TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang39/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   48

Nguyên nhân gây bệnh.

- Do nấm Alternaria solani gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển.

- Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng ít nhất là một năm.



Biện pháp phòng trừ.

- Biện pháp canh tác

+
Bệnh đốm vòng hại khoai tây
Dùng giống kháng bệnh.

+ Luân canh cây trồng.

+ Vệ sinh đồng ruộng

- Biện pháp hóa học: Dùng luân phiên các loại thuốc như: Propineb (Antracol 70WP), Azoxystrobin+Difenoconazole Trobin top 325SC), Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG).



2. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum ).

Đây là bệnh nghiêm trọng và phổ biến gây hại cho khoai tây, làm giảm năng suất và chất lượng củ khoai tây.



Triệu chứng.

- Bệnh gây hại khoai tây ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng nặng nhất là vào giai đoạn khoai tây hình thành củ.


Bệnh héo xanh Vi khuẩn hại khoai tây

- Thường ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn.

- Củ bị bệnh, ở phần cuối củ hay mắt củ có dịch hơi nhầy màu trắng, sau chuyển thành màu trắng ngà, đục như sữa, nếu bị nặng củ sẽ bị thối nhũn, bóp nhẹ sẽ thấy sủi bọt, chất dịch có mùi hôi. Khi bổ củ thấy có một vòng nâu sẫm hoặc nâu đen ở ngoại bì.



Nguyên nhân gây bệnh.

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.



Điều kiện phát sinh, phát triển.

Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. nguồn bệnh tồn tại rất lâu trong đất và củ bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết thương lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động.



Biện pháp phòng trừ.

- Biện pháp canh tác:

+ Sử dụng giống khoai chịu bệnh,

+ Chọn và thải loại kỹ các củ giống mang bệnh ngay trước khi trồng;

+ Luân canh được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh héo xanh cho khoai tây cũng như cho các cây họ Cà khác. Không trồng khoai tây hoặc các cây cùng họ trong vụ tiếp theo như cây cà chua, thuốc lá, cà các loại.

+ Sử dụng củ giống để từ cây sạch bệnh.

+Vệ sinh đồng ruộng. Không để cây bệnh tồn tại trên ruộng bởi vì đó là nguồn lây lan bệnh trên đồng ruộng.

+Ruộng trồng khoai tây tốt nhất là bằng phẳng hoặc bố trí theo băng, có rãnh thoát nước vì vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước trong đất, khi tưới hoặc mưa. Thường đất pha cát, nghèo dinh dưỡng bị bệnh nặng hơn các chân đất khác.

+ Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe (có thể dùng phân ủ) để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng luân phiên một số loại thuốc sau để phòng trừ bệnh như: Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1 SP ), Streptomyces lydicus WYEC 108 1.3% + Fe 21.9% + Humic acid 47% (Actino – Iron 1.3 SP).

3. Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans).

Là bệnh phổ biến và gây tác hại lớn nhất hiện nay tại các vùng trồng khoai tây. Bệnh gây hại nghiêm trọng và giảm năng suất khoai tây.



Triệu chứng.

- Bệnh gây hại trên các bộ phận trên và dưới mặt đất của cây như: lá, thân, rễ, củ.


Bệnh mốc sương hại khoai tây
- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.

- Trên thân cành: vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, ngày càng lan rộng ra xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá. Vết bệnh bọc quanh từng đoạn thân, hơi lõm sâu. Thân cành bị bệnh tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy.

- Trên củ: vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu-nâu xám, hơi lõm sâu vào bên trong. Cắt ngang chỗ bị bệnh thấy vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ theo những vệt nâu rõ. Sau một thời gian vết bệnh hình thành lớp nấm trắng xốp.



tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương