Tập CÔng nghệ chuyển mạch tiên tiến lời nóI ĐẦU


So sánh các thuộc tính cơ bản giữa IP và ATM



tải về 3.01 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/55
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích3.01 Mb.
#51966
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   55
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch Tập 2 - TS. Hoàng Minh, TS. Hoàng Trọng Minh 965347

4.1.3 So sánh các thuộc tính cơ bản giữa IP và ATM 
Một số thuộc tính cơ bản của hai công nghệ được trình bày tóm tắt 
dưới đây: 
a) Khả năng hỗ trợ các ứng dụng 
Công nghệ IP nguyên thuỷ chủ yếu hỗ trợ các ứng dụng số liệu 
không đồng bộ, các ứng dụng dữ liệu đồng bộ được xử lý qua các giao 
thức lớp cao. Trong khi đó công nghệ ATM hỗ trợ cả các ứng dụng thoại, 
dữ liệu đồng bộ và không đồng bộ với các đặc tính phân lớp dịch vụ ứng 
dụng theo nhóm. 
b) Khả năng kết nối 
Các kết nối trong công nghệ ATM được thực hiện qua 3 giai đoạn 
tương tự như chuyển mạch kênh, vì vậy đường dẫn xuyên qua mạng 
được tính toán và giữ nguyên trong suốt quá trình truyền dữ liệu. Đối 


Chương 4: Công nghệ chuyển mạch tiên tiến 
207 
nghịch với phương pháp này, trong công nghệ IP sử dụng kết nối từng 
bước để chuyển thông tin và có thể đi qua nhiều đường dẫn khác nhau. 
c) Kích thước gói tin 
Các gói tin IP có độ dài thay đổi và được biến đổi theo khả năng 
của đường truyền, năng lực của đường truyền sẽ xác định đơn vị truyền 
bản tin lớn nhất MTU. Các tế bào ATM có độ dài cố định gồm 48 byte 
thông tin + 5 byte tiêu đề. 
* Các trường chức năng của tiêu đề gói tin IP gồm có: 
Trường phiên bản (Version): Chỉ ra phiên bản của giao thức hiện 
hành (IPv4), được sử dụng để máy gửi, máy nhận, các bộ định tuyến 
cùng thống nhất về định dạng datagram. 
Trường tiêu đề nhận dạng IHL (Identified Header Length): Trường 
xác nhận độ dài tiêu đề cung cấp thông tin về độ dài tiêu đề của gói tin, 
thông thường tiêu đề có độ dài 20 octet. 
Trường kiểu phục vụ TOS (Type Of Service): Trường kiểu phục vụ 
dài 8 bit gồm 2 phần: trường ưu tiên và kiểu phục vụ. Trường ưu tiên 
gồm 3 bit dùng để gán mức ưu tiên cho các gói tin, thông tin trong 
trường ưu tiên được sử dụng cho quá trình điều khiển lưu lượng theo các 
mức ưu tiên. Phần kiểu dịch vụ được các bộ định tuyến sử dụng để xác 
định kiểu lưu lượng gói tin khi nó chuyển qua mạng, bao gồm các đặc 
tính trễ, độ thông qua và độ tin cậy của gói tin.
 
Hình 4.3: Cấu trúc tiêu đề gói tin IP và ATM 


208 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
Trường tổng độ dài TL (Total length): Trường tổng độ dài hiển thị 
tổng kích thước của gói tin có độ dài 16 bit. Tổng kích thước lớn nhất 
một gói IPv4 là 65535 octets. 
Trường nhận dạng (Identification): Trường nhận dạng dài 16 bit, 
được máy chủ sử dụng để phát hiện và nhóm các đoạn bị chia nhỏ của 
gói tin. Các bộ định tuyến sẽ chia nhỏ các gói tin nếu như đơn vị truyền 
tin lớn nhất của gói tin MTU lớn hơn MTU của môi trường truyền. MTU 
của môi trường truyền được định nghĩa như là kích cỡ của gói IP lớn nhất 
mà nó có thể được mang trong một khung liên kết dữ liệu. Việc hợp lại 
các đoạn tin được thực hiện tại máy chủ đích. 
Trường cờ (Flag): Trường cờ chứa 3 bit được sử dụng cho quá 
trình điều khiển phân đoạn, bit đầu tiên chỉ chị tới các bộ định tuyến cho 
phép hoặc không cho phép phân đoạn gói tin. Hai bit giá trị thấp được sử 
dụng để điều khiển phân đoạn, kết hợp với trường nhận dạng và trường 
phân đoạn để xác định gói tin nhận được sau quá trình phân đoạn. 
Trường phân đoạn (Fragment Offset): Trường phân đoạn mang 
thông tin về số lần chia một gói tin, kích thước của gói tin phụ thuộc 
vào mạng cơ sở truyền tin, tức là độ dài gói tin không thể vượt qua 
MTU của môi trường truyền. 
Trường thời gian sống TTL (Time-to-live): Trường thời gian sống 
của gói tin sử dụng để ngăn các gói tin lặp vòng trên mạng, nó có vai trò 
như một bộ đếm ngược nhằm tránh hiện tượng trễ gói tin quá lâu trên 
mạng. TTL cũng sử dụng để xác định phạm vi điều khiển, qua việc xác 
định xem một gói có thể đi được bao xa trong mạng. Bất kỳ gói tin nào 
có giá trị trường TTL bằng 0 thì gói tin đó sẽ bị bộ định tuyến huỷ bỏ và 
thông báo lỗi sẽ được gửi về trạm phát gói tin. 
Trường giao thức (Protocol): Trường này được dùng để xác nhận 
giao thức lớp kế tiếp mức cao hơn đang sử dụng dịch vụ IP, thể hiện dưới 
dạng con số thập phân.


Chương 4: Công nghệ chuyển mạch tiên tiến 
209 
Trường kiểm tra tiêu đề (Checksum): Trường kiểm tra tổng tiêu đề 
có độ dài 16 bit là tổng độ dài tính toán của tất cả các trường của tiêu đề 
IPv4. Mỗi khi gói qua bộ định tuyến, các trường tùy chọn trong tiêu đề 
gói tin IP có thể bị thay đổi và dẫn tới giá trị tổng độ dài thay đổi. Tại 
mỗi bộ định tuyến, trường kiểm tra tổng tiêu đề được tính toán và cập 
nhật lại để đảm bảo độ tin cậy của thông tin định tuyến. 
Trường địa chỉ nguồn - địa chỉ đích (Source Address - Destination 
Address): Trường địa chỉ nguồn và địa chỉ đích được các bộ định tuyến và 
các gateway sử dụng để định tuyến cho các đơn vị dữ liệu, thông tin trong 
trường này luôn luôn giữ giá trị không đổi trong một phiên truyền thông. 
 * Các trường chức năng cơ bản của tế bào ATM gồm có. 
Trường điều khiển luồng chung GFC: Có 4 bit, trong đó 2 bit dùng 
cho điều khiển và 2 bit mang ý nghĩa tham số giá trị. GFC chỉ xuất hiện 
tại giao diện người sử dụng và mạng UNI. Ý nghĩa chức năng của trường 
điều khiển luồng chung GFC gồm: Sử dụng cho quá trình xử lý điều 
khiển luồng truy nhập từ khách hàng vào mạng, giảm tình trạng quá tải 
trong thời gian ngắn có thể xảy ra trong mạng của người sử dụng. Đối với 
mạng riêng của khách hàng, trường GFC có thể được sử dụng để phân chia 
dung lượng giữa các thiết bị đầu cuối. Ngoài ra, GFC có thể dùng để phân 
chia luồng lưu lượng các cuộc nối điểm - điểm và điểm - đa điểm.
Trường nhận dạng kênh ảo và luồng ảo (VCI/VPI): Trường nhận 
dạng kênh ảo và luồng ảo có khuôn dạng khác nhau đối với UNI và NNI. 
Tại giao diện người sử dụng và mạng UNI, trường này có khuôn dạng 24 
bit (8bit VPI và 16 bit VCI), tại giao diện mạng-mạng NNI, trường này 
có khuôn dạng 28 bit (12 bit VPI và 16 bit VCI). Trường nhận dạng kênh 
ảo và luồng ảo VPI/VCI tạo thành một cặp giá trị duy nhất cho mỗi cuộc 
nối. Trường chức năng này được sử dụng cho quá trình định tuyến gói tin 
ATM qua mạng. Tuỳ thuộc vào vị trí hai điểm cuối của một cuộc nối mà 
nút chuyển mạch ATM sẽ chuyển tiếp các tế bào trên cặp giá trị VPI/VCI 
hay chỉ dựa trên giá trị VPI. Khi qua mỗi nút chuyển mạch ATM, trường 


210 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
nhận dạng kênh ảo và luồng ảo nhận các giá trị mới phù hợp cho chặng 
kế tiếp.
Trường kiểu lưu lượng PT (Payload Type): Trường kiểu lưu lượng 
gồm 3 bit, sử dụng để chỉ thị thông tin được truyền trên mạng ATM là 
thông tin của người sử dụng hay thông tin của mạng (gồm thông tin giám 
sát, vận hành, bảo dưỡng). 
Trường ưu tiên tổn thất tế bào CLP (Cell loss Priority): Gồm 1 bit 
duy nhất, được dùng để phân biệt mức độ ưu tiên của các kết nối khác 
nhau do khách hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ xác lập. Các tế bào với 
bit CLP=0 có mức ưu tiên cao, ngược lại các tế bào với bit CLP=1 có 
mức ưu tiên thấp hơn. Vì vậy, khi tắc nghẽn xảy ra, các tế bào có bit 
CLP=1 sẽ bị loại bỏ trước tế bào có CLP = 0. 
Trường điều khiển lỗi tiêu đề HEC (Header Error Check): Trường 
điều khiển lỗi tiêu đề gồm 8 bit mang các thông tin liên quan tới lỗi tiêu 
đề gói tin ATM, thông tin trong trường điều khiển lỗi tiêu đề được xử lý 
tại lớp vật lý để sửa các lỗi đơn hay phát hiện các lỗi khối xảy ra tại tiêu 
đề tế bào.

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương