Thuế và Tổng Cầu


Tổng cầu trong nền kinh tế mở



tải về 0.5 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích0.5 Mb.
#33600
1   2   3   4

Tổng cầu trong nền kinh tế mở

Trong mô hình tổng cầu này chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Đây là mô hình có đầy đủ cả 4 tác nhân trong nền kinh tế.

NX = X – IM

NX: là xuất khẩu ròng hay còn gọi là cán cân thương mại. Nếu NX>0 cán cân thương mại thặng dư; NX < 0 thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập Quốc dân và làm tăng tổng cầu của nền kinh tế.

Tổng cầu trong nền kinh tế mở là tổng chi tiêu của cả 4 tác nhân trong nền kinh tế.

AD = C + I + G + X – IM

Trong đó X: Cầu về hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu IM: Cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu

Với một nền kinh tế như nước ta, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài, hầu như không phụ thuộc vào thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong nước kỳ hiện thời. Do vậy, cầu về hàng hoá xuất khẩu là độc lập không đổi so với thu nhập và sản lượng hiện thời.

X = X

Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phụ thuộc chủ yếu và thu nhập và sản lượng và phụ thuộc nhu cầu cá nhân về hàng hoá và dịch vụ của hộ gia đình, phụ thuộc vào nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của các hãng kinh doanh,.... Do đó nhập khẩu tăng khi thu nhập tăng, nhập khẩu giảm khi thu nhập giảm. Có thể xây dựng hàm nhập khẩu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập một cách giản đơn như sau:



IM = MPM.Y

Trong đó MPM: là xu hướng nhập khẩu cận biên, có nghĩa là khi thu nhập tăng 1 đơn vị phần thu nhập dành cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài là MPM đơn vị. (0≤MPM ≤ 1). Nếu MPM =1 không sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước, MPM = 0 Không sử dụng hàng hoá nước ngoài.

AD=C+I+G+X-IM AD=C+I+G+X+[MPC(1-t)-MPM].Y

Theo mô hình cân bằng AD = Y



Đặt : Y0



Y0

m”: Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở. So sánh giữa m, m’, m”, thì m> m’ > m’’ cho thấy khả năng khuyếch đại sản lượng giảm dần khi các mối quan hệ kinh tế được mở rộng. Nhập khẩu tăng sẽ làm giảm sản lượng trong nước và ảnh hưởng trực tiếp tới số việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong nước.



Hình dưới sẽ mô tả đồ thị của hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở, đồ thị này có độ dốc nhỏ hơn đồ thị tổng cầu trong nền kinh tế đóng vì hệ số góc của nó nhỏ hơn hệ số góc của các đường tổng cầu trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế giản đơn.



Chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá trong lý thuyết

Phần này nghiên cứu một ứng dụng của lý thuyết tổng cầu trong việc đưa ra chính sách tài khoá chủ động của Chính phủ.

Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế ở quá xa bên phải hoặc bên trái mức sản lượng tiềm năng, thì lúc đó cần tác động của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế lại gần với mức sản lượng tiềm năng.

Theo cách tiếp cận của Keynes, thì vai trò trung tâm của Chính phủ là chính sách tài khoá. Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá với các công cụ khác nhau ứng với từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế.

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp. Các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu cho tiêu dùng. Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này để mở rộng tổng cầu Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để tăng mức chi tiêu của nền kinh tế. Trong mô hình số nhân đầy đủ, việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng thực tế tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khôi phục.

Ngược lại, khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát đạt quá mức, tăng trưởng cao, lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế và nhờ đó tổng cầu sẽ giảm sản lượng thực tế cũng giảm theo và lạm phát giảm.

Tuy nhiên, trên thực tế chính sách tài khoá không đủ sức mạnh như vậy nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.

Trước khi thực thi chính sách tài khoá trong thực thế, thì Chính phủ cần phải nghiên cứu kỹ

các vấn đề sau:

Mức thâm hụt sản lượng thực tế và mục tiêu đạt ra cho nền kinh tế

Cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế khi chưa cần tác động của chính sách tài khoá.

Các hạn chế khi thực hiện chính sách tài khoá.

Cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế

Những thay đổi tự động của hệ thống thuế: Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng theo và ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm thì số thu về thuế cũng giảm. Mặc dù Chính phủ chưa cần phải điều chỉnh thuế suất. Hệ thống thuế có vai trò như một bộ tự ổn định, điều chỉnh tự động nhanh và mạnh.

Hệ thống bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm. Khi thất nghiệp hay mất việc, nghỉ hưu, ốm đau họ được nhận trợ cấp. Khi có việc làm thì họ phải trích nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy khi nền kinh tế suy thoái người lao động không có việc làm nhưng có thu nhập từ các khoản trợ cấp, do đó làm tổng cầu tăng và thúc đẩy sản lượng tăng. Khi nền kinh tế phát đạt thu nhập tăng, trích nộp các khoản bảo hiểm làm cho thu nhập giảm bớt và làm tổng cầu giảm, do đó sản lượng giảm. Như vậy, hệ thống bảo hiểm luôn có tác động ngược chiều với chu kỳ kinh doanh.

Tuy nhiên, những ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm phần nào những dao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ được hoàn toàn những dao động đó. Phần còn lại là vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Những hạn chế của chính sách tài khoá.

Trong thực tế chính sách tài khoá bị hạn chế bởi nhiều lý do:

Khó xác định một cách chính xác mức độ cần thiết phải tác động

+ Có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá các sự kiện kinh tế

+ Có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế

Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn về mặt thời gian

+ Độ trễ bên trong: thời gian thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định.

+ Đội trễ bên ngoài: bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng của chính sách. Cả hai độ trễ trên khá dài phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, thể chế, cơ cấu tổ chức bộ máy. Các chính sách đưa ra không đúng lúc sẽ làm rối loạn thêm nền kinh tế thay vì ổn định nó.

Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội. Mà đa số các dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác dụng thường khá dài.

Khái niệm về thâm hụt ngân sách

Khái niệm ngân sách Nhà nước: ngân sách Nhà nước là tổng kế hoách chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ. Bao gồm các kế hoạch thu (chủ yếu từ thuế), các kế hoạch chi ngân sách của Nhà nước.

Gọi B là cán cân ngân sách   B = T – G. Nếu B > 0 thặng dư ngân sách

B< 0 Thâm hụt ngân sách B = 0 Ngân sách cân bằng.

Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, năm. Vấn đề là phải quản lý thu, chi sao cho ngân sách không bị thâm hụt quá lớn và kéo dài.

Tuy vậy, nhiều nước và đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn theo đuổi chính sách tài khoá thận trọng, chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ của các nguồn thu. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thường thì thu nhân sách sẽ tăng và khi nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp thu ngân sách sẽ giảm. Ngược lại trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì chi ngân sách giảm, còn trong điều kiện nền kinh tế suy thoái thì chi ngân sách sẽ tăng. Chính vì vậy thâm hụt ngân sách sẽ trầm trọng hơn trong thời kỳ suy thoái bất chấp mọi cố gắng của Chính phủ. Do đó để đánh giá tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng cán cân ngân sách cân bằng trong điều kiện nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

Một số khái niệm thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách thực tế: đó là thâm hụt giữa số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.

Thâm hụt ngân sách cơ cấu: đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt

động ở mức sản lượng tiềm năng.

Thâm hụt ngân sách chu kỳ: thâm hụt ngân sách bị động do tính chu kỳ của nền kinh tế.

Thâm hụt chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.

Trong ba loại thâm hụt trên thì thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khoá như là đưa ra chí sách thuế, chính sách phúc lợi, bảo hiểm,...

Hàm ngân sách đơn giản có dạng như sau: B = - G + tY

B: là cán cân ngân sách G: chi tiêu ngân sách tY: Thu nhân sách

Nếu Chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách đạt cân bằng, lúc đó

B = - G + t Y = 0 tY = G

Như vậy, một mức thu nhập hay sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì ngân sách sẽ bị thâm hụt. Ngược lại với bất kỳ mức sản lượng nào lớn hơn mức sản lượng tiềm năng thì ngân sách đều thặng dư. Chỉ tại mức sản lượng bằng với sản lượng tiềm năng thì ngân sách mới cân bằng.

Chính sách tài khoá cùng chiều

Nếu mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có thể thay đổi thế nào cũng được, thì chính sách đó gọi là chính sách tài khoá cùng chiều. Lúc đó nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, ngân sách sẽ thâm hụt, để ngân sách cân bằng lúc này Chính phủ cần phải giảm chi tiêu hoặc tăng thuế hoặc sử dụng cả hai biện pháp. Đổi lại chi tiêu của Chính phủ giảm làm cho sản lượng giảm, do đó suy thoái lại càng suy thoái.

Chính sách tài khoá ngược chiều

Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh. Lúc đó khi nền kinh tế suy thoái, để tăng sản lượng, để sản lượng lại gần với sản lượng tiềm năngthì Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc cả hai biện đó. Như vậy thì ngân sách đã thâm hụt lại càng thâm hụt.



Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá cùng chiều hay ngược chiều với chu kỳ kinh doanh phụ thuộc vào tình huống kinh tế cụ thể của mỗi nước, mỗi giai đoạn khác nhau.
Каталог: file -> downloadfile1
downloadfile1 -> VĂn phòng chính phủ
downloadfile1 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
downloadfile1 -> LUẬn văN ĐỀ TÀI " Mã trải phổ trong cdma"
downloadfile1 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
downloadfile1 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
downloadfile1 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
downloadfile1 -> Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học
downloadfile1 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
downloadfile1 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
downloadfile1 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương