Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang20/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   38

ĐỊNH 


Nhóm thứ hai của những phương pháp Phật giáo[4], theo truyền thống là Định (hay Đẳng Trì).  Danh từ Sanskrit làSamàdhi, theo ngữ nguyên, tương đương với chữ “synthesis” của Hy Lạp.  “Thiền định” cốt yếu thu hẹp chú ý trường theo một phương thức và trong một thời gian do ý chí chỉ định.  Kết quả là tâm trở nên vững vàng, như ngọn lửa của một chiếc đèn dầu lúc lặng gió.  Dùng danh từ cảm tính, sự thiền định đưa đến trạng thái khinh an, bởi người ta đã khu trừ trong một thời gian tất cả những gì có thể gây ra xáo trộn.  Ba loại tu tập gồm trong danh từ “Thiền định” truyền thống là:

1.      Bát Định (Dhyàna).

2.      Tứ vô lượng.

3.      Những Thần Thông.

Ba đề mục này là mầm mống của nhiều cuộc phát triển trong Phật giáo sau này.  Sự tu tập những thiền-na giữ một vai trò quan trọng quyết định trong hệ thống Du già tôn[5]; Tứ Vô Lượng là một trong những hạt mầm của cựu Đại thừa; và những Thần Thông được định trước để trở nên nòng cốt của Mật Tông.  Bây giờ chúng ta giải thích từng mục một.

1. Những Thiền na (Dhyàna), tiếng Pàli là Jhàna, là những phương tiện để siêu việt sự xúc động do những vật khích thích và những phản ứng bình thường của chúng ta đối với sự xúc động này tạo ra.  Người ta bắt đầu tập luyện bằng cách tập trung tư tưởng trên kích thích vật giác quan – như một cái vòng tròn làm bằng cát hồng, hay làm bằng những bông hoa xanh, hay một chén nước, hay ảnh tượng Đức Phật.  Giai đoạn thứ nhất của thiền định tựu thành khi người ta có thể trừ khử, trong một thời gian ước định, những khuynh hướng xấu xa, nghĩa là những dục vọng, tà ý, tính lười biếng và trạng thái hôn trầm, sự khích dộng và tán loạn.  Người ta học cách tách lìa chúng, và có thể qui hướng những tư tưởng mình về một đối tượng đã chọn trước.  giai đoạn thứ hai, người ta vượt lên trên những tư tưởng chuyển động hướng về và xung quanh đối vật.  Tâm người ta hết tán loạn, người ta chấp nhận một thái độ tư tưởng quán suốt, bình thản và cả quyết hơn, mà kinh văn gọi là Tín.  Thái độ dò dẫm hay trải mình ra về một vật nào đó[6] người ta không biết một cách ly tán, nhưng cái người ta biết sẽ thỏa mãn hơn bất cứ cái gì được biết một cách suy lý rời rạc, đưa đến một trạng thái phấn khởi[7] và hoan lạc[8] say sưa.  Thực ra sự phấn khởi này hãy còn là một vết tỳ ố và nhơ bẩn đến lượt nó lại bị vượt qua.  Công việc này tựu thành trong hai giai đoạn kế tiếp, đến nỗi ở cõi tứ Thiền ta ngừng ý thức về dễ chịu hay khó chịu, ,an lạc hay bất an, phấn khởi hay trầm trệ, thăng tiến hay trở ngại khi áp dụng vào trong tương quan với mình.  Những sự ưa chuộng cá nhân đã trở nên nhạt nhẽo đến nỗi chúng đi qua không để lại một dấu vết gì.  Cái còn lại là một điều kiện của thụ cảm tính trong suốt, minh mẫn trong một trạng thái chuyên chú và trung tính tinh túy tuyệt đối[9].  Trên nữa có tứ “không” định, là những giai đoạn vượt qua những dấu vết của đối tượng.  Chừng nào chúng ta còn nối kết vào một đối tượng nào, dù tinh tế đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể lướt tới Niết Bàn.  Trước hết, thiền giả thấy tất cả như không vô biên, kế đó như thức vô biên, kế đó như vô sở hữu, rồi bằng cách chấm dứt luôn cả hành động chụp bắt hư không, thiền giả đạt đến cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ.  Ý thức tự thức cũng gần như biến mất.

Trên đó là sự chấm dứt của tưởng và thụ[10], nơi mà người ta “đụng chạm với Niết Bàn bằng thân thể mình”.  Nhìn từ ngoài vào, trạng thái này hiện ra như một sự hôn trầm.  Chuyển động, ngôn ngữ ngữ và tư tưởng đều vắng lặng.  Chỉ còn lại sự sống và hơi ấm.  Ngay cả những khuynh hướng vô thức cũng được coi như say ngủ.  Nhìn từ bên trong, nó hình như tương đương với cái mà những truyền thống thần bí khác gọi là ý thức vô ngôn của Quán Tưởng Trần Truồng, một bước nhẩy trần truồng quả quyết vào Thực Tại, sự phối hợp của không với không, hay của Nhất thể với Nhất thể, một nơi an trú trong Vực Thẳm Thần linh, hay Sa Mạc của Thần Thánh.

Theo giáo lý truyền thống, những trạng thái này tuy xuất thần, nhưng không bảo đảm sự giải thoát tối hậu.  Điều đó đòi hỏi một sự phá hủy hoàn toàn ngã cá nhân, trong khi những kinh nghiệm xuất thần này chỉ có thể dập tắt được tự ngã trong nhất thời.  Tâm dần dần trở nên đơn thuần hơn, khước từ hơn, vắng lặng hơn, nhưng tự ngã, chỉ được bỏ quên trong thời gian thiền định.  Duy có Trí Tuệ mới thấu nhập được vào Chân không.  Chỉ một mình Trí Tuệ có thể thấu nhập Niết Bàn, cái thay thế thường trực và mãi mãi xúc động của kích thích cảm giác như sức mạnh chỉ đạo tâm chúng ta, chừng nào còn có tâm để chỉ đạo.

2. - Vô lượng (Apramàna) là những phương pháp đào luyện cảm xúc.  Chúng tiến hành theo bốn giai đoạn: Từ vô lượng (mettà), Bi vô lượng, Hỷ vô lượng, Xả vô lượng.  Mục đích chính yếu những phương pháp tu tập này cốt xóa bỏ những biên giới giữa ta và tha nhân – dù tha nhân là người rất thân yêu, lãnh đạm hay thù nghịch.  Người ta cố gắng coi mình, bằng hữu, người lạ và thù nghịch như nhau.  Từ vô lượng được coi như một đức tính.  Nó được định nghĩa như một thái độ qua đó người ta ao ước điều tốt lành cho kẻ khác, muốn tăng tiến nguồn vui của họ và cố gắng khám phá saucái bề ngoài thường ác cảm hay xấu xa những khía cạnh đáng yêu của bản chất của họ.  Đây không phải nơi trình bầy những quán tưởng này.  Tinh thần của chúng có thể trở nên minh nhiên qua một đoạn ngắn trích từ kinh Từ Bi (Mettà Sutta).

Mong sao cho tất cả chúng sinh đều sung sướng và an lạc! Mong sao chúng sinh sung sướng và sống trong an lạc! Tất cả chúng sinh - yếu hay mạnh – không bỏ sót một chúng sinh nào – trong thượng, trung hay hạ giới, nhỏ bé hay to lớn, hữu hình hay vô hình, gần hay xa, đã sinh ra hay đang sinh ra – mong sao cho tất cả mọi chúng sinh đều sung sướng và an lạc! Mong sao cho không có kẻ nào lừa dối kẻ nào, hay khinh miệt kẻ nào trong bất cứ cảnh ngộ nào; mong sao không có kẻ nào vì sân hay ác tâm muốn gia hại kẻ nào! Như một mẹ chăm sóc đứa con, đứa con độc nhất, cũng như vậy tâm không giới hạn yêu mến chúng sinh, phát khởi từ vô lượng cho toàn thể thế gian, cao thấp, xung quanh, không giới hạn; mong sao chúng sinh gieo thiện căn vô lượng cho thập phương thế giới; không giới hạn, không ác tâm hay thù nghịch!”

Kế đó là Bi Vô lượng, khó khai triển hơn rất nhiều.  Đó là một thái độ qua đó người ta tập trung trí tưởng trên những nỗi đau khổ của chúng sinh, đau khổ với họ và ao ước diệt trừ những đau khổ ấy.  Thứ ba, sau khi học cách gợi ra bi vô lượng, người ta phải thực hành Hỷ vô lượng.  Ở đây người ta tập trung tư tưởng đến hoàn cảnh vui sướng của người khác, sung sướng theo, và hoan hỉ chia sẽ với hạnh phúc của họ.  Cuối cùng là Xả vô lượng, theo truyền thống, chúng ta chỉ có thể đạt được sau khi chúng ta đạt được đệ tam thiền liên quan tới ba trạng thái xúc cảm trước tiên nhiều lần.  Tuy nhiên, ít khi người ta đạt tới Xả vô lượng và ở đây chúng ta chỉ cần kể ra thôi.  Không những người ta được mời gọi phát triển ba thái độ cảm xúc này, nhưng biến chúng thành Vô lượng theo nghĩa người ta phải còn cư xử với vô lượng chúng chúng sinh như nhau, và kiên trì phá bỏ lòng thiên vị và ác cảm riêng tư.  Người nào theo lời dậy của Buddhaghosa cố gắng thực hành những phương pháp tu tập này, sẽ nhận thấy rằng, trong trạng thái tâm trí tán loạn bình thường của chúng ta, chúng ta không thể mang chúng đi xa.  Người ta cho rằng tâm phải đạt được sự tinh luyện và giải thoát, mà sự tu tập những thiền-na mới có thể mang lại cho nó, để mang những Vô lượng tới một kết quả tốt đẹp.

3. Trong Phật giáo có nhiều yếu tố duy lý nổi bật đến nỗi tầm quan trọng của thần thông trong đó thường bị đánh giá quá thấp, nhất là bởi những tác giả Tây phương hiện đại.  Quan niệm này không biết tới hai yếu tố quyết định: những hoàn cảnh lịch sử trong đó Phật giáo phát triển và những qui luật của đời sống tâm linh.  Quan niệm này còn biến thành phi lý những giai đoạn sau của tư tưởng Phật giáo, xuất hiện như một sự thoái trào, một sự xa đọa từ những đỉnh cao nguyên thủy.  Phật giáo đã sống giữa những dân tộc thành kính tin tưởng vào pháp thuật cũng như những người dân thành phố thời hiện đại tin vào Khoa Học.  Xá lợi của Đức Phật được đề cao vì quyền năng pháp thuật của chúng.  Những thiên, hà, rừng rậm, cây cối, suối ngàn, gần như toàn thể thiên, nhiên chỗ nào cũng nặng nều hiển.  Sự biểu diễn pháp thuật thần thông là một nét bình dị trong đời sống Ấn Độ, và thường tất cả mọi giáo đoàn đều dùng để cải giáo những kẻ ngoại đạo.  Xuyên qua thế giới Phật giáo, sự trình bầy phép lạ là một đề tài rất được ưa chuộng của nghệ thuật.  Ngay dù thuật thần thông không tạo thành một thành phần của Giáo Lý Thiêng Liêng, môi trường xã hội cũng ép buộc giáo hội chấp nhận.

Hơn nữa, kinh nghiệm của tất cả mọi xứ sở trên trái đất đã cho thấy rằng người ta không thể tu luyện một đời sống tâm linh mà đồng thời không kêu gọi tới những linh năng và làm những linh giác trở nên bén nhọn.  Sự kiện này chỉ có thể gây kinh ngạc ở nơi nào mà những sự tu tập tâm linh hoàn toàn không được biết đến.  Kết quả của những sự tu tập thiền định là Đức Phật và các đệ tử đã đi tới chỗ nắm được trong tay tất cả mọi thứ năng lực pháp thuật hay phép lạ gọi là Riddhi, hay Iddhi.  Một số quyền năng này là cái mà ngày nay chúng ta gọi là siêu linh - thấu thị, thấu thanh, nhớ lại những tiền kiếp, và  biết tư tưởng của người khác.  Một số thuộc vật lý.  Các Đệ tử có thể “đi qua tường hay qua rào, hay qua đồi như qua không khí, đi vào và đi qua đất cứng; đi trên mặt nước, hay đi trong không khí”.  Bằng pháp thuật họ có thể kéo dài đời sống trong thân xác này.  Họ có thể phân thân thành hai và làm cho nó sống.  Họ có thể cho thân thể họ hình thể của một đứa trẻ, của một con rắn, v.v…

Tân Ước Ky Tô giáo phần nào đã chịu ảnh hưởng của những giáo lý Phật giáo, được biết ở Alexandrie và ở những phần khác của thế giới Địa Trung Hải.  Đặc biệt khía cạnh phép thuật hình như đã lôi cuốn những người theo Ky Tô giáo đầu tiên.  Thánh Pierre, trong khi đi trên mặt nước đã dẫm lên vết chân của nhiều Thánh Tăng Phật giáo.  Một trong những phép lạ được nhiều Phật tử ưa chuộng là Đối phép.  Lửa bốc lên ngùn ngụt từ phần trên thân thể của Như Lai, và “từ phần hạ thân ngài tuôn ra một suối nước”.  Trong Jean, VII, 38, chúng ta thấy một dữ kiện lạ lùng “Kẻ nào tin ta như Thánh kinh đã phán, từ bụng nó sẽ tuôn ra những dòng sông nước cuồn cuộn”.  Về thí dụ thứ ba, chúng ta có thể kể Như Lai, nếu ngài muốn, ngài có thể tiếp tục tồn tại trong một kiếp như đấng Christ “đã tồn tại trong một kiếp” (éon).

Dầu rằng những khả năng siêu linh rất cần thiết cho một giai đoạn phát triển tinh thần nào đó, chúng không phải luôn luôn ích lợi cho tính hay tâm linh tính nơi người mà chúng hiển lộ.  Trong những sự phát triển tâm linh có nhiều nguy hiểm sẽ xẩy ra: lòng kiêu ngạo có thể tăng thêm lên, người ta có thể tìm kiếm quyền lực và đánh mất lãnh địa và danh vọng; người ta có thể hiến mình cho những sức mạnh vong luân.  Trên đại lược, thái độ của giáo hội Phật giáo trong suốt một ngàn năm đầu của giáo hội hình như chấp nhận thuật  thần thông và tâm linh chừng nào mà người tu không quá chú trọng tới chúng, và trình bầy chúng như một ngón quảng cáo lòe loẹt rẻ tiền dành cho đại chúng.  Ngày kia Đức Phật gặp một thầy tu khổ hạnh đã tu tập khỏ hạnh trong 25 năm, đang ngồi bên bờ sông.  Đức Phật hỏi ông ta đã thu thập được gì sau tất cả công trình khó nhọc ấy.  Nhà tu khổ hạnh kiêu hãnh trả lời rằng bây giờ ít ra ông ta cũng có thể vượt qua sông bằng cách đi trên mặt nước.  Đức Phật cố gắng cho ông ta thấy rằng điều đó chẳng đáng giá bao nhiêu so với công trình khó nhọc dường ấy, bởi vì với một vài trinh chiếc đò sẽ chở ông ta qua. 

---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương