Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 8826: 2011


Phân tích hồng ngoại phụ gia hóa học



tải về 160 Kb.
trang27/27
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích160 Kb.
#50767
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27
TCVN 8826-2011PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG
12. Thuc hanh tinh dong dat, gio dong trong Sap (2)
Phân tích hồng ngoại phụ gia hóa học

G.1. Thuốc thử

Kali bicromat (K2Cr2O7) tinh khiết hóa học.



G.2. Thiết bị, dụng cụ

- Chày cối thủy tinh;

- Tủ sấy khống chế được nhiệt độ;

- Thiết bị trộn bằng chảo và bi thép cứng chạy điện;

- Khuôn tạo đĩa mẫu cho phân tích hồng ngoại;

- Máy hút chân không;

- Máy đo phổ hồng ngoại;

- Cân có độ chính xác đến 0,0001 g;

- Cốc thủy tinh;

- Đĩa Petri.



G.3. Cách tiến hành

G.3.1. Đối với các phụ gia lỏng, dùng nước cất pha loãng mẫu phụ gia đã biết trước hàm lượng chất khô để tạo ra một dung dịch có nồng độ chất khô khoảng 0,015 g/mL. Dùng pipet nhỏ 5 mL dung dịch pha loãng trên vào đĩa petri, thêm vào đó 2,5 g bicromat kali và 5 mg nước cất, khuấy trộn cho hòa tan hết. Đặt dung dịch vào tủ sấy và sấy ở (105 ± 5) oC trong (24 ± 1) h. Để nguội và chuyển phần khô còn lại vào cối thủy tinh và nghiền thành bột mịn, cần làm nhanh để tránh hút ẩm. Cân 0,1 g bột khô đã nghiền và 0,4 g kali bicromat rồi trộn đều trong chảo thép có bi cứng của máy trộn chạy điện trong 30s.

G.3.2. Đối với phụ gia không lỏng, nghiền 10 g phụ gia đã được sấy khô thành bột mịn bằng cối và chày, chuyển mẫu vào đĩa petri và đặt vào tủ sấy rồi sấy ở (105 ± 5) oC trong (24 ± 1) h. Cân 0,005 g bột đã sấy khô và nghiền 0,995 g kali bicromat rồi trộn đều trong chảo thép có bi thép cứng của thiết bị trộn chạy điện trong 30 s.

G.3.3. Cân 0,3 g hỗn hợp trộn đã được chuẩn bị ở G.3.1 hoặc G.3.2 ở trên và cho vào khuôn thích hợp có thể tạo được chân không. Dùng máy hút chân không để hút ép mẫu trong 2 min, tiếp tục hút chân không và ép mẫu với lực thích hợp trong 3 min để hỗn hợp tạo thành đĩa dày khoảng 1 mm. Lấy đĩa mẫu ra khỏi khuôn để xác định phổ hấp phụ hồng ngoại để thu được phổ hấp thụ hồng ngoại.
MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Yêu cầu kỹ thuật

5 Phương pháp thử

5.1 Lấy mẫu

5.2 Vật liệu

5.3 Thành phần bê tông thí nghiệm

5.4 Chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

5.5 Thử các tính chất của hỗn hợp bê tông

5.5.1 Xác định độ sụt

5.5.2 Xác định thời gian đông kết

5.5.3 Xác định hàm lượng bọt khí

5.5.4 Xác định lượng nước trộn yêu cầu

5.6 Thử các tính chất của bê tông đã đóng rắn

5.6.1 Xác định cường độ nén

5.6.2 Xác định cường độ uốn

5.6.3 Xác định độ co ngót cứng

5.7 Xác định độ đồng nhất của phụ gia

5.7.1 Xác định hàm lượng chất khô

5.7.2 Xác định hàm lượng tro

5.7.3 Xác định khối lượng riêng của phụ gia

5.7.4 Xác định hàm lượng ion clo

5.7.5 Xác định pH

5.7.6 Phổ hồng ngoại

6. Bao gói và ghi nhãn

7. Bảo quản và vận chuyển

8. Các thông tin do nhà sản xuất cung cấp

9. Tình huống từ chối

Phụ lục A (quy định): Thí nghiệm xác định thời gian đông kết của bê tông

Phụ lục B (quy định): Thí nghiệm xác định hàm lượng chất khô của phụ gia hóa học

Phụ lục C (quy định): Thí nghiệm xác định hàm lượng tro của phụ gia hóa học

Phụ lục D (quy định): Thí nghiệm xác định khối lượng riêng của phụ gia hóa học dạng lỏng

Phụ lục E (quy định): Thí nghiệm xác định hàm lượng ion clo trong phụ gia hóa học



Phụ lục G (tham khảo): Phân tích phổ hồng ngoại phụ gia hóa học

* Các TCXDVN sẽ chuyển đổi thành TCVN.

tải về 160 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương