Tinh túy trong sáng củA ĐẠo lý phật giáO


CHƯƠNG 8 - KHÔNG CÓ BỒ ĐỀ TÂM THÌ CHẲNG CÓ PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG



tải về 208.28 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích208.28 Kb.
#29995
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG 8 - KHÔNG CÓ BỒ ĐỀ TÂM THÌ CHẲNG CÓ PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG


8. Không có Bồ Đề Tâm thì chẳng có Phật, Pháp, và Tăng:

Nhà đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã dịch "Bồ Đề Tâm" là "lòng Bồ Đề", chữ "lòng" đã nói lên tất cả dị biệt siêu việt của tiếng nói quê hương. Đạo Phật không xuất thế và cũng không nhập thế: đạo Phật vẫn liên tục chuyển thế trong từng giây phút trôi qua trên mặt đất và trong cả toàn thể vũ trụ với hàng trăm tỷ thiên hà bao la.

Bồ Đề Tâm là gì? Lòng Bồ Đề là tấm lòng sắt son quyết kiệt chứng nhập Giác Ngộ viên mãn vì lợi ích mênh mọng sâu rộng cho tất cả chúng sinh. Bồ Đề là bỏ mình cho người khác.

Bỏ mình cho tất cả mọi kẻ khác và cho tất cả sinh vật khác một cách sáng suốt, trong sạch, trống trải, rực ngời, khỏe mạnh. Điều này không phải chỉ nằm trong ý nguyện hay đại nguyện thôi mà lại được thực hiện trọn vẹn ngay trong từng bước chân của bực Bồ Tát trên con đường thu nhiếp lại cứu cánh tối hậu: mỗi bước chân đã là lộ trình trọn vẹn, chỗ đi tới đã lập tức được thực hiện trong từng bước chân, vì chứng nhập rằng không có đến và không có đi, mà Bồ Tát Hạnh có nghĩa là vẫn đi hoài, vì lợi ích sâu rộng cho chúng sinh.

Khi nào còn Bồ Đề Tâm thì còn Bồ Tát và còn Phật, Pháp và Tăng. Tam Bảo sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất này nếu tất cả mọi người đều quên mất Bồ Đề Tâm. Lúc sáu bảy tỉ người đều quên mất Bồ Đề Tâm, lúc ấy chỉ còn một người duy nhất thể hiện chứng nhập Bồ Đề Tâm thì Phật, Pháp và Tăng vẫn còn xuất hiện để cứu thoát nhân loại. Bồ Đề Tâm hay lòng Bồ Đề là lòng phát hiện Giác Ngộ viên mãn vì lợi ích phi thường cho tất cả sinh vật của tất cả vũ trụ. Theo nghĩa bình thường, Bồ Đề Tâm được thể hiện nơi lòng từ bi sâu rộng bao la. Theo nghĩa phi thưòng, Bồ Đề Tâm được thực hiện qua sự chứng nhập Không Tính: tất cả đều không có tự tính, tất cả đều trống trải, rực sáng, vô ngại, cực lạc.

---o0o---


CHƯƠNG 9 - TỪ BI LÀ TRÍ HUỆ


9. Từ Bi là Trí Huệ:

Mỗi bưóc chân khởi đầu đã là chỗ đi tới rồi: Bất Nhị luôn luôn là "lý nhất quán" của Phật Pháp. Bất Nhị là vô tự tính, nghĩa là Không Tính, và Không Tính đã được lưu động trong chân lý bình thường là Duyên Khởi. Về mặt Duyên Khởi là Từ Bi, về mặt Không Tính là Trí Huệ. Từ Bi Siêu Việt (Đại Từ Bi) và Trí Huệ Siêu Việt (Đại Bát Nhã, Đại Trí Huệ) đã được thu nhiếp trong lực tự chân ngôn thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát: "Om Mani Padmé Hum". Mỗi khi tụng lên thần chú Om Mani Padmé Hum thì Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện ngay lập tức. Có người không thấy gì hết, điều này cũng tốt: chỉ cần nói thầm Om Mani Padmé Hum một lần thôi, dù mình không thấy gì hết, nhưng thực sự trong cõi cực kỳ vi tế của tâm thức của chính mình đã xuất hiện hạt giống tốt đẹp cho cả rừng cây dược thụ tương lai.

Khi đứng ở bình diện phi thường, sáu vần của câu thần chú Om Mani Padmé Hum không phải nói về Quán Thế Âm Bồ Tát mà lại chính là Quán Thế Âm Bồ Tát: Quán Thế Âm không khác biệt với sáu âm thanh Om Mani Padmé Hum, và Om Mani Padmé Hum không khác với Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát tức là Om Mani Padmé Hum, và Om Mani Padmé Hum tức là Quán Thế Âm Bồ Tát.

Lòng Từ chỉ là lòng Từ vì đã có lòng Bi, và vì có lòng Từ Bi mới có được Trí Huệ: có từ thì có bi, có bi thì có trí, có trí thì có huệ. Thực ra tất cả đều xảy ra nhất loạt, tất cả đều được xuất hiện và thực hiện đồng lúc ngay lập tức. Lòng Đại Bi là phương tiện thiện xảo, giống như con trai. Lòng Đại Bi nhập một với Trí Huệ mà Trí Huệ (Không Tính) thì giống như con gái. Đại lạc xuất hiện trong tính nhập giữa Từ Bi và Trí Huệ, cái chùy kim cương (Từ Bi) và cái chuông (Trí Huệ); cái chùy kim cương được thu lấy trong bàn tay phải và cái chuông được giữ yên ở bàn tay trái của Đức Phật Kim Cương Tát Trụy (Vajrasattva) trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng.

Chuyển qua một bình diện khác, qua một luồng sánh sáng khác trong sáng hiền hậu hơn nữa: cha mẹ của mình ôm nhau khăng khít mặn nồng trong cơn hoan lạc vô biên (đại lạc), nhờ thế mình mới được đầu thai ra đời. Tây Tạng gọi là yab-yum (cha mẹ) trong sự thể hiện Phật Pháp một cách cụ thể siêu việt sự hòa nhập giữa cha (yab) và mẹ (yum) là chứng nhập Giác Ngộ (Đại Lạc) giữa lòng kết hợp; hội nhập trọn vẹn từ thể xác đến tinh thần giữa cha là phương tiện thiện xảo (lòng từ bi) và mẹ là Không Tính (trí huệ). Cha bên phải (chùy kim cương bên phải bàn tay mặt của Đức Phật Kim Cương Tát Trụy) và mẹ bên trái (cái chuông bên trái của ngài Kim Cương Tát Trụy). Cha là Cực lạc và mẹ là Không Tính; cha là tha lợi (vì lợi ích cho kẻ khác) và mẹ là tự lợi (vì lợi ích cho chính mình); cha là tha lực (Tịnh Độ Tông) và mẹ là tự lực (Thiên Tông); cha là sắc thân (rupakaya) và mẹ là pháp thân (dharmakaya). Đó là ý nghĩa phi thường siêu việt về những ảnh tượng Phật Cha và Phật Mẹ ôm nhau giao hợp mà chúng ta thưòng được nhìn thấy trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng. Có nhiều người đã hiểu sai lạc về những ảnh tượng siêu việt ấy, thực ra chỉ có Phật Giáo Tây Tạng là một truyền thống Phật Pháp duy nhất hiện nay còn giữ lại tất cả tinh túy nguyên vẹn trong sạch nhất của Phật Giáo Ấn Độ, sau khi Phật Giáo Ấn Độ đã bị tiêu diệt trọn vẹn vào thế kỷ thứ mười ba, do những thế lực tàn ác dã man của ngoại đạo ngoại bang. 

Tất cả tinh ba tinh túy của Phật Giáo Đại Thừa Ấn Độ và Phật Giáo Kim Cương Thừa Tây Tạng được thu gọn lại trong sáu âm thanh linh thiêng của lục tự đại chân ngôn, lục tự đại thần chú Om Mani Padmé Hum (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Sáu âm thanh linh hiện này đóng khép lại sáu cửa luân hồi: người đọc tụng thần chú này thì nhất định sẽ không bị đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, a tu la, chư thiên. Thế là thoát vượt ra cõi luân hồi.

Om tức A,U, M, nghĩa là thân khẩu, ý của chư Phật.

Mani là ngọc như ý (tức là cha, nghĩa là phương tiện thiện xảo, chính là lòng Đại Bi).

Padmé là hoa sen, (tức là mẹ, nghĩa là Không tính, chính là Trí Huệ).

Hum là chủng tự bí mật nói lên sự Hòa Nhập, tính cách Bất Nhị bất động giữa lòng Đại Bi và Đại Trí Huệ.

Có nhiều vị thánh tăng Phật Giáo ở Hy Mã Lạp Sơn đã trì tụng đại thần chú Om Mani Padmé Hum đến cả năm triệu lần hoặc nhiều hơn nữa. Đối với chúng ta, có lẽ chỉ đọc được khoảng 108 lần mỗi ngày và cũng đủ tự cho rằng mình khá tinh tấn?

---o0o---




tải về 208.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương