Tiểu luận họC



tải về 94.6 Kb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2024
Kích94.6 Kb.
#57133
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
tailieuchung dang cong san lanh dao nhan dan khang chien chong my cuu nuoc 1954 1975 581

Ở miền Nam, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ", R. Nichxon chủ trương thay chiến lược chiến tranh cục bộ" bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh", một chính sách rất thẩm độc nhằm “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam" để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở miền Nam. Trước âm mưu, thủ đoạn chiến tranh xảo quyệt của địch, Đảng ta đã để ra quyết tâm và chủ trương chiến lược hai bước, thể hiện trong Thư chúc mừng năm mới (1-1-1969) của Hồ Chí Minh: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1970) và Hội nghị Bộ Chính trị (6-1970) đã đề ra chủ trương mới nhằm chống lại chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh", lấy nông thôn làm hướng tiến công chính, tập trung ngăn
chặn và đẩy lùi chương trình “bình định" của địch.
Trong những năm 1970-1971, cách mạng miền Nam từng bước vượt qua khó khăn gian khổ, kiên trì xây dựng và phát triển lực lượng, tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, gây tổn thất to lớn cho địch trong “Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh"
Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp, nhằm đối phó với việc Mỹ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập của N.Xianúc ở Campuchia (18-3-1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.
Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân Sài Gòn. Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4.5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, buộc Mỹ và quân đội Sài Gòn rút khỏi Đường 9 – Nam Lào, giữu vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Paris đã kéo dài 4 năm 8 tháng 14 ngày, với 202 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao giữ cố vấn Lê Đức Thọ với cố vấn H. Kissinggers, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn và kết thúc vào ngày 27-1-1973 với việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam". Ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ngang ngược phá hoại hiệp định, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Trong vùng chúng kiểm soát, cũng đã diễn ra liên tiếp các cuộc hành quân cần quét và bình định nhằm khủng bố đàn áp, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, chống lại nguyện vọng hòa bình, hỏa hợp dân tộc của nhân dân miền Nam, gây thêm nhiều tội ác đối với đồng bảo ta.
Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã nếu rõ con đường cách mạng của nhân dân miền Nam là con đường bạo lực cách mạng và nhân mạnh: bất kể trong tình
huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công. Nhiệm vụ giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong giai đoạn mới. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng là tích cực phản công, chuẩn bị tiến lên hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Từ tháng 10-1973 trở đi Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập các quân đoàn chủ lực có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật, hợp thành những quả đấm mạnh, có khả năng cơ động cao, hoạt động trên những hướng chủ yếu, nhằm tiêu diệt quân chủ lực của địch. Tuyến đường chiến lược phía Đông Trường Sơn đã được thông suốt. Một khối lượng lớn vũ khí, phương tiện chiến tranh như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo tắm xa, pháo cao xạ cùng hàng chục vạn tấn vật chất các loại đã được chuyển tới các chiến trường. Hệ thống đường ống dẫn xăng dầu được nối liền từ miền Bắc vào đến chiến trường Đông Nam Bộ.
Hội nghị Bộ Chính trị họp đợt 1 (từ ngày 30-9 đến ngày 8-10-1974) và đợt 2 (từ ngày 8-12-1974 đến ngày 7-1-1975) đã bàn về chủ trương giải phỏng hoàn toàn miền Nam. Trong khi Bộ Chính trị đang hợp thì quân ta giải phóng Phước Long (6- 1-1975. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa như một đòn thăm dò chiến lược, tạo thêm cơ sở để Hội nghị Bộ Chính trị đi tới nhận định: Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự, chính trị, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Bộ Chính trị để ra quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam với kế hoạch hai năm 1975-1976 theo tinh thần là: năm 1975 tranh thủ bắt ngờ tấn công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam, Bộ Chính trị còn dự kiến một phương hướng hành động linh hoạt là nếu thời cơ đến, vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngày trong năm 1975. Chấp hành quyết định chiến lược nói trên, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã diễn ra trên toàn miền Nam, Cbắt đầu bằng Chiến dịch Tây Nguyên, mở tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột ngày 10-3- 1975 đã giành được thắng lợi. Trước tình hình quân ta thắng lớn ở Tây Nguyên, cuộc họp Bộ Chính trị ngày 18-3-1975 đã quyết định, giải phóng miền Nam trong năm 1975.
Trên cơ sở thế và lực đã có, ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn-Gia Định bắt đầu. Sau 4 ngày đêm tiền công dũng mãnh, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ chiến thắng đã được cắm trên dinh Độc Lập. Sài Gòn được giải phóng. Tới đây, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã toàn thắng. Đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ. cứu nước vĩ đại của dân tộc.

    1. tải về 94.6 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương