Tcn 68 239: 2006 thiết bị ĐIỆn thoại vhf dùng trên tàu cứu nạn yêu cầu kỹ thuật vhf radiotelephone used on the survival craft Technical requirements MỤc lụC



tải về 268.76 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích268.76 Kb.
#16096
1   2   3

11. Bộ nạp điện ắc quy thứ cấp

11.1 Yêu cầu chung

Nếu thiết bị hoạt động bằng ắc quy thứ cấp thì bộ nạp điện cho nó phải trải qua các phép kiểm tra phù hợp tiêu chuẩn cùng với thiết bị.

Bộ nạp điện phải:

- Có chỉ thị để biết rằng đang nạp điện;

- Có chỉ chị để biết rằng ắc quy đã được nạp đầy;

- Thời gian nạp đầy một ắc quy không được quá 14 giờ;

- Các ắc quy đã nạp đầy phải tự động duy trì ở trạng thái đó khi nó vẫn được lắp trong bộ nạp.

11.2 Phép kiểm tra môi trường

11.2.1 Giới thiệu

Các phép kiểm tra trong mục này dùng để mô phỏng môi trường hoạt động của thiết bị. Phân loại điều kiện môi trường được quy định trong tiêu chuẩn ETS 300 019.

Các phép thử sau đây được thực hiện theo thứ tự xuất hiện. Không cần kiểm tra chất lượng trừ khi có quy định khác. Sau các phép kiểm tra môi trường, bộ nạp phải đáp ứng được các yêu cầu cho trong mục 11.3.

11.2.2 Thử rung

11.2.2.1 Phương pháp thử

Gắn bộ nạp cùng với bộ giảm sóc vào bàn rung.

Có thể treo bộ nạp để bù trọng lượng không thể gắn được vào bàn rung.

Phải làm giảm các ảnh hưởng của trường điện từ do việc thử rung lên tính năng của thiết bị.

Rung hình sin theo phương thẳng đứng ở những tần số giữa:

- 5 Hz và 12,5 Hz với biên độ ±1,6 mm ± 10%;

- 12,5 Hz và 25 Hz với biên độ ±0,38 mm ± 10%;

- 25 Hz và 50 Hz với biên độ ±0,1 mm ± 10%;

Trong khi thử rung tiến hành tìm cộng hưởng. Nếu có cộng hưởng của bất kỳ phần nào, của bất kỳ bộ phận nào phải tiến hành kiểm tra độ bền rung của bộ nạp tại mỗi tần số cộng hưởng trong khoảng thời gian tối thiểu 2 giờ với mức rung như ở trên.

Thực hiện lại phép thử với rung theo mỗi hướng vuông góc từng đôi một với nhau trong mặt phẳng nằm ngang.

Sau khi thực hiện phép thử rung, kiểm tra biến dạng cơ học của thiết bị.

Không được có bất kỳ sự biến dạng làm hỏng bộ nạp, hoặc ắc quy hay thiết bị dùng định vị ắc quy có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

11.2.2.2 Yêu cầu

Trong khi thử rung, ắc quy hoặc thiết bị dùng để định vị ắc quy phải ở nguyên vị trí, và vẫn tiếp tục nạp điện. Không được có bất kỳ sự hỏng hóc nào của bộ nạp, ắc quy, hoặc thiết bị để định vị ắc quy có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

11.2.3 Các phép thử nhiệt

11.2.3.1 Yêu cầu chung

Các phép thử cần thực hiện được trình bày dưới đây. Tốc độ tối đa tăng hoặc giảm nhiệt độ buồng đo là 10C/phút.

11.2.3.2 Nung khô

Đặt bộ nạp điện trong buồng đo có nhiệt độ bình thường. Sau đó nâng nhiệt độ lên và duy trì tại +550C (±30C) trong khoảng thời gian tối thiểu 10 giờ.

Sau khoảng thời gian này có thể bật thiết bị điều khiển nhiệt bất kỳ kèm theo bộ nạp.

Sau đó 30 phút, bật bộ nạp điện và duy trì làm việc liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ. Nhiệt độ của phòng đo được duy trì ở +550C (±30C) trong khoảng thời gian 2 giờ 30 phút.

Khi kết thúc phép thử, vẫn đặt bộ nạp trong buồng đo, đưa nhiệt độ của buồng đo về nhiệt độ bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 giờ.

Sau đó để bộ nạp điện tại nhiệt độ và độ ẩm bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 giờ trước khi thực hiện các phép đo kiểm tiếp theo.

11.2.3.3 Nung ẩm

Đặt bộ nạp trong buồng đo có độ ẩm tương đối và nhiệt độ bình thường, trong khoảng thời gian 3 giờ (±0,5 giờ), làm nóng từ nhiệt độ phòng lên đến 400C (±30C) và độ ẩm tương đối tăng đến 93% (±2%) sao cho tránh được sự ngưng tụ hơi nước.

Duy trì điều kiện trên trong khoảng thời gian tối thiểu 10 giờ.

Sau khoảng thời gian trên, có thể bật thiết bị điều khiển nhiệt độ bất kỳ kèm theo thiết bị. Sau đó 30 phút, bật bộ nạp và duy trì hoạt động liên tục trong khoảng thời gian 2 giờ.

Duy trì nhiệt độ và độ ẩm tương đối của buồng đo tại 400C (±30C) và 93% (±2%) trong suốt khoảng thời gian 2 giờ 30 phút.

Khi kết thúc phép thử, vẫn đặt bộ nạp trong buồng đo, đưa nhiệt độ của buồng đo về nhiệt độ bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 giờ. Sau đó để bộ nạp tại nhiệt độ và độ ẩm bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 giờ, hoặc cho đến khi hơi nước bay đi hết (chọn cái lâu hơn), trước khi thực hiện các phép đo kiểm tiếp theo.

11.2.3.4 Chu trình nhiệt thấp

Đặt bộ nạp trong buồng đo ở nhiệt độ phòng. Sau đó giảm nhiệt độ phòng và duy trì tại -150C (±30C) trong khoảng thời gian tối thiểu 10 giờ.

Sau khoảng thời gian thử nhiệt này có bật mọi thiết bị điều khiển nhiệt/nguồn làm nóng bất kỳ kèm theo bộ nạp.

Khi kết thúc phép thử, vẫn đặt bộ nạp trong buồng đo, đưa nhiệt độ của buồng đo trở về nhiệt độ bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 giờ. Sau đó để thiết bị tại nhiệt độ và độ ẩm bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 giờ, hoặc cho đến khi hơi nước bay đi hết (chọn cái lâu hơn) trước khi thực hiện các phép đo kiểm tiếp theo.

11.2.4 Thử ăn mòn

11.2.4.1 Yêu cầu chung

Phép thử này có thể bỏ qua nếu nhà sản xuất có đủ bằng chứng cho thấy thiết bị đáp ứng được các yêu cầu của mục này.

11.2.4.2 Phương pháp thử

Đặt bộ nạp trong buồng đo có máy phun dạng sương mù như súng phun. Dung dịch muối dùng để phun có công thức như sau:

- Nat-ri Cloride 26,50 g ± 10%;

- Ma-giê Cloride 2,50 g ± 10%;

- Ma-giê Sunphat 3,30 g ± 10%;

- Can-xi Cloride 1,10 g ± 10%;

- Ka-li Cloride 0,73 g ± 10%;

- Nat-ri Bicacbônat 0,20 g ± 10%;

- Nat-ri Bromua 0,28 g ± 10%;

cộng với nước cất thành 1 l dung dịch.

Nồng độ dung dịch muối có tỷ trọng 5% (±1%).

Giá trị pH của dung dịch muỗi từ 6,5  7,2 ở nhiệt độ 200C (±20C).

Phun dung dịch muối liên tục trong khoảng 1 giờ lên toàn bộ bề mặt bộ nạp.

Thực hiện phun 4 lần và lưu giữ trong 7 ngày ở nhiệt độ 400C (±20C) với độ ẩm tương đối trong khoảng 90% và 95%.

Sau đó tiến hành kiểm tra thiết bị bằng mắt.

11.2.4.3 Yêu cầu

Các bộ phận kim loại không bị ăn mòn, các bộ phận khác không bị hư hỏng, không có biểu hiện lọt hơi nước vào bộ nạp.



11.3 Thời gian nạp

Đặt một ắc quy cần nạp vào trong bộ nạp, ghi lại thời gian từ khi bắt đầu nạp cho đến khi ắc quy được nạp đầy. Thời gian này không được nhiều hơn 14 giờ. Bỏ ắc quy ra khỏi bộ nạp và thực phép kiểm tra chi tiết như trong mục 4.7.


PHỤ LỤC A

(Quy định)



Máy thu đo để đo kiểm công suất kênh lân cận

A.1 Chỉ tiêu kỹ thuật của máy thu đo công suất

Máy thu đo công suất bao gồm một bộ trộn, bộ lọc IF, một máy tạo dao động, bộ khuếch đại, bộ suy hao biến đổi và thiết bị chỉ thị r.m.s. Có thể sử dụng một máy đo điện áp r.m.s hiệu chuẩn theo dB thay cho bộ suy hao biến đổi và thiết bị chỉ thị giá trị r.m.s. Các đặc tính kỹ thuật của máy thu đo công suất được cho trong mục A.1.1 dưới đây.



A.1.1 Bộ lọc IF

Bộ lọc IF phải nằm trong giới hạn của đặc tính chọn lọc như cho trong hình A.1 sau đây.





Hình A.1

Đặc tính chọn lọc sẽ giữ cho các khoảng cách tần số cho trong bảng A.1 so với tần số trung tâm danh định của kênh lân cận.



Bảng A.1: Đặc tính chọn tần

Khoảng cách tần số của đường cong bộ lọc so với tần số trung tâm danh định của kênh lân cận, kHz

D1

D2

D3

D4

5

8,0

9,25

13,25

Các điểm suy hao không được vượt quá các giá trị dung sai cho trong bảng A.2.

Bảng A.2: Các điểm suy hao gần sóng mang

Khoảng dung sai, kHz

D1

D2

D3

D4

+3,1

±0,1

-1,35

-5,35

Bảng A.3: Các điểm suy hao xa sóng mang

Khoảng dung sai, kHz

D1

D2

D3

D4

+3,5

+3,5

+3,5

+3,5

-7,5


Độ suy hao tối thiểu của bộ lọc bên ngoài điểm suy hao 90 dB phải bằng hoặc lớn hơn 90 dB.

A.1.2 Bộ chỉ thị độ suy hao

Bộ chỉ thị độ suy hao phải có dải tối thiểu là 80 dB và độ chính xác đọc là 1 dB.



A.1.3 Bộ chỉ thị giá trị r.m.s

Thiết bị phải chỉ thị chính xác các tín hiệu không sine theo tỷ lệ lên đến 10 :1 giữa giá trị đỉnh và giá trị r.m.s.



A.1.4 Bộ tạo dao động và bộ khuếch đại

Bộ tạo dao động và bộ khuếch đại phải được thiết kế sao cho khi đo công suất kênh lân cận của một máy phát không điều chế nhiễu thấp, có nhiễu của bản thân thiết bị không có ảnh hưởng đến kết quả đo, tạo ra một giá trị đo  -90 dB.


PHỤ LỤC B

(Quy định)



Nguồn đo kiểm bức xạ mặt trời

B.1 Mô phỏng nguồn bức xạ mặt trời

Cường độ tại điểm đo kiểm là 1120 W/m2 ± 10% với phân bố phổ trong bảng B.1.

Giá trị 1120 W/m2 phải bao gồm các bức xạ phản xạ từ lớp vỏ.

Bảng B.1 Phân bố mật độ phổ và dung sai cho phép

Vùng phổ

Cực tím B

Cực tím A

Nhìn thấy

Hồng ngoại

Độ rộng băng tần

0,28 m

- 0,32 m



0,32 m

-0,40 m


0,40 m

-0,52 m


0,52 m

-0,64 m


0,64 m

-0,78 m


0,78 m

-3,00 m


Độ sáng

5 W/m2

63 W/m2

200 W/m2

186 W/m2

174 W/m2

492 W/m2

Dung sai

± 35%

± 25%

± 10%

± 10%

± 10%

± 20%

Chú ý: Các bức xạ mặt trời có bước sóng ngắn hơn 0,30 m có thể bỏ qua.


tải về 268.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương