Thời điểm kinh doanh Sử dụng các loại phân



tải về 18.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.01.2024
Kích18.27 Kb.
#56439
Thời điểm kinh doanh SẦU RIÊNG


Thời điểm kinh doanh
Sử dụng các loại phân:

  • Phân hữu cơ: phân chuồng ủ hoai (phân gà) được khuyến cáo bón sau thu hoạch từ 20-30kg/cây hoặc phân hữu cơ chế biến với liều lượng 4 kg/cây/lần bón vào các thời điểm sau thu hoạch, trước ra hoa và đậu quả.

  • Phân vô cơ: Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả có tỉ lệ N-P-K thay đổi phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn ra hoa, đậu quả, quả phát triển và trước thu hoạch.

Khi cây 5-6 năm tuổi thường có đường kính tán từ 6-7 m trở lên, cây đang phát triển bình thường có thể bón phân 900g N – 700g P2O5 – 950g K2O:

  • Lần 1 (sau thu hoạch): Bón phân hữu cơ theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì (hoặc bón 4kg/cây phân hữu cơ Dynamic lifter), n ấm Trichoderma theo khuyến cáo trên bao bì kết hợp với phân tỷ lệ N: P: K (2:1:1) với liều lượng 400g N – 200g P2O5 – 200g K2O/cây

  • Lần 2 (trước nở hoa): Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo tỷ lệ N: P: K (1:3:2) với liều lượng 100g N – 300g P2O5 – 200g K2O/cây kết hợp với phân lân hữu cơ theo liều lượng khuyến cáo.

  • Lần 3 (đậu quả): Sau khi nở hoa 2 tuần (14 ngày) cần bón phân có hàm lượng kali cao theo tỷ lệ N:P:K (2:1:1) với liều lượng 200g N – 100g P2O5 – 100g K2O/cây, kết hợp với phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gà theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì (hoặc bón 4kg/cây phân hữu cơ Dynamic lifter).

  • Lần 4 (quả phát triển): Sau khi đậu trái 4 tuần (30 ngày) cần bón phân có hàm lượng kali cao theo tỷ lệ N:P:K (2:1:2) với liều lượng 200g N – 100g P2O5 – 200g K2O/cây

  • Lần 5 (trước thu hoạch 1 tháng) đối với giống DONA là 75-80 ngày và giống Ri 6 là 70-75 ngày sau khi xả nhụy thì bón 0,5 kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.

Khi bón hãy rải hoặc xới nhẹ quanh gốc theo hình chiếu tán cây để bón phân và tưới nước.

Kỹ thuật tưới nước
 Giai đoạn cây ra hoa cần tưới nước cách ngày giúp hoa phát triển tốt hạt phấn mạnh khỏe. Cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào 1 tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu quả tốt.
 Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp quả phát triển khỏe, chất lượng cao.

Tỉa cành, tạo tán

Tạo tán


Thực hiện ngay từ năm thứ nhất. Tỉa bỏ các chồi mọc từ gốc ghép, tỉa các cành mọc thấp, mọc đứng. Tỉa cành sao cho chỉ để lại một thân mọc thẳng đứng với cách cành mọc ngang (70-90 độ) đều về các hướng. Khi cây còn nhỏ, để khoảng cách giữa các cành cấp 1 từ 8-10cm, cây lớn nên để > 30cm. Cành đầu tiên kể từ mặt đất phải cao hơn 70cm.

Tỉa cành


Sau thu hoạch, tỉa các cành mọc vượt, cành mọc yếu, cành bị sâu bệnh gây hại nặng, cành kiệt sức vì đã mang nhiều quả, cành mọc xen, mọc dày trong tán, cành đan giữa hai cây.
Định kỳ hai tháng một lần, tỉa các cành hay cụm cành mọc từ thân, cành chính, cành mọc vượt, cành mọc bên trong tán. hoặc nơi không mong muốn.

Xử lý ra hoa


Điều kiện để cây sầu riêng ra hoa và phát triển hoa là cây thật khoẻ mạnh và cân đối dinh dưỡng, có giai đoạn khô hạn liên tục từ 7-14 ngày, ẩm độ 50-60%. Bởi vậy, các bước cơ bản để xử lý ra hoa sầu riêng cần đảm bảo thực hiện các bước tạo đợt chồi mới – tạo mầm hoa – giai đoạn ra hoa một đúng chuẩn.


  • Tỉa hoa, tỉa quả

  • Tỉa hoa: Cây sầu riêng thường ra nhiều đợt hoa, chỉ nên giữ lại và tỉa thưa hoa của 1 đợt, tỉa bỏ hoa của các đợt khác.

  • Tỉa quả: Công việc tỉa quả có thể được chia làm 3 lần chính như sau:

  • Lần 1: tỉa quả vào tuần thứ 2 hoặc 3 sau hoa nở, lần này nên cắt tỉa các loại quả đậu dày đặc trên chùm, quả bị méo mó, quả bị sâu, bệnh.

  • Lần 2: tỉa quả vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở, cần tỉa những quả có dấu hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh lại sự cân bằng dinh dưỡng giữa nơi cung cấp dinh dưỡng (lá) và nơi tiêu thụ dinh dưỡng (quả) để giúp quá trình phát triển, quá trình tạo thịt quả được thuận lợi.

  • Lần 3: tỉa quả vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, lần này chỉ cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống.

Khắc phục hiện tượng sượng cơm


Một số giải pháp khắc phục như sau:

  • Kích thích ra hoa sớm, tập trung, đồng loạt.

  • Vườn cây thoát nước tốt, tránh ngập úng. Tránh thu hoạch quả giai đoạn có mưa nhiều.

  • Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển quả bằng cách phun MKP (0-52-34), 50-100 g/10 lít nước (hoặc KNO3 liều lượng 150 g/10 lít nước), 7-10 ngày/lần, giai đoạn từ 3-12 tuần sau khi đậu quả.

  • Hạn chế sử dụng phân chứa Clo, phun phân bón lá có chứa Bo giai đoạn 15-20 ngày sau khi đậu quả để hạn chế hiện tượng cháy múi.

  • Có thể phun Ca(NO3)2 0,2% giai đoạn 2 tháng sau khi đậu quả. Phun MgSO4 0,2% giai đoạn 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2. Phun KNO3 1% giai đoạn 01 tháng trước khi thu hoạch.

tải về 18.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương