TÀi liệu tập huấN ĐỒng ruộng (ffs)



tải về 23.9 Mb.
trang18/48
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2017
Kích23.9 Mb.
#35057
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   48


2.2. Đầu tư phân bón:

Phân bón cây con chủ yếu dựa vào lượng phân đạm bón vào đất và lượng đạm dự trữ trong đất, khoảng 20 ngày sau khi mọc nốt sần ở rễ hình thành và hoạt động thu hút đạm khí trời cho cây sử dụng. Sự cố định đạm của vi khuẩn đạt hiệu quả cao nhất ở thời kỳ ra hoa đậu quả. Giai đoạn sinh trưởng cuối, đạm từ các bộ phận của cây được vận chuyển về quả để nuôi hạt. Vì thế trồng đậu tương không nên bón nhiều đạm, chỉ bón một lượng ít lúc gieo hạt. Nếu bón nhiều đạm sẽ không có nốt sẫn ở rễ. Muốn rễ có nhiều nốt sần thì nên tẩm phân nitranzin vào vỏ hạt trước lúc gieo.

Đậu tương cần một lượng phân lân tương đối lớn, nhất là từ sau khi mọc đến ra hoa. Thiếu lân, tốc độ vận chuyển các chất trong cây chậm, cây sinh trưởng kém. Bón lân cho cây đậu tương, nên bón lót bằng cách rắc đều trên mặt ruộng khi cày bừa cho phân trộn vào đất, hiệu quả hơn là bón tập trung và bón nông.

Phân kali đối với đậu tương rất quan trọng, cây cần một lượng kali lớn hơn cả đạm. Tỷ lệ sử dụng kali đạt tới đỉnh cao ở giai đoạn sinh trưởng thân lá (trước lúc ra hoa), sau đó thấp dần cho đến bắt đầu hình thành hạt và ngừng sử dụng kali vào 2- 3 tuần lễ trước khi hạt chín. Phương pháp bón kali tốt nhất là trộn vào đất để tránh bị rửa trôi khi mưa to, tránh để kali dính vào hạt khi gieo, có thể làm hạt thối không nảy mầm được.

Tỷ lệ sử dụng đạm, lân, kali cho đậu tương thích hợp nhất là: 1:2:2 (30N+ 60P2O5 +60K2O) hoặc 1:3:2 (30N + 90 P2O5 + 60KO).

- Yêu cầu cho 1 ha

Sử dụng phân chuồng ôn ủ hỗn hợp đã hoai mục: 8-10 tấn/ha

Phân NPK loại: 3-9-6; 4-8-6: 600 - 800 kg/ha

Hoặc phân đơn:

+ Đạm urê: 100 kg;

Lân: 450 kg;

Kali: 150 kg.

Đất chua sử dụng 400-500 kg vôi bột/ha.



- Cách bón

Đối với phân đạm, lân, kali riêng rẻ: 

+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi khi làm đất

+ Bón thúc lần 1: Bón 50% lượng đạm và 50% kali.

+ Bón thúc lần 2: Bón hết số đạm và kali còn lại khi cây 4- 5lá

- Đối với phân hỗn hợp NPK: Bón lót 70% lượng phân NPK + phân chuồng + vôi, bón thúc 30% lượng phân NPK còn lại khi cây có 3-5 lá.



2.3. Làm đất và trồng

- Chọn đất: Đất thoát nước tốt, đẫt bãi ven sông, đất chuyên màu đồi bãi, đất 2 vụ lúa và làm 1 vụ đông.

- Làm đất: Cày bừa, xới xáo làm nhỏ đất, sạch cỏ dại.

Theo thực tế địa hình đất đai có thể lên luống hoặc không lên luống. Trên đất 2 lúa, đất bãi thì phải lên luống để tưới và thoát nước tốt

Rạch hàng sâu 10-12cm, bón phân theo rạch. Lấp đất dày 3-5cm (2 đốt ngón tay) mới trồng tỉa

- Tranh thủ đất ẩm, làm đất và trồng ngay để sớm thời vụ và hạt mọc nhanh

Mật độ hàng cách hàng 30-35cm; cây cách cây 8-12cm.

- Mật độ trồng:

Vụ Xuân: 30- 35 cây/m2, hàng x hàng 40cm. Gieo hạt cách nhau 7cm- 8cm hoặc gieo 2 hạt/hốc, hốc x hốc 12- 15cm.

Vụ Hè: 25- 30 cây/m2, hàng x hàng 40cm. Gieo hạt cách nhau 10cm- 12cm hoặc gieo 2 hạt/hốc, hốc x hốc 15- 18cm.

Vụ Đông: 35- 40cây/m2, hàng x hàng 40cm. Gieo hạt cách nhau 7cm- 8cm hoặc gieo 2 hạt/hốc, hốc x hốc 10- 12cm.

Gieo (tỉa) hạt xong phải lấp đất kín, đất nhỏ dày 1cm (1 đốt ngón tay)



2.4. Chăm sóc:

Gieo trồng xong cần kiểm tra đậu mọc để kịp thời chắm dặm và phòng trừ sâu, chim chuột phá hại.

Đậu có 3 lá thật (lá có 3 thuỳ) thì xới xáo nhẹ, làm cỏ, bón phân (hoà phân loãng tưới gốc cây) và vun nhẹ. Phân đạm urê 3-4 kg/sào

Đậu tương có 5-7 lá thật thì xới xáo đất, bón phân hay phun phân qua lá và vun gốc để chống đổ khi cây có quả (phân kali)

Đậu ra hoa khi cây có 9-10 lá cần đề phòng sâu hại hoa và hại quả khi còn non.

- Bà con nông dân cần kiểm tra phát hiện sớm và báo cho cán bộ kỹ thuật hay cán bộ thôn, bản để phòng trừ an toàn.



2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại

A. Bệnh hại.

1. Bệnh lở cổ rễ:

          - Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con, đặc biệt phát sinh mạnh nhất trong điều kiện làm đất không kỹ, độ ẩm cao. Cây bị bệnh ở cổ rễ có lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết.

          - Biệp  pháp phòng trừ:

          + Vệ sinh đồng ruộng và xử lý đất nếu vụ trước ruộng bị nặng.

          + Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm.

          + Khi bị bệnh nặng dùng các loại thuốc hoá học như: Anvil 5SC, Score 250EC, Cavil 50SC,…



2. Bệnh gỉ sắt.

          - Trong điều kiện nhiệt độ 22-24oC và ẩm độ không khí cao bệnh phát sinh mạnh nhất. Khi nhiệt độ trên 30oC, có mưa to xu hướng làm giảm bệnh. Bệnh gây hại nặng nhất ở vụ xuân, vụ hè thu, thu đông bệnh hại nhẹ.

- Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá bị vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và trọng lượng hạt. Bệnh nặng làm giảm năng suất tử 20-50%, có ruộng mất trắng không cho thu hoạch.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Chọn giống chống chịu bệnh

+ Bố trí thời vụ thích hợp

+ Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Callihex 5SC, Cavil 50SC, …

3. Bệnh thán thư

          - Bệnh hại từ giai đoạn cây con đến giai đoạn có hoa - quả. Bệnh hại nặng nhất trong điều kiện ẩm độ không khí cao và nhiệt độ thấp. Khi ẩm độ dưới 80% bệnh có thể ngừng phát triển.

          - Trên lá vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con vết bệnh  kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng, nhiều vết hợp thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

          + Khi bệnh chớm xuất hiện phải xử lý bằng các loại thuốc như: Somec 2SL, Diboxylin 2L,…

          Ngoài ra, cần quan tâm đến một số bệnh hại khác như: héo gốc mốc trắng, héo vàng, thối thân, héo xanh vi khuẩn và bệnh khảm lá (virus).

B. Sâu hại.

1. Sâu xám.

          - Gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ đông. Sâu thường cắn ngang thân làm cho gãy và chết.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non, chúng thường ẩn nấp ở độ sâu cách mặt đất 4-6cm.

          + Mật độ thấp thì bắt thủ công vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Mật độ cao phòng trừ bằng các loại thuốc như: Sugadan 30G, Vifuran 3G,…



2. Ruồi đục thân.

          - Sâu non (giòi) phá hại nặng nhất vào tháng 3,4 và tháng 10, 11(vụ đông). Ruồi đục thân gây hại nặng nhất cho đậu tương đông và thu – đông (gây hại giai đoạn cây con).

          - Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ, sâu non (giòi) phá hại ở các bộ phận của cây như: trên lá, thân.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Luân canh với các cây trồng khác như cây lúa nước, không nên trồng liên tiếp các loại cây ký chủ của ruồi như cây đậu xanh, đậu đen, đậu cô ve…

          + Xử lý đất trước khi gieo bằng các loại thuốc như: Basudin

          + Các loại thuốc có hiệu lực cao để phòng trừ ruồi như: Angun 5ME, Golnitor 50WDG, Soka 25EC,…

3. Sâu đục quả.

          - Sâu hại nặng ở giai đoạn quả non, sâu non đục khoét quả vào trong và ăn hạt, hạt đậu có thể bị ngậm khuyết hoặc rỗng hạt

          - Sâu non đục quả đậu tương còn có khả năng đục phá thân cây đậu tương làm cho cây sinh trưởng chậm hoặc chết khô.

          - Biện pháp phòng trừ:

          + Bố trí thời vụ hợp lý

          + Làm đất kỹ, có thời gian cho ngâm nước 2-3 ngày

          + Trước khi có quả non cần tiến hành phun bằng các loại thuốc như: Ammate 150SC, Silsau 3.6EC, Kuraba 3.6EC,…

          Ngoài ra, còn có một số đối tượng khác cần quan tâm và có biện pháp phòng trừ như: rệp, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh và sâu cuốn lá./.



2.6. Thu hoạch và bảo quản:

Cây đậu tương khi quả chuyển sang vàng, vàng nâu và lá màu vàng đều là thời điểm thu hoạch



T

hu hoạch khi phần lớn đậu tương chuyển màu vàng, vỏ quả đã chuyển màu xám vàng hoặc nâu đen, hạt đã rắn; cắt cây đem về phơi, trải mỏng, tránh chất đống. Sau đó dập tách hạt để phơi riêng. Hạt đậu tương nhiều prôtein, nên phơi dưới nắng vừa, đến khi thuỷ phần của hạt < 12% là đạt tieue chuẩn đóng gói, bảo quản.

Thu hoạch vào những ngày tạnh ráo và về phải phơi ngay không được ủ đống.

Khi lấy hạt xong không phơi dưới nắng nóng mùa hè, không phơi trên nền xi măng lúc trưa nắng. Vì hạt dễ chảy dầu thì chất lượng kém, không để được giống cho vụ sau

Bảo quản: Khi hạt đậu tương cắn vỡ đôi là đưa vào bảo quản.

Với số lượng ít hạt có thể đựng trong chum vại hoặc các dụng cụ thuỷ tinh sạch, dưới có lót vôi hút ẩm, đậy nắp để bảo quản kín hoàn toàn.

Với số lượng nhiều, hạt đựng vào các bao nilon hoặc bao tải dứa, để nơi thoáng mát không bị mưa ẩm.

Chọn giống: Hạt đậu tương đã được phơi khô sạch thì sàng lọc chọn hạt đều, không sâu bệnh, không có hạt xanh, hạt nứt để bảo quản riêng làm giống trồng vụ sau.

BÀI 4: CÂY BÍ XANH

1. Điều kiện chính để sản xuất rau an toàn:

Sản xuất các loại "rau an toàn" , khi thực hiện phải vận dụng cụ thể cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những điều kiện sau đây trong sản xuất "rau an toàn":

- Đất trồng: Đất để sản xuất "rau an toàn", không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.

- Phân bón: Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác ...). Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô cơ ...). Số lượng phân dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 - 20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.

- Nước tưới: Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn ... không bị ô nhiểm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công nghiệp, thành phố bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phải áp dung phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường. do đó cần chú ý các biện pháp chính sau:

+ Giống: Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.

+ Biện pháp canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện chế độ luân canh: lúa - rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.

+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoạc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.

Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.



2. Yêu cầu ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp cho cây bí xanh phát triển từ 24 - 28oC, giai đoạn ra hoa và đậu quả yêu cầu nhiệt độ cao từ 25 - 30oC. Bí xanh thích hợp ánh sáng ngày ngắn, cường độ vừa phải, độ ẩm đất thích hợp từ 65 - 80%. Cây bí xanh có thể trồng tốt trên đất thịt nặng, thịt nhẹ hoặc đất phù sa, độ pH đất 6,5 - 8,0. Chính vì vậy có thể trồng tốt cả 2 vụ xuân hè, vụ thu đông và có thể trồng trên nhiều vùng, nhiều loại đất khác nhau.



3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bí xanh

* Thời vụ gieo.

- Vụ xuân hè: Gieo hạt 20 / 1 đến 20 / 2.



- Vụ thu đông: Gieo hạt ngày 20 / 8 đến ngày 15 / 9.





* Sản xuất cây con

- Gieo hạt vào khay hoặc làm bầu kích cỡ: 7cm x 10cm. Giá thể làm bầu theo tỷ lệ sau: 50% đất bột + 50% xơ dừa hoặc 40% đất bột + 45% xơ dừa +15% mùn mục, sau đó để bầu hoặc khay lên luống cao, bằng phẳng.








tải về 23.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương