TÀi liệu tham khảO


Văn minh phương Đông hướng nội và khép kín



tải về 245.88 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích245.88 Kb.
#29143
1   2   3   4

4. Văn minh phương Đông hướng nội và khép kín

Cuộc sống nông nghiệp luôn luôn cần một sự ổn định. Người dân thường rất sợ những điều xảy ra bất thường. Lối sống hài hoà với tự nhiên, tình cảm với mọi người, suy cho cùng, cũng là nhằm đạt tới sự ổn định. Từ đây xuất hiện phương thức sống hướng nội và khép kín.

Sống trong các công xã nông thôn cô lập, tách biệt, xét ở một góc độ nào đó, tính tự trị đồng nghĩa với hướng nội và khép kín. Trong xã hội phong kiến, mô hình làng xã “kín cổng cao tường” cùng với những thiết chế xã hội ngặt nghèo của nó càng làm cho “tầm nhìn” của cư dân nông nghiệp không vượt khỏi “lũy tre làng”.

Nền nông nghiệp tự cấp tự túc chỉ tạo ra được những sản phẩm vừa đủ để lưu thông trong phạm vi “chợ làng”, không trở thành hàng hoá thương nghiệp của nền kinh tế thị trường kiểu phương Tây. Đó cũng là hướng nội, khép kín.

Lối sống hướng nội và khép kín không thể tạo ra sự phát triển đột biến. Có lẽ đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân làm cho chế độ phong kiến phương Đông kéo dài sự trì trệ nhiều thế kỉ.

Trái với phương Đông, phương Tây hướng ngoại và cởi mở. Điều này cũng dễ hiểu. Ở đó nền kinh tế thương mại và du mục buộc người ta phải năng động, phải đi tìm thị trường ở bên ngoài và mở rộng quan hệ.

Vấn đề thứ 5

Lịch sử hình thành các nền văn minh phương Đông
1. Phương Đông là nơi có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng. Vì vậy, ngay từ khi có xã hội loài người, nơi đây đã từng là khu vực sinh tồn của bầy người nguyên thuỷ. Rồi theo sự phát triển của lịch sử, ở phương Đông dần dần xuất hiện công xã thị tộc, bộ lạc và sau đó là các nhà nước.

Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định một cách chắc chắn rằng phương Đông là nơi xuất hiện những nhà nước chiếm hữu nô lệ tối cổ. Các nhà nước ấy chính là các nền văn minh. Người ta thường nói đến bốn nền văn minh Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Và có một nét đặc biệt là những nhà nước gắn liền với các nền văn minh phương Đông thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn từ bờ biển phía đông Địa Trung Hải đến bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ (Tigre) và Ơphơrat (Euphrate) cùng chảy ra vịnh Persi; lưu vực đồng bằng Bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn (Hindus) và sông Hằng (Gangga); và lưu vực hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang) tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ. Phân lập các lưu vực rộng lớn nói trên là những hệ thống núi non trùng điệp và những sa mạc mênh mông: sa mạc Arập ở đông Ai Cập, dãy núi Zagrôt ở phía đông Lưỡng Hà, dãy Himalaya và cao nguyên Pamir ở bắc và đông bắc Ấn Độ, rồi vùng sa mạc Nội Mông, Ngoại Mông ở Bắc và Tây Bắc Trung Hoa. Địa thế hiểm trở cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời đó đã làm cho các nền văn minh cổ đại phương Đông xuất hiện và phát triển một cách tương đối độc lập, vì vậy mỗi nền văn minh có tính chất độc đáo riêng và mang dấu ấn dân tộc đậm đà.

Nói chung, các lưu vực sông ở phương Đông nói trên đều tạo thành những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu, rất phù hợp với sự phát triển của nông nghiệp. Ở đây, điều kiện tự nhiên thuận lợi: thuỷ lượng cao, khí hậu ấm áp, đất đai màu mỡ, dễ canh tác. Chính vì vậy cư dân các khu vực nói trên đã sớm gắn bó với việc sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa nước. Bên cạnh trồng trọt, các gia đình còn chăn nuôi gia súc và gia cầm, một số làm các nghề thủ công như sản xuất nông cụ, dệt vải, làm đồ gốm, v.v. Tuy nhiên nghề thủ công phương Đông chỉ có tính chất bổ trợ cho nền kinh tế khép kín của làng xã, không phát triển thành kinh tế hàng hoá thị trường. Như vậy là kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo của các quốc gia phương Đông.
2. Phương Đông bước vào xã hội chiếm hữu nô lệ – xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại – tương đối sớm. Điều này cũng dễ hiểu. Như trên đã nói, nông nghiệp ở phương Đông ra đời sớm và giữ vai trò chủ đạo. Khi nông nghiệp phát triển thì tổ chức xã hội cũng phát triển, dẫn đến việc xã hội sớm phân hoá thành giai cấp và hệ quả là nhà nước sớm ra đời. Thời gian xuất hiện nhà nước phương Đông cổ đại sớm nhất (dưới hình thức nhà nước chiếm hữu nô lệ) là vào khoảng thế kỉ thứ IV TCN. Dĩ nhiên các nhà nước chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc và cũng không chấm dứt cùng một lúc. Ra đời sớm nhất là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà (thế kỉ thứ IV TCN), sau đó mới đến các nhà nước ở khu vực sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà, Dương Tử (thế kỉ thứ III TCN). Về sự “lụi tàn” của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông cũng tương tự. Nếu như đế quốc Ba Tư ở vùng Trung Cận Đông sụp đổ ngay từ thế kỉ thứ IV TCN thì nhà nước cổ đại Ấn Độ còn kéo dài mãi đến tận những thế kỉ đầu công nguyên.

Các nhà nước cổ đại phương Đông không chỉ có những đặc trưng chung của một xã hội chiếm hữu nô lệ mà còn có những đặc điểm riêng mang màu sắc phương Đông, như sau.

- Do các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kì mà sức sản xuất xã hội đang còn ở trình độ thấp kém, tức là ở giai đoạn cuối của thời đại đồ đá mới, nên xã hội chiếm hữu nô lệ không thể phát triển nhanh chóng, khiến các quốc gia đó, nói chung, không trở thành những xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thành thục và điển hình.

- Sự tồn tại dai dẳng và ngoan cố của các tổ chức công xã nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc thời nguyên thuỷ, và sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu về ruộng đất trong các xã hội cổ đại phương Đông.

- Sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và của các hình thức áp bức, bóc lột kiểu gia trưởng, việc sử dụng lao động của nô lệ chưa được phổ cập trong các ngành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong sản xuất kinh tế chưa chiếm vị trí chủ đạo. Nô lệ phương Đông không phải là lực lượng chính làm ra của cải vật chất. Tuyệt đại đa số nô lệ được sử dụng để hầu hạ, phục dịch trong các gia đình quan lại, chủ nô quyền quý. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở các quốc gia nông nghiệp phương Đông, nhà nước bóc lột nông dân là chính, bằng chế độ lao dịch, thuế khoá.

- Sự xuất hiện và phát triển mạnh của một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt - nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền – gọi là chủ nghĩa chuyên chế phương Đông. Các quốc gia phương Đông sở dĩ thiết lập được thiết chế chính trị này bởi vua các nước đó nắm được quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và về thần dân trong cả nước. Có thể nói khắp dưới gầm trời không đâu không phải đất nhà vua, khắp dưới mặt đất không đâu không phải thần dân của nhà vua. Do nắm được tư liệu sản xuất là toàn bộ ruộng đất nên các nhà vua đã dùng nó để ràng buộc các thần dân và nắm trọn quyền chính trị. Một lí do nữa về sự tồn tại của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là yêu cầu của việc trị thuỷ, đắp đê phòng lụt, bảo vệ mùa màng. Nhu cầu này đòi hỏi phải tập trung quyền lực vào trung ương để có thể huy động được sức người sức của, nhân tài vật lực. Ngoài ra các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông còn phải tiến hành các cuộc chiến tranh để mở rộng bờ cõi hoặc bảo vệ lãnh thổ của mình, do đó cũng cần phải tập trung quyền lực vào tay trung ương để huy động lực lượng vật chất và tinh thần.

Tóm lại, với bộ máy bạo lực to lớn, với việc đề cao đến mức thần thánh hoá nhà vua, các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông đã phục vụ đắc lực cho giai cấp chủ nô, bảo vệ quyền lợi và tài sản của giai cấp thống trị, đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nông dân, giữ vững địa vị thống trị của chủ nô. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông đã làm nòng cốt cho nhân dân xây dựng, phát triển được những nền văn hoá đa dạng, độc đáo, với nhiều thành tựu rực rỡ về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, triết học, v.v. và hàng loạt những công trình văn hoá vật chất đồ sộ vẫn sống mãi với thời gian. Những thành tựu văn hoá rực rỡ ấy đã làm cho các quốc gia cổ đại phương Đông trở thành những trung tâm của các nền văn minh thế giới cổ đại.
3. Vào những năm cuối cùng TCN hoặc những năm đầu công nguyên, nhìn chung các quốc gia phương Đông đều kết thúc chế độ nô lệ và lần lượt chuyển sang xã hội phong kiến.

Vào thời kì trung đại, nền kinh tế chủ yếu của các nhà nước phong kiến phương Đông vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp. Trong xã hội phong kiến, giai cấp phong kiến quý tộc và sau này thêm tầng lớp địa chủ, là giai cấp nắm tư liệu sản xuất, nắm ruộng đất nên là giai cấp thống trị. Giai cấp bị trị là nông dân. Ở phương Đông, khi kinh tế phong kiến là điền trang thái ấp thì nông dân chịu thân phận nông nô còn khi kinh tế phong kiến chuyển sang hình thức địa chủ thì nông dân trở thành tá điền.

Trong các nhà nước phong kiến phương Đông, nhà nước phong kiến Trung Hoa là một điển hình. Đặc trưng của kiểu nhà nước này là có một chính thể quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ, hoàn hảo. Dưới chế độ phong kiến, vua là người nắm trong tay toàn bộ quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vua được mệnh danh là Thiên tử. Và bộ máy nhà nước do vua đứng đầu có một uy quyền vô cùng to lớn.

Trong lịch sử, chế độ phong kiến phương Đông tồn tại dai dẳng: khoảng 20 thế kỉ (tính từ đầu công nguyên đến những năm đầu của thế kỉ XX). Thời điểm bắt đầu suy thoái của của các nhà nước phong kiến phương Đông có thể tính từ thế kỉ XVI-XVII trở đi. Vào thời điểm đó, giai cấp phong kiến phương Đông trở nên phản động, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Các nhà nước phong kiến phương Đông vẫn duy trì tình trạng kinh tế tự cung tự cấp, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bóp chết những mầm mống của nền kinh tế hàng hoá và những quan hệ sản xuất mới - quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.



Hơn nữa các nhà nước còn thi hành chính sách bế quan toả cảng, đóng cửa, không giao lưu với thế giới bên ngoài. Trong khi đó thì cũng đúng vào thời điểm ấy, các nước phương Tây tiến hành cách mạng tư sản, xác lập chủ nghĩa tư bản và tiến hành xâm lược các nước nhằm mở rộng thị trường mà đối tượng được chúng “để mắt đến” chính là các quốc gia phương Đông. Khi cuộc chiến tranh xâm lược của phương Tây nổ ra, giai cấp phong kiến phương Đông nói chung đều nhân nhượng, thoả hiệp và đầu hàng. Do vậy từ thế kỉ XVI đến XIX, trừ Nhật Bản, tất cả các nước phương Đông đều bị biến thành nước nửa thuộc địa hoặc thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Nhìn chung, trong chế độ phong kiến, các nền văn minh phương Đông vẫn toả sáng. Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn minh Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn minh Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập-Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá cổ đại là sự xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Korea, v.v. Bức tranh văn minh phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn minh mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu cho văn minh của dân tộc mình. Văn minh phương Đông từ đây càng ngày càng phát triển đa dạng và phong phu.
Vấn đề thứ 6

Những hạn chế của nề văn minh phương Đông
Văn minh phương Đông, như đã nói ở trên ở trên, có nhiều thành tựu vĩ đại. Tuy nhiên văn minh phương Đông không phải không có những hạn chế nhất định.Các hạn chế của văn minh phương Đông, suy cho cùng, chủ yếu do đời sống nông nghiệp chi phối.
1 .Văn minh gốc nông nghiệp mang tính làng xã của phương Đông đã tạo ra những hạn chế. Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp với tính tự trị làng xã buộc mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải tự làm ăn, tự lo liệu cuộc sống của mình. Do khoa học kĩ thuật chưa phát triển, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân thường chỉ đủ ăn, đủ mặc. Đó là cơ sở tạo ra tính tư hữu, tính ích kỉ, gắn với nó là tâm lí sợ người khác hơn mình. Họ dễ bì tị, đố kị với những người giàu có, với những người có cuộc sống dư dả hơn mình. Hơn nữa tính cộng đồng làng xã lại có mặt trái là dễ tạo ra thứ chủ nghĩa tập thể bình quân, lối sống ỷ lại, dựa dẫm, cam phận trong cái tôi nhỏ bé của mình, làm cản trở tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Chính vì lối sống ấy mà ý thức cá nhân trong mỗi con người không phát huy mạnh mẽ để trở thành ý thức sáng tạo. Người ta không nghĩ hay không dám hướng đến một cung cách làm ăn khác hơn để cải tiến cuộc sống đơn sơ, thiếu thốn của mình, và cam chịu, chấp nhận nó như một điều tất yếu. Họ bằng lòng với cuộc sống theo cách thức sản xuất mà ông cha để lại, không dám đi xa, mạo hiểm vì cả đời chỉ quen với làng xã và mảnh ruộng cỏn con của mình. Thêm nữa lối sống nông nghiệp còn tạo ra cho người nông dân tính cách lề mề, tuỳ tiệnsự yếu kém về tính tổ chức. Nền sản xuất nông nghiệp vốn ít có những đòi hỏi khắt khe về thời gian, người ta không phải lo cạnh tranh gay gắt, không bị ai thúc ép. Vì thế nên khi bước vào xã hội hiện đại với yêu cầu phát triển công nghiệp thì tính cách tuỳ tiện, thiếu kỉ luật, thiếu tính tổ chức mới bộc lộ tất cả những yếu kém của nó. Đó là mặt hạn chế cơ bản của con người nông nghiệp phương Đông trong sự so sánh với con người phương Tây vốn quen tác phong nhanh nhẹn, chính xác và làm việc hết mình.

Tư tưởng cục bộ địa phương cũng là một hạn chế của con người nông nghiệp quen sống trong cộng đồng làng xã mình mà ít mở rộng hiểu biết, giao tiếp ở phạm vi rộng hơn, xa hơn. Tâm lí “người cùng làng” trong phạm vi cộng đồng có thể dễ đố kị nhau nhưng khi ra ngoài làng thì họ lại bênh vực cho những người cùng làng xã mình, hay có thể từ một việc va chạm nhỏ nhưng nếu động đến làng thì cả làng sẵn sàng kéo nhau ra bảo vệ làng mình một cách cực đoan bất kể tốt, xấu, phải, trái.
2. Như đã phân tích ở trên, xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn cô lập, tách biệt, cộng với những xiềng xích nô lệ của các quy tắc hà khắc cổ truyền “đã làm hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp và trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín. Những công xã này chủ yếu làm cho con người phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy”.

Xã hội phương Đông, vì vậy, mang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi. Tình trạng tĩnh tại, trì trệ của xã hội phương Đông kéo dài đến tận mươi năm đầu của thế kỉ XIX. Và đó chính là cơ sở để chế độ chuyên chế phương Đông tồn tại quá dai dẳng, làm cản trở sự phát triển của xã hội.



Lối tư duy thiên về trực giác của phương Đông, ít óc duy lí, phân tích, mổ xẻ cũng phần nào làm cho khoa học kĩ thuật không phát triển mạnh được như phương Tây. Những phát kiến về khoa học – kĩ thuật của phương Đông trước đây chủ yếu gắn với sản xuất, nảy sinh từ sản xuất.Trên một ý nghĩa nào đấy, đó cũng là một hạn chế của văn minh phương Đông.
3 Phương Đông đã có những tấm gương sáng về sự phát triển vượt trội: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Trong số những bài học có thể rút ra được từ các quốc gia nói trên có bài học về giữ gìn bản sắc ưu việt của văn hoá truyền thống, loại bỏ những yếu tố văn hoá lạc hậu, lỗi thời, hạn chế do nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu gắn liền với công xã nông thôn quy định, và tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiên tiến của phương Tây. Nói cách khác, đồng thời với việc bảo tồn và phát huy những thành quả, những yếu tố tích cực xây dựng một nền văn minh công nghiệp (và hậu công nghiệp) tiên tiến cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và toàn khu vực.
Vấn đề thứ 7

Những thành tựu của văn minh phương Đông


(1) Những thành tựu về chữ viết-văn học:

1. Ai Cập:

+ Ở giai đoạn đầu văn học mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng và tang lễ. Đến thời Tân và Trung Vương quốc, văn học đã phản ánh những mâu thuẫn xã hội, phê phán bọn quan lại và nói lên nỗi khổ của những người lao động.


  • Tiêu biểu là các tác phẩm: “Truyện kể của Lpouer”, “Truyện Sinouhé” (Xinuhê), tập truyện “Người nông phu biết nói những điều hay” phê phán tầng lớp quan lại ức hiếp người dân và sự khốn khổ của những người lao động.

  • Thơ ca trữ tình: Các bài thơ ca ngợi tình yêu, và sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên được tập hợp trong cuốn “Papyrus Haris 500”.

  • Văn học mang tính chất triết lí: Tiêu biểu là cuốn “Đối thoại một người thất vọng với linh hồn của mình”, nói đến sự suy sụp của người Ai Cập trước sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống, tâm trạng chán đời.

+ Văn học Ai Cập đã có những bước tiến khá rõ rệt, từ những tác phẩm thô sơ mang tính chất tôn giáo, đến chỗ xuất hiện nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, phản ánh tình hình xã hội, thể hiện sức sáng tạo kì diệu cỉa người Ai Cập cổ đại.
2. Lưỡng Hà:

+ Chữ viết

Chữ viết ở Lưỡng Hà xuất hiện từ khá sớm. Người Sumer sáng tạo ra chữ tượng hình vào khoảng đầu TNK III.TCN. Đầu tiên người Sumer dùng những hình vẽ về sau là những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ hay sậy nhỏ, vót nhọn một đầu, ấn trên phiên đất mềm tạo thành một đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này tập hợp lại thành từ.

Chữ viết của người Lưỡng Hà được viết trên đất sét, mỗi tấm đất sét là một trang sách. Chữ có hình như những góc nhọn, nên thường được gọi là chữ hình góc nhọn, chữ hình nêm hay chữ tiết hình.

Rất nhiều dân tộc ở Tây Á thời cổ đại đã dùng loại chữ viết này để ghi lại sinh hoạt kinh tế, xã hội và những diễn biến chính trị thời đó. Vì vậy, có thể coi chữ viết của người Sumer phát minh ra là nguồn gốc của nhiều chữ viết khác của người Akkad, Babylone, Hittiles, Assyria, Ba Tư.

+ Văn học:

Văn học Lưỡng Hà phong phú về nội dung và thể loại, với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Các thể loại văn học chính là văn học dân gian, thơ và anh hùng ca. Nội dung thường gắn liền với tín ngưỡng và phản ánh đời sống thường ngày của người lao động. Điển hình nhất là hai trường ca: Anuma Elit và Gilgamesh.

- Trường ca Anuma Elit ca ngợi sự sáng tạo của vũ trụ, một khối hỗn mang thuở ban đầu, từ đó sinh ra con người và muôn vật trên trên mặt đất.

- Trường ca Gilgamesh ca ngợi tinh thần anh dũng của những nhân vật có thật được thần thánh hóa, phản ánh với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đó là nhữnh cuộc đấu tranh quyết liệt trước sự tàn phá của thác lũ, hạn hán và thú dữ để bảo vệ đời sống yên lành của cư dân.
* Văn học Ả rập:

+ Văn xuôi:

- Kinh Koran không chỉ là kinh thánh của các tín đồ Hồi giáo mà còn là một tác phẩm văn học đồ sộ, ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ, và văn hóa Hồi giáo. Kinh Koran đã làm cho ngôn ngữ Arập thống nhất, bảo tồn, và được truyền bá rộng rãi trong các nước theo Hồi giáo. Đạo Hồi truyền bá tới đâu kinh Koran và ngôn ngữ Arập cũng được truyền tới đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa, giữa các quốc gia. Kinh Koran được xem như một bộ sách giáo khoa, là cuốn sách học tiếng Arập. Đạo Hồi quy định tín đồ ở bất kỳ nơi đâu khi đọc kinh cũng đều phải đọc bằng tiếng Arập, vì vậy ngôn ngữ Arập được bảo tồn và duy trì sức sống cho tới tận ngày nay.

Ngoài ra kinh Koran còn chứa đựng nhiều truyền thuyết, những câu chuyện lịch sử, phản ánh sinh động bộ mặt xã hội lúc bấy giờ, là những tư liệu lịch sử, và nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ nhà thơ, nhà văn sáng tác ra những tác phẩm bất hủ, làm phong phú thêm cho nền văn học Arập.

- Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại nhất của nền văn học Arập, là một trong những công trình sáng tạo đồ sộ và tuyệt diệu của nền văn họcthế giới. Đay là câu chuyện dân gian bao gồm nhiều chuyện nhỏ nối tiếp nhau có từ lâu đời ở miền đông đế quốc của các hoàng đế Arập thời cổ, được bổ sung qua nhiều thế kỷ và được phổ biến rộng rãi ở trong nước cũng như thế giới. Tập truyện phản ánh phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của giai cấp thống trị và ước nguyện của nhân dân, thể hiện sức tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo tuyệt vời của nhân dan Arập.

- Arập còn có tập “ngụ ngôn” cũng rất nổi tiếng. Tập truyện này vốn của Ấn Độ, được truyền sang Ba Tư từ khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, sau đó được dịch sang tiếng Arập và phổ biến toàn thế giới.

+ Về thơ ca cũng có rất nhiều các tác giả và tác phẩm tiêu biểu.

- Nhà thơ Abu Tamman, giữa thế kỷ IX đã sưu tập và hiệu đính tác phẩm “Anh dũng ca” 2 tập bao gồm tác phẩm của hơn 500 thi sĩ Arập cổ đại.

- Đến thế kỷ X, Abu Lơ Faraj lại soạn một tuyển tập thơ lớn gần 20 cuốn, lấy tên là “Thi ca tập” bao gồm rất nhiều thơ ca của các tác giả trước đó.
3. Ấn Độ:

+ Ngôn ngữ và chữ viết: Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ, những ngôn ngữ chính được biểu đạt bằng hệ thống chữ viết riêng. Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ dưới dạng đồ họa có từ thời Harappa. Sau đó xuất hiện chữ cổ Brahma, chữ Phạn (Sanskrit), chữ Pali … Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Benga, Urdu … là biến thái của ngôn ngữ Phạn.

+ Chữ viết đã chuyển tải được một nền văn chương Ấn đầy sắc thái, một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú bao gồm các bộ kinh Hindu và kinh Phật, Sử thi, kịch và thơ ca trữ tình. Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ là hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana.

- Mahabharata là bản trường ca gồm 110.000 khổ thơ (220.000 câu). Chủ đề của bộ sử thi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền bắc Ấn Độ. Mahabharata được coi là một bộ (bách khoa toàn thư) của Ấn Độ.

- Ramayana dài 48.000 câu thơ là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và nàng công chúa kiều diễm Sita. Thông qua câu chuyện tình đó, bộ sử thi phản ánh những ngành nghề, việc làm ăn sinh sống, phong tục cưới xin, quan niệm của người Ấn Độ về con người, cha con, vợ chồng, anh em, lòng chung thủy và đức tính trung nghĩa ở đời.

- Nhà thơ- nhà viết kịch Kalidasa sống vào thế kỉ IV thời vương triều Gúpta, ông là tác giả của tác phẩm văn học trữ tình nỗi tiếng Sacuntala. Tác phẩm phỏng theo một câu chuyện dân gian trong sử thi Mahabharata, mô tả cuộc tình duyên trắc trở của Sacuntala và nhà vua Dusianta. Mối tình tuyệt đẹp đã sinh ra Bharata vị thủy tổ của nhân dân Ấn Độ. Tuy chịu ảnh hưởng của đạo Bàlamôn nhưng Kalidasa đã thể hiện trong tác phẩm của mình tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắt khe, lên án bản chất giả dối của giai cấp thống trị.

- Ngoài ra văn học Ấn Độ còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết bằng nhiều loại phương ngữ khác nhau.
4. Trung Quốc:

a. Chữ viết:

+ Văn tự đầu tiên của người Trung Quốc là văn tự kết thừng. Đến thiên niên kỉ II.TCN, người Ân Thương đã viết lên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt văn. Ngoài ra còn có chữ được khắc trên đồ vật (Ân khư khư thế), chữ khắc trên đá (Thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (Kim văn), chữ trên chuông đỉnh (Chung đỉnh văn). So với Giáp cốt văn, Kim văn không khác biệt về bản chất, nhưng chữ ngay ngắn, vuông vắn, thành hàng lối rõ rệt và nhiều chữ phức tạp hơn.

+ Đến nhà Tần, chữ viết được chỉnh lí, đơn giản và cải tiến … khuôn trong hinh vuông gọi là chữ Tiểu triện. Đây là lần thống nhất quan trọng cơ bản đầu tiên trong lịch sử phát triển chữ viết của Trung Quốc … ra đời từ thiên niên kỉ thứ II.TCN, chữ viết Trung Quốc là hệ chữ viết duy nhất hiện còn được sử dụng.

b. Văn học:

+ Thơ:


- Kinh thi: là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng tác từ đầu Xuân Thu đến giữa Tây Chu (khoảng 500 năm) gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong chiếm số lượng nhiều nhất và cũng có giá trị cao nhất. Kinh thi đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn học Trung Quốc sau này.

- Thơ Đường: Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc, nó trở nên vô giá bởi nội dung và giá trị nghệ thuật tuyệt vời của mình. Hiện nay còn lại khoảng 48.000 bài thơ của 2300 tác giả. Các tác giả nỗi tiếng như Lí Bạch (701-762) đã để lại trên 1200 bài, Đỗ Phủ (712-770) khoảng 1400 bài, Bạch Cư Dị (772-846) khoảng 2800 bài …

+ Tiểu thuyết Minh-Thanh:

Thời Minh - Thanh đã để lại cho hậu thế một số lượng lớn tiểu thuyết chương hồi phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Có các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân …



tải về 245.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương