Thả Một Bè Lau


 |  C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u



tải về 1.87 Mb.
Chế độ xem pdf
trang245/265
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích1.87 Mb.
#51943
1   ...   241   242   243   244   245   246   247   248   ...   265
Thả Một Bè Lau - Thích Nhất Hạnh

336 | 
C h ư ơ n g 0 6 : N g u y ễ n D u v à T r u y ệ n K i ề u
 
đi tới thuyết Nghiệp. 'Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai' có nghĩa là cả 
hai đều quan trọng. Tuy tài năng và số mệnh chống trái nhau nhưng 
cách sống (hành động) của con người cũng có thể đóng góp vào sự 
quyết định vận mạng của mình. 
Có tài mà cậy chi tài 
Chữ tài cùng với chữ tai một vần. 
Chơi chữ rất khéo. Nếu có tài mà khoe khoang và hống hách thì sẽ bị 
tai nạn. Chúng ta không biết những chi tiết về đời sống hàng ngày, 
những rủi ro và may mắn của cụ Nguyễn Du; chúng ta chỉ biết khi 
được lệnh phải ra làm quan dưới triều Nguyễn thì cụ làm như ngu 
như điếc. Trong những buổi họp nội các cụ không nói gì hết. Không 
khoe tài của cụ ra; trong khi Nguyễn Du là người có tài! Có một hôm 
vua Gia Long nói: 'Này khanh, nhà nước dùng người là để có thêm trí 
tuệ, thêm nhận thức để chính trị có thể đem thêm lợi ích cho nước cho 
dân. Tại sao khanh không chịu nói gì hết mà cứ ngồi im lặng như 
vậy?' Lý do mà mọi người đều nói là cụ Nguyễn Du có cảm tưởng là 
ra làm quan với triều đình Nguyễn tức là không trung thành với nhà 
Lê, giống như một người đàn bà phản bội chồng mình. 'Trung thần 
bất sư nhị quân', người thần tử trung kiên thì không bao giờ thờ hai 
vua cả. Đã thờ vua Lê mà lại ra thờ vua Nguyễn thì không còn trinh 
tiết nữa. Lâu nay dạy truyện Kiều người ta thường nói tới điều đó. 
Nhưng ít ai nói tới lý do thứ hai: người có tài mà hợm hĩnh, khoe 
khoang thì sẽ đau khổ. Có lẽ thái độ giả ngu giả điếc của cụ Nguyễn 
Du trong triều đình là để tự bảo vệ tấm thân của mình. Và như vậy có 
nghĩa là trước đó cụ đã từng đau khổ vì cụ là người có tài. 'Chữ tài 
liền với chữ tai một vần' câu thơ này có thể đến trực tiếp từ kinh 
nghiệm của cụ. Khi có nhận thức 'Có tài mà cậy chi tài' cụ Nguyễn Du 
đã thực tập điều đó. Có lẽ cụ cũng chưa quên được những khổ đau 
của mình ngày xưa do chỗ chưa biết áp dụng triết lý này cho nên bây 
giờ quyết định giấu tài giấu sắc của mình đi cho được an ổn. 
Từ thuyết Thiên mệnh và Định mệnh chuyển sang cách sống sự khôn 
khéo của con người có thể làm cho cuộc sống con người bớt khổ đau. 
Bây giờ cụ lại nói tới thuyết Nghiệp báo: 



tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   241   242   243   244   245   246   247   248   ...   265




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương