Tiểu luận họC



tải về 94.6 Kb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2024
Kích94.6 Kb.
#57133
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
tailieuchung dang cong san lanh dao nhan dan khang chien chong my cuu nuoc 1954 1975 581

Ở miền Nam: Cuộc “Chiến tranh cục bộ" mà Mỹ tiến hành là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, mạnh nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai với sự tham gia của quân Mỹ và nhiều nước chư hầu.
Vào đầu mùa khô 1965-1966, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ đã mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất vào ba hướng chính: Tây Nguyên, đồng bằng Khu V và miền Đông Nam Bộ bao gồm cả vùng ngoại thành Sài Gòn. Mục tiêu của cuộc phản công này là “tìm diệt" quân giải phóng, giành lại quyền chủ động chiến trường, “bình định" các vùng nông thôn đồng bằng quan trọng ở những địa bản nói trên.
Năm 1965, quân và dân miền Nam đã đánh thắng quân chiến đấu Mỹ ở Núi Thành (5-1965), Vạn Tường (8-1965), Playme (11-1965)..., bẻ gãy cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966, làm thất bại kế hoạch tìm và diệt, bình định nhằm giành quyền chủ động trên chiến trường của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Trên mặt trận chống phá “bình định", quân và dân các vùng nông thôn kiên trì phương châm “bốn bám" và đẩy mạnh "ba mũi giáp công" đã chặn đánh quyết liệt các cuộc hành quân cản quét và bình định của Mỹ - ngụy. Phong trào đấu tranh chính trị vẫn tiếp tục phát triển, mức độ ngày cảng quyết liệt ở hầu khắp các thành thị miền Nam, nhất là ở Huế và Đà Nẵng, với các khẩu hiệu đòi lật đổ chính phủ bù nhìn tay sai Mỹ, đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam.
Kết hợp với những thắng lợi về quân sự và chính trị, ngày 28-1-1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, bè bạn, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đảm, phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ.
Những thất bại và khó khăn của địch cùng với những thắng lợi to lớn của ta vừa giành được đã mở ra cho cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam những triển vọng to lớn. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị đã ra một nghị quyết lịch sử, chuyên cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thẳng lợi quyết định bằng phương pháp tổng công kích-tổng khởi nghĩa vào tất cả các đô thị, đinh lũy của Mỹ-ngụy trên toàn miền Nam, Nghị quyết này của Bộ Chính trị đã
được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp tháng 1- 1968 thông qua.
Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, Quân giải phóng mở cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một chủ trương táo bạo và sáng tạo của Đảng, đánh thẳng vào ý chỉ xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một đòn tiến công chiến lược đánh vào tần hang ở kẻ thù. Đây là thất bại chiến lược có tinh chất bước ngoặt, khởi đầu quá trình đi đến thất bại hoàn toàn của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ phả sản. Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Paris (Pháp) từ ngày 13-5-1968. Tháng 1-1969, Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris.

      1. Khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc, đẩy mạnh cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc 1969-1975.

Ở miền Bắc, tranh thủ những thuận lợi mới do Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, từ tháng 11-1968, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục cuộc xây dựng miền Bắc và tăng cường lực lượng cho miền Nam.
Nhân dân miền Bắc đã khẩn trương bắt tay khỏi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau ba năm từ năm 1969 đến năm 1972, tình hình khối phục kinh tế và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển biến tốt đẹp trên nhiều mặt. Trong nông nghiệp, năm 1969 diện tích các loại cây trồng đều vượt năm 1968, riêng diện tích và sản lượng lúa tăng khả nhanh, lúa xuân tăng hai lần so với năm 1968, chăn nuôi cũng phát triển mạnh. Trong công nghiệp, hầu hết các xí nghiệp bị địch đánh phá được khôi phục, sửa chữa. Hệ thống giai thông cầu phả, bến bãi được khẩn trương khôi phục và xây dựng thêm. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế có bước phát triển tốt so với trước, nhất là hệ thống giáo dục đại học, tăng lên 36 trường và phân hiệu với hơn 8 vạn sinh viên.
Từ tháng 4-1972, để ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta ở
miền Nam, đế quốc Mỹ đã cho máy bay, tàu chiến tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai hết sức ác liệt, nhất là cuộc rải thảm bom băng pháo đài bay B.52 trong 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Trước hành động chiến tranh điên cuồng của địch, Trung ương Đảng đã phát động quân dân miền Bắc nhanh chóng phát triển cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, tiếp tục chi viện miền Nam, giữ vững lập trường đàm phản. Trong 9 tháng chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, quân dân miền Bắc đã bình tĩnh, sáng tạo vừa sản xuất vừa chiến đấu, nhất là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không", đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Riêng trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 30 12-1972) đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 84 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F.111A, bắt sống 43 giặc lái. Ngày 15-1-1973, Chính phủ Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động phá hoại miền Bắc và trở lại bàn đàm phán ở Paris.
Sau ngày Hiệp định Paris được ký kết, miền Bắc có hòa bình, Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh tế 1974 - 1975. Đến năm 1975, hầu hết các cơ sở kinh tế đã trở lại hoạt động bình thường. Đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Hàng chục vạn thanh niên đã nô nức tổng quân, lên đường ra mặt trận. Hàng vạn thành niên xung phong, cán bộ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật cũng hăng hái vào Nam làm nhiệm vụ chống Mỹ.

tải về 94.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương