Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang18/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   38

SÀRIPUTRA (Xá Lợi Phất)


 Người ta thường nhận thấy rằng không phải chính đấng giáo chủ, nhưng một trong những vị kế vì đã qui định đường lối của những phong trào tôn giáo và tăng lữ trong những thế hệ đầu tiên của những phong trào đó.  Hình như đặc thù của tổ chức giáo đoàn dòng thánh Francois d'Assise, của Giáo đoàn thuộc dòng thánh Francois d'Assie là tác phẩm của Elie de Corton hơn là của chính thánh Francois d'Assise, của Giáo đoàn thuộc dòng thánh Ignace de Loyala do Laynez hơn là do thánh Ignace de Loyala.  Như thánh Paul đối với Jesus, Abu Kekr đối với Mahomet, Xénocrate đối với Platon, Staline đối với Lénine, cũng vậy Xá Lợi Phất (Sàriputra) đối với Đức Phật.

Lý do tại sao một người kế vì tương đối phụ thuộc lại gây một ảnh hưởng quyết định hơn chính đấng giáo chủ là một điều dễ thấy.  Đấng giáo chủ dĩ nhiên là nguồn hứng khởi sống động phát khởi phong trào, nhưng phần lớn giáo lý của ngài vượt quá tầm với của đám đông.  Với một thiên tài nhỏ hơn, người kế vì tạo ra một ấn bản Giáo lý thuộc loại bỏ túi thích hợp hơn với những nhu cầu của một người trung bình và với khả năng hiểu biết của hắn.  Nhận xét của Robin có thể áp dụng cho tất cả những trường hợp kể trên khi ông nói về Xénocrate, người kế vì Platon, rằng “ông đã đóng khung tư tưởng sống động của Platon vào trong cái khung cứng nhắc của một học thuyết sách vở, xếp đặt một cách máy móc để đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của giáo lý”.  Đúng là Sàriputra đã tịch diệt trước Đức Phật sáu tháng và do đó không thể nắm trong tay việc tổ chức giáo hội sau khi chết.  Ảnh hưởng của Sàriputra tạo ra do hình thể mà ngài gán cho giáo lý, và ảnh hưởng ấy quyết định không những sự đào luyện chư tăng trong một thời gian lâu dài, mà còn quyết định cả những phương diện nào của giáo lý Đức Phật cần phải được nhấn mạnh và những phương diện nào nên đẩy xuống hàng thứ yếu.

Quả thực lối pho diễn và thấu hiểu giáo lý Đức Phật của Sàriputra đã chế ngự giáo hội Phật giáo trong vòng từ mười lăm đến hai mươi thế hệ.  Ngài đã chế ngự giáo hội theo nghĩa một tông phái của giáo hội chấp nhận cách giải thích của ngài, và một tông phái khác tạo những ý kiến chống đối lại một cách ý thức và trực tiếp.

SÀRIPUTRA, người con trai của Sàri” ra đời ở Magadha (Ma kiệt đà) từ một gia đình Bà La Môn, Ngài sớm bước vào đời sống tôn giáo dưới sự chỉ dẫn của Sanjaya, một người theo thuyết hoài nghi tuyệt đối.  Trong vòng nửa tháng kể từ ngày gia nhập giáo hội Phật giáo, ngài đã đạt tới giác ngộ viên mãn, và từ đó trở đi cho đến khi tịch diệt, ngài thuyết pháp và dậy bảo những tăng sĩ trẻ hơn.  Trí tuệ ngài trước hết có tính cách phân tích.  Ngài thích xếp đặt sự hiểu biết sao cho có thể học và nhớ, nghiên cứu và giảng dạy dễ dàng.  Có một cái gì tiết độ và khô khan xung quanh ngài.



Đối với những người theo Thượng Tọa Bộ[1] và Nhất Thiết Hữu Bộ[2], Sàriputra hiện ra như một giáo chủ thứ hai.  Y như Đức Phật là vua của Pháp, Sàriputra là Thống chế của Pháp.  Ngài xuất sắc hơn tất cả mọi môn đệ khác về “Trí tuệ” và học vấn.  “Ngoại trừ đấng Thế Tôn, không một người nào có, dù là một phần mười sáu, trí tuệ của Sàriputra”.  Chúng ta phải luôn luôn nhới rằng chữ “Trí tuệ” ở đây dùng theo một nghĩa rất đặc biệt, như một thứ quán tưởng có phương pháp căn cứ trên luật lệ của Abhidharma.

Tuy nhiên cũng có những trào lưu khác trong Giáo đoàn.  Nhiều tăng sĩ có thể thấy Abhidharma (A tỳ đàm) không thích hợp lắm với thị hiếu họ.  Trong trí nhớ của các vị này, còn có nhiều môn đệ khác quan trọng hơn Sàriputra, chẳng hạn như Mahàmogallàna, (Mục Kiền Liên) giỏi về tâm linh học, hay Ànanda, thị giả riêng của Đức Phật trong hai mươi năm, môn đệ đáng yêu nhất trong hàng cao đệ, nhưng đối với những luận sư A tỳ đàm chính thống, ngài là một đối tượng bi đem ra mổ xẻ chống đối luôn luôn, một thứ bung xung gánh chịu tất cả những bất hạnh mà Giáo hội gặp phải.  Trong số những đối thủ của lối giải thích theo Sàriputra những người theo Kinh bộ (Sautràntika) là nhóm có ảnh hưởng nhất.

Trong vòng bốn trăm năm sau ngày đức Phật diệt độ kinh văn của Đại Thừa bắt đầu phát triển.  Tên tuổi của Sàriputra tiếp tục đại diện cho một đường lối.  Trong những kinh như là kinh Bát nhã (Prajnàpàramità), Diệu Pháp Liên Hoa kinh, và kinh Hoa Nghiêm, Sàriputra thường xuyên được coi như đại biểu của một thứ trí tuệ thấp kém còn phải học tập nhiều, và như một  người trí tuệ chậm chạp và đần độn, không thể hiểu được giáo lý đích thực của Đức Phật đến nỗi, vì ông, Đức Phật giảng giáo lý của ngài dưới một hình thức hạ đẳng, được biết dưới danh từ Hìnayàna (Tiểu Thừa).  Trước khi trình bầy những huấn giới chính của Bộ phái phát xuất từ Sàriputra, tôi phải giải thích qua từ ngữ Cổ Phái Trí tuệ mà tôi viện dẫn qua suốt tác phẩm này.  Nó được gọi nó là Trường phái Trí tuệ bởi vì “Trí tuệ” trong kinh điển của phái Sàriputra được coi nhu cao nhất trong năm đức tính chủ yếu, là Tín, Tấn, Niệm, Định và Tuệ.  Trong những đức tính này duy chỉ có sự phát triển của Trí tuệ mới có thể bảo đảm được sự giải thoát tối hậu.  Bộ phái Sàriputra được gọi là Cổ để phân biệt với Tân Phái Trí Tuệ phát triển phản ứng lại nó, vào khoảng 100 năm trước T.L. 

---o0o---


A LA HÁN (Arhat) 


Không có cách nào để hiểu tinh thần của Cổ Phái Trí Tuệ hay hơn là khảo sát mẫu người mà nó muốn tạo ra, và ý tưởng về hoàn hảo thiết định ra để làm đối tượng đua tranh cho cac đệ tử.  Con người lý tưởng, bậc thánh hay nhà hiền triết ở mức độ phát triển cao nhất được gọi là “A La Hán” (Arhat).  Chính Phật giáo lấy chữ “Arhat” từ hai chữ “Ari” có nghĩa là “kẻ thù”  và “han” nghĩa là “giết”, bởi thế một A La Hán, là “Một người sát hại kẻ thù”, kẻ thù đây là những đam mê.  Những học giả hiện đại thích tầm nguyên từ chữ “Arhati”, “ứng cúng” và có nghĩa “có giá trị, đáng được”, nghĩa là đáng được sùng bái và cúng dường.  Hình như lúc khởi nguyên, khi Phật giáo xuất hiện, danh từ “Arhat” áp dụng một cách rộng rãi cho tất cả mọi tu sĩ khổ hạnh.  Nhưng trong Phật giáo, người ta giới hạn, như một thuật ngữ, cho những bậc thánh hoàn hảo, đã giải thoát một cách toàn triệt và viên mãn.  Chính đức Phật cũng thường được gọi là một Arhat.

Ngày nay chúng ta còn thấy nhiều chân dung lý tưởng hóa chư vị A La Hán trong nghệ thuật Phật giáo A La Hán được mô tả một cách bình thường như một người đầy phẩm cách, đầu không tóc, và nghiêm khắc.  Kinh điển của Cổ Phái Trí Tuệ định nghĩa hay mô tả một A La Hán bằng một tiêu thức, thường được nhắc đi nhắc lại luôn.  A La Hán là một người trong đó “những cuồng lưu” (nghĩa là dục, thọ, hành, vô minh tà kiến ) đã khô cạn, người đã sống cao nhã, người đã cho cái phải cho, người đã quẳng gánh nặng, người đã đến đích, người giải thoát, người đã tới hiểu biết chân chính”.  A La Hán đã rũ bỏ tất cả mọi trói buộc vào cái tôi và vào cái của tôi, xa lánh mọi người, hăng hái và trang nghiêm, tự tại, hoàn toàn kiểm soát mình, làm chủ mình, chế ngự mình, điềm đạm và khắc khổ.



Àvadàna 'Sataka (II, 348) cho một hình ảnh đầy đủ hơn về A La Hán: “Người đã cố gắng, đã tranh đấu và chống chọi, và do đó đã hiểu rằng cái vòng “Sinh Tử” với “Ngũ Uẩn” (skandha) luân chuyển không ngừng.  Người đã khước từ tất cả những cảnh ngộ của cuộc hiện hữu do nhân duyên giả hợp đưa đến, bởi vì bản chất của chúng là thành và hoại, dị và diệt.  Người bỏ tất cả “ô nhiễm” và đạt đến quả A La Hán.  Trong khi trở thành một Arhat, người đã mất tất cả những ràng buộc với “Tam Giới” (nghĩa là dục giới, sắc giới, vô sắc giới).  Người coi vàng và đất như nhau.  Bầu trời và lòng bàn tay đối với người là một.  Người vẫn thản nhiên (trong nguy nan) như cây gỗ trầm thơm ngát trước lưỡi dìu hạ nó xuống.  Bằng Trí Tuệ, người đã đập vỡ cái “vỏ trứng của vô minh”.  Người đã đạt đến Trí Tuệ, Thần lực[3] và những “khả năng của trực kiến phân tích”.  Người quay đi với những danh lợi thế tục, và người trở nên xứng đáng được Chư Thiên (Deva) kể cả Indra Vishnu và Krishna ca ngợi, chào đón tôn kính”.

Trừ chư Phật, không ai có thể hoàn hảo như một A La Hán.  Giả thiết rằng một Đức Phật có thêm một số tính cách hoàn hảo khi so sánh với A La Hán là một điều hợp lý (Dial. II, 1 3 III, 6).  Tuy nhiên, trong giai đoạn sơ khởi, không mấy ai để ý đến vấn đề gần như hoàn toàn không có chút quan trọng thực tiễn nào này.  Chỉ sau ba hay bốn thế kỷ, khi lý tưởng A La Hán đã mất quyền lực đối với một phần giáo hội Phật giáo, vấn đề sai biệt giữa A La Hán và chư Phật mới bắt đầu kích thích sự tò mò của những tư tưởng gia Phật giáo.

Những nhà thần bí của mọi thời đại không ngừng nêu ra những cấp bậc của cái thang tinh thần.  Trước khi một người có thể trở thành A La Hán, hắn phải trải qua một số những giai đoạn quen thuộc.  Không cần phải nêu rõ tất cả những chi tiết ra đây, nhưng người ta cần phải biết một vài điều về những khúc quanh trong đời một người.  Người ta nói rằng tất cả mọi người đều thuộc một trong hai loại sau đây: hoặc họ là những người bình thường hoặc họ là những bậc thánh.  Những vị thánh được gọi là Àyra.

Trong tiếng SanskritÀryen có nghĩa là “cao nhã”, “thẳng thắn” hay “tốt”.  Những thường nhân hoàn toàn sống trong thế giới cảm giác; thế giới tâm linh ở trên là một cái gì không liên quan đến họ hay chỉ là một khát vọng viển vong và bất lực.  Siêu giác giới của thực tại vĩnh cửu trong lý thuyết Phật giáo được biết dưới danh từ Nirvàna - trạng thái cuối cùng và tối hậu của vĩnh phúc – hay dưới danh từ Đạo.  Đạo cũng như Nirvàna, được coi như thể nó tự biểu lộ cho chúng ta trong những giai đoạn tiến triển tâm linh nào đó.  Tiếp theo những sự luyện tập tâm linh sắp được nói tới, chúng ta, với thời gian, đạt tới một kinh nghiệm biến đổi chúng ta từ trạng thái “thường nhân” thành “Thánh nhân”.  Thuật ngữ gọi là “Nhập lưu”.  Đại loại nó tương đương với cái mà người Ky-tô giáo gọi là “cải giáo”.  Trong dịp này, viễn quan của Siêu thế Đạo bừng nở trong chúng ta, và theo danh từ của Buddhaghosa (Phật Minh), chúng ta thấy “Đạo” như chúng ta thấy vầng trăng tròn sáng lạn qua khoảng trống trong đám mây – đám mây tượng trưng sự giàng buộc giác quan của chúng ta.  Một khi đã vượt qua dòng sông hãy còn một cuộc chiến đấu trường kỳ nữa.  Đôi khi phải cần nhiều kiếp mới cắt đứt được những giàng buộc với sự vật cảm giác và lòng ngã ái.  Nhưng giai đoạn khó khăn nhất đã bị khắc phục. 

---o0o---


Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương