Tiếng Việt Thực Hành



tải về 17.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.04.2024
Kích17.04 Kb.
#57040
hải


Tiếng Việt Thực Hành
Chủ đề: Xu hướng “nhảy việc” ở giới trẻ: tự tin về năng lực hay “vỡ mộng”?
1. “Nhảy việc” là gì?
- “Nhảy việc” là tình trạng thay đổi liên tục từ công việc này sang công việc khác trong thời gian ngắn.
Nhảy việc có phải là quyết định xấu hay không?
Trong một số lĩnh vực như kỹ thuật phần mềm, nhảy việc gần như không bị đánh giá tiêu cực. Nhiều công ty muốn nhân viên của họ có nhiều bộ kỹ năng sau khi chuyển từ công ty này sang công ty khác. Quá trình làm việc dù ngắn cũng khiến các nhân viên đó có được nhận thức đa dạng về phong cách làm việc và phần nào xác định được điều họ thích và không thích trong công việc.
Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là nhảy việc là hành động chỉ dành cho giới trẻ. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy ngày nay, những lao động lớn tuổi cũng nhảy việc. Các nhà tuyển dụng đã bớt đánh giá tiêu cực về ứng viên hay nhảy việc như trước đây. Mọi người đang thay đổi công việc và nghề nghiệp thường xuyên hơn, vì vậy các tiêu chuẩn cũng đang dần thay đổi.

- Tại sao giới trẻ lại chọn nhảy việc


Nhưng tại sao một người nào đó lại chỉ gắn bó với một công việc trong thời gian ngắn và liên tục nhảy việc sang các vị trí khác? Đâu là lý do khiến họ từ bỏ lợi ích, phúc lợi, lương thâm niên và tiền thưởng?
Đôi khi những người nhảy việc không hài lòng với công việc hiện tại vì họ cảm thấy nó không hướng họ đến sự nghiệp họ mong đợi hay đơn giản là "không có tương lai". Nhiều người khác lại nhảy việc vì họ không thích công việc hiện tại hoặc môi trường làm việc tại công ty.
Trong một số trường hợp khác, người ta nhảy việc vì cảm thấy công việc hiện tại quá quen thuộc, nhàm chán và họ muốn tìm những thử thách mới. Không phải ai cũng thích ở một vị trí trong vài năm liên tiếp, họ hy vọng có những thay đổi, khác biệt và quyết định nhảy việc.
Cuối cùng, có những người nhảy việc vì họ đang cố gắng học các kỹ năng mới có thể mang lại lợi ích lâu dài. Ví dụ, một nhà thiết kế muốn chuyển sang làm copywriter có thể vì không chỉ muốn làm việc với Photoshop hoặc các công cụ thiết kế khác mà còn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo.

2. Thực trạng


Hiện tại rất nhiều người trẻ chỉ mới đi làm được hai năm nhưng nhảy đến sáu, bảy công việc là chuyện hết sức phổ biến. Có nhiều người còn có suy nghĩ rằng nếu nhảy việc liên tục thì mức lương cũng sẽ tăng theo vì càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Đây là một suy nghĩ khá phi thực tế và nếu có số lượng mà không mang lại chất lượng nhà tuyển dụng cũng không đánh giá cao. Đặc biệt hiện nay, nếu một người ứng tuyển có hồ sơ di chuyển sang công ty mới liên tục sẽ dễ bị đánh rớt hơn những người còn lại. Nếu công việc không mang tính ổn định thì sẽ rất khó trong quá trình thăng tiến và nguồn thu nhập sẽ không được đảm bảo.

- “Nhảy việc” hiện đang là tình trạng phổ biến ở giới trẻ để có nhiều trải nghiệm khác nhau trong công việc. Bên cạnh đó còn có rất nhiều lý do để dân văn phòng dẫn đến quyết định tìm kiếm môi trường làm việc khác.


- Theo một cuộc khảo sát nhân lực của Anphabe vào tháng 12-2021, tỷ lệ tìm kiếm công việc mới tại Việt Nam lên đến 58%. Sau quý I năm 2022, số lượng tìm kiếm công việc mới cao nhất trong ba năm trở lại đây. Theo LinkedIn chia sẻ, thông điệp “Open to Work” trên profile cá nhân đã tăng chóng mặt trong năm nay. Giới trẻ hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu cho doanh nghiệp và nhà tuyển dụng hơn, nếu không được đáp ứng họ ắt sẽ có ý định chuyển sang đơn vị khác
.
3. Nguyên nhân
3.1. Dấu hiệu brownout ngày một rõ ràng
- Trạng thái "brownout" có nghĩa là nhân viên sẽ mất đi năng lượng làm việc dần dần, từ chán nản đến chẳng thiết làm việc nữa, làm qua loa hay có công việc thì làm còn sếp cho nghỉ việc cũng chả sao. "Brownout" đa phần sẽ xuất hiện ở những nhân viên xuất chúng, những người làm việc hiệu quả nên nó sẽ gây ra ảnh hưởng lớn với các tập thể, thậm chí là công ty.
- Khối lượng công việc nặng nề, không tương xứng với mức lương và vị trí.
- Một số nhân viên còn gặp vấn đề về quy trình tăng lương và thăng tiến trong công việc không rõ ràng mặc dù đã báo cáo với cấp trên. Những yếu tố đó chính là lý do nhân viên cân nhắc việc có nên ở lại công ty.
3.2. Công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại
- Nhiều nhân viên đã suy nghĩ tìm một công việc mới với nhiều nguồn cảm hứng mới hơn.
3.3. Quan hệ với đồng nghiệp không tốt
- Vào làm công ty đã lâu nhưng vẫn chưa hòa hợp được với đồng nghiệp. Về lương và công việc có thể cải thiện, nhưng theo suy nghĩ của một số người nếu đã là nguyên nhân về con người có lẽ sẽ rất khó để thay đổi.
4. Hệ quả
4.1. Hệ quả tích cực
- Khả năng giao tiếp và thích ứng linh hoạt
- Có nhiều cơ hội hơn để tìm thấy công việc phù hợp
4.2. Hệ quả tiêu cực
- Nhà đầu tư ngại “đầu tư” vào bạn
- Có nguy cơ bị cắt giảm nhân sự
- Thiếu chuyên cần
5. Giải pháp
5.1. Tìm hiểu kỹ công việc mới trước khi ứng tuyển
- Trước khi nhận lời mời làm việc cho một công ty, người trẻ nên quan tâm đến những yếu tố sau:
- Hướng phát triển trong công việc của bản thân
- Uy tín của công ty
- Mức lương mong muốn
5.2. Cố gắng cải thiện bản thân trong công việc
5.3. Lựa chọn rời đi nếu không còn phù hợp
- Khi đã thử nghiệm và tìm hiểu nhiều cách để có được một công việc và môi trường tốt thì có những trường hợp ra đi chính là hướng tốt nhất cho cả bên công ty và chính nhân viên.
tải về 17.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương