TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 9392: 2012


Bảng 6 - Năng lượng đường khi dùng que hàn hiệu suất lớn hơn 130 %



tải về 316.86 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích316.86 Kb.
#9976
1   2   3

Bảng 6 - Năng lượng đường khi dùng que hàn hiệu suất lớn hơn 130 %

Năng lượng đường

kJ/mm


Chiều dài hàn, mm

Cho đường kính que hàn, mm

2,5

3,2

4,0

5,0

6,0

6,3

8,0

10,0

0,6

325

530

830

-

-

-

-

-

0,8

240

395

620

975

-

-

-

-

1,0

195

315

495

780

1120

1230

-

-

1,2

160

265

415

650

935

1030

-

-

1,4

135

225

355

555

800

880

-

-

1,6

120

200

310

485

700

770

1240

-

1,8

105

175

275

430

620

685

1100

-

2,0

95

160

250

390

560

620

1000

-

2,2

85

145

225

355

510

560

905

-

2,5

-

125

200

310

450

495

800

1240

3,0

-

105

165

260

370

410

665

1030

3,5

-

90

140

220

320

350

570

890

4,0

-

-

125

195

280

310

500

780

4,5

-

-

110

170

250

275

445

690

5,0

-

-

100

155

225

245

400

620

5,5

-

-

90

140

205

225

360

565

6,0

-

-

80

130

185

205

330

520

6,5

-

-

-

120

170

190

305

480

7,0

-

-

-

110

160

175

285

445

8,0

-

-

-

95

140

155

250

390

CHÚ THÍCH: Chiều dài hàn là độ dài đạt được khi hàn một que hàn dài 450 mm có để lại 40 mm đầu mẩu.

13.3 Phê chuẩn thử nghiệm quy trình hàn

13.3.1. Quy định chung

Quy định các phép thử sau:

a) Thử kéo mối hàn;

b) Thử nghiệm kim tương.



13.3.2. Công nghệ hàn

Tất cả các liên kết cần kiểm tra phải được hàn ở vị trí hàn trong thực tế, với các vị trí thép cốt nằm ngang, thẳng đứng như mô tả ở các Hình 9 và Hình 10.



13.3.3. Số lượng và loại phép thử

Số lượng và loại phép thử xem trong Bảng 7 và Hình 10.



13.3.4. Chiều dài mẫu thử (L)

13.3.4.1. Mẫu thử kéo

a) Hàn đối đầu và hàn chữ thập: tối thiểu Lmin = 8d + 500 mm, mối hàn nằm ở giữa mẫu thử;

b) Hàn ốp táp và ghép chồng: tối thiểu Lmin = 8d + 500 + chiều dài ốp táp (L1) mm (Hình 11).

13.3.4.2. Mẫu thử kim tương

a) Hàn đối đầu, chữ thập và hàn đính: L = 200 mm;

b) Hàn ốp táp, ghép chồng và hàn đính ghép chồng: Lmin = 5d.

13.3.5. Thử kéo

13.3.5.1. Điều kiện phép thử

Mẫu thử kéo không được sửa đổi.



13.3.5.2. Phương pháp thử

Tốc độ kéo nên giữ ở mức không thay đổi và không lớn hơn 10 MPa trong 1s. Đối với liên kết hàn chữ thập, thử kéo thép cốt có đường kính lớn hơn. Giới hạn bền tính bằng lực kéo lớn nhất chia cho tiết diện danh định thép cốt.



13.3.5.3. Báo cáo kết quả thử nghiệm gồm:

a) Loại và kích thước mẫu thử;

b) Ứng suất bền kéo (MPa);

c) Vị trí đứt mẫu thử: ở mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt hay ở kim loại thép cốt;

d) Vị trí và dạng khuyết tật ở tiết diện đứt mẫu.

13.3.5.4. Đánh giá chất lượng

Chất lượng mối hàn đạt yêu cầu nếu ứng suất bền kéo mối hàn không nhỏ hơn giới hạn bền kéo thép cốt theo tiêu chuẩn sản phẩm TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008, TCVN 6288:1997.



13.3.6. Thử kim tương

13.3.6.1. Chuẩn bị mẫu thử

Mẫu chọn để thử kim tương phải đảm bảo:

a) Mẫu hàn đối đầu: lấy phần kim loại mối hàn phía gốc hàn bằng cách cắt dọc trục thép cốt;

b) Mẫu hàn ốp táp, ghép chồng và đính ghép chồng: cắt 2 mẫu ở hai đầu mối hàn;

c) Mẫu hàn chữ thập và hàn đính chữ thập: cắt ở chỗ có tiết diện hàn lớn nhất.

13.3.6.2. Chuẩn bị bề mặt

Mài, đánh bóng và tẩm axít mẫu theo quy định trong tiêu chuẩn.



13.3.6.3. Phương pháp thử

Mẫu được quan sát bằng mắt, chụp ảnh qua kính phóng đại không quá 5 lần.



13.3.6.4. Báo cáo kết quả thử nghiệm gồm:

a) Mô tả cấu trúc tinh thể, góc xuyên;

b) Vị trí và loại khuyết tật.

13.3.6.5. Đánh giá chất lượng

Theo các mức quy định trong Bảng 8.



14. Kiểm tra thợ hàn

14.1. Quy định chung

Bên nhận thầu phải đảm bảo với bên đặt hàng về trình độ tay nghề thợ hàn của mình.



14.2. Các thay đổi chưa được thỏa thuận

Các thay đổi chưa được thỏa thuận phải được kiểm tra lại, gồm:

a) Thay đổi loại và nhóm thép cốt;

b) Thay đổi cấu trúc kim loại hàn;

c) Thay đổi que hàn từ loại thuốc bọc nhóm bazơ sang nhóm rutil;

d) Thay đổi nhiệt độ nung nóng sơ bộ.

CHÚ THÍCH: Các thay đổi quy trình hàn được thỏa thuận, nhưng chỉ cho phép thợ hàn khi đã qua thử nghiệm.

14.3. Các sai lệch cho phép

Một trong những thay đổi sau đây đều phải được thử nghiệm lại:

a) Thay đổi phương pháp hàn;

b) Thay đổi tư thế hàn;

c) Thay đổi từ thép không mạ sang thép mạ.

14.4. Số lượng và loại phép thử

Số lượng và loại phép thử tay nghề thợ hàn tuân thủ quy định trong Bảng 10 và tiến hành thử nghiệm theo điều 13.3.4 và Hình 11. Điều kiện thử nghiệm, phương pháp thử nghiệm và báo cáo kết quả theo các điều từ 13.3.5.1 đến 13.3.6.4.



14.5. Đánh giá chất lượng

Đối với kiểm tra bằng mắt: đánh giá theo Bảng 8.

Đối với kiểm tra bằng phương pháp phóng xạ: đánh giá theo Bảng 9.

Các khuyết tật có kích thước lớn hơn trị số ghi trong các Bảng 8 và Bảng 9 đều không đạt chất lượng.



Bảng 7 - Yêu cầu thử nghiệm mối hàn

Dạng liên kết hàn

Số lượng mẫu thử và loại phép thử

thử kéo

thử kim tương

Đối đầu

2

1

Ốp táp

2

1

Ghép chồng

2

1

Chữ thập

2

1

Đính ghép chồng

-

1

Đính chữ thập

-

1

a) Vị trí hàn bằng (thép cốt nằm ngang; vát mép hai đầu; góc vát mở phía trên);



b) Vị trí hàn ngang (thép cốt thẳng đứng;






c) Vị trí hàn đứng (thép cốt nằm ngang; vát mép hai đầu; góc vát mở mặt bên)




d) Vị trí hàn ngửa (thép cốt nằm ngang; vát mép hai đầu; góc vát mở phía dưới).



Hình 9 - Chuẩn bị mẫu thử cho liên kết hàn đối đầu

a) Hàn bằng (trục hàn nằm ngang, chiều dày mối hàn thẳng đứng)



b) Hàn ngang (trục hàn nằm ngang, chiều dày mối hàn nằm ngang)



c) Hàn đứng (trục hàn thẳng đứng, chiều dày mối hàn nằm ngang)



d) Hàn ngửa (trục hàn nằm ngang, chiều dày mối hàn thẳng đứng)



Hình 10 - Các tư thế hàn ốp táp

a) Hàn đối đầu, Lmin = 8d + 500



b) Hàn ốp táp, Lmin = 8d + L1 + 500



c) Hàn chữ thập, Lmin = 8d + 500



d) Hàn ghép chồng, Lmin = 8d + L1 + 500.



Mẫu thử kéo

Mẫu thử kim tương

CHÚ THÍCH:

1) Lmin - Chiều dài tối thiểu của mẫu thử, mm



2) L­1 - Chiều dài đoạn ốp táp hoặc ghép chồng

Hình 11 - Mẫu thử kéo và thử kim tương để kiểm tra quy trình hàn và tay nghề thợ hàn

Bảng 8 - Đánh giá chất lượng

Dạng khuyết tật

Giá trị tối đa cho phép

Kiểm tra quy trình hàn, thợ hàn (quan sát và kim tương)

Kiểm tra sản phẩm hàn (quan sát)

a) Nứt

Không cho phép

Không cho phép

b) Không đầy chân*; không đầy mép; không đầy giữa các lớp

Không cho phép

Không đạt yêu cầu

c) Không ngấu chân*

Không cho phép*

Không đạt yêu cầu

d) Cháy chân

Không sâu quá 1 mm

Không sâu quá 1 mm

e) Quá đầy

Mài tẩy kim loại hàn đến bằng mặt thép cơ bản

Mài tẩy kim loại hàn đến bằng mặt thép cơ bản

f) Chảy tràn

Không cho phép

Không cho phép

CHÚ THÍCH: *) Chỉ áp dụng cho liên kết hàn đối đầu.

Bảng 9. Đánh giá chất lượng các mối hàn đối đầu

(kiểm tra bằng phóng xạ)

Dạng khuyết tật

Giá trị tối đa cho phép

Rỗ khí

a) Các rỗ khí đơn (hoặc tập trung thành nhóm)

Đường kính không lớn quá 0,125d và không quá 3 mm

b) Các rỗ khí nằm rải rác

3 % tiết diện Hình chiếu *

Lẫn phi kim loại

Lẫn xỉ

Dài tối đa 10 mm; Rộng tối đa 2 mm

CHÚ THÍCH: *) Tiết diện Hình chiếu là tiết diện tính trên tấm phim chụp có đoạn chiều dài chứa số lượng các rỗ khí rải rác và chiều rộng lớn nhất của mối hàn.

Bảng 10. Yêu cầu thử nghiệm thợ hàn

Dạng liên kết hàn

Số lượng mẫu thử và loại phép thử

Thử kéo

Thử kim tương

Đối đầu

Ốp táp


Ghép chồng

Chữ thập


Đính ghép chồng

Đính chữ thập



1

1

1



1

-

-



1

1

1



1

1

1




Phụ lục A

(Quy định)



Hàn đính định vị

A.1. Que hàn

Que hàn loại rutil, chọn phù hợp với loại thép cốt theo tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2008, TCVN 1651-2:2008.



A.2. Chuẩn bị liên kết

Liên kết phải được làm sạch, làm khô, lắp ghép đúng quy định.



A.3. Nhiệt độ

Khi To  0 oC không được tiến hành hàn. Trường hợp này phải nung nóng sơ bộ trên chiều dài 75 mm về mỗi phía của mối hàn và đảm bảo nhiệt độ trong vùng hàn ít nhất ở 25 oC. Trị số gia nhiệt tối thiểu cho trong các Bảng 2 và Bảng 3.



A.4. Kỹ thuật hàn

a) Cường độ điện hàn chọn vừa đủ để làm nóng chảy ngấu nhưng không cháy khuyết thép cốt;

b) Hồ quang hàn phải vừa đủ ngắn, không để rỗ khí hay chảy tràn;

c) Nếu hàn hai hay nhiều lớp hàn thì bề dày mỗi lớp phải nhỏ hơn 1/3 lần thép cốt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 6 mm (chọn trị số nhỏ hơn trong hai số trên). Sau mỗi lớp hàn phải tẩy sạch xỉ hàn mới được hàn lớp tiếp theo;

d) Đường kính que hàn chọn cho thanh thép cốt có đường kính nhỏ hơn và dòng điện hàn cho trong Bảng 11;

CHÚ THÍCH: Hình dạng mối hàn theo chỉ dẫn ở Hình 12.

e) Tránh gây hồ quang hàn không đúng quy định và tránh làm nguội nhanh chóng mối hàn.

Bảng 11 - Đường kính que hàn, dòng điện hàn khi hàn đính thép cốt

dthép cốt (mm)

6

10

16

20

dque hàn (mm)

1,5

2,0

2,5

3,25

I (A)

40

60

90

130

CHÚ THÍCH:

Các kích thước tính bằng mm

S - Điểm gây hồ quang

W - Điểm ngừng hồ quang

Hình 12 - Các kiểu mối hàn đính để định vị
Phụ lục B

(Quy định)



Phiếu công nghệ hàn

Phiếu công nghệ hàn phải thể hiện các thông tin cần thiết một cách đầy đủ, rõ ràng và ngắn gọn.

Dưới đây là ví dụ cách trình bày một phiếu công nghệ hàn:

Phiếu công nghệ hàn

Phiếu số No……

Phương pháp hàn




Vật liệu của liên kết hàn

Chỉ tiêu kỹ thuật

Thành phần

Đường kính



Bản vẽ phác

Vật liệu hàn

Chỉ tiêu kỹ thuật

Nhãn hiệu sản phẩm

Đường kính

Khí bảo vệ

Nhiệt độ bảo quản



Các điều kiện hàn

Nung nóng sơ bộ

Điện áp không tải tối thiểu

Tốc độ phun khí bảo vệ

Số lớp hàn

Đường kính dây hàn hoặc que hàn

Điện cực hàn AC/DC +

Dòng điện hàn

Điện áp hàn

Nhiệt độ khống chế trong quá trình hàn

Làm sạch sau mỗi lớp hàn


Các thông tin khác




MỤC LỤC

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ định nghĩa

4 Thông tin, yêu cầu cần được thỏa thuận và lập hồ sơ

5 Vật liệu

6 Phê chuẩn và thử nghiệm quy trình hàn

7 Phê chuẩn và thử nghiệm thợ hàn

8 Kiểm tra và thử nghiệm

9 Thiết bị hàn hồ quang

10 Vật liệu hàn

11 Các liên kết hàn

12 Kỹ thuật hàn

14 Kiểm tra thợ hàn

Phụ lục A Hàn đính định vị



Phụ lục B Phiếu công nghệ hàn

tải về 316.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương