Tập CÔng nghệ chuyển mạch tiên tiến lời nóI ĐẦU


b) Thành phần điều khiển của MPLS



tải về 3.01 Mb.
Chế độ xem pdf
trang26/55
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích3.01 Mb.
#51966
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   55
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch Tập 2 - TS. Hoàng Minh, TS. Hoàng Trọng Minh 965347

b) Thành phần điều khiển của MPLS 
Thành phần điều khiển chuyển mạch nhãn chịu trách nhiệm phân 
bổ thông tin định tuyến giữa các LSR và các thuật toán sử dụng để 
chuyển đổi các thông tin định tuyến thành cơ sở dữ liệu trong bảng 
chuyển tiếp. Sự khác biệt lớn nhất so với các kiến trúc định tuyến truyền 
thống là phương pháp tạo ra một bảng cơ sở dữ liệu trong thành phần 
chuyển tiếp chứa liên kết các nhãn ra với các bước nhảy kế tiếp. Để thực 
hiện được điều này các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR cần có các 
thủ tục sau: 
 
Hình 4.10: Cấu trúc thành phần điều khiển và
xây dựng bảng chuyển tiếp
- Tạo ra một liên kết gán nhãn giữa các nhãn và các lớp chuyển tiếp 
tương đương FEC; 
- Thông tin tới các LSR khác về liên kết nhãn được tạo ra; 


234 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
- Sử dụng 02 thủ tục trên để xây dựng và duy trì bảng chuyển tiếp 
trong thành phần chuyển tiếp. 
Một cấu trúc tổng thể của thành phần điều khiển chuyển mạch 
nhãn được chỉ ra trên hình 4.10(a), các thành phần xây dựng bảng chuyển 
tiếp thể hiện trên hình 4.10(b). 
* Các phương pháp điều khiển gán nhãn 
Để duy trì bảng định tuyến, thành phần điều khiển thực hiện điều 
khiển thủ tục gán các nhãn vào các FEC để tạo ra các liên kết nhãn. 
Thành phần điều khiển cung cấp hai kiểu gán liên kết nhãn tới bảng 
chuyển tiếp: gán nhãn cục bộ và gán nhãn từ xa. Kiểu gán nhãn cục bộ 
được thực hiện trên chính bộ định tuyến chuyển mạch nhãn và đối 
ngược với kiểu gán nhãn từ xa, liên kết nhãn với các FEC được điều 
khiển bởi các bộ định tuyến LSR khác. 
Thành phần điều khiển chuyển mạch nhãn sử dụng cả hai kiểu gán 
liên kết nhãn để xây dựng nên bảng định tuyến và có thể thực hiện theo 
hai phương pháp: Phương pháp gán nhãn đường xuống và phương pháp 
gán nhãn đường lên. 
Hình 4.11: Điều khiển thông tin gán nhãn 
Trong phương pháp gán nhãn đường xuống, các nhãn cục bộ được 
sử dụng gán cho các lưu lượng lối vào và các nhãn cấp phát từ xa cho các 


Chương 4: Công nghệ chuyển mạch tiên tiến 
235 
lưu lượng lối ra. Một nhãn mang trong gói tin lối vào trong một FEC 
được tạo ra theo hướng đi của luồng lưu lượng. Tuy nhiên, thông tin liên 
kết gán nhãn lại đi ngược lại từ bộ định tuyến phía dưới luồng lưu lượng 
tới bộ định tuyến phía trên.
Phương pháp gán nhãn đường lên đối ngược với phương pháp 
đường xuống về khía cạnh thông tin lưu lượng gán nhãn và cùng chiều 
với gói tin gán nhãn. Hai phương pháp điều khiển gán nhãn được trình 
bày trên hình 4.11. 
Một bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR (Label Switch Router) 
duy trì một không gian nhãn riêng cho một số nhãn không sử dụng cho 
liên kết với các gói tin, được gọi là các nhãn tự do. Khi bộ định tuyến 
chuyển mạch nhãn LSR được khởi tạo, không gian gian này chứa toàn bộ 
các nhãn có thể được sử dụng cho liên kết cục bộ. Kích thước của không 
gian nhãn này xác định tổng số nhãn mà bộ định tuyến có thể hỗ trợ. Khi 
bộ định tuyến tạo ra một vùng liên kết nhãn cục bộ mới, bộ định tuyến 
lấy các nhãn từ không gian nhãn tự do để sử dụng. Sau khi liên kết gán 
nhãn không sử dụng, các nhãn được trả lại cho vùng không gian nhãn tự 
do. Với các bộ định tuyến có các bảng chuyển tiếp gắn với từng giao 
diện, bộ định tuyến sẽ có các vùng không gian nhãn và không gian nhãn 
tự do theo từng giao diện. 
* Phân bổ thông tin điều khiển gán nhãn
Khi các LSR tạo hoặc hủy bỏ các liên kết nhãn và FEC, bộ định 
tuyến chuyển mạch nhãn LSR cần thông tin tới các LSR khác về liên kết 
nhãn này. Phân bổ thông tin điều khiển gán nhãn có thể thực hiện theo 
một trong hai cách sau:  
- Mang bởi các giao thức định tuyến: Tiếp cận này gắn chặt quá 
trình phân bổ nhãn vào thông tin định tuyến, vì vậy thông tin liên kết 
nhãn sẽ gắn với thông tin định tuyến. Điều này cho phép quy trình xây 
dựng bảng chuyển tiếp được thống nhất vì thông tin liên kết nhãn và 
thông tin về bước nhảy kế tiếp luôn cùng được yêu cầu cho một khoản 


236 
 
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch 
mục trong bảng chuyển tiếp. Tuy nhiên, tiếp cận này cũng tồn tại một số 
vấn đề. Các thông tin định tuyến được phân bổ bởi các giao thức định 
tuyến có thể không phù hợp với thông tin liên kết nhãn, chỉ có các giao 
thức định tuyến phân bổ thông tin trên cơ sở tuyến hiện và có khả năng 
chứa phép ánh xạ giữa các FEC và bước nhảy kế tiếp mới sử dụng được. 
Thậm chí khi các giao thức định tuyến đã phù hợp, thì việc mở rộng các 
giao thức định tuyến để mang thêm thông tin cũng là một vấn đề, nhất là 
khi việc mở rộng liên quan tới khuôn dạng bản tin của giao thức. 
- Sử dụng giao thức phân bổ nhãn riêng: Hướng tiếp cận khác là sử 
dụng giao thức phân bổ nhãn riêng, tiếp cận này được sử dụng khi các 
giao thức định tuyến không giải quyết được các nhược điểm đã chỉ ra. 
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất khi sử dụng các giao thức phân bổ nhãn 
riêng là không đồng bộ được thông tin về bước nhảy kế tiếp và liên kết 
nhãn lối ra. Hơn nữa, việc triển khai thêm giao thức sẽ kéo theo độ phức 
tạp của hệ thống tăng lên. 
* Thiết lập đường chuyển mạch nhãn LSP 
Đường chuyển mạch nhãn là tuyến tạo ra từ đầu vào đến đầu ra của 
mạng MPLS dùng để chuyển tiếp gói của một FEC nào đó sử dụng cơ 
chế hoán đổi nhãn. MPLS sử dụng ngăn xếp nhãn để phân cấp các nhãn, 
ngăn xếp nhãn tạo ra các khả năng thiết lập các đường dẫn khác nhau dựa 
theo mức nhãn cho các gói tin tới đích. MPLS cung cấp hai cơ chế thiết 
lập đường dẫn sau: 
Định tuyến từng bước/điều khiển độc lập: Phương pháp này tương 
tự như trong mạng IP thuần. Mỗi LSR sử dụng một giao thức định 
tuyến có sẵn như OSPF hoặc PNNI để lựa chọn độc lập bước nhảy kế 
tiếp cho FEC. 
Định tuyến hiện/điều khiển theo yêu cầu: Phương pháp này cung 
cấp các dịch vụ phân biệt trên các luồng lưu lượng theo mức dịch vụ 
hoặc phương pháp quản lý mạng. Các LER đầu vào liệt kê toàn bộ các 
nút dọc theo LSP tới LER đầu ra đồng thời gửi thông tin đó tới các nút liên 


Chương 4: Công nghệ chuyển mạch tiên tiến 
237 
quan. Kiểu LSP này có thể không tối ưu về tiêu chí đường ngắn nhất, 
nhưng mục tiêu hàng đầu của các LSP này là đảm bảo chất lượng dịch vụ. 
Phương pháp định tuyến từng bước cho phép thời gian hội tụ và 
thời gian thiết lập LSP nhanh, do quá trình liên kết nhãn có thể thiết lập 
và phát hành từ LSR vào bất cứ thời gian nào. Trong khi định tuyến hiện 
cần phải có thời gian chờ bản tin truyền tới tất cả các nút dọc tuyến mà 
LSP có thể thiết lập, tuy nhiên chính điều đó lại hỗ trợ tốt cho vấn đề 
điều khiển lưu lượng và chống vòng lặp. Hơn nữa, có thể tồn tại hai 
đường dẫn chuyển mạch tách biệt qua mạng mà không ảnh hưởng tới cấu 
trúc hoặc các vấn đề liên điều hành trong mạng.

tải về 3.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương