Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III



tải về 1.55 Mb.
trang137/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   133   134   135   136   137   138   139   140   ...   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

b. Các kinh nghiệm trong việc xây dựng mối liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học hàng đầu ở Âu Châu
Liên minh EU có một nền giáo dục bậc cao và khá đa dạng, đặc biệt nổi tiếng trong xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Chủ đề về mối liên kết hợp tác này luôn được quan tâm, thường xuyên được nghiên cứu và thảo luận vì Ủy ban Châu Âu thống nhất cao cho rằng luôn đạt được lợi ích cao khi trường đại học hợp tác cùng doanh nghiệp trong đào tạo nghiên cứu khoa học. Mối liên kết này sẽ gia tăng sự chia sẻ và chuyển giao tri thức, đồng thời tạo ra các cơ hội đạt được các lợi ích kinh tế cho trường đại học lẫn đối tác doanh nghiệp cũng như các cơ hội việc làm cho sinh viên. Sau đây là các bài học kinh nghiệm cũng được xem là những giải pháp xây dựng mối liên kết trường đại học với doanh nghiệp mà các trường đại học hàng đầu ở Châu Âu đã áp dụng thành công.

  • Phương pháp học dựa trên vấn đề (Problem based learning – viết tắt PBL)

Phương pháp học dựa trên vấn đề là phương pháp học được giới thiệu trong bài viết tại Hội thảo CDIO của ba tác giả Nguyễn Thanh Hải, Phùng Thuý Phượng và Đồng Thị Bích Thuỷ (2010) là phương pháp học bắt đầu bằng việc tạo ra một chủ đề. Sinh viên sẽ định nghĩa và phân tích chủ đề trong một khuôn khổ nhất định. Các nhóm làm việc theo kế hoạch sẽ được hình thành và cùng nhau triển khai một dự án nào đó để giải quyết vấn đề đang theo đuổi. Phương pháp này do Trường Đại học Aalborg ở Đan Mạch đề xướng nên còn gọi là phương pháp học Aalborg (Technopolis, 2011, trang 28). Các dự án phải có sự gắn kết giữa vấn đề cần giải quyết và thực tiễn bên ngoài. Điều này thu hút các đối tác là các doanh nghiệp tham gia vào các dự án này của sinh viên. Hầu hết các chương trình đào tạo khối ngành kinh tế đều thường triển khai các loại dự án như vậy.
Phương pháp PBL giúp sinh viên liên hệ các kiến thức học ở trường với thực tế, đồng thời tạo ra khả năng liên hệ đa ngành trong quá trình làm dự án của sinh viên. Các vấn đề thực tế thường phức tạp và là sự hỗn hợp của các lĩnh vực liên quan nên sinh viên cần phải tiếp cận nhiều nguồn kiến thức để có thể giải quyết tốt vấn đề. Đây cũng là một kỹ năng ghi điểm cho các nhà tuyển dụng sau này.
Ngoài ra, với phương pháp học này, nhà trường sẽ cùng doanh nghiệp đóng vai trò tuyển dụng sinh viên như một nhân viên làm việc cho công ty, dù chỉ là giải quyết một vấn đề liên quan đến công ty. Sinh viên có điều kiện làm việc tại công ty, quan sát sâu hơn về cấu trúc quản lý, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như nhu cầu tuyển dụng của công ty.
Phương pháp PBL tạo ra mối liên kết liên tục giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các diễn đàn trao đổi các vấn đề thực tiễn phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp. Những vấn đề này sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của sinh viên bằng các dự án có sự tham gia của doanh nghiệp. Mặt khác, các cựu sinh viên của trường được mời tham gia đóng góp chia sẻ các kinh nghiệm giải quyết vấn đề, từ đó doanh nghiệp lẫn sinh viên đang học tập có thể tránh lặp lại các sai lầm đã có
trong quá khứ.
Trường Aalborg còn thành công trong việc sử dụng phương pháp PBL khi thiết kế chương trình đào tạo ra làm hai phần. Phần một tạo kiến thức nền tảng mang tính học thuật cao nhằm tạo cơ sở khoa học nền tảng để giải quyết vấn đề đặt ra. Phần học còn lại là giới thiệu các mô hình lý thuyết dùng để giải quyết các vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án. Với chương trình đào tạo như vậy, sinh viên sẽ biết học để làm gì và làm để hiểu hơn những gì được học. Ngoài ra, hệ thống đánh giá khóa học cũng cho thấy sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp của nhà trường. Một hội đồng đánh giá dự án được thành lập bao gồm các giảng viên trong trường, các giảng viên ngoài trường và các thành viên khách mời từ các doanh nghiệp.
Tóm lại phương pháp PBL giúp điền vào khoảng trống giữa kiến thức lý thuyết ở trường và thực tiễn phát sinh. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường là mối quan hệ hữu cơ, doanh nghiệp cùng tham gia kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đồng thời có tác động thay đổi kết cấu chương trình đào tạo, trong khi nhà trường sẽ cân bằng được chương trình đào tạo có kịp thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hay không.
1   ...   133   134   135   136   137   138   139   140   ...   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương