Tư TƯỞng hồ chí minh về giải phóng dân tộC


II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc



tải về 98 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2023
Kích98 Kb.
#54677
1   2   3   4   5
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể tóm tắt thành một hệ thống các luận điểm như sau:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường của cách mạng vô sản.
- Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễnViệt Nam qua các chặng đường gian nan thử thách, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định một chân lý là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là cách mạng vô sản.
- Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sự nghiệp giải phóng dân tộc thành công “Trước hết phải có đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành công”(10)
- “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(2).
- Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyên tắc xây dựng Đảng: Đảng của giai cấp công nhân phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công – nông.
Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc việc của một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người khẳng định cái cốt của nó là công – nông, “công nông là người chủ cách mệnh... công nông là gốc cách mệnh”(11).
- Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm nô lệ trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểuđịa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng tập trung...(12)
- Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: “công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”(13). Và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thỏa hiệp”(14).

tải về 98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương