TÀi liệu tham chiếu tư vấn phát triển hướng dẫn quốc gia cho các can thiệp về hiv với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (msm) I thông tin nềN



tải về 67.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích67.56 Kb.
#13858


TÀI LIỆU THAM CHIẾU

Tư vấn phát triển hướng dẫn quốc gia cho các can thiệp về HIV với nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM)

I THÔNG TIN NỀN:
Số liệu hiện nay
Nhóm nam quan hệ tình dục với nam có ở tất cả mọi xã hội, nền văn hóa, tôn giáo và các tầng lớp kinh tế xã hội. Ở khu vực Nam và Đông Nam Á, có đến 12% nam giới đã từng một lần trong đời quan hệ với nam giới (Ca’ceres và cộng sự 2006) 1. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục đồng giới không bị coi là phạm pháp, nhưng bị kỳ thị rất nặng nề.
Nam giới chịu nhiều áp lực phải tuân theo các chuẩn mực xã hội như lấy vợ, có gia đình và theo đuổi các mối quan hệ tình dục với phụ nữ. Kết quả là rất nhiều nam giới không cởi mở về hành vi tình dục của mình. Bầu không khí dấu diếm và câm lặng khiến nam giới rất khó biết được những rủi ro của mình với HIV, khó biết được cách bảo vệ mình an toàn, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết và rất khó để các tổ chức làm việc về phòng chống HIV, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ tiếp cận. Báo cáo của Ủy ban về AIDS ở châu Á dự đoán rằng nếu các can thiệp về HIV không được triển khai hiệu quả trong nhóm MSM, sẽ có rất nhiều ca nhiễm mới gia tăng kể cả khi tổng số các ca nhiễm giảm. Cụ thể là số ca nhiễm mới trong nhóm MSM ở châu Á có thể tăng từ hơn 2 triệu trong năm 2009 đến 5 triệu năm 2015 và gần 8 triệu năm 2019 nếu như các nỗ lực phòng chống không được thực hiện thành công.
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn tập trung của dịch HIV với tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong một số nhóm dân cư có nguy cơ cao bao gồm những người tiêm chích ma túy, mại dâm nữ và nam quan hệ tình dục đồng giới. Số liệu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV dương tính trong nhóm MSM là 9.4% ở Hà Nội và 5.3% ở thành phố Hồ Chí Minh (SRV 2008: 100) 2 so với tỷ lệ nhiễm ước tính 0.53% trong dân số (SRV 2008:6) 3. Đáng báo động là 90% MSM nhiễm HIV không ý thức được về tình trạng nhiễm của mình (Bộ y tế 2006:4) 4.
Tỷ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên và xét nghiệm HIV trong nhóm MSM rất thấp: 51% (Bộ y tế 2006:45) và 20%-24% (Bộ y tế 2006:38). Mối quan kết giữa các hoạt động với nhóm MSM và các nhóm dân cư có nguy cơ cao khác vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vẫn có sự trùng lặp và chồng chéo giữa các hành vi nguy cơ cao ở Việt Nam. Có đến 40% MSM bán dâm cho nam (Bộ Y tế 2006:32). Hơn 9% MSM ở Hà Nội và 4% MSM ở thành phố Hồ Chí Minh đã từng tiêm chích ma túy (Bộ y tế 2006:3) 5. Các báo cáo cho rằng việc dùng chung bơm kiêm tiêm là khá phổ biến. Có khoảng 40% MSM có quan hệ tình dục với bạn tình nữ trong 12 tháng qua (Bộ Y tế 2006:32).

Những đáp ứng về chính sách và chương trình
Trong những năm qua nhờ có những nỗ lực vận động chính sách và sự cam kết của chính phủ đáp ứng dịch HIV, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới được công nhận là một nhóm có nguy cơ cao. Một số văn bản luật pháp và chính sách liên quan đến nhóm này bao gồm:


  • Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các hoạt động và triển khai chương trình HIV. Nghị quyết số 54/CT-TW của Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm MSM và xác định nhu cầu cần đưa nhóm MSM vào các chương trình can thiệp HIV.

  • Luật HIV/AIDS được Quốc Hội thông qua vào tháng 6 năm 2006 và một số tài liệu pháp lý khác của chính phủ Việt Nam nêu rõ việc cần bảo vệ những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, trong đó có nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngoài ra, không có luật nào ở Việt Nam trừng phạt các hành vi tình dục đồng giới. Điều này đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi để mở rộng các đáp ứng cải thiện tính dễ bị tổn thương của MSM ở Việt Nam.

  • Nhóm MSM đã được đưa vào khung giám sát đánh giá quốc gia, chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI, các chương trình hành động về truyền thông thay đổi hành vi, giảm tác hại và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

  • Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về các quyền liên quan đến kinh tế, xã hội và văn hóa, thể hiện trách nhiệm của chính phủ trong việc ‘đảm bảo các dịch vụ y tế phù hợp về văn hóa và các cán bộ y tế được đào tạo để nhận biệt và đáp ứng lại các nhu cầu cụ thể của những nhóm dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề xã hội’.

Một số dự án của Việt Nam đang được triển khai để hỗ trợ nhóm MSM giảm các hành vi nguy cơ cao. Các hoạt động bao gồm tiếp cận cộng đồng, nâng cao năng lực cho những người cung cấp dịch vụ, tổ chức các chiến dịch truyền thông, xây dựng tác cộng đồng trên mạng và tại địa phương, giáo dục đồng đẳng, các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện và khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục và rất nhiều hoạt động khác. Các nhóm làm việc MSM ở cấp quốc gia và tỉnh (Hà Nội, Hải phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ) đã được thành lập và họp thường xuyên. Các nhóm làm việc mời đại diện từ phía cộng động MSM, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác khác đến thảo luận, chia sẻ thông tin về các can thiệp HIV.


Các vấn đề và khoảng trống hiện nay
Mặc dù môi trường chính sách ở cấp quốc gia khá thuận lợi và đã có nhiều thành công trong việc đáp ứng dịch HIV, vẫn còn có những khoảng trống lớn về thông tin chiến lược, về nhận thức, hỗ trợ và triển khai các chương trình liên quan đến MSM. Hiện nay vẫn chưa có ước tính quy mô quần thể MSM nào được tiến hành ở Việt Nam. Các nghiên cứu về hành vi chỉ tập trung vào số mẫu nhỏ. Việc thiếu các thông tin về MSM ở cấp toàn quốc khiến cho việc lập kế hoạch, thực hiện và mở rộng các chương trình về MSM và HIV dựa trên các bằng chứng thực tế gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu các tài liệu ghi chép các mô hình tốt, những bài học kinh nghiệm và những thực hành tốt cũng là một thử thách trong việc đáp ứng các nhu cầu liên quan đến HIV một cách hiệu quả và có chiến lược.
Kỳ thị và phân biệt đối xử với cộng đồng MSM vẫn còn là một thử thách và hạn chế nhóm này tiếp cận các can thiệp phòng chống, xét nghiệm, tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng cơ hội và AIDS. Một số MSM vẫn chưa ý thức được về nguy cơ lây nhiễm HIV xuất phát từ hành vi của mình. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn quốc gia cho những người cung cấp dịch vụ để đảm bảo các dịch vụ thân thiện với nhóm MSM, đáp ứng các nhu cầu cụ thể cũng như sự đa dạng về giới và tình dục của nhóm này.
Cơ sở của hoạt động này
Để hiểu về nhu cầu xây dựng và củng cố các can thiệp nhằm giải quyết tính dễ bị tổn thương với HIV trong nhóm MSM tại Việt Nam, một hội thảo đánh giá về MSM và HIV đã được tổ chức vào ngày 30 tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức bởi Cục phòng chống AIDS Việt Nam (VAAC), Bộ y tế, Trung tâm AIDS Hà nội và UNAIDS Việt Nam. Hơn 90 đại biểu từ các Bộ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước các các câu lạc bộ MSM đã tham dự hội thảo.
Hội thảo đã thừa nhận sự tồn tại của nhóm nam quan hệ tình dục với nam và nguy cơ cao lây nhiễm HIV của nhóm này ở Việt Nam. Các can thiệp về HIV với nhóm này mới chỉ được triển khai ở 6 trong số 63 tỉnh thành và ở quy mô nhỏ. Hội thảo kết luận rằng các can thiệp với MSM cần phải được mở rộng để ngăn chặn khả năng gia tăng các ca nhiễm HIV trong nhóm này. Một trong những khuyến nghị được coi là thành công của hội thảo là cần phải phát triển hướng dẫn quốc gia về các can thiệp dành cho MSM. Hướng dẫn này sẽ là một công cụ hiệu quả giúp cung cấp các dịch vụ thân thiện với MSM, mở rộng các can thiệp HIV với MSM được xây dựng bởi các bằng chứng thực tế và tạo ra đáp ứng mạnh mẽ hơn trong việc giảm kỳ thị phân biệt đối xử.

II cÔNG VIỆC TƯ VẤN:
Hướng dẫn dành cho các can thiệp HIV với nhóm MSM cần tham khảo chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, bốn chương trình hành động đề cập đến MSM, Mục tiêu tiếp cận phổ cập của Việt Namm và cân nhắc đến sự đa dạng về giới và tình dục của cộng đồng này. Tài liệu cũng cần đưa ra các hướng dẫn cho các mức độ triển khai chương trình ở các cấp: từ sáng kiến cấp cơ sở, những đáp ứng về kỹ thuật cho đến môi trường chính sách, lãnh đạo và vận động chính sách. Tài liệu cần cân nhắc tính dễ bị tổn thương của nhóm MSM và mối liên hệ với các chương trình hướng đến người tiêm chích, mại dâm và nhóm dân di biến động. Vì vậy tài liệu cũng cần tham khảo những mô hình tốt, những bài học kinh nghiệm và thực hành tốt về HIV/MSM ở Việt Nam và ở khu vực để đưa ra hướng dẫn mở rộng các chương trình và dịch vụ ở các cấp mang tính nhạy cảm giới, dựa trên quyền và phù hợp với địa phương.
Công việc tư vấn này gồm hai nhiệm vụ: tiến hành một đánh giá nhanh về tình hình và đáp ứng với nhóm MSM ở Việt Nam và phát triển hướng dẫn quốc gia dành cho các can thiệp HIV với nhóm MSM.
Những công việc chính:


  1. Phát triển phương pháp đánh giá nhanh tình hình và đáp ứng nhu cầu để nộp lên VAAC và UNAIDS dựa trên tài liệu phát thảo ban đầu gửi kèm hồ sơ tuyển tư vấn viên.

  2. Tiến hành đánh giá nhanh tình hình và đáp ứng với MSM ở Việt Nam thông qua việc đọc tài liệu và phỏng vấn các đại diện của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong nước, các nhà tại trợ song phương, cơ quan của chính phủ, đại diện cộng đồng MSM và các đối tác khác.

  3. Cùng làm việc với VAAC, UNAIDS và nhóm làm việc cấp quốc gia phát triển hướng dẫn quốc gia dựa trên thông tin của đánh giá nhanh

  4. Chuẩn bị và điều hành hội thảo tham vấn trong một ngày: trình bày hướng dẫn quốc gia, thu thập ý kiến đóng góp và khuyến nghị từ phía các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong nước, các nhà tại trợ song phương, cơ quan của chính phủ, đại diện cộng đồng MSM và các đối tác khác.

  5. Chỉnh sửa lại bản thảo của hướng dẫn quốc gia dựa trên các ý kiến phản hồi và khuyến nghị

  6. Gửi bản phác thảo đã được chỉnh sửa đến VAAC và các đối tác khác bao gồm thành viên của nhóm làm việc quốc gia MSM để xin ý kiến đóng góp lần thứ hai

  7. Hoàn thiện hướng dẫn quốc gia để trình lên VAAC


Các tài liệu tham khảo:


  • Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

  • Luật phòng chống HIV/AIDS

  • Chương trình hành động về truyền thông thay đổi hành vi, giảm tác hại, phòng chống viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục và khung giám sát đánh giá cấp quốc gia.

  • Tiến độ thực hiện Tiếp cận phổ cập ở Việt Nam, 2006

  • Gói dịch vụ toàn diện để giảm số ca nhiễm HIVmới trong nhóm MSM và người chuyển giới sẽ được UNDP, WHO-WPRO, UNAIDS, UNESCO, USAID-RDMA, APCOM phát triển vào tháng 7 năm 2009.

  • Hướng dẫn triển khai chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch để dự phòng lây nhiễm HIV do VAAC phát triển

  • Các nghiên cứu và báo cáo liên quan đến MSM do văn phòng UNAIDS cung cấp

  • Những hướng dẫn về chính sách, giám sát đánh giá và phòng chống của UNAIDS

  • Tuyển tập những thực hành tốt của UNAIDS


Các sản phẩm chính:


      1. Các công cụ và cách tiếp cận để phát triển hướng dẫn quốc gia

      2. Báo cáo đánh giá tình hình và đáp ứng với nhóm MSM ở Việt Nam

      3. Các bài trình bày powerpoint

      4. Hướng dẫn quốc gia của Việt Nam dành cho các can thiệp HIV với nhóm MSM

      5. Những tài liệu ghi chép của quá trình trình tư vấn


Tiêu chí lựa chọn tư vấn:
Với tư vấn viên quốc tế

  • Kinh nghiệm phát triển khung chiến lược và các hướng dẫn

  • Kinh nghiệm lâu năm trong việc triển khai các chương trình MSM trong khu vực Đông Nam Á

  • Có hiểu biết về đáp ứng quốc gia với AIDS ở Việt Nam

  • Có kỹ năng tốt về giao tiếp, tổ chức và điều hành hội

  • Có kiến thức và/hoặc cam kết giải quyết các vấn đề về giới và tình dục

  • Kỹ năng viết và nói tiếng Anh tốt; biết tiếng Việt sẽ là một lợi thế

Với tư vấn viên trong nước:



  • Có hiểu biết về đáp ứng quốc gia với AIDS ở Việt Nam

  • Hiểu biết về hệ thống y tế ở Việt Nam

  • Có kiến thức và/hoặc kinh nghiệm làm việc và cung cấp các dịch vụ xã hội cho nhóm MSM

  • Có kiến thức và/hoặc cam kết giải quyết các vấn đề về giới và tình dục

  • Có khả năng làm việc bằng tiếng Anh


Người quản lý:
Hai tư vấn viên sẽ làm việc dưới sự quản lý hàng tuần của trưởng phòng can thiệp HIV và giảm tác hại của Cục phòng chống AIDS Việt Nam (VAAC) dựa trên cơ sở trao đổi với Cố vấn quan hệ đối tác của UNAIDS và chủ tọa nhóm làm việc MSM cấp quốc gia.
Khung thời gian và tổng số ngày làm việc:
Tư vấn viên sẽ làm việc từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2009, tổng số ngày làm việc của mỗi tư vấn là 20.


Hoạt động

Thời gian

Số ngày

8

9

10

11
















Tư vấn quốc tế

Tư vấn trong nước

Phát triển phương pháp đánh giá tình hình và đáp ứng nhu cầu để nộp lên VAAC và UNAIDS dựa trên tài liệu phát thảo ban đầu gửi kèm hồ sơ tuyển tư vấn viên.













2

4

Tiến hành đánh giá nhanh tình hình và đáp ứng với MSM ở Việt Nam thông qua việc đọc tài liệu và phỏng vấn các đại diện của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong nước, các nhà tại trợ song phương, cơ quan của chính phủ, đại diện cộng đồng MSM và các đối tác khác.













8

8

Cùng làm việc với VAAC, UNAIDS và nhóm làm việc cấp quốc gia phát triển hướng dẫn quốc gia dựa trên thông tin của đánh giá nhanh













5

3

Chuẩn bị và điều hành hội thảo tham vấn trong một ngày: trình bày hướng dẫn quốc gia, thu thập ý kiến đóng góp và khuyến nghị từ phía các tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong nước, các nhà tại trợ song phương, cơ quan của chính phủ, đại diện cộng đồng MSM và các đối tác khác.













2

2

Chỉnh sửa lại bản thảo của hướng dẫn quốc gia dựa trên các ý kiến phản hồi và khuyến nghị của hội thảo













1

1

Gửi bản phác thảo đã được chỉnh sửa đến VAAC và các đối tác khác bao gồm thành viên của nhóm làm việc quốc gia MSM để xin ý kiến đóng góp lần thứ hai













1

1

Hoàn thiện hướng dẫn quốc gia để trình lên VAAC













1

1

TỔNG













20

20




1 Ca´ceres C, Konda K, Pecheny M, Chatterjee A và Lyerla R (2006) Ước tính số lượng nam giới quan hệ tình dục với nam giới ở các nước thu nhập thấp và trung bình, tạp chí Các nhiễm trùng lây truyền quan đường tình dục, 82 (Phụ chương số III):iii3–iii9. doi: 10.1136/sti.2005.019489

2 Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008) Báo cáo quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS.

3 Như trên

4 Bộ y tế (2006) Kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI tại Việt Nam 2005-2006.

5 Như trên



tải về 67.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương