Triet Hoc Quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể triết học


II. Phân tích về vấn đề hội nhập của việt nam



tải về 177.48 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.01.2024
Kích177.48 Kb.
#56424
1   2   3   4
triet-hoc-quan-diem-toan-dien-lich-su-cu-the

II.
Phân tích về vấn đề hội nhập của việt nam
1. Tích cực
Thứ nhất, nhà nước sẽ có cơ hội vay vốn của các nước khác để hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhập khẩu theo
hướng hiệu quả hơn.
Thứ hai, thị trường sẽ được mở rộng. Nhà nước có thể xuất khẩu hàng hoá ra nước
ngoài mở rộng thị trường nước ngoài,
hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những
ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia
tăng phúc lợi xã hội.
Thứ ba, tiếp thu được những văn hoá tốt đẹp của nước ngoài từ đó có thể làm cho
nền văn hóa việt nam thêm đa dạng
Downloaded by toan nguyen (toanthuan1975@gmail.com)
lOMoARcPSD|20249436


Thứ tư,
tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ,
đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước
tiên tiến.
Thứ năm, tạo điều kiện cho Việt Nam tìm được một ví trí thích hợp trong trật tự thế
giới mới, gia tăng uy tín và vị thế, tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và
phát triển ở phạm vi khu vực thế giới.
Thứ sáu, gia tăng quan hệ ngoại giao với các nước trong và ngoài khu vực tạo được
môi trường quốc tế thuận lợi, huy động được các nguồn lực bên ngoài nhưng vẫn mang
đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”
2. Tiêu cực
Thứ nhất, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc, chất lượng
tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển
dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu vẫn là nguy cơ, còn không ít bất cập trong cơ cấu
nhập khẩu. Về cơ bản nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai
thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế biến thấp
và gia công hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt may, da giày, điện tử…)
Thứ hai, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Vấn đề mà cả hai bên quan
tâm đó là chạy theo và chạy đua với chỉ tiêu được ấn từ trên xuống. Ở giai đoạn này, kinh
tế quốc doanh và kinh tế tập thể được coi trọng đặc biệt. Từ đó hạn chế sự phát triển của
các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, triệt tiêu
động lực kinh tế, lao động sáng tạo đối với người lao động, không kích thích tính năng
động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian . Bộ máy quản lí này vừa
kém năng động vừa sinh ra đội ngũ kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu,
nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Hoạt động kinh tế kém hiệu
quả. Trong thực tế, bộ máy nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh còn xuất hiện tính
tham ô.
Thứ tư, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam nói riêng và nền kinh tế
Viê ̣t Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn
đến một số ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, nhập
khẩu tăng mạnh, song thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm,… Năng suất lao động
tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi thế nhân công và chi phí mặt bằng rẻ, chi phí
năng lượng thấp đã ảnh hướng nhiều đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như
của doanh nghiệp, sản phẩm.
Downloaded by toan nguyen (toanthuan1975@gmail.com)
lOMoARcPSD|20249436



tải về 177.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương