Tổng quan về thương mại quốc tế


Các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển quốc tế



tải về 4.58 Mb.
trang46/48
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.58 Mb.
#11690
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48
Các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển quốc tế

Các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã và đang cung cấp một nguồn vốn quan trọng. Trên thế giới có các ngân hàng phát triển khu vực như Ngân hàng phát triển châu á (the Asian Development Bank), ngân hàng và quĩ phát triển châu Phi (the African Development Bank and Fund), ngân hàng phát triển vùng Caribe (the Caribbean Development Bank). Mục đích chính của những tổ chức này là giúp đỡ tài chính cho các dự án có hiệu quả về phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Ngân hàng phát triển liên Mỹ (the Inter-American Development Bank) là một ví dụ điển hình. Ngân hàng này có mục đích chính là đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ở các nước Mỹ La tinh thành viên. Nhìn chung, cả các tổ chức của chính phủ và tư nhân đều có thể vay tiền từ những ngân hàng này cho dù các nguồn vốn với lãi suất và điều kiện ưu đãi không phải là có nhiều.

Trong số các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng thế giới (World Bank) được biết đến nhiều nhất. Trước kia WB được gọi là Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế ( the International Bank for Reconstruction and Development Bank - IBRD). WB có hai tổ chức trực thuộc. Đó là International Development Association (IDA) và International Finance Corporation (IFC). Bảng 17.6 so sánh giữa IBRD, IDA và IFC về mục tiêu, thành viên, điêu kiện được vay, các chứng nhận để được vay và các chi tiết khác. Tuy có sự khác nhau như vậy, cả ba tổ chức này đều chung mục đích cốt lõi là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước nghèo và các nước đang phát triển bằng cách nâng cao mức sống và năng suất lao động đến một mức mà các nước này có khả năng tự chống đỡ được.

Hình 17-6 : WB và các tổ chức của nó.






WB

IIFC

IBRD

IDA

Mục tiêu

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, cho các dự án cụ thể ở khu vực công cộng và tư nhân.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển bằng cách giúp các nước này huy động vốn trong và ngoài nước để kích thích sự phát triển của khu vực

kinh tế tư nhân.



Thành lập

1945

1960

1956

Số thành viên (4.83)

144

131

124

Các nước được hỗ trợ

Các nước đang phát triển chứ không phải là các nước thuộc diện nghèo nhất. Một số nước được nhận cả vốn vay của IBRD và IDA.

Các nước nghèo nhất:80% tín dụng của IDA dành cho các nước có thu nhập quốc dân dưới 410$. Nhiều nước trong số này quá nghèo để có thể vay theo điều kiện của IBRD.

Tất cả các nước đang phát triển, từ những nước thuộc diện nghèo nhất cho đến những nước phát triển

Các hoạt động hỗ trợ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai thác mỏ, phát triển tài chính công ty, phát triển đô thị, cung cấp nước, xử lý rác thải, dân số, y tế và dinh dưỡng. Một số là cho vay không theo dự án bao gồm điều chỉnh cơ cấu.

Phát triển kinh tế nông nghiệp, công ty tài chính, năng lượng, phân bón, chế tạo, khai thác mỏ, các thể chế trên thị trường tiền tệ và vốn, du lịch và dịch vụ.

Các cam kết cho vay (năm 1982)

10 tỉ 330triệu USD

2 tỉ 686 triệu

USD


580 triệu USD

Đầu tư cổ phần(1982)

Không đầu tư cổ phần

32 triệu USD

Số lần cho vay(1982)

150

97

65

Điều khoản










Thời gian cho vay

15-20 năm

50 năm

7-12 năm

Thời gian ân hạn

3-5 năm

10 năm

Trung bình 3 năm

Lãi suất (1.4.1983)

10.97%

0%

Điều chỉnh theo lãi suất thị trường


Các khoản chi phí

0.75% số tiền chưa được giải ngân và lệ phí kết thúc bằng 0.25% vốn vay.

0.5% số tiền chưa được giải ngân và 0.75% số tiền đã được giải ngân.

Hàng năm chịu một khoản lệ phí 1% trên số tiền chưa được giải ngân.

Tổ chức được nhận tài trợ

Chính phủ, cơ quan của chính phủ, doanh nghiệp tư nhân mà được chính phủ bảo đảm.

Chính phủ nhưng chính phủ có thể cho các tổ chức của chính phủ hay tư nhân vay lại.

Các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức của chính phủ phục vụ khu vực kinh tế tư nhân

Sự bảo đảm của CP

Cần thiết

Không được chấp nhận và không được tìm kiếm

Cách chính để huy động vốn

Vay mượn trên thị trường vốn của thế giới

Các khoản cho vay từ các chính phủ

Các nước thành viên cho vay

Các nguồn vốn chính

Thị trường tài chính ở Mỹ. Đức, Nhật và Thuỵ Sỹ

Chính phủ Mỹ, Nhật, Đức, Pháp và các nước OECD

Vay mượn từ IBRD

Để thực hiện mục tiêu chung này, WB, IDA và IFC có ba chức năng chung là cho vay vốn, đưa ra các lời khuyên và kinh nghiệm và dóng vai trò là chất xúc tác để thúc đẩy sự đầu tư vào các nước đang phát triển. Trong quá trình này, các nguồn lực tài chính được chuyển từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển. Nhờ sự giúp đỡ này, các nước đang phát triển hy vọng sẽ phát triển đến một trình độ mà họ có thể quay lại đóng góp vào sự phát triển của các nước kém phát triển hơn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình vì nước này đã hoàn thành đúng một chu kỳ như vậy. Từ một nước phải đi vay, giờ đây, Nhật Bản đã trở thành nhà tài trợ chính. Hàn Quốc thì đang đi theo con đường tương tự như của Nhật Bản gần 25 năm về trước.

Ngân hàng thế giới (WB)

WB có chủ sở hữu là chính phủ của 146 quốc gia thành viên, những nước đã đăng ký đóng góp vốn cho WB. Antigua, Barbuda và Malta là những thành viên mới nhất vào năm 1983. Chỉ những nước là thành viên của IMF mới có đủ điều kiện trở thành thành viên của WB. Hoa Kỳ là quốc gia nắm giữ cổ phần lớn nhất trong WB với 22.4% vốn dăng ký và 20.6% quyền biểu quyết. Vì vậy, theo thông lệ, chủ tịch WB là người Mỹ. Các thành viên của WB khá trái ngược nhau về đặc điểm : Đó là Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, hay là Vanuata chỉ có hơn 100 000 dân; đó là các Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất (UAE) với thu nhập bình quân đầu người một năm là hơn 30 000 $/năm, hay là Bhutan chỉ có 180$/người/năm.

Các khoản vốn của IBRD có được nhờ vay từ các thị trương tài chính ở Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Đông. Quá trình này không giống như một công ty tư nhân có được các khoản tiền trả nợ nhờ bán chứng khoán. Những khoản vốn chỉ dành cho những nước đi vay có uy tín về tín dụng, phần lớn là các dự án có lợi nhuận kinh tế cao. Các phán quyết của ngân hàng chỉ dựa trên những yếu tố kinh tế chứ không phải là chính trị. Vì vậy, WB sẽ không ủng hộ các mục đích chính trị hay quân sự. Theo một khía cạnh nào đó, sự giúp đỡ về tài chính sẽ không bị hạn chế để mua sắm hàng hoá và dịch vụ từ bất kỳ một nước thành viên nào cùng như từ các nước không phải là thành viên như Thuỵ Sỹ chẳng hạn.

Các khoản vay từ IBRD thường có thời hạn từ 20-30 năm và thời gian ân hạn từ 3-5 năm. Mỗi khoản vay phải được bảo đảm bởi chính phủ của nước đi vay. Lãi suất của IBRD phu thuộc vào phí tổn để IBRD huy động vốn ở trên thị trường tiền tệ. Đối với những khoản vay trước tháng 7-1982, lãi suất là cố định trong suốt thời gian đi vay. Nhưng sau tháng 7-1982, lãi suất biến động thường xuyên khiến cho việc điều chỉnh lãi suất cố định ở những khoản vay mới không thể kiểm soát được những tác động ngược chiều.

Vào năm 1982, một cơ chế cho vay mới với lãi suất thay đổi theo sự góp vốn chung đã được tạo ra nhằm tránh cho WB phải chịu quá nhiều rủi ro về lãi suất. Khoản tiền trả lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm sáu tháng một lần cho phù hợp với các chi phí. Vào đầu năm 1983, lãi suất trung bình cho các khoản vay mới là 11%. Do cơ chế này mà chi phí đi vay biến động nên các ngân hàng phải tìm một điểm mà ở đó có sợ cân bằng giữa tính bất thường của lãi suất và các mục tiêu của ngân hàng. Trong mọi trường hợp, sự biến động của lãi suất là điều không tránh khỏi cho dù WB có cố gắng tạo ra các chính sách để làm giảm ảnh hưởng của các biến động này.

Trong quá trình đi vay, các nước đi vay phải trải qua chu kỳ của dự án. Các ngân hàng có trách nhiệm giúp đỡ các nước đi vay chuẩn bị và thực thi dự án trong khuôn khổ mục tiêu đã được thoả thuận. Vì vậy, nó tạo ra mối quan hệ dài hạn giữa ngân hàng và nước đi vay. Ngân hàng quản lý quá trình dự án cũng như chất lượng của các khoản vay bằng việc tham gia vào tất cả các bước cần thiết trong dự án. Các bước cần được tiến hành tuần tự và ở bước cuối cùng, các ý tưởng mới và các dự án mới sẽ lại tạo một chu kỳ dự án mới.

Có tất cả sáu bước trong một chu kỳ dự án.

- Bước 1: Identification : Sắp xếp các dự án của các chính phủ theo thứ tự ưu tiên với tiêu chí đánh giá như sự phát triển kinh tế, đặc điểm của ngành, uy tín của chính phủ.

- Bước 2 : Preparation : Dự án phải được lập sao cho các tiêu chí về kỹ thuật, tổ chức, quản lý, kinh tế, tài chính có thể được so sánh với các dự án khác.

- Bươc 3 : Appraisal : Đây là bước xem xét lại tất cả các khía cạnh của dự án để đạt hiệu quả kinh tế cao và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm. Dựa trên các kết quả đạt được người ta đưa ra các tiêu chuẩn và điều kiện để thu được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất có thể được.

- Bước 4 : Negotiations và Approval : Ngân hàng và nước đi vay cố gắng giải quyết các vấn đề mấu chốt để đảm bảo sự thành công của dự án. Kết quả cuối cùng là một hợp đồng có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý trong đó nêu rõ mục tiêu, các bước thực hiện, các điều kiện bắt buộc của dự án.

- Bước 5 : Implementation và Supervision : Nước đi vay có trách nhiệm thực hiện dự án còn ngân hàng phải giám sát dự án bằng việc theo dõi công việc hiện tại và quản lý việc chi tiền của dự án, điển hình là cứ sau một giai đoạn từ 6 đến 7 năm.

- Bước 6 : Evaluation : Việc kiểm toán được tiến hành độc lập qua phòng đánh giá hoạt động (Operation Evaluation Department) để đưa ra các thông tin đánh giá cần thiết cho các dự án trong tương lai.

International Development Association (IDA)

Do các nước rất nghèo có nhiều khó khăn khi vay vốn theo điều kiện của IBRD mà IDA ra đời để giúp đỡ riêng những nước nghèo này. Đến tháng 7-1984, IDA đã có 131 nước thành viên còn Bồ Đào Nha và Mozambique thì đang trong giai đoạn chờ đợi. Bảng 17-1 cung cấp thông tin về đóng góp của nước giàu cho IDA. Theo qui định, một nước rất nghèo là nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người dưới 795 USD (theo thời giá năm 1981). Như vậy, có khoảng 50 nước nằm trong nhóm này. Thực tế, các khoản vốn của IDA chỉ dành cho các nước mà thu nhập quốc dân thấp hơn một nửa so với mức 795 USD và hầu hết các nước này ở Nam Sahara và Nam á. Tuy là những nước rất nghèo song những nước này vẫn phải có đầy đủ các điều kiện như nền kinh tế, tài chính có hiệu quả, chính trị ổn định để nhận các nguồn vốn của IDA.

WB thì tạo vốn còn IDA cung cấp tín dụng. Các khoản tín dụng này chỉ được trao cho chính phủ cho dù các chính phủ này lại cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước vay lại. Thời hạn của tín dụng là 50 năm với 10 năm ân hạn trước khi bắt đầu trả gốc. Các tín dụng của IDA không có lãi suất nhưng theo cam kết hàng năm các nước đi vay phải trả 0,5% phần vốn vay chưa được giải ngân và 0,75% phần vốn đã được giải ngân. Các khoản tiền này được dùng để phục vụ cho quản lý điều hành chương trình.

International Finance Corporation (IFC).

IDA và WB có chung đội ngũ nhân viên còn IFC lại có những người làm việc cho riêng mình. Mặt khác, IFC có các mối quan hệ mật thiết với các nhà đầu tư tư nhân. Để có thể cung cấp được các dịch vụ chuyển nợ, bảo hiểm, dự phòng, IFC đầu tư vào các công ty thương mại ở các nước đang phát triển và IFC có khả năng nắm giữ cổ phần. Bằng cách này, IFC giúp đỡ các ngành kinh doanh mà đối với ngân hàng là không khả thi. Khi Gambia trở thành thành viên của IFC thì tổng số thành viên là 125.

Chức năng chính của IFC là hỗ trợ sự phát triển kinh tế ở các nước chậm phát triển bằng cách đẩy nhanh tăng trưởng ở khu vực kinh tế tư nhân và huy động vốn trong nước và vốn nước ngoài cho mục tiêu này. IFC cung cấp tư vấn về tài chính, pháp luật, kỹ thuật cũng như tạo sự tin cậy giữa các bên. Vai trò đặc biệt của IFC là huy động các nguồn vốn bằng các điều kiện thương mại cho các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, IFC sẽ không cho vay nếu các tổ chức khác cũng cấp vốn với điều kiện ưu đãi cho các nước này. Điều kiện để được nhận nguồn vốn này là tỷ lệ có việc làm phải tăng, kỹ năng lao động phải được cải thiện, năng suất lao động cũng phải được nâng cao.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Trong thời kì cuộc đại khủng hoảng những năm 30, rất nhiều quốc gia đã phải dùng đến chính sách phá giá đồng tiền quyết liệt và hạn chế buôn bán nhằm tạo lập một khoản thu nhập trong nước, điều này đã khiến cho mậu dịch giảm đi và tạo được nhiều công ăn việc làm. Mối lo lắng về những chính sách đối địch này đã mở đường cho cuộc hội thảo Breton Woods được tổ chức từ ngày 1 dến ngày 22 tháng 7 năm 1944, thu hút đại biểu từ 44 quốc gia. Và chính tại đây, quỹ tiền tệ IMF đã ra đời vào ngày 27 tháng 12 năm 1945 với phương châm lập nên 1 hệ thống tiền tệ công khai và ổn định.

Quỹ tiền tệ IMF là một quỹ tiền tệ với mục đích phi chính trị, hợp tác liên chính phủ và cũng là một hiệp hội tài chính. Với tư cách là một tổ chức tiền tệ đa nguyên, các hoạt động của IMF rất đa dạng, bao gồm các mục tiêu tài chính, điều tiết, và quảng cáo. IMF hoạt động như một khởi điểm nhằm hỗ trợ và điều chỉnh cán cân thanh toán của các thành viên, như nguồn gốc tạo ra tính lỏng của đồng tiền trên thị trường, mặt khác IMF như kho dự trữ và trung gian cho các thành viên và đựơc uỷ thác hoặc là một chất xúc tác. Việc sử dụng các nguồn lực của IMF dựa trên nhu cầu về cán cân thanh toán hoặc chính sách công bằng và không phân biệt đối xử của các thành viên..?

Theo hiến chương của IMF (các điều khoản đã được thông qua), có 6 mục tiêu đựơc quy định như sau:



  1. Xúc tiến hợp tác quốc tế giữa các thành viên về các vấn đề tiền tệ quốc tế.

  2. Nhanh chóng đưa sự tăng trửơng của thương mại quốc tế cân bằng, góp phần nâng cao tỉ lệ việc làm, thu nhập thực tế và năng suất lao động.

  3. Duy trì ổn định tỉ giá hối đoái và những thoả thuận về tỉ giá hối đoái đồng thời tránh các phá giá tiền tệ mạnh mẽ.

  4. Xúc tiến hệ thống trả tiền và chuyển khoản đa phương đồng thời loại bỏ các biện pháp hạn chế trao đổi.

  5. Xây dựng các nguồn lực tài chính sẵn có cho các thành viên

  6. Tìm biện pháp giảm thiểu hoặc trả cho những khoản không cân đối.

Thẻ hội viên của IMF mở rộng cho bất kì quốc gia nào chủ động trong các quan hệ ngoại giao của chính mình, sẵn sàng và có khả năng đảm bảo những nghĩa vụ của một hội viên. Mỗi thành viên sẽ có một hạn ngạch trên cơ sở phần đóng góp vào quỹ. Chỉ tiêu hạn ngạch này cho biết số cử tri của thành viên này và cũng cho biết các nguồn lực tài chính của IMF. IMF tuyển lựa ra một tập hợp những cử tri quan trọng, tập hợp này sẽ bao gồm cả những thành phần chủ chốt và cả những thành phần linh hoạt. Với mục tiêu bình đẳng cao nhất giữa các quốc gia, mỗi thành viên có 250 phiếu bầu cơ bản. Sự phân phối linh hoạt cũng được sử dụng để thu hút các thành viên giữ vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế và giao dịch quốc tế lớn hơn cũng như tính toán sự khác biệt về phần đóng góp, kết quả mỗi lá phiếu cho từng bộ phận của từng thành viên tương đương với chỉ tiêu 100.000 SDR . Cuối tháng 11 năm 1984, IMF đã có tới 148 thành viên với lượng ghế lên tới 930.018. Trong đó, Mỹ chiếm 179.433 ghế hay 19% tổng lượng ghế. Bảng 17-2 sẽ cung cấp chi tiết về hạn ngạch và số phiếu của từng quốc gia thành viên.

Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 4.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương