Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo



tải về 1.55 Mb.
trang28/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
1.2.1 Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đã được xác định:

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

  2. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn

Có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương và cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.
(3) Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo.
(4) Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền.
(5) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
(Luật Giáo dục 2005 và Luật GD bổ sung sửa đổi 2009)
Bộ Giáo dục đào tạo, các cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở GD ĐH theo phân cấp quản lý quy định ở Nghị định 115/2010/NĐ-CP.
1.2.2 Các cơ sở dục đại học
a) Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
- Trường cao đẳng;
- Trường đại học, học viện;
- Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);
- Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
b) Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây
- Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
- Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.
c) Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
- Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
- Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
d) Đại học quốc gia
- Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
- Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.
- Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.



tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương