Tập trung thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an và của tỉnh về phòng ngừa, đấu tranh tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm và VI phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi



tải về 70.5 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2024
Kích70.5 Kb.
#56741
1   2   3   4
kế hoạch phòng ngừa xâm hại trẻ em UBND huyện

II. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

  1. Công tác chỉ đạo, điều hành

  • Các Phòng, ban, ngành chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc để tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành, đoàn thể áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh, kiềm chế, làm giảm loại tội phạm này.

  • Nâng cao hiệu quả phối họp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và địa phương trong tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, gắn với các chương trình an sinh xã hội, chấp hành chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em để hạn chế nguyên nhân phát sinh tội phạm xâm hại trẻ em, người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.

  • Tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến nhóm trẻ em, người dưới 18 tuổi có nguy cơ chịu tác động của yếu tố kinh tế - xã hội như: tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, dân cư, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhóm nguyên nhân ảnh hưởng văn hóa tiêu cực..., chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phát huy trách nhiệm, vai trò vận động quần chúng, vận động cá biệt ở từng xã, thôn, xóm, từng gia đình không để mâu thuẫn kéo dài, âm ỉ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xâm hại tính mạng, sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

  • Tổ chức Đoàn liên ngành kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình công tác năm 2023 tại một số địa bàn ừọng điểm, chú trọng kiểm tra chéo, kiểm tra đột xuất, rút kinh nghiệm tại các đom vị cơ sở; kịp thời chấn chỉnh đom vị, địa phương thống kê, báo cáo không đúng số liệu, để xảy ra các vụ xâm hại, bạo lực, bạo hành trẻ em đặc biệt nghiêm trọng; đảm bảo báo cáo chỉ tiêu “thật, đủ”, số liệu thống kê "sạch, sổng”; không che giấu thông tin vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em, không để tồn đọng, kéo dài do nguyên nhân chủ quan; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.

  1. Công tác tuyên truyền phòng ngừa

  • Các Phòng, ban, ngành chỉ đạo tăng cường tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, chú trọng các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn xã hội, nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trẻ em mồ côi hiện sống cùng người thân; người dưới 18 tuổi sau khi chấp hành án phạt tù có thời hạn.

  • Chú trọng tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn phạm tội, kết quả công tác điều tra, xử lý của lực lượng Công an, kỹ năng ứng phó, giúp người dân nâng cao cảnh giác với thủ đoạn của tội phạm, biện pháp bảo vệ trẻ em tại cộng đồng. Tạo sự chuyển biến về nhận thức để người dân tích cực tham gia phòng ngừa, tích cực tố giác tội phạm, phối hợp giúp lực lượng Công an trong công tác điều tra, xử lý loại tội phạm này. Lực lượng Công an kịp thời phản ánh chính xác, công khai kết quả điều tra xử lý tội phạm xâm hại trẻ em, các vụ án được dư luận quan tâm, phục vụ Ban Chủ nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân để xây dựng báo cáo về trẻ em.

  • Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tuyên truyền kỹ năng giúp trẻ em nhận diện và tự bảo vệ trước hành vi xâm hại, gắn công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình với các đợt sinh hoạt chính trị hoặc các phong trào thi đua của trường học, đoàn thanh niên, phụ nữ, hội sinh viên, Hội liên hiệp thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong bằng các hình thức như: tổ chức thi tìm hiểu, hội thảo tọa đàm, mòi báo cáo viên, kịch tấu, văn nghệ, panô, áp phích, tờ rơi kết hợp với tuyên truyền trên các trang mạng xã hội nhằm phát huy vai trò tích cực lực lượng xung kích của tuổi trẻ.

  • Tăng thời lượng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh: Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Nam Định, trang thông tin điện tử của tỉnh, ngành, chính quyền địa phương về chủ trương, chính sách, pháp luật bảo vệ trẻ em; cảnh báo phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm; kết quả công tác thực hiện pháp luật, đấu tranh phòng, chống xâm hại trẻ em; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em (tháng 6/2024), Tháng Thanh niên (tháng 3/2024), đoàn viên thanh niên tìm hiểu pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em.

  1. Xây dựng, duy trì mô hình phòng ngừa vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi

  • Tập trung củng cố, xây dựng, duy trì các mô hình “Phòng ngừa, trợ giúp, giáo dục cảm hóa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hoặc chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng”, “Phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục, phòng ngừa ữẻ em bị bạo lực, bạo hành, mua bán”, phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác để lựa chọn, giới thiệu làm nòng cốt nhắm tăng tính tương tác, hỗ trợ và phối họp giáo dục cảm hóa người dưới 18 tuổi chấp hành pháp luật, tái hòa nhập cộng đồng.

  • Huy động sức mạnh chính trị của toàn dân, các tổ chức, đoàn thể, tổ chức quần chúng tham gia giáo dục cảm hóa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật; lồng ghép với công tác phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, tội phạm mua bán người; củng cố, xây dựng các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương; bảo vệ phụ nữ, trẻ em, nhất là tại các địa bàn khó khăn.

  • Tổ chức đánh giá hiệu quả các mô hình điển hình như: “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường”, “An toàn trường học”, “Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng”, “Tổ tự quản về ANTT”, “Hộ an toàn, Tổ dân phố bình yên”... để rút kinh nghiệm; chú trọng mở lớp tập huấn chính sách, pháp luật, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ cơ sở phụ trách, theo dõi các mô hình này.

  1. Đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi

  • Lực lượng Công an huyện (chủ công là Cảnh sát hình sự): Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan mở Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn huyện; Xây dựng kế hoạch chuyên đề đấu tranh ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi; Nâng cao hiệu quả điều tra khám phá vụ án xâm hại trẻ em, vụ án liên quan đến trẻ em có nguyên nhân từ bạo lực gia đình; nhóm trẻ em bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, mặt trái kinh tế thị trường, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia.

  • Lực lượng Công an phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố các vụ án xâm hại trẻ em; phối hợp Tòa án nhân dân các cấp xét xử các vụ án xâm hại trẻ em, mua bán người dưới 16 tuổi theo nguyên tắc ‘‘lẩy nạn nhân làm trung tâm ”, không để trẻ em bị tái tổn thương trong quá trình giải quyết vụ án. Đấu tranh quyết liệt với tội phạm xâm hại trẻ em, phối hợp thanh tra, kiểm tra ngăn chặn, phát hiện hành vi bỏ lọt tội phạm, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đảm bảo đúng người, đúng tội, tạo niềm tin với quần chúng nhân dân.

  • Thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tâm lý người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết 121/NQ- QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chổng xâm hại trẻ em”.


tải về 70.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương