

Fe2O3

30,8

P2O5

0,22

MnO

0,02

SiO2

31,7

TiO2

2,58

Al2O3

15,6

CaO

3,51

MgO

0,27

K2O

0,11

Na2O

3,14

        1. Các nguyên tố phóng xạ

Kết quả nghiên cứu, phân tích hàm lượng các chất phóng xạ và hoạt độ riêng của chúng trong mẫu bauxite và bùn đỏ cho thấy không có sự khác biệt nhiều về thành phần và hoạt độ phóng xạ giữa quặng bauxite ban đầu và bùn đỏ.

Bảng 3.5. Hàm lượng U, Th, K trong các mẫu và liều hiệu dụng năm

do phông bức xạ gamma gây ra




U

(ppm)

Th

(ppm)

K

(%)

Liều hiệu dụng (mSv/năm)

Giới hạn liều hiệu dụng TCVN 6866:2001

Quặng bauxite

1,53

8,03

0,042

0,26

1 mSv/năm

Bùn đỏ

1,27

7,22

0,045

0,23

Liều hiệu dụng hàng năm của quặng bauxite và bùn đỏ do phông bức xạ gamma gây ra nhỏ hơn liều hiệu dụng hằng năm đối với dân chúng (1mSv/năm) (theo TCVN 6866:2001) [1] và nhỏ hơn liều hiệu dụng trung bình hàng năm do phông gamma tự nhiên gây ra (0,5mSv/năm) (UNSCEAR).

        1. Thành phần kim loại nặng trong mẫu bùn đỏ

Bảng 3.6. Hàm kim loại nặng trong bùn đỏ

TT

Kim loại nặng

Đơn vị

Bùn đỏ

QCVN 03:2008/BTNMT (đất công nghiệp)

1

Cu

mg/kg

53,50

100

2

Pb

mg/kg

1,21

300

3

Zn

mg/kg

599,01

300

4

Cd

mg/kg

3,09

10

Ở vật liệu mới này sẽ được xem xét để đánh giá có đủ điều kiện để sử dụng trong xây dựng dân dụng được không, trước hết cần đạt yêu cầu về độ an toàn cho môi trường và sinh thái, các chỉ tiêu kim loại nặng phải nằm trong ngưỡng an toàn đối với các quy định về chất thải nguy hại.

        1. Thành phần cơ giới của mẫu bùn đỏ

Thành phần cơ giới của bùn đỏ phân loại theo hình tam giác đều là thịt pha cát (cát chiếm 57,056%, limon 33,814%, và sét 9,13%).

Bảng 3.7. Thành phần cấp hạt mẫu bùn đỏ

Cát (0,05

Limon (0,001

Sét (<0,001mm)

57,056%

33,814%

9,13%

Limon thô

Limon trung bình

Limon mịn

2,13%

10,076%

3,608%




    1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình ổn định hóa rắn

      1. nh hưởng của nhiệt độ nung đến cấu trúc của vật liệu


Hình 3.7. Biểu đồ biến đổi thành phần khoáng theo nhiệt độ

Khi nung mẫu đến nhiệt độ cao, sắt trong các khác của của bùn đỏ: limonite FeO(OH).nH2O, goethite (FeOOH) bị khử hidrat để chuyển về dạng oxit Fe2O3, làm cho hàm lượng Fe2O3 tăng lên khi đưa nhiệt độ nung lên cao.

Ở nhiệt độ cao, cấu trúc các khoáng thay đổi theo nhiệt độ, sự biến đổi thù hình, hình thành các khoáng mới, sự hình thành pha lỏng, biến đổi thành phần pha, sự hình thành vi cấu trúc mới của vật liệu, hoặc có thể tồn tại ở dạng silicate vô định hình gọi là silicate nhân tạo, nên kết quả phân tích XRD cho thấy thành phần này bị giảm đáng kể.


      1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến dịch chiết mẫu

        1. Kết quả xác định dung môi chiết




Hình 3.8. Sự thay đổi pH dịch lắc trước và sau khi thêm axit HCl

Như vậy, sau khi cho thêm HCl vào và đun dung dịch này lên thì pH của tất cả các dịch lắc của mẫu (ở nhiệt độ khác nhau) đều có giá trị pH<5. Nên sử dụng dung môi chiết 1 để chiết tất cả các mẫu.



        1. Giá trị pH của dịch chiết mẫu




Hình 3.9. Sự phụ thuộc pH của dịch chiết mẫu vào nhiệt độ nung mẫu

Khi biểu diễn kết quả pH của dịch chiết trên đồ thị, thể hiện rõ xu hướng biến đổi của pH dịch chiết. Khi so sánh pH của dịch chiết của 3 bậc chiết liên tiếp, lần 1 có pH cao nhất, sau đó đến bậc chiết 2 và chiết 3. Có sự khác biệt pH ở các lần chiết ở đây là do đặc điểm của gạch nung. Ở bậc chiết 1, đây là lần đầu tiên cho vật liệu vào lắc với dung môi chiết, trong vật liệu vẫn còn một lượng OH- (từ NaOH) chưa được cố định hoặc chưa tham gia hình thành khoáng vật mới, vẫn còn tồn tại tự do trong vật liệu. Nên khi cho dung môi chiết (pH = 4,93; có tính đệm) vào, một lượng lớn H+ (từ CH3COOH) sẽ trung hòa với OH- có trong vật liệu. Sau đó, các dịch chiết bậc 2, bậc 3: do lượng xút có trong mẫu đa số đã được trung hòa ở dịch chiết bậc 1, nên lượng NaOH còn lại với hàm lượng thấp, khi thêm dung môi chiết để chiết bậc 2, bậc 3, lượng NaOH hòa tách ít nên không ảnh hưởng nhiều đến pH dung môi chiết. Chính vì thế, ở các lần chiết sau pH của dịch chiết càng gần với pH của dung môi, không chịu ảnh hưởng nhiều của mẫu.

Khi nhiệt độ nung mẫu tăng, pH của các bậc chiết lại có xu hướng giảm, ở 600oC, pH của dịch chiết bậc 1 là 5,61 và bậc 3 là 5,33. Trong khi đó, ở 1000oC, pH của dịch chiết bậc 1 là 5,27 và bậc 3 là 5,23. Có sự khác biệt về pH của dịch chiết khi thay đổi nhiệt độ nung mẫu là do khi nhiệt độ nung tăng cao, thì hàm lượng NaOH càng lớn bị cố định, lưu giữ trong các thành phần khoáng vật mới, các khoáng vật này không bị hòa tan, thôi chiết trong dung môi chiết.


        1. Kết quả đo kim loại nặng dịch chiết mẫu

Theo bảng kết quả phân tích kim loại nặng, có thể thấy sự thay đổi đáng kể, ở đây, nồng độ các kim loại nặng có giá trị rất nhỏ.



Hình 3.10. Biến thiên nồng độ kim loại nặng trong dịch chiết theo nhiệt độ nung

Theo biểu đồ biến thiên nồng độ các kim loại nặng khi thay đổi nhiệt độ nung: khi tăng dần nhiệt độ lên, nồng độ của 4 kim loại bất thường theo các xu hướng khác nhau, tuy nhiên ở tất cả các nhiệt độ nung khác nhau, kết quả phân tích kim loại nặng trong dịch chiết của gạch đều cho kết quả rất thấp so với ngưỡng chất thải nguy hại theo QCVN 07 : 2009.



      1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến độ co ngót



Hình 3.11. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến độ co ngót của vật liệu

      1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến độ cứng vật liệu

Gạch sau nung được xác định các đặc tính như khả năng chịu uốn, chịu nén, độ hút nước theo TCVN 6355:2009.


STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Phương pháp thử

1

Cường độ nén

Mpa

7,7

TCVN 6355-2:2009

2

Cường độ uốn

Mpa

2,8

TCVN 6355-3:2009

3

Độ hút nước

%

19,5

TCVN 6355-4:2009
Bảng 3.13. Kết quả phân tích các đặc tính vật lý của gạch [13,14,15]

Cường độ nén, gạch đạt mác M75, cường độ uốn, mác M150, độ hút nước là 19,5%, cao hơn so với tiêu chuẩn.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

  1. Khi giữ nguyên tỉ lệ phối trộn mẫu, nâng dần nhiệt độ nung lên, thành phần khoáng của mẫu có sự thay đổi đáng kể. Ở nhiệt độ càng cao, hàm lượng quartz trong mẫu càng giảm (39,93% ở 600oC xuống 9,64% ở 1000oC), hàm lượng khoáng hematite càng tăng (16,36% ở 600oC lên 38,53 % ở 1000oC). Hàm lượng albite có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, hàm lượng zeolite biến thiên ít, ở mức ổn định.

  2. Kết quả đo pH của dịch chiết mẫu sau 3 lần chiết cho thấy, ở các dịch chiết mẫu sau có pH thấp hơn dịch chiết mẫu đầu tiên và càng về sau pH ổn định, nhưng pH giữa các lần chiết không chênh lệch nhiều. Còn khi thay đổi nhiệt độ nung mẫu, tăng nhiệt độ nung lên thì pH của dịch chiết có xu hướng giảm nhưng không nhiều.

  3. Lấy dịch chiết cuối cùng của mẫu ở nhiệt độ nung khác nhau để đo các chỉ tiêu kim loại nặng Cu, Zn, Pb, Cd cho thấy, đối với chỉ tiêu Pb và Cd, hầu như ở tất cả các nhiệt độ nung đều không phát hiện được, còn chỉ tiêu Zn và Cu đều ở mức thấp, nằm dưới ngưỡng cho phép của chất thải nguy hại và nồng độ trung bình trong môi trường tự nhiên.

  4. Khi đưa nhiệt độ nung gạch lên cao độ co ngót của vật liệu càng lớn, ở nhiệt độ nung 600oC gạch bị giảm 10,5% về thể tích và ở 1000oC là 21,11%.

  5. Đưa nguyên liệu vào sản xuất gạch theo quy trình sản xuất gạch công nghiệp: kích cỡ 230mm x 110mm x 63mm nung theo nhiệt độ lò nung công nghiệp (1000oC) để xác định tính chất vật lý của gạch. Gạch có độ chịu nén đạt tiêu chuẩn gạch M75 và cường độ chịu uốn đạt M150. Tuy nhiên, khi so sánh với yêu cầu kĩ thuật về độ hút nước, thì gạch đạt độ hút nước là 19,5%, còn yêu cầu kĩ thuật là dưới 16%. Đây là do nguyên liệu có hàm lượng huyền phù cao, lưu giữ nước tốt, nên gạch nung lên sẽ có độ rỗng cao, tăng khả năng hút nước. Nếu so sánh với gạch đất sét nung thông thường cùng kích cỡ thì gạch tự bùn đỏ có khối lượng nhỏ hơn nhiều (>0,6 kg/viên, với kích cỡ như nhau).

KIẾN NGHỊ

  1. Với các kết quả nghiên cứu cho thấy, do các ưu khuyết điểm về tính chất vật lý nên loại gạch từ bùn đỏ có thế sử dụng để xây dựng trong nhà, ít chịu tác động của thời tiết, nhưng cần có các nghiên cứu thêm để có thể tăng cường các ưu điểm của loại gạch này: nhẹ, chịu uốn, chịu nén và khắc phục nhược điểm: độ hút nước cao để có thể sử dụng cho xây dựng ngoài trời. Với độ xốp cao, gạch có tiềm năng sử dụng cho mục đích là vật liệu cách nhiệt trong xây dựng dân dụng.

  2. Tiến hành với các thí nghiệm vật liệu với tỉ lệ phối trộn bùn đỏ:cao lanh:cát khác hoặc sử dụng các phụ gia khác có tiềm năng như: tro bay, bột đá vôi... để có được nhiều loại gạch với các chức năng khác hay sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác nhau.

  3. Nhà nước cần hỗ trợ các nhà khoa học và các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ các ứng dụng trong lĩnh vực tận dụng chất thải rắn là bùn đỏ nhằm giải quyết vấn đề môi trường và coi đó như dạng tài nguyên mới tiềm năng cho phát triển kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Bộ Khoa học và công nghệ (2001), TCVN 6866:2001 - An toàn bức xạ. Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng.

  2. Bộ tài nguyên và môi trường (2009), QCVN 07: 2009 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

  3. Trần Ngọc Dư (2012), “Xử lý bùn đỏ chất thải sau quá trình công nghệ chế biến quặng bauxite”, Giải pháp công nghệ mới, thân thiện môi trường, Tạp chí Môi trường đô thị Việt Nam, 75(3), tr. 29-31.

  4. Hồ Sĩ Giao, Mai Thế Toản (2008), “Dự án khai thác, chế biến bauxite Tây Nguyên và vấn đề môi trường”, Tài nguyên và Môi trường, (7), tr.51.

  5. Lưu Đức Hải, Trần Văn Quy, Nguyễn Xuân Huân, Trần Văn Sơn (2012), “Nghiên cứu một số đặc tính hóa học và vật lý cơ bản của bùn đỏ nhằm định hướng sản xuất vật liệu xây dựng”, Tạp chí khoa học ĐHQG, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28(4S), tr. 53-60.

  6. Lưu Đức Hải (2012), “Thu thập các số liệu, tư liệu về công nghệ sản xuất alumin, thành phần và tính chất của bùn đỏ trong các tư liệu trong và ngoài nước”, Nghiên cứu khả năng chế tạo vật liệu xây dựng TF bùn đỏ phát sinh trong công nghệ sản xuất alumin ở Tây Nguyên, Đại Học Quốc gia Hà Nội

  7. Lê Thanh Hải (2007), “Nghiên cứu xử lý và tái sử dụng một số loại bùn thải chứa kim loại nặng bằng ứng dụng quá trình ổn định hóa rắn”, Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, 10(1), tr. 55-60.

  8. Nguyễn Mạnh Khải (2012), “Nghiên cứu tác động độc hại và nguy cơ gây tác động môi trường của bùn đỏ”, Nghiên cứu khả năng chế tạo vật liệu xây dựng TF bùn đỏ phát sinh trong công nghệ sản xuất alumin ở Tây Nguyên, Đại Học Quốc gia Hà Nội.

  9. Nguyễn Ngọc Minh (2012), “Thu thập và phân tích phương pháp và quy trình công nghệ sử dụng bùn đỏ để sản xuất vật liệu xây dựng”, Nghiên cứu khả năng chế tạo vật liệu xây dựng TF bùn đỏ phát sinh trong công nghệ sản xuất alumin ở Tây Nguyên, Đại Học Quốc gia Hà Nội.

  10. Minh Quang (2009), “Dự án khai thác bauxite ở Đăk Nông – Cơ hội cho địa phương thoát nghèo”, Tài nguyên và Môi trường, (9), tr.28.

  11. Trần Văn Sơn (2012), “Thiết lập quy trình công nghệ sử dụng bùn đỏ để sản xuất gạch xây gốm nung”, Nghiên cứu khả năng chế tạo vật liệu xây dựng TF bùn đỏ phát sinh trong công nghệ sản xuất alumin ở Tây Nguyên, Đại Học Quốc gia Hà Nội.

  12. TCVN 1451:1998 - Gạch đặc đất sét nung

  13. TCVN 6355-2:2009 - Xác định cường độ nén

  14. TCVN 6355-3:2009 - Xác định cường độ uốn

  15. TCVN 6355-4:2009 - Xác định độ hút nước

  16. TCVN 6476:1999 - Gạch bê tông tự chèn

  17. TCVN 6477:1999 - Gạch block tự chèn.

  18. Tổng công ty khoáng sản (2006), “Đánh giá tác động môi trường Tổ hợp bauxite Lâm Đồng”.

  19. Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản (2011), Điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng quặng bauxite, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam, Hà Nội.

  20. Bùi Cách Tuyến, Mai Thế Toản (2009), “Công nghiệp khai thác Bauxite - sản xuất alumina - nhôm tại khu vực Tây Nguyên: Tiềm năng và thách thức”, Tạp chí tài nguyên và Môi trường, (8), tr. 12.

  21. Nguyễn Thành Vạn (2012), “Tài nguyên bauxite ở Việt Nam và sự phát triển bền vững”.

  22. Nguyễn Khắc Vinh (2009), “Tài nguyên bauxite trên Thế giới và Việt Nam”, Tạp chí tài nguyên và môi trường (số 7), tr. 49-51.

Tiếng Anh

  1. A. Collazo, D. Fernández, M. Izquierdo, X.R. Nóvoa, C. Pérez (2005), “Evaluation of red mud as surface treatment for carbon steel prior painting”, Progress in Organic Coatings, (52), pp. 351–358.

  2. B. Koumanova, M. Drame, M. Popangelova (1997), “Phosphate removal from aqueous solutions using red mud wasted in bauxite Bayer's process”, Resources, Conservation and Recycling, (19), pp. 11- 20.

  3. C. Klauber, M. Gräfe, G. Power (2011), “Bauxite residue issues: II. options for residue utilization”, Hydrometallurgy, (108), pp. 11 – 32.

  4. Claudia Brunori, Carlo Cremisini, Paolo Massanisso (2005), “Reuse of a treated red mud bauxite waste: studies on environmental compatibility”, Journal of Hazardous Materials (B117), pp. 55–63.

  5. D. Tuazon , G.D. Corder (2008), “Life cycle assessment of seawater neutralised red mud for treatment of acid mine drainage”, Resources, Conservation and Recycling, (52), pp. 1307–1314.

  6. Édith Poulin , Jean-François Blais, Guy Mercier (2008), “Transformation of red mud from aluminium industry into a coagulant for wastewater treatment”, Hydrometallurg, (92), pp. 16–25.

  7. Hanifi Binic, Orhan Aksogan, Derya Bakbak (2009), “Sound insulation of fibre reinforced mud brick walls”, Construction and Building Materials, (23), pp. 1035–1041.

  8. Houda Mekki, Michael Anderso, Mourad Benzina (2008), “Valorization of olive mill wastewater by its incorporation in building bricks”, Journal of Hazardous Materials, 158), pp. 308–315.

  9. Hülya Genç-Fuhrman, Jens Christian Tjell (2004), “Increasing the arsenate adsorption capacity of neutralized red mud”, Journal of Colloid and Interface Science, (271), pp. 313–320.

  10. Li Zhong, Yifei Zhang Yi Zhang (2009), “Extraction of alumina and sodium oxide from red mud by a mild hydro-chemical process”, Journal of Hazardous Materials, (172), pp. 1629–1634.

  11. LIU Chang-jun, LI Yan-zhong, LUAN Zhao-kun (2007), “Adsorption removal of phosphate from aqueous solution by active red mud”, Journal of Environmental Sciences, (19), pp. 1166–1170.

  12. M. Giugliano and A. Paggi j' (1985), “Use of tannery sludge in brick production”, Waste Management & Research, (3), pp. 361 -368.

  13. Mária Omastová, Jan Proken (2007), “Synthesis and characterization of red mud/polyaniline composites: Electrical properties and thermal stability”, European Polymer Journal, (43), pp. 2471–2480.

  14. Ran Zhang, Shili Zheng, Shuhua Ma, Yi Zhang (2011), “Recovery of alumina and alkali in Bayer red mud by the formation of andradite - grossular hydrogarnet in hydrothermal process”, Journal of Hazardous Materials, (189), pp. 827–835.

  15. S.P. Raut, R.V. Ralegaonkar, S.A. Mandavgane (2011), “Development of sustainable construction material using industrial and agricultural solid waste: A review of waste-create bricks”, Construction and Building Materials, (25), pp. 4037–4042.

  16. Shaobin Wang, H.M. Ang, M.O. Tadé (2008), “Novel applications of red mud as coagulant, adsorbent and catalyst for environmentally benign processes”, Chemosphere, (72), pp. 1621–1635.

  17. Snigdha Sushil, Vidya S. Batra (2008), “Catalytic applications of red mud, an aluminium industry waste: A review”, Applied Catalysis B: Environmental, (81), pp. 64–77.

  18. Soo-Jin Park, Byung-Ryul Jun (2005), “Improvement of red mud polymer-matrix nanocomposites by red mud”, Journal of Colloid and Interface Science, (284), pp. 204–209.

  19. U. Danis (2005), “Chromate removal from water using red mud and crossflow microfiltration”, Desalination, (181), pp. 135-143.

  20. V. Jobbágy , J. Somlai, J. Kovács, G. Szeiler, T. Kovács (2009), “Dependence of radon emanation of red mud bauxite processing wastes on heat treatment”, Journal of Hazardous Materials, (172), pp. 1258–1263.

  21. Wanchao Liu, Jiak uan Yang (2009), “Application of Bayer red mud for iron recovery and building material production from alumosilicate residues”, Journal of Hazardous Materials, (161), pp. 474–478.

  22. Weiwei Huang, Shaobin Wang, Zhonghua Zhu (2008), “Phosphate removal from wastewater using red mud”, Journal of Hazardous Materials, (158), pp. 35–42.

  23. Xiaoming Liu, Na Zhang, Henghu Sun, Jixiu Zhang (2011), “Structural investigation relating to the cementitious activity of bauxite residue — Red mud”, Cement and Concrete Research, (41), pp. 847– 853.

  24. Yanju Liu, Ravi Naidu, Hui Ming (2011), “Red mud as an amendment for pollutants in solid and liquid phases”, Geoderma, (163), pp. 1 –12.

  25. Ying Zhao, Jun Wang, Zhaok un Luan (2009), “Removal of phosphate from aqueous solution by red mud using a factorial design”, Journal of Hazardous Materials, (165), pp. 1193–1199.

  26. Ying Zhao , Lie-yu Zhang, Fan Ni, Beidou Xi (2011), “Evaluation of a novel composite inorganic coagulant prepared by red mud for phosphate removal”, Desalination, (273), pp. 414 –420.

Trang web

  1. http://bauxite.world-aluminium.org/refining/process.html

  2. http://moitruong.xaydung.gov.vn/moitruong/module/news/viewcontent.asp?ID=533&langid=1

  3. http://cie.net.vn/vn/Thu-vien/Cong-nghe-san-xuat/Tong-quan-ve-qua-trinh-hinh-thanh-khai-thac-va-che-bien-Bauxite-va-San-xuat-nhom.aspx

  4. http://vampro.vn/cong-trinh-khoa-hoc/tai-nguyen-khoang-san/tai-nguyen-bauxite-o-viet-nam-va-su-phat-trien-ben-vung.aspx

  5. http://www.sochemvn.com/index.php/nha-may-hoa-chat-tan-binh-2




Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 157.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương