Tichtruyenphapcu


Phần 2: Thời Niên Thiếu Của Ghosaka



tải về 3.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang30/293
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2023
Kích3.79 Mb.
#54358
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   293
tichtruyenphapcu

Phần 2: Thời Niên Thiếu Của Ghosaka 
Câu chuyện tiền thân - Kotuuhalaka Vứt Con 
Một thuở nọ, tại vương quốc Ajita xảy ra nạn đói. Một người tên Kotùhalaka 
không đủ ăn, định đến Kosambi để kiếm sống. Ông cùng con trai nhỏ Kapi và vợ Kali ra 
đi với một ít lương thực. (Cũng có người nói ông bỏ nhà đi vì dân ở đó đang chết vì bệnh 
dịch tả). 
Họ đi mãi cho đến lúc hết lương thực. Sau cùng, đói quá họ không bồng nổi đứa 
con. Người chồng bảo vợ: 
- Này bà, nếu chúng ta còn sống thì sẽ có đứa con khác. Hãy bỏ đứa nhỏ lại để đi 
tiếp. 
Lòng mẹ lúc nào cũng từ ái nên người vợ trả lời: 
- Tôi không bao giờ vứt bỏ đứa con còn sống. 
- Vậy ta phải làm sao? 
- Thay phiên nhau ẵm nó. 
Phiên bà mẹ bồng thì bà đỡ đứa bé như nâng một vòng hoa, ôm vào lòng hoặc 
mang bên hông. Ðến phiên người cha, ông bồng kiểu nào cũng thấy nặng nhọc, khổ sở 
còn hơn cả cơn đói. Ông cứ lặp đi lặp lại mãi điệp khúc: "Này bà, nếu chúng ta còn sống 
sẽ có đứa con khác, vứt đứa nhỏ này đi!" Nhưng người mẹ nhứt quyết không chịu. Ðứa 
bé bị bồng tới bồng lui tới một lúc thì quá mệt nên ngủ thiếp trên tay người cha. 


Kotuhalaka bèn chậm chân để người mẹ đi trước, rồi lén đặt đứa bé trên đệm lá dưới một 
cây, và lập tức đi tiếp. Ði một đoạn bà mẹ bỗng quay lại, không thấy đứa bé liền hỏi: 
- Ông! Con tôi đâu rồi? 
- Bỏ nó dưới bụi cây rồi! 
- Trời! Ông đừng có giết tôi Thiếu nó tôi sống sao nổi. Trả con lại cho tôi! 
Thấy bà đấm ngực khóc lóc, ông chồng phải đi lui tìm đứa bé trao lại cho vợ. (Do 
một lần vứt con này mà kiếp sau đó, Kotuhalaka bị cha mẹ vứt bỏ bảy lần. Ta chớ có xem 
thường việc ác và bảo rằng chỉ là việc nhỏ). 
Tiếp tục cuộc hành trình, họ đến nhà người chăn nuôi gia súc. Hôm ấy có con bò 
cái đẻ nên chủ nó làm tiệc ăn mừng. Sau khi cúng dường vị Bích Chi Phật thường đến 
khất thực, ông nấu đãi rất nhiều cháo và xúp. Trông thấy hai người khách lỡ đường và 
thương xót cho hoàn cảnh của họ, ông bố thì cháo và nhiều bơ sữa. Bà vợ thì đặt bơ sữa 
lỏng và bánh sữa trước mặt, nhường cho chồng ăn uống thỏa thích sau những ngày đói 
khổ, còn mình thì ăn chút ít. Ông chồng thì ăn ngốn ăn nghiến vẫn chưa thấy no vì đã 
nhịn đói sáu bảy ngày trước. Thấy người chăn bò đang dùng bữa, thỉnh thoảng cho con 
chó cái nằm chực dưới ghế vài muỗng cháo, ông chồng lại khởi tâm thèm muốn, bảo con 
chó tốt phước được ăn ngon lành và no đủ. Tối đến, ông chồng bị đầy bụng và qua đời, 
thác sinh vào bụng con chó cái. 
Người vợ chôn cất chồng xong, ở lại làm thuê cho ấy luôn. Ðược trả công nửa lít 
gạo, bà nấu cơm để bát cúng dường vị Bích Chi Phật, hồi hướng phước báo cho con mình. 
Nghĩ rằng dù có cúng dường hay không, cũng được đặc ân đảnh lễ và hầu hạ vị Bích Chi 
Phật mỗi ngày, do đó sẽ được phước lành an lạc, bà bèn quyết định ở lại đây luôn. 
Sáu, bảy tháng sau, con chó cái xinh một chú chó con. Người chủ nhà dành riêng 
sữa một con bò cho nó. Chẳng bao lâu nó lớn thành một con chó to khỏe. Còn vị Bích 
Chi Phật mỗi khi thọ thực đều dành cho nó một phần cháo nên nó cứ quấn quýt bên Ngài. 
Mỗi ngày người chăn bò đều đến viếng thăm vị Bích Chi Phật với con chó theo 
sau. Trên đường đi, đến một hang thú ông ta thường đập gậy vào bụi cây và dộng gậy 
xuống đất, kêu lên ba lần "su,su" cho thú sợ. Ngày kia, ông ta bạch với Phật rằng khi nào 
không đến được sẽ gởi con chó đến tìm, và xin Phật hiểu cho là ông đang mong Ngài đến. 
Quả nhiên vài ngày sau, ông thấy khó chịu trong mình nên để con chó đến thỉnh Phật. 
Nghe lệnh chủ, con chó chạỵ đi. Ngang qua nơi hang thú, chú ta sủa ba lần rồi mới đi tiếp. 
Sáng sớm, đi vệ sinh xong chú mới vào lều tranh sủa ba tiếng ra mắt vị Bích Chi Phật, rồi 
nằm về một bên. Biết đã đến lúc, Ngài đứng dạy lên đường. Chú chó chạy phía trước sửa 
từng chặp. Nhiều lần vị Bích Chi Phật vờ đi nhầm đường để thử chú, nhưng lần nào chú 
cũng biết, đứng chận lại sủa vang, ra dấu cho Phật đi đường khác. Một hôm, chú cũng 
cản lại khi Phật đi nhầm đường, nhưng lần này Phật không trở lui, chỉ lấy chân đẩy nó ra 
rồi đi tiếp. Chú chó liền cắn tà áo trong của Phật và kéo trở lui cho đến khi Ngài đi đúng 
đường. Chú quả là trung thành và nhiệt tình với Phật. 


Rồi đến một ngày y Phật rách, người chăn bò cúng dường vải để may y mới, và 
Phật phải đi đến chỗ khác để nhờ may giúp. Ngài bay lên không về hướng 
Gandhamadana. Chú chó sủa và chu lên cho đến khi bóng Ngài khuất dần, rồi vỡ tim 
ngay đó. (Người ta thường nói loài vật sống chơn chất không biết lừa dối, còn con người 
tâm một đường miệng một nẻo. Vì vậy Thế Tôn có dậy một Sa-môn: "Lòng người khó 
lường còn loài thú lại đơn giản"). 
Chú chó chết đi, do lòng ngay thẳng trung hậu, tái sinh lên cõi trời ba mươi ba với 
một ngàn thiên nữ tùy tùng, hưởng phúc lạc vô kể. Vị trời này chỉ cần thì thầm âm thanh 
đã vang xa mười sáu dặm. Khi nói năng bình thường khắp cõi trời rộng ngàn dặm đều 
nghe (Ðó là do thân chó kiếp trước đã sủa và chu vì thương mến vị Bích Chi Phật). 
Ở tầng trời ba mươi ba không còn lâu, vị này mạng chung (Chư thiên mạng chung 
do bốn nguyên nhân: mạng tận, phước tận, thực phẩm tận và sân hận. Nếu nhiều phước, ở 
tầng trời này đủ hạn kỳ rồi sanh thiên cao hơn nữa, đó là "mạng tận". Nếu ít phước, giống 
như một, hai lít gạo bỏ vào kho chẳng nhằm đâu cả, không bao lâu sẽ chết, gọi là "phước 
tận". Trường hợp thứ ba, vị trời ham hưởng lạc, quên cả ăn uống, sức khoẻ suy sụp và 
chết, đó là "thực phẩm tận". Thứ tư là do ganh tỵ với sự sáng chói của vị khác, sân hận 
mà chết). 

tải về 3.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   293




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương