TÀi liệu tiêu chuẩN, TÀi liệu kỹ thuật mã HÓa cáC ĐỐi tưỢng hình ảnh âm thanh – TƯƠng tác giữA Âm thanh và CÁc hệ thốNG



tải về 0.67 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích0.67 Mb.
#33725
  1   2   3   4
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



---------

TÀI LIỆU TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU KỸ THUẬT


MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH ẢNH ÂM THANH –

TƯƠNG TÁC GIỮA ÂM THANH VÀ CÁC HỆ THỐNG

HÀ NỘI, 2016

MỤC LỤC


1.Tên gọi và ký hiệu Tiêu chuẩn Việt Nam 3

2.Đặt vấn đề 3

2.1 Tình hình phát triển 4

2.2 Tình hình sử dụng 12

3.Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật 13

3.1 Tình hình tiêu chuẩn về định dạng âm thanh và tương tác âm thanh 13

3.2 Tình hình chuẩn hóa trong nước 14

3.3 Phân tích lựa chọn sở cứ 14

3.3.1 Tiêu chuẩn quốc tế 14

3.3.2 Hình thức xây dựng 14

4.Nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật 15

5.Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn 15

6.Kết luận 16



CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AAC

Advanced Audio Coding

Chuẩn mã hóa âm thanh tiên tiến

ETSI

European Telecommunications Standards Institute

Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu

IEC

International Electrotechnical Commission

Ủy ban Kỹ thuật Điện tử Quốc tế

ISO

International Organization for Standardization

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

ITU

International Telecommunication Union

Liên minh Viễn thông quốc tế

HE-ACC

High Efficiency-ACC

Chuẩn mã hóa âm thanh nâng cao hiệu quả

SBR

Spectral Band Replication

Kỹ thuật tái tạo dải phổ âm thanh

PS

Parametric Stereo

Tham số kênh dùng nén và giải nén âm thanh stereo ->mono và ngược lại

QMF

Quadrature Mirror Filter

Các bộ lọc cầu phương

MDCT

Modified Discrete Cosine Transform

Chuyển đổi cosine rời rạc sửa đổi

VRML

Virtual Reality Modeling Language

Ngôn ngữ mô hình thực tại ảo













  1. Tên gọi và ký hiệu Tiêu chuẩn Việt Nam


Tên dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia: “Mã hóa các đối tượng hình ảnh âm thanh – Tương tác giữa âm thanh và các hệ thống”.

Mã số:

  1. Đặt vấn đề


Các chuẩn nén về âm thanh hình ảnh đã được tổ chức ISO và IEC ban hành rộng rãi trên thế giới và thường xuyên có các bản cập nhật. MPEG-4 còn có tên là nhóm tiêu chuẩn ISO/IEC 14496 là chuẩn nén được công bố gần đây có chất lượng nén cao cả về âm thanh và hình ảnh. Đây là chuẩn nén hỗ trợ nhiều đặc tính công nghệ mới như nén 3D, hướng đối tượng, hỗ trợ nén nhiều thành phần dữ liệu trong cùng một tệp tin như dữ liệu âm thanh, video, VRML (Virtual Reality Modeling Language).

Việt Nam cho đến thời điểm này chưa có một tiêu chuẩn nào về nén và giải nén dữ liệu chất lượng cao tương đương như chuẩn MPEG-4. Do vậy, hiện nay Việt Nam đang xây dựng các tiêu chuẩn cơ bản về MPEG-4. Trước mắt vì chưa có nhiều nghiên cứu cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực này nên về cơ bản việc xây dựng tiêu chuẩn là chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế và có bổ sung cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Đề tài xây dựng tiêu chuẩn về “Tương tác giữa âm thanh và các hệ thống” nằm trong nhóm tiêu chuẩn “ Mã hóa các đối tượng âm thanh – hình ảnh” được xây dựng dựa trên chuẩn ISO/IEC 14496 phần 24. Về nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn cũng là chấp thuận nguyên vẹn có bổ sung phù hợp với tình hình Việt nam.

Chuẩn MPEG-4 được chia thành các nhóm, mỗi nhóm chịu tránh nhiệm nghiên cứu một vấn đề liên quan đến xử lý và truyền dữ liệu âm thanh, hình ảnh. Một đặc trưng của chuẩn MPEG-4 là không đóng mà luôn cập nhật và bổ sung mở rộng. Cụ thể, chuẩn MPEG-4 vào năm 2008 có 24 nhóm phụ trách 24 phần (từ part 1- part 24) nhưng cho đến thời điểm này đã mở rộng đến part thứ 31, chi tiết các phần mà các nhóm MPEG-4 nghiên cứu được mô tả trong phần 2.1. Về cơ bản các chuẩn MPEG-4 tập trung mô tả vào cấu trúc hệ thống MPEG-4, các định dạng dữ liệu, các quy định về phương thức hoạt động của các đối tượng bên trong hệ thống MPEG-4,.. nhưng bên cạnh đó MPEG-4 cũng đưa ra nhưng tiêu chuẩn dạng tài liệu kỹ thuật (technical report) nhằm góp phần giúp mô tả chi tiết hơn, giải thích cụ thể hơn về các chuẩn đã ban hành. Chuẩn ISO/IEC 14496 – phần 24 chính là một trong những chuẩn dạng này. Chuẩn ISO/IEC 14496 – phần 24 tập trung mô tả hoạt động bên trong hệ thống MPEG-4 cụ thể là sự tương tác giữa hệ thống với các dữ liệu âm thanh nén chất lượng cao là AAC và HE-AAC.

Dựa trên chuẩn ISO/IEC 14496, nhóm xây tiêu chuẩn nhằm cung cấp kiến thức cụ thể về phương thức nén và giải nén dữ liệu âm thanh theo AAC và HE-AAC trong các hệ thống MPEG-4.

Mục đích của việc xây dựng tiêu chuẩn này giúp nhà nghiên cứu, nhà sản xuất hiểu rõ hoạt động nén và giải nén âm thanh trong các hệ thống MPEG-4 để từ đó có thể nghiên cứu, phát triển các sản phẩm phần cứng, phần mềm liên quan đến hệ thống MPEG-4. Trong chuẩn có ví dụ minh họa bằng câu lệnh cụ thể để có thể tham khảo.

Tiêu chuẩn là chuẩn tham chiếu có thể dùng trong các đơn vị nghiên cứu về lĩnh vực xử lý đa phương tiện, các nhà sản xuất thiết bị giải trí như setop box, hd box, đầu dvd,….hoặc các nhà sản xuất trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.



    1. Tình hình phát triển


MPEG là một nhóm chuyên gia hình ảnh động được hình thành bởi ISO và IEC nhằm thiết lập các chuẩn nén, truyền âm thanh và hình ảnh. MPEG được thành lập năm 1988 bởi Hiroshi Yasuda và Leonardo Chiariglione. MPEG đầu tiên họp năm 1988 tại Ottawa Canada. Vào năm 2005 MPEG đã phát triển xấp xỉ 350 thành viên từ nhiều lĩnh vực công nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Các chuẩn:



  • MPEG-1 (1993): Được biết như là chuẩn ISO/IEC 11172 - Chuẩn nén âm thanh và hình ảnh đầu tiên phục vụ cho việc lưu trữ với bit rate đến 1.5Mbit/s. Nó là cơ sở cho việc phát triển việc lưu trữ âm thanh và hình trên các đĩa CD như VCD.

  • MPEG-2 (1995): Được biết như là chuẩn ISO/IEC 13818 - Thông tin về nén âm thanh và hình ảnh dùng để truyền trên mạng băng rộng. Chuẩn MPEG-2 hỗ trợ nén dữ liệu hình ảnh xen kẽ và độ nét cao (hd – high definition). Nó dùng để nén dữ liệu cho truyền hình số DVB, vệ tinh. Lưu trữ trên đĩa SVCD hay DVD.

  • MPEG-3: Giải quyết vấn đề đồng bộ và nén đa phân giải dự kiến cho HDTV.

  • MPEG-4 (1998): Được biết như chuẩn ISO/IEC 14496 -Mã hóa các đối tượng âm thanh hình ảnh. Chuẩn dùng cả công cụ mã hóa phức tạp cho hệ số nén cao hơn MPEG-2. Đặc biệt hiệu quả với video. MPEG-4 gần với ứng dụng đồ họa máy tính. Các bộ giải mã MPEG-4 hiệu quả cho việc xuất phim (render) và nén các luồng bít mô tả không gian 3 chiều và bề mặt đối tượng giúp việc nén 3D hiệu quả. Ngoài ra nó cũng hỗ trợ MPEG-J giúp hỗ trợ viết các ứng dụng đa phương tiện tương tác trên môi trường Java với các hàm Java API. Các chuẩn video mới hiệu quả được mô tả trong MPEG-4 part 2 và MPEG-4 part 10. MPEG-4 part 10 hiện dùng nhiều trên hệ thống HD DVD và Blu-ray.

  • MPEG-7 (2002): Giao diện mô tả nội dung đa phương tiện (ISO/IEC 15938).

  • MPEG-21(2001): Khung đa phương tiện (ISO/IEC 21000).

Trong các chuẩn MPEG trên thì MPEG - 4 được nhiều nước quan tâm hơn cả bởi nó cung cấp phương thức nén hiệu quả và được ứng dụng phổ biến hiện nay. Cụ thể, MPEG-4 cung cấp các chức năng sau:

  • Cải tiến hiệu quả mã hóa hơn MPEG2.

  • Khả năng trộn nhiều dữ liệu (đa phương tiện: âm thanh, hình ảnh, tiếng nói, video).

  • Khả năng tương tác với dữ liệu âm thanh hình ảnh tại thiết bị nhận.

Ngoài ra, MPEG-4 cũng cung cấp các kỹ thuật hỗ trợ cho nhà phát triển và người dùng như:

  • Cho phép các nhà phát triển phần cứng và phần mềm tạo việc xử lý đối tượng đa phương tiện tốt hơn và khả năng thích ứng linh hoạt để cải tiến chất lượng của công nghệ và dịch vụ truyền hình số, đồ họa động, ứng dụng web,..

  • Các nhà cung cấp mạng dữ liệu có thể dùng MPEG-4 cho việc truyền dữ liệu. Dữ liệu MPEG-4 có thể được chuyển đổi sang các dạng dữ liệu khác tương thích với mạng internet.

  • Định dạng MPEG-4 cung cấp cho người dùng cuối khả năng tương tác với các đối tượng động.

  • Ghép kênh và đồng bộ dữ liệu được gắn với các đối tượng dữ liệu đa phương tiện để tăng hiệu quả truyền.

MPEG-4 là chuẩn mở rộng và do đó nó được đánh số cho các phần khác nhau. Từ phần 1 cho đến phần 31 hiện nay. Phần quan trọng chính của MPEG-4 tập trung vào phần 2 (MPEG-4 part 2) bao gồm các codec như DivX, Nero Digital và 3ivx….. và phần 10 (MPEG-4 part 10) về mã hóa video như AVC/H.264. Phần dữ nén âm thanh như MPEG-4 part 3 và mở rộng MPEG-4 part 26.

Bảng 1 các nhóm của MPEG-4 đến thời điểm hiện tại.






Phần

Đánh số

Thời gian công bố đầu tiên

Thời gian công bố bản cuối

Sửa đổi cuối

Tiêu đề

Mô tả

Phần 1

ISO/IEC 14496-1

1999

2010

2010

Systems

Mô tả sự ghép kênh và đồng bộ dữ liệu âm thanh và hình ảnh. Chuẩn mô tả cấu trúc chung phân lớp của hệ thống MPEG-4.

Phần 2

ISO/IEC 14496-2

1999

2004

2009

Visual

Định dạng nén cho dữ liệu hình ảnh (video,ảnh, ..)

Phần 3

ISO/IEC 14496-3

1999

2009

2010

Audio

Một bộ định dạng nén cho mã hóa dữ liệu âm thanh bao gồm một vài loại như AAC (Avanced Audio Coding, ALS (Audio Lossless Coding), SLS (Scalable Lossless Coding),….

Phần 4

ISO/IEC 14496-4

2000

2004

2010 (2011)

Conformance testing

Mô tả thủ tục cho việc kiểm tra hiệu năng với các phần khác của chuẩn.

Phần 5

ISO/IEC 14496-5

2000

2001

2010 (2011)

Reference software

Cung cấp phần mềm tham chiếu cho việc giải thích và thẩm định các phần khác của chuẩn.

Phần 6

ISO/IEC 14496-6

1999

2000




Delivery Multimedia Integration Framework (DMIF)

Khung tích hợp dữ liệu đa phương tiện cho việc truyền.

Phần 7

ISO/IEC TR 14496-7

2002

2004




Optimized reference software for coding of audio-visual objects

Tài liệu kỹ thuật cung cấp các ví dụ tham khảo cho việc xây dựng các phần mềm mã hóa đối tượng âm thanh hình ảnh. Tài liệu này làm rõ hơn các nội dung của phần 5 ở trên.

Phần 8

ISO/IEC 14496-8

2004

2004




Carriage of ISO/IEC 14496 contents over IP networks

Mô tả cách thức truyền nội dung MPEG-4 trên mạng IP. Bao gồm các hướng dẫn về thiết kết định dạng gói tin RTP dùng cơ chế của SDP cho việc truyền nhận.

Phần 9

ISO/IEC TR 14496-9

2004

2009




Reference hardware description

Mô tả các công cụ mã hóa video trong phần cứng biểu diễn dưới dạng ngôn ngữ HDL hay dùng với các phần khác của chuẩn.

Phần 10

ISO/IEC 14496-10

2003

2012

(2010)

Advanced Video Coding (AVC)

Mô tả định dạng tín hiệu video giống như định dạng chuẩn ITU-T H.264.

Phần 11

ISO/IEC 14496-11

2005

2005

2009

Scene description and application engine

Nó mô tả cấp độ hệ thống của một ứng dụng và định dạng (BIFS - Binary Format for Scene)

Phần 12

ISO/IEC 14496-12

2004

2012]

2009(2010)

ISO base media file format

Mô tả cấu trúc định dạng tệp lưu dữ liệu đa phương tiện.

Phần 13

ISO/IEC 14496-13

2004

2004




Intellectual Property Management and Protection (IPMP) Extensions

Mô tả các đuôi mở rộng, cú pháp và ngữ nghĩa của IPMP hỗ trợ xác thực giữa các công cụ IPMP cũng như IPMP với đầu cuối

Mô tả cú pháp, ngữ nghĩa của công cụ IPMP đối với luồng bít,….



Phần 14

ISO/IEC 14496-14

2003

2003

(2010)

MP4 file format

Mô tả định dạng tệp MP4 từ chuẩn ISO/IEC 14496-12. Nó sửa lại và thay thế hoàn toàn điều 13 trong ISO/IEC 14496-1.

Phần 15

ISO/IEC 14496-15

2004

2010

2008 (2010)

Advanced Video Coding (AVC) file format

Mô tả luồng dữ liệu video được lưu trong tệp ISO với các định đạng khác nhau bao gồm cả AVC-advanced Video Coding, SVC-Scalable Video Coding, MVC-Multiview Video Coding.

Phần 16

ISO/IEC 14496-16

2004

2011

(2010)

Animation Framework eXtension (AFX)

Mô tả mô hình AFX-Animation Framework eXtension cho việc trình diễn và mã hóa đồ họa 3D hoặc tích hợp trong trình diễn đa phương tiện tương tác.

Phần 17

ISO/IEC 14496-17

2006

2006




Streaming text format

Mô tả phương thức mã hóa ký tự chế độ bít thấp là thành phần đa phương tiện trong hệ thống âm thanh hình ảnh.

Phần 18

ISO/IEC 14496-18

2004

2004




Font compression and streaming

Mô tả định dạng phông mở trong phần 22 (part 22).

Phần 19

ISO/IEC 14496-19

2004

2004




Synthesized texture stream

Các luồng dữ liệu bề mặt đã đồng bộ được dùng cho việc tạo đoạn video đồng bộ tốc độ bit rất thấp.

Phần 20

ISO/IEC 14496-20

2006

2008

2009

Lightweight Application Scene Representation (LASeR) and Simple Aggregation Format (SAF)

Mô tả định dạng LASeR – Lightweight Application Scene Representation và một định dạng kết hợp phù hợp cho việc biểu diễn và phân phối các dịch vụ đa phương tiện tới các thiết bị như điện thoại di động.

Phần 21

ISO/IEC 14496-21

2006

2006




MPEG-J Graphics Framework eXtensions (GFX)

Mô tả môi trường lập trình lightweight cho phát triển các ứng dụng đa phương tiện tương tác. MPEG-J là môi trường ứng dung Java với hàm JAVA API

Phần 22

ISO/IEC 14496-22

2007

2009




Open Font Format

Mô tả định dạng OFFS-Open Font Format Specification cho việc trao đổi thông tin phông chữ số trong các ứng dụng đa phương tiện khác nhau.

Phần 23

ISO/IEC 14496-23

2008

2008




Symbolic Music Representation (SMR)

Mô tả SMR để phát triển các ứng dụng mới trong giải trí, giáo dục,…. SMR có thể dủng để mô tả nhiều loại nhạc đặc trưng bao gồm các thể loại khác nhau như nhạc thánh ca, nhạc phục hứng, nhạc cổ điển, trữ tình,…

Phần 24

ISO/IEC TR 14496-24

2008

2008




Audio and systems interaction

Mô tả cách thức hoạt động tương tác giữa các hệ thống MPEG-4 với các dữ liệu âm thanh.

Phần 25

ISO/IEC 14496-25

2009

2009




3D Graphics Compression Model

Mô tả một mô hình kết nối các công cụ nén đồ họa 3D trong chuẩn MPEG-4 với các thành phần đồ họa xác định trong bất kỳ chuẩn hay tài liệu khác.

Phần 26

ISO/IEC 14496-26

2010

2010




Audio Conformance

Mô tả cách kiểm tra để xác định dữ liệu nén và bộ giải mã có đáp ứng yêu cầu theo ISO/IEC 14496 – part 3 không?

Phần 27

ISO/IEC 14496-27

2009




(2010)

3D Graphics conformance

Mô tả cách kiểm tra để xác định các dữ liệu nén (ví dụ bitstream) và bộ giải mã đồ họa 3D được chỉ ra trong ISO/IEC 14496-11:2005, ISO/IEC 14496-16:2006, ISO/IEC 14496-21:2006, ISO/IEC 14496-25:2009 không?

Phần 28

ISO/IEC 14496-28

2012







Composite font representation

Mô tả phông tổ hợp trong định dạng XML được định nghĩa là một đối tượng CFR (Composite Front Representation)

Phần 29

ISO/IEC DIS 14496-29

Under development







Web video coding

Mô tả mã hóa video web.

Phần 30

ISO/IEC 14496-30

2016







Timed text and other visual overlays in ISO base media file format

Mô tả định dạng lưu trữ cơ bản và tương thích với chuẩn định dạng ISO.

Phần 31

ISO/IEC NP 14496-31

Under development







Video Coding for Browsers

Mô tả mã hóa video dùng cho các trình duyệt – Ký thuật nén video dùng bên trong trình duyệt web.


    1. Tình hình sử dụng


Các tiêu chuẩn nén MPEG-4 được sử dụng nhiều trên thế giới và một số nước đã dựa vào đó ban hành như: Canada với CAN/CSA – ISO/IEC 14496, Hàn quốc KS X ISO/IEC 14496,…

Tuy nhiên vì chuẩn MPEG-4 14496 part 24 là chuẩn không bắt buộc do vậy các nước thường dùng luôn chuẩn quốc tế mà không ban hành chuẩn. Riêng Canada ban hành CAN/CSA – ISO/IEC 14496-24-08(R2013).

Mặc dù là chuẩn không bắt buộc xong để có thể phát triển được sản phẩm ra thị trường quốc tế thì các nhà sản xuất vẫn phải tham khảo chuẩn này. Điều này không hoàn toàn phụ thuộc việc ban hành chuẩn của mỗi quốc gia.

Chính vì vậy, tiêu chuẩn này có lẽ không tách thành một tiêu chuẩn TCVN độc lập mà nên ghép với các chuẩn TCVN khác như một phụ lục hay phần bổ sung của một chuẩn về mã hóa các đối tượng âm thanh hình ảnh.

Tiêu chuẩn này không mang tính bắt buộc chỉ mang tính tham khảo hoặc tham chiếu. Nếu nhà sản xuất không dùng MPEG - 4 thì không cần quan tâm đến chuẩn này. Mặt khác để hiểu được chuẩn này đòi hỏi phải tham chiếu thêm đến các các chuẩn thuộc phần 1, phần 3, phần 12 của ISO/IEC 14496 để nắm được cơ bản hệ thống MPEG-4, dữ liệu âm thanh nén AAC của MPEG-4 và tệp tin ISO.

Chuẩn này thường được các nhà sản xuất các thiết bị như đầu đĩa DVD, thiết bị SETOP BOX, HD BOX hay các nhà phát triển phần mềm phát video trên mạng Internet như FLV player, MPC – Media Player Classic,…cũng tham chiếu. Ngoài ra, các hãng truyền hình, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng quan tâm đến chuẩn này.

Với Việt nam khi xây dựng chuẩn về MPEG-4 thì cần phải xây dựng chuẩn này thì chuẩn MPEG-4 mới thực sự đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước chuẩn này không nhất thiết phải ban hành thành chuẩn riêng mà có thể coi là một phần phụ lục cho chuẩn MPEG-4. Nó sẽ hỗ trợ và làm rõ những yếu tố kỹ thuật liên quan đến hệ thống MPEG-4.

  1. Sở cứ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật

    1. Tình hình tiêu chuẩn về định dạng âm thanh và tương tác âm thanh


Các định dạng âm thanh của MPEG mở rộng từ âm thanh nén mất dữ liệu mp3 đến âm thanh nén chất lượng cao AAC hay HE-AAC (phụ lục 1). Tuy nhiên các chuẩn đề cập đến âm thanh trong hệ thống MPEG-4 gồm các chuẩn ISO dưới đây:


  • ISO/IEC 13818-7:2006 (Information technology – Generic coding of moving pictures and associated audio information – Part 7: Advanced Audio Coding): tiêu chuẩn này chỉ rõ việc mã hóa âm thanh tiên tiến đa kênh chất lượng cao và vẫn tương thích ngược với MPEG-1.

  • ISO/IEC 14496-3:2009 (Information technology -- Coding of audio-visual objects -- Part 3: Audio): tiêu chuẩn này chỉ rõ mã hóa nhiều loại âm thanh khác nhau từ âm thanh tự nhiên đến âm thanh tổng hợp, mã hóa mất dữ liệu, tiếng nói, âm nhạc,.....

  • ISO/IEC 14496-24:2008 (Information technology -- Coding of audio-visual objects -- Part 24: Audio and systems interaction): tiêu chuẩn này chỉ rõ sự tương tác giữa âm thanh và các hệ thống MPEG-4.

Nhận xét:

Trong số các tiêu chuẩn liên quan đến khuôn dạng file media nêu trên của ISO thì ISO/IEC 14496-24:2008 (Information technology -- Coding of audio-visual objects -- Part 24: Audio and Systems interaction) chính là tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu đặt ra của đề tài vụ này.


    1. Tình hình chuẩn hóa trong nước


Theo như thông tin công bố trên website của Bộ thông tin và truyền thông thì trong tổng số 73 tiêu chuẩn và 54 dự thảo tiêu chuẩn chưa có tiêu chuẩn hay dự thảo tiêu chuẩn nào đề cập đến sự tương tác giữa âm thanh và các hệ thống MPEG-4.

Tương tự như vậy, trong tổng số 84 quy chuẩn kỹ thuật và 82 dự thảo quy chuẩn cũng chưa có quy chuẩn kỹ thuật nào đề cập đến sự tương tác giữa âm thanh và các hệ thống MPEG-4.

Chính vì vậy việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về sự tương tác giữa âm thanh và các hệ thống MPEG-4 là thực sự cần thiết.

    1. Phân tích lựa chọn sở cứ

      1. Tiêu chuẩn quốc tế


Các tiêu chuẩn nén MPEG-4 được sử dụng nhiều trên thế giới và một số nước đã dựa vào đó ban hành như: Canada với CAN/CSA – ISO/IEC 14496, Hàn quốc KS X ISO/IEC 14496,…

Tuy nhiên vì chuẩn MPEG-4 14496 part 24 là chuẩn không bắt buộc do vậy các nước thường dùng luôn chuẩn quốc tế mà không ban hành chuẩn. Riêng Canada ban hành CAN/CSA – ISO/IEC 14496-24-08(R2013).




      1. Hình thức xây dựng


Bản dự thảo tiêu chuẩn được xây dựng theo phương pháp chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn quốc tế.

Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế này ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi bởi:



  • Nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông cùng với các hình thức nghiên cứu, học tập, giải trí,...có liên quan đến các hệ thống MPEG-4 ở Việt nam ngày càng nhiều.

  • Việc phát triển phần mềm, phần cứng liên quan đến bộ mã hóa và giải mã MPEG-4 cần được so sánh, đánh giá, kiểm tra.

  • Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn nào về sự tương tác giữa âm thanh và các hệ thống MPEG-4 để làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và tham chiếu.

Khuôn mẫu, bố cục và cách trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật tuân thủ theo quy định trong thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.


  1. tải về 0.67 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương