TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8478: 2010


Tuyến kênh, đường hầm mới



tải về 233.75 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích233.75 Kb.
#18308
1   2   3

6.10.2.3. Tuyến kênh, đường hầm mới

- Cắt dọc kênh vẽ 1 đường theo tim của tuyến kênh do CNĐA thiết kế với tỷ lệ bằng tỷ lệ bình đồ băng kênh.

- Cắt ngang kênh với tỷ lệ vẽ từ 1/100 ÷ 1/200 được đo theo mật độ sau:

+ Trung bình từ 50 m ÷ 100 m đo 1 mặt cắt với độ rộng ≥ 2b ở miền núi ( ≥ 10o).

+ Trung bình từ 100 m ÷ 150 m đo 1 mặt cắt với độ rộng ≥ 1,5b ở miền trung du, chuyển tiếp đồng bằng (6o ≤  < 10o).

+ Trung bình từ 150 m ÷ 200 m đo 1 mặt cắt với độ rộng ≥ 1,5b ở vùng đồng bằng hoặc bằng phẳng ( < 6o).

- Nội dung biểu diễn cắt dọc, ngang kênh mới theo quy định trong TCVN 8226.

Cắt dọc đường hầm vẽ một đường theo tuyến thiết kế với tỷ lệ từ 1/500 đến 1/2000 tùy theo yêu cầu của đề cương khảo sát địa hình được duyệt.



6.10.3. Tuyến đường thi công và quản lý

6.10.3.1. Đường đang vận hành

- Khi đường đang vận hành, có nhu cầu nâng cấp và sửa chữa, theo yêu cầu của chủ đầu tư, được phép đo vẽ cắt dọc 1 tuyến theo tim đường với tỷ lệ là 1/1.000 ÷ 1/2.000.

- Cắt ngang với mật độ trung bình 100 ÷ 200 m/l mặt cắt, độ rộng băng 1,5b – 2b (b là độ rộng của tuyến đường dự kiến nâng cấp). Tỷ lệ từ 1/100 – 1/200.

6.10.3.2. Đường xây dựng mới

- Cắt dọc đo theo tim đường thiết kế với tỷ lệ từ 1/1000 ÷ 1/2000.

Cắt ngang theo mật độ 50 ÷ 100 m/1 mặt cắt, mỗi mặt cắt rộng bằng ≥ 2b (b là độ rộng tuyến đường dự kiến). Tỷ lệ từ 1/100 ÷ 1/200.

- Nội dung biểu diễn mặt cắt dọc, ngang tuyến đường theo quy định trong TCVN 8226.



6.10.4. Mặt cắt dọc, ngang sông suối cần tính độ dốc

- Cắt dọc sông, suối chỉ đo theo lòng suối theo yêu cầu của CNĐA để tính độ dốc lòng suối. Tỷ lệ bằng tỷ lệ đo bình đồ khu đầu mối (từ 1/1000 ÷ 1/2000).

- Cắt ngang suối phục vụ cho nhiệm vụ lập DAĐT. Mật độ từ 100 – 200 m/MC. Độ rộng theo yêu cầu tính toán lập DAĐT. Nếu độ rộng lòng suối thay đổi nhiều, phải tăng dày thêm số mặt cắt ngay tại những vị trí địa hình đặc trưng, có đột biến địa hình. Tỷ lệ từ 1/200 ÷ 1/500.

6.10.5. Mặt cắt phục vụ thủy văn, thủy lực

- Cắt ngang sông, suối hoặc thung lũng được đo vẽ theo yêu cầu của việc tính thủy văn, thủy lực.

- Mật độ phụ thuộc vào độ dốc bình quân của đoạn sông, suối hoặc các vị trí đột biến thay đổi địa hình như: khúc cong sông, thác, ghềnh. Quy định cụ thể như sau:

+ Khi lòng sông có độ dốc  ≥ 10o, nghĩa là độ dốc lòng sông từ 5% - 10% và lớn hơn, phải đo trung bình 100 – 200 m/1 mặt cắt ngang.

+ Khi độ dốc 6o ≤  < 10o, nghĩa là độ dốc lòng sông từ 1% - 5 %, mật độ cắt ngang trung bình từ 200 m – 500 m/1 mặt cắt ngang.

+ Khi độ dốc a < 6o, nghĩa là độ dốc lòng suối < 1 %, mật độ đo cắt ngang trung bình từ 500 – 1000 m/1 mặt cắt ngang.

+ Độ rộng cắt ngang được đo cao hơn vết lũ là ≤ 5% khi  < 6o, 10% khi  ≥ 6o.

6.11. Bình đồ các mỏ vật liệu xây dựng

- Bình đồ các mỏ vật liệu được vẽ theo phạm vi thiết kế của CNĐC theo yêu cầu cấp mỏ vật liệu. Giai đoạn DAĐT là cấp B và C1 (40% cấp B và 60% cấp C1)

- Với cấp mỏ vật liệu B và C1, tỷ lệ bình đồ địa hình phụ thuộc vào diện tích cần đo vẽ và vào độ phức tạp của địa hình (độ dốc và độ chia cắt):

+ Khi diện tích F ≥ 500 ha, đo vẽ bình đồ 1/5000 với h = 2,0 m khi  ≥ 6o, với h = 1,0 m khi  < 6o.

+ Khi diện tích 200 ha ≤ F < 500 ha, đo vẽ bình đồ 1/2000 với h = 1,0 m khi  ≥ 6o, với h = 0,5 m khi a < 6o.

+ Khi F < 200 ha, đo vẽ bình đồ 1/1000 với h = 1,0 m khi  > 6o, với h = 0,5 m khi  < 6o

+ Những mỏ vật liệu quý hiếm, diện tích đo vẽ F ≤ 100 ha, cần phải đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/500 – 1/200 với khoảng cao đều h = 0,5 m ÷ 0,25 m sau khi được chủ đầu tư cho phép.

6.12. Xác định cao, tọa độ các hồ khoan, đào, các vết lũ và các điểm lộ địa chất quan trọng

- Xác định cao, tọa độ các hố khoan đào, các điểm lộ theo yêu cầu của CNĐC.

- Xác định cao, tọa độ các vết lũ theo yêu cầu của CNTV, từng khu vực như đầu mối, kênh dẫn, nhà máy điện… phải có ít nhất 3 vết lũ đại diện.

- Thứ tự xác định gồm 2 bước:

+ Theo vị trí thiết kế của CNĐC, CNTV, xác định cao tọa độ các vị trí ra ngoài thực địa. Tiến hành khoan, đào, đánh dấu vị trí vết lũ, đo cao, tọa độ của các vị trí.

+ Xác định vị trí thực tế sau khi khoan, đào và so chọn các vết lũ. Thống kê và biểu diễn lên các tài liệu địa chất hiện đã đo vẽ như bình đồ, mặt cắt để cấp cho CNĐC, CNTV và CNĐA.



6.13. Thành phần hồ sơ địa hình: như quy định trong 4.3.3.

7. Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn thiết kế kỹ thuật

7.1. Yêu cầu tài liệu địa hình

Biểu diễn chi tiết các yếu tố địa hình, địa vật khu đầu mối, hệ thống kênh, đường quản lý thi công, các công trình trên kênh, trên đường…

Theo các tỷ lệ quy định của bình đồ, mặt cắt và các nội dung khác của địa hình để đáp ứng những yêu cầu sau:

- Xác định chính xác được các hạng mục công trình, quy mô công trình theo các phương án so chọn, dẫn đến phương án chọn.

- Xác định được kết cấu công trình, giải pháp thi công công trình.

- Xác định tương đối chính xác khối lượng, tổng dự toán công trình.

- Tận dụng, kế thừa chọn lọc các tài liệu của giai đoạn trước, đảm bảo tính chính xác và thống nhất của các loại tài liệu địa hình.

7.2. Lưới khống chế mặt bằng

7.2.1. Phạm vi xây dựng lưới

Lưới khống chế mặt bằng giai đoạn này chỉ xây dựng cho đo vẽ bình đồ, mặt cắt… phạm vi nhỏ theo phương án so chọn như các tuyến đầu mối, các công trình trên kênh, đường, các mỏ vật liệu cấp …



7.2.2. Cấp khống chế

- Xây dựng các lưới cấp 1, cấp 2, nối với lưới khống chế hạng 4 cấp 1 của giai đoạn DAĐT theo quy định sau:

+ Khi diện tích khu đo F ≥ 1km2 xây dựng lưới cấp 1, cấp 2 (giải tích cấp 1, 2, đường chuyền cấp 1, 2).

+ Khi diện tích khu đo F < 1km2 chỉ xây dựng lưới cấp 2 (giải tích 2, đường chuyền cấp 2).

Độ chính xác, phạm vi ứng dụng và mật độ được quy định trong Phụ lục A.

7.3. Lưới khống chế cao độ

- Xác định cao độ theo tuyến thủy chuẩn hạng III cho các điểm tim tuyến công trình đầu mối cấp 1, 2, 3, đập bêtông (trọng lực, vòm…) và cho tuyến kênh, tuyến dẫn có độ dốc i < 1/10.000.

Xác định cao độ theo tuyến thủy chuẩn hạng IV cho các điểm tim tuyến công trình đầu mối, cấp 4, 5 và cho tuyến kênh có độ dốc i > 1/10.000 và các công trình trên kênh hoặc các công trình, trên tuyến đường quản lý thi công có yêu cầu cao độ hạng IV như các cầu, cống có trọng tải từ 10 tấn trở lên, cho các điểm vết lũ.

- Xác định cao độ theo tuyến thủy chuẩn kỹ thuật cho các điểm tim tuyến đường quản lý thi công, cho các điểm trạm máy phục vụ đo vẽ, cho các hố khoan đào…

- Độ chính xác, phạm vi ứng dụng và mật độ được trình bày trong Phụ lục B.

7.4. Bình đồ địa hình đầu mối

- Tận dụng tài liệu đã đo qua giai đoạn DAĐT.

- Nếu tài liệu đã đo quá hạn thời gian, có nhiều thay đổi về địa hình, địa vật phải bổ sung hoặc do mới như quy định trong 5.2.3 và 5.2.4.

- Phạm vi đo vẽ phụ thuộc vào các phương án thiết kế so chọn, thông thường bằng 1,2 – 1,5 lần độ rộng lớn nhất của chân công trình dự kiến, bao gồm cả phần bố trí mặt bằng công trình, công trình dẫn dòng thi công.

- Như quy định trong 6.7.1 và 6.7.2, nhưng tỷ lệ được vẽ lớn hơn 1 cấp. Ví dụ giai đoạn DAĐT, khu đầu mối đo bình đồ 1/1000 thì giai đoạn thiết kế kỹ thuật đo bình đồ 1/500 trong phạm vi hẹp hơn của các phương án so chọn.

7.5. Bình đồ địa hình tuyến kênh chính, kênh nhánh.

- Bình đồ tuyến kênh, đường được kế thừa giai đoạn DAĐT.

- Trường hợp do thời gian quá dài (như quy định trong 5.2.3 và 5.2.4), địa hình và nhất là địa vật thay đổi nhiều, cần phải bổ sung không quá 40%. Nếu sự thay đổi quá 40% hoặc cơ sở toán học thành lập tài liệu giai đoạn DAĐT không đạt độ chính xác quy định thì phải vẽ mới toàn bộ theo 5.8.

- Phạm vi đo vẽ: bằng 1,2 ÷ 1,5 độ rộng đến chân tuyến kênh. Trường hợp đặc biệt có thể gấp 2 lần.

- Tỷ lệ đo vẽ bằng tỷ lệ giai đoạn DAĐT. Trường hợp cá biệt, cần làm rõ tuyến kênh, có thể nâng tỷ lệ bình đồ lớn hơn 1 cấp so với giai đoạn DAĐT.

7.6. Bình đồ vị trí các công trình trên kênh, trên đường quản lý và thi công

- Tận dụng tài liệu giai đoạn DAĐT.

- Nếu có sự thay đổi địa hình, địa vật ≤ 40% thì bổ sung vào bình đồ của giai đoạn DAĐT. Nếu sự thay đổi quá 40% hoặc độ chính xác cơ sở toán học không đảm bảo thì phải đo vẽ mới hoàn toàn, tuân theo điều 3.9.

- Phạm vi đo vẽ: bằng 1,2 – 1,5 lần phạm vi đến chân của công trình. Trường hợp cá biệt có thể bằng 2 lần phạm vi công trình.

- Tỷ lệ đo vẽ bằng tỷ lệ giai đoạn DAĐT. Trường hợp cá biệt, nhằm làm rõ vị trí các công trình, được phép tăng tỷ lệ 1 cấp so với giai đoạn DAĐT.

7.7. Bình đồ mỏ vật liệu xây dựng

Khi chuyển sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật, xác định mỏ vật liệu được nâng lên 1 cấp là cấp A và cấp B (50% cấp A và 50% cấp B). Bởi vậy:

- Phạm vi theo yêu cầu của CNĐC, được xác định trên bình đồ đã có (có tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000).

- Tỷ lệ được tăng lên 1 cấp so với giai đoạn DAĐT.

- Chôn mốc xác định ranh giới mỏ vật liệu: tối thiểu mỗi mỏ phải có 3 điểm khống chế cấp 2 (đường chuyền cấp 2 hoặc giải tích 2). Nếu ranh giới phức tạp, mở rộng thì số mốc phải bằng các vị trí đặc trưng xác định hình dáng phạm vi của mỏ vật liệu.

7.8. Xác định tim tuyến công trình

7.8.1. Phạm vi xác định

- Các tim tuyến công trình đầu mối: Tuyến đập chính, đập phụ, đập tràn và cống.

- Các điểm tim tuyến kênh chính với mọi lưu lượng.

- Các điểm tim tuyến kênh nhánh có lưu lượng Q ≥ 0,5 m3/s.

- Các điểm tim tuyến đường quản lý và thi công.

- Các điểm tim kênh cũ, kênh nhánh có Q < 0,5 m3/s, được xác định cùng với việc đo cắt dọc kênh.



7.8.2. Khối lượng các điểm tim tuyến

- Tuyến đập: Điểm đầu trái, phải và các điểm ngoặt.

- Tuyến tràn: điểm thượng lưu, hạ lưu, điểm giao với tuyến đập và các điểm ngoặt đường tràn (nếu có).

Tuyến cống: điểm thượng, hạ, giao nhau với đập và các điểm ngoặt (nếu có).

- Xiphông, cầu máng: điểm đầu, cuối và các điểm ngoặt.

- Trạm bơm nhà máy thủy điện: theo tim dọc và các điểm ngoặt.

- Tuyến kênh, bể áp lực, tuyến đường ống, đường thi công, quản lý: điểm đầu (K0), cuối (KC), các điểm ngoặt Si.

- Các công trình trên kênh: điểm đầu, cuối và các điểm ngoặt.



7.9. Cắt dọc, cắt ngang

7.9.1. Cắt dọc, ngang công trình đầu mối

7.9.1.1. Công trình đang vận hành

- Cắt dọc đo theo tim tuyến công trình đã có: đập chính, tràn, cống và đập phụ, trạm bơm và xiphông… tỷ lệ 1/500 đến 1/2000.

Cắt ngang đo theo phương vuông góc với tuyến cắt dọc với mật độ trung bình từ 25 – 50 m/1 mặt cắt. Độ rộng mặt cắt bằng 1,5 ÷ 2 lần độ rộng giữa hai chân của công trình, tỷ lệ từ 1/200 : 1/500. Tại điểm ngoặt cắt ngang đo theo đường phân giác của góc ngoặt.

7.9.1.2. Công trình mới xây dựng

- Cắt dọc đo theo tim tuyến chọn của công trình với chiều dài bằng chiều dài tuyến công trình. Tỷ lệ vẽ từ 1/1000 ÷ 1/2000 theo tỷ lệ đo vẽ bình đồ.

- Cắt ngang đo theo phương vuông góc với tim tuyến cắt dọc với mật độ 20 ÷ 25 m/1 mặt cắt với độ rộng bằng 1,2 lần chiều rộng chân công trình. Tỷ lệ vẽ từ 1/100, 1/200 đến 1/500. Tại điểm ngoặt cắt ngang đo theo đường phân giác của góc ngoặt.

7.9.2. Cắt dọc, ngang các tuyến kênh

7.9.2.1. Kênh đang vận hành

- Cắt dọc

+ Tất cả các kênh cần sửa chữa, nâng cấp đều phải đo cắt dọc.

+ Cắt dọc tuyến kênh cũ phải đo ít nhất 3 đường: bờ trái, bờ phải và đáy kênh. Khi kênh có nước, phải đo thêm 1 đường mép nước.

+ Tỷ lệ cắt dọc từ 1/500, 1/1000 đến 1/2000.

- Cắt ngang

Đo theo phương vuông góc với dòng chảy với mật độ từ 50 ÷ 100 m/1 mặt cắt và theo đường phân giác của góc ngoặt. Độ rộng bằng 1,5 ÷ 2b, b – chiều rộng 2 chân kênh phía ngoài đồng. Tỷ lệ 1/100: 1/200.

7.9.2.2. Kênh mới xây dựng

- Tất cả các kênh chính đều đo cắt dọc.

- Các kênh nhánh có Q ≥ 0,5 m3/s đo cắt dọc.

- Các kênh nhánh có Q < 0,5 m3/s, cắt dọc được đo từ bình đồ khu lưới.

- Cắt dọc kênh mới xây dựng chỉ có 1 đường dọc theo tim tuyến công trình, tỷ lệ từ 1/500, 1/1000 đến 1/2000.

- Cắt ngang đo theo phương vuông góc với tuyến cắt dọc. Mật độ là 50 m/1 mặt cắt với độ rộng bằng 1,2 ÷ 1,5 chiều rộng giữa 2 chân ngoài kênh thiết kế.

Với kênh bê tông hoặc có xây, lát mái đo theo mật độ 25 m/1 mặt cắt. Khi có sự thay đổi địa hình đột biến, đo mật độ dày hơn.

7.9.3. Cắt dọc, ngang các công trình trên kênh

- Cắt dọc các công trình cũ và mới đều đo 1 đường theo tuyến tim công trình với tỷ lệ từ 1/200, 1/500 và 1/1000. Ngoài ra đối với công trình cũ còn phải miêu tả đầy đủ giới hạn kết cấu và kích thước thực tế của chúng.

- Cắt ngang các công trình cũ bố trí vị trí theo đặc thù biến đổi lòng suối và kết cấu công trình sao cho phải có đủ mặt cắt thể hiện được khối lượng chính xác.

- Cắt ngang kênh mới đo theo mật độ trung bình 20 – 25 m/1 mặt cắt, độ rộng bằng 1,2 ÷ 1,5 độ rộng biên ngoài của công trình thiết kế. Tỷ lệ từ 1/100 ÷ 1/200.



7.9.4. Cắt dọc, ngang tuyến đường thi công, quản lý

7.9.4.1. Tuyến đường đã có của công trình cũ

- Cắt dọc đo đúng tim tuyến đường với tỷ lệ từ 1/500, 1/1000 và 1/2000.

- Cắt ngang đo với mật độ 50m/1 mặt cắt, độ rộng bằng 1,2 độ rộng hai chân đường. Trường hợp đặc biệt như sạt lở, điều kiện địa chất phức tạp, cần mở rộng mái đường thì đo theo chiều rộng thực tế theo yêu cầu của CNĐA được chủ đầu tư duyệt.

7.9.4.2. Tuyến đường mới

- Cắt dọc đo theo tim tuyến thiết kế với tỷ lệ từ 1/1000 ÷ 1/2000.

- Cắt ngang đo với mật độ 50 m/1 mặt cắt. Chỗ địa hình phức tạp, đo dày đến 25 m/1 mặt cắt. Độ rộng mặt cắt ngang dày đến 1,5 ÷ 2 lần độ rộng 2 chân đường thiết kế. Tỷ lệ vẽ từ 1/100 ÷ 1/200.

7.10. Xác định cao, tọa độ các điểm khoan, đào địa chất: như quy định trong 6.12.

7.11. Thành phần hồ sơ địa hình

Theo quy định tại 4.3.3, trong giai đoạn này phải nhấn mạnh nội dung sau:

- Thuyết minh địa hình: Bố cục như giai đoạn DAĐT, song phải phân tích sâu vào các tuyến chọn, tuyến so sánh quyết định khả năng thiết kế.

- Tài liệu địa hình: Thứ tự như giai đoạn DAĐT. Phải sơ họa và thống kê hệ thống tim tuyến, hệ thống khống chế chính đầy đủ, chi tiết.



8. Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn bản vẽ thi công

8.1. Yêu cầu tài liệu địa hình

- Tận dụng tài liệu giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

- Phải thể hiện chính xác về kích thước và cao độ các nội dung địa hình phục vụ tính khối lượng và quá trình theo dõi thi công sau này.

8.2. Xác định hệ thống mốc tim tuyến và khôi phục

- Nếu chuyển sang giai đoạn bản vẽ thi công, tuyến chọn không thay đổi so với tuyển chọn ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì tận dụng toàn bộ các mốc tim tuyến công trình đã xây dựng. Nếu tuyến thi công thay đổi (do nhiều nguyên nhân), phải xác định tim tuyến như quy định trong 6.8 trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

- Điểm khôi phục của điểm tim tuyến.

+ Tất cả các điểm tim công trình (đầu mối, hệ thống kênh, xiphông, trạm bơm, tuyến năng lượng, nhà máy) đều có 2 điểm phục hồi, cách xa tim công trình sao cho giữ được ổn định, không xê dịch, để phục vụ tốt thi công sau này. Mốc đúc 15x15x60cm, khắc tên PH1S1, PH2S1 (S1 là mốc tim).

+ Nếu mốc tim của các công trình cấp đặc biệt, cấp 1, phải có 3 mốc để xác định lại tim cho chính xác.

8.3. Hệ thống mốc theo dõi thi công – Hệ thống mốc thủy công.

8.3.1. Phạm vi ứng dụng

- Công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 phải xây dựng mốc theo dõi thi công.

- Các công trình cấp 4, 5, hệ thống mốc theo dõi thi công là mốc tim tuyến, mốc phục hồi và hệ thống mốc khống chế khu vực. Không cần xây dựng hệ thống mốc theo dõi thi công.

8.3.2. Độ chính xác và mật độ điểm

- Độ chính xác là lưới hạng 4: Tam giác hạng 4 hoặc đường chuyền hạng 4, thủy chuẩn hạng 4.

- Mật độ điểm:

+ Mỗi khu vực đầu mối, tối thiểu phải có 3 mốc theo dõi thi công.

+ Nếu khu vực kéo dài, trung bình 300 m ÷ 500 m có 1 mốc theo dõi thi công.

8.3.3. Hình thức mốc

- Công trình cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2 phải xây dựng mốc dạng cố định, có định tâm bắt buộc. Kích thước có thiết kế riêng theo từng trường hợp cụ thể.

- Công trình cấp 3, 4, 5 có thể định tâm qua giá 3 chân với kính lúp định tâm với độ chính xác đến 1 mm. Mốc có kích thước: lõi là cột bêtông 20 cm x 20 cm x 60 cm, trát ngoài 30 cm x 30 cm x 30 cm, đảm bảo ổn định suốt quá trình thi công (bề mặt mốc rộng 50 cm x 50 cm, sâu 60 cm).

8.4. Hệ thống mốc xác định ranh giới giải phóng mặt bằng

- Phải xác định ranh giới ngập lụt lòng hồ, ranh giới giới hạn biên công trình đầu mối, biên kênh, biên đường thi công, biên các công trình trên kênh, đường… phục vụ giải phóng mặt bằng, lập kinh phí đền bù.

- Độ chính xác mặt bằng xác định theo độ chính xác đường chuyền cấp 2.

- Độ chính xác cao độ xác định theo thủy chuẩn kỹ thuật.

- Kích thước mốc là cột bêtông 10x10x60cm, có ghi tên bằng sơn trên cột mốc.

8.5. Đo lưới khống chế mặt bằng, cao độ

- Khi có diện tích đo vẽ bổ sung cho các phương án chọn, diện tích nhỏ, chỉ tiến hành xây dựng các tuyến khống chế mặt bằng cấp 2 như: đường chuyền cấp 2, giải tích cấp 2.

- Các tuyến thủy chuẩn để khống chế cao độ bổ sung với độ chính xác hạng 4 cho các điểm tim tuyến, điểm phục hồi và điểm theo dõi thi công. Thủy chuẩn kỹ thuật cho các điểm đặt máy đo vẽ, các điểm mặt cắt…

8.6. Đo vẽ bình đồ

Khi chuyển sang giai đoạn bản vẽ thi công, sử dụng bình đồ giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Khi có tuyến chọn thay đổi, hoặc mở rộng mặt bằng hoặc có mỏ vật liệu đặc biệt (100% cấp A), đo vẽ bình đồ tỷ lệ lớn từ 1/2000, 1/1000 đến 1/500 với khoảng cao đều 1,0m, 0,5m. Như quy định trong 7.4, 7.5, 7.6, 7.7



8.7. Cắt dọc, ngang tim tuyến công trình bổ sung

Khi có tim tuyến công trình bổ sung, phải tiến hành đo cắt dọc, cắt ngang như quy định trong 7.9.



8.8. Xác định cao, tọa độ các điểm khoan, đào địa chất

Khi có các tuyến nghiên cứu bổ sung tuyến chọn hoặc có những công trình mới, phải xác định cao, tọa độ hố khoan, đào theo yêu cầu của CNĐC. Như quy định trong 5.12



8.9. Thành phần hồ sơ địa hình: Như quy định trong 4.3.3

8.9.1. Thuyết minh địa hình

Nội dung và thứ tự như giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Cân khẳng định độ tin cậy phục vụ và theo dõi thi công công trình sau này. Phần phụ lục phải thống kê và sơ họa chi tiết các điểm tim tuyến, điểm phục hồi, các điểm theo dõi thi công, hệ thống điểm xác định ranh giới giải phóng mặt bằng (điểm thủy công)



8.9.2. Tài liệu địa hình

Lưới khống chế mặt bằng, cao độ bổ sung giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

- Các loại bình đồ bổ sung có tỷ lệ 1/500 ÷ 1/200.

- Các loại mặt cắt bổ sung của công trình.

- Cao tọa độ hệ thống mốc theo dõi thi công và mốc phục hồi tim tuyến, các điểm ranh giới giải phóng mặt bằng

- Cao tọa độ các hố khoan, đào địa chất.



9. Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

9.1. Yêu cầu tài liệu địa hình

Những công trình chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là những công trình có mục đích tôn giáo; công trình có quy mô, phạm vi khảo sát nhỏ, có tổng mức đầu tư hiện nay không quá 15 tỷ. Do vậy công tác khảo sát địa hình chỉ lập có một giai đoạn, cần phải đạt được những yêu cầu sau.

- Phải có tỷ lệ thích hợp để xác định được mục đích, qui mô của Dự án.

- Phải thể hiện được đầy đủ chi tiết về kích thước và hình dạng của khu dự án.

- Đáp ứng yêu cầu cho quá trình thi công công trình sau này.

9.2. Phân tích, đánh giá những tài liệu đã có, như quy định trong 4.2 để tận dụng tối đa những tài liệu đã có lập được phạm vi lập dự án, định được qui mô của dự án theo mục đích đã xác định.

9.3. Lập tài liệu mới

Phạm vi lập tài liệu mới của công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật thường nhỏ. Bởi vậy khối lượng đo vẽ mới với diện tích nhỏ chỉ cần xây dựng lưới ở dạng lưới cấp 1, cấp 2 (đường chuyền cấp 1, 2; giải tích cấp 1, 2)



9.3.1. Lưới khống chế mặt bằng

- Xây dựng lưới đường chuyền cấp 1, giải tích 1 khi diện tích đo F ≥ 1 km2. Lưới đường chuyền cấp 2, giải tích 2 khi diện tích đo F < 1km2.

- Mật độ, phạm vi ứng dụng xem Phụ lục A.

9.3.2. Lưới khống chế độ cao

- Toàn khu vực xây dựng, tuyến thủy chuẩn hạng 4, nối từ các điểm thủy chuẩn hạng 3, quốc gia hoặc khép kín từ các điểm hạng 4 quốc gia (nếu có).

- Tuyến thủy chuẩn kỹ thuật xác định cao độ các điểm trạm, điểm cắt dọc và vết lũ.

- Mật độ và phạm vi ứng dụng xem Phụ lục B.



9.3.3. Đo vẽ bình đồ khu dự án

- Đo vẽ bình đồ khu dự án ở tỷ lệ 1/2000 ÷ 1/1000 với khoảng cao đều h = 1,0 m ÷ 0,5 m.

- Đo vẽ bình đồ các công trình như đầu mối các công trình trên kênh, trên tuyến đường…, ở tỷ lệ từ 1/500 ÷ 1/200 khoảng cao đều h=0,5 m ÷ 0,25 m.

- Đo vẽ bình đồ các mỏ vật liệu từ 1/1000 ÷ 1/200 theo yêu cầu của CNĐC.

- Tỷ lệ và nội dung bình đồ theo quy định ở Phụ lục D.

9.3.4. Đo, vẽ các mặt cắt dọc, ngang

9.3.4.1. Cắt dọc

- Cắt dọc đo cho tim tuyến công trình đầu mối; tuyến kênh chính các công trình trên kênh với tỷ lệ từ 1/1000 ÷ 1/200.

- Cắt dọc kênh cũ vẽ 3 đường: bờ trái, phải và đáy kênh. Nếu có nước phải vẽ thêm đường mép nước.

- Tỷ lệ nội dùng của mặt cắt theo quy định ở Phụ lục C.



9.3.4.1. Cắt ngang

- Cắt ngang các hạng mục đều đo theo hướng vuông góc với tuyến công trình.

- Mật độ cắt ngang: Trung bình 20 ÷ 25 m/1 mặt cắt, chiều rộng bằng 1,2 ÷ 1,5 độ rộng hai chân công trình.

- Tỷ lệ đo từ 1/200 ÷ 1/100.

- Mọi qui định về cắt ngang theo quy định Phụ lục C.

9.3.5. Xác định cao, tọa độ các hố khoan, đào

Xác định cao, tọa độ các hố khoan, đào theo quy định ở Phụ lục E.



9.4. Hồ sơ tài liệu địa hình: Như quy định trong 4.3.3
PHỤ LỤC A

(Quy định)



Độ chính xác, phạm vi ứng dụng và mật độ điểm khống chế mặt bằng

A.1. Độ chính xác

Khống chế mặt bằng trong công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện, dân dụng, chỉ xây dựng từ hạng 4 cấp 1, cấp 2 và được nối vào hệ quốc gia hạng 3, hạng 2 và hạng 1.



A.1.1. Lưới hạng 4

Lưới hạng 4 bao gồm lưới tam giác hạng 4 và lưới đường chuyền hạng 4.



a. Lưới tam giác hạng 4

- Sai số tương đối chiều dài cạnh gốc

- Sai số tương đối chiều dài cạnh yếu nhất

- Sai số khoảng góc lớn nhất trong tam giác ≤  10”



b. Lưới đường chuyền hạng 4

- Sai số tương đối chiều dài cạnh

- Sai số khoảng góc tuyến  ≤  5” N: là số đỉnh đường chuyền hạng 4



tải về 233.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương