Tính cấp thiết của đề tài


Nhóm giải pháp về tổ chức- kỹ thuật



tải về 1.21 Mb.
trang59/65
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.21 Mb.
#31819
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   65

3.4.4. Nhóm giải pháp về tổ chức- kỹ thuật


  1. Xây dựng và quy hoạch vùng đệm, kể cả vùng đệm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt

Cũng như các VQG và KBT khác, Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông được xây dựng trong khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vì thế chịu sức ép hết sức nặng nề từ phía cộng đồng địa phương, những người sống trong hay gần KBT đã nhiều đời có mối liên quan trực tiếp với thiên nhiên trong vùng, cuộc sống của họ lệ thuộc phần lớn vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây. Để giải quyết những mâu thuẫn giữa nhân dân địa phương và nhiệm vụ bảo tồn, và thực hiện Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu, đáp ứng được những nhu cầu trước mắt của họ, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được những yêu cầu của bảo tồn. Vì vậy, việc qui hoạch lại KBT và đầu tư, xây dựng và phát triển vùng đệm chính là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống, tạo thêm công ăn việc làm cho các cộng đồng dân cư địa phương, giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn.

Vùng đệm trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt cần chú trọng và quan tâm trong công tác quản lý bảo tồn, có kế hoạch quy hoạch rõ ràng nhằm bảo toàn nguyên vẹn cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Cấm các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, giám sát chặt chẽ việc khai thác tài nguyên sinh vật và chăn thả gia súc…



Bên cạnh việc quy hoạch 7 xã thuộc khu vực quản lý của Khu BTTN Ngọc Sơn –Ngổ Luông cần quy hoạch thêm 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) thuộc huyện Mai Châu. Diện tích Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông còn quá nhỏ hẹp, vị trí như hòn đảo, cách li với các khu vực xung quanh, điều này trái với quy luật bảo tồn. Hơn nữa, đây là những khu vực có nhiều tài nguyên quý, việc liên kết giữa các xã này với KBT có tác dụng mở rộng sinh cảnh và tạo ra sự giao lưu cho các quần thể động thực vật, đặc biệt là các loài thú lớn như Sơn dương, gấu, cầy hương, hoẵng… Bên cạnh đó, hiện nay công tác quản lý bảo tồn nơi đây còn rất lỏng lẻo, tình trạng săn bắt động vật và khai thác nhỏ lẻ vẫn thường xuyên xảy ra không thể kiểm soát được. Ngoài ra, khu vực 3 xã này chưa có cuộc điều tra, nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước. Do đó việc mở rộng Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông sẽ góp phần bảo vệ an toàn hơn TNTN hiện có trong khu vực. Để làm được điều đó, cần vận động sự đồng thuận và huy động sự tham gia của cộng đồng.

  1. Khoanh nuôi bảo vệ và phục hồi rừng:

Rừng thường xanh trên núi đá vôi cần được bảo vệ nghiêm nhặt nhằm giữ lại những khu rừng trên núi đá vôi có sự đa dạng thực vật cao nhất ở Việt Nam. Vùng này cần được quy hoạch là vùng lõi và cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo tồn sự toàn vẹn của hệ sinh thái núi đá vôi. Đặc biệt là các diện tích rừng ở khu vực Thung Lá Bán, Cối Gạo thuộc xã Tự Do, xóm Bo thuộc xã Ngổ Luông và rừng ở khu vực giáp ranh giữa 2 xã Ngọc Sơn và Ngổ Luông cần phải được tập trung bảo vệ chặt chẽ bởi vì các khu vực này còn khá nhiều loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như Nghiến, Mun. Các diện tích rừng núi đá vôi bị đốt nương làm rẫy và khai thác kiệt cần được bảo vệ nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên. Các diện tích đất rừng xung quanh khu vực vùng lõi cần quy hoạch thành khu phục hồi sinh thái để tạo lập hành lang xanh nối liền giữa khu vực này với các khu bảo tồn lân cận. Trong khu phục hồi sinh thái này, ngoài các diện tích đất thổ cư đất canh tác nông nghiệp, tất cả các diện tích đất rừng không có rừng cần được trồng lại rừng và các diện tích rừng nghèo cần được làm giàu và phục hồi. Xây dựng các diện tích này là rừng hỗn loài khác tuổi với ưu tiên trồng và làm giàu bằng các loài cây bản địa. Vùng phục hồi sinh thái này cần được xây dựng phục vụ hai mục đích chính sau: thứ nhất là tạo hành lanh xanh phục vụ công tác bảo tồn; thứ hai góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là các loài cây thuốc có giá trị dưới tán rừng như Lan kim tuyến (Anoetochilus setaceus) và Xạ đen (Ehretia asperula). Tạo điều kiện cho người đân địa phương được phép sự dụng bền vững ở khu vực này như là khai thác các cây trồng họ tự trồng, lấy củi, lấy nấm, rau .v.v. Việc này sẽ góp phần làm giảm áp lực khai thác gỗ đối với vùng lõi.


  1. Каталог: DocumentLibrary -> 681ff0907584cc7f
    681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài
    DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
    DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
    DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
    DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
    681ff0907584cc7f -> Tính cấp thiết của đề tài

    tải về 1.21 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   55   56   57   58   59   60   61   62   ...   65




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương