Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San



tải về 0.88 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích0.88 Mb.
#37839
1   2

Thế nào là một nền báo chí tự do và độc lập?


Một nền báo chí (BC) tự do và độc lập thực sự là thành tố quan trọng của một xã hội tự do. Sẽ không có xã hội tự do nếu báo chí chưa độc lập khỏi chính quyền.

Luật lệ về báo chí giúp thiết đặt những quy tắc bảo đảm sự tự do và độc lập đó, chứ không phải là phương tiện để chính quyền kiểm soát và áp đặt quan điểm của mình về nội dung thông tin, cũng như cách thức đưa tin và bình luận các sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội.

Thông tin cung cấp cho công chúng không phải là những sản phẩm đã được nhào nặn và định hướng cách hiểu từ bất cứ ai và thế lực nào. Tất nhiên không tránh được sự thiên vị và suy nghĩ chủ quan của người cầm bút và chủ bút một tờ báo khi xử lý và đưa tin.

Vai trò của luật lệ về báo chí do vậy là thiết lập một hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo không đồng nghĩa với trách nhiệm đưa tin theo ý chí của chính quyền hoặc quan chức. Một khi tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, nhà báo không phải sợ hãi khi thông tin mình đã đưa trái với “định hướng” hoặc đụng chạm đến cơ quan công quyền dù ở cấp nào, bởi lẽ vai trò mặc nhiên của báo chí là đưa tin và chính quyền phải tôn trọng điều đó.

Sự thật là tiêu chí tối thượng của một nền BC tự do và độc lập cho dù nhà báo và tờ báo phải trả giá thế nào để bảo vệ sự thật mà mình biết.

Nhà báo phải xác minh sự thật và đưa tin về điều đó. Báo chí không bao giờ được phép đưa tin sai sự thật khi biết rõ đâu là sự thật. Đấy chính là trách nhiệm quan trọng nhất của báo giới.

Vậy, với quan niệm phổ biến như vậy, liệu Việt Nam thực sự có tự do báo chí? Hỏi tức là trả lời.


Ai giám sát báo chí?


Khác với cách hiểu lâu nay ở Việt Nam, việc giám sát báo chí không phải của chính quyền, mà của chính báo giới và độc giả.

Như đã nói trên, nhà báo phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp được ấn định bởi luật pháp và quy tắc riêng của một tờ báo.

Có thể nói, đạo đức nghề nghiệp là cơ chế giám sát tối cao hoạt động báo chí. Cũng như nghề luật sư, những quy tắc đạo đức nghề nghiệp chủ yếu giúp giải quyết vấn đề xung đột lợi ích tài chính hay các phân tranh lợi ích khác. Mọi thiên vị dưới áp lực của tiền bạc hay quyền lực đều bị cấm đoán. Ngoài ra, độc giả sẽ dựa vào tiêu chí sự thật để đặt lòng tin vào một tờ báo, qua đó giám sát cách thức đưa tin và bình luận các sự kiện kinh tế, chính trị và xã hội của tờ báo.

Bình luận sự kiện có thể thế này thế kia, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của nhà báo, nhưng cố tình bỏ sót, bịa đặt hoặc bóp méo sự kiện thực tế sẽ bị độc giả xét đoán nghiêm khắc.

Sự tự do và độc lập của báo chí không cho phép bất kỳ sự kiểm duyệt vô lý nào từ phía chính quyền dù dưới danh nghĩa thiết lập và duy trì ổn định trật tự xã hội. Mọi sự ngụy biện nhằm áp đặt sự kiểm soát tùy tiện như vậy trên thực tế sẽ thủ tiêu một nền báo chí tự do và độc lập như có thể thấy ở những thể chế độc tài và toàn trị.

Chính quyền thường lập luận rằng báo chí không bao giờ được phép đặt mình cao hơn pháp luật. Có vẻ đúng, nhưng đó là “pháp luật” gì? Xin thưa, đó là loại “PL” được đặt ra theo hướng che đậy và cho phép sự can thiệp của nhà cầm quyền vào hoạt động báo chí.

Tất nhiên, mỗi nước có quy tắc pháp lý và đạo đức khác nhau, song điều đó không có nghĩa rằng nhà cầm quyền tại một nước có quyền phớt lờ những chuẩn mực văn minh chung được toàn thế giới công nhận để biện minh cho sự kiểm duyệt báo chí một cách võ đoán của mình nhân danh luật pháp và trật tự công.

Giáo sư Jane Kirtley (người Mỹ) đã viết: “Một nền báo chí tự do cũng có thể có khiếm khuyết và đôi khi không đáp ứng được hết những gì người ta kỳ vọng về nó."

"Nhưng những nền dân chủ đang phát triển khắp thế giới vẫn hàng ngày chứng tỏ rằng họ có đủ dũng khí và tự tin để chọn sự hiểu biết hơn là ngu dốt, chọn sự thật hơn là những thông tin tuyên truyền, bằng cách chấp nhận và áp dụng lý tưởng về báo chí tự do."

"Sống với tự do báo chí không dễ. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ không thể sống nếu không có điều đó.”


Luật pháp QT và quốc gia về tự do ngôn luận và tự do báo chí


Nền tảng của một nền báo chí tự do và độc lập là quyền tự do ngôn luận của công dân.

Quyền tự do ngôn luận là một quyền hiển nhiên của những ai có tư cách làm người, được hiến pháp quốc gia công nhận và ghi nhận, chứ không phải được ban phát.

Khác với Việt Nam, luật pháp các nước dân chủ nghiêm cấm quốc hội hay chính quyền thông qua các đạo luật hay đặt ra các quy định hạn chế hoặc vi phạm tự do ngôn luận và tự do báo chí, dù dưới hình thức công nhiên hay ngụy trang nào.

Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 đã khẳng định như sau tại Điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do có chính kiến và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do giữ các quan điểm mà không bị can thiệp, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin và ý tưởng thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không bị giới hạn.

Điều 10 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền ghi nhận: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền tự do được giữ các quan điểm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin mà không bị can thiệp bởi chính quyền và không bị giới hạn. […]”

Ngoài ra, Công ước Âu châu về Nhân quyền còn nêu rõ: “Việc thực hiện các quyền tự do này, do chúng bao hàm cả quyền lợi và nghĩa vụ, có thể phải chịu sự chi phối của các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình phạt do luật pháp quy định và là điều cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, hay an toàn xã hội, nhằm ngăn ngừa tội phạm, mất trật tự xã hội, nhằm bảo vệ sức khỏe, tinh thần, bảo vệ thanh danh hay quyền của những người khác, nhằm ngăn ngừa việc phát tán thông tin mật, bảo đảm thẩm quyền và tính không thiên vị của ngành tư pháp.” Như vậy, luật pháp quốc tế bảo đảm quyền tự do ngôn luận dù cũng thừa nhận một số cơ sở pháp lý để nhà nước hạn chế tự do ngôn luận nhằm bảo vệ các lợi ích xã hội và cá nhân chính đáng.

Nhiều công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế khác đều công nhận tương tự về quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là Công ước QT về Quyền Dân sự và Chính trị. Dù có thể khác nhau về ngôn ngữ cụ thể song tất cả đều thừa nhận tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người.

Hiến pháp của các quốc gia cũng công nhận quyền tự do ngôn luận.

Chẳng hạn Đ. 25 của HP Vương quốc Bỉ năm 1831 ghi rõ: “Báo chí được tự do; không bao giờ được thiết lập sự kiểm duyệt nào; không được yêu cầu an ninh từ các tác giả, các nhà xuất bản và các nhà in. Khi tác giả của một tác phẩm báo chí được biết rõ và đang cư trú ở Bỉ, không được truy tố nhà xuất bản, nhà in hay nhà phát hành.”

Luật pháp quốc tế và quốc gia về tự do thông tin


Bên cạnh tự do ngôn luận, các công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế cũng công nhận tự do thông tin như là quyền cơ bản của con người. Tự do thông tin là quyền hợp hiến tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, tại nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam, các nhà báo vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền tự do thông tin của mình.

Luật Báo chí Thụy Điển năm 1766 được xem là bộ luật đầu tiên về tự do thông tin. Nhiều nền dân chủ đang phát triển ở Đông Âu và Mỹ châu La Tinh cũng đưa quyền tự do thông tin vào HP của mình.

Cũng như ở hầu hết các nước trên thế giới, tại Mỹ mọi công dân đều có thể yêu cầu tiếp cận thông tin theo Đạo luật Tự do Thông tin năm 1966, theo đó mọi người trên thế giới đều có quyền truy cập thông tin tại Mỹ theo luật pháp Mỹ, mà không cần phải là công dân Mỹ hay thường trú nhân ở Mỹ.

Tất nhiên, dù công nhận quyền tự do thông tin, luật về tự do thông tin tại các quốc gia đều ấn định các trường hợp ngoại lệ, theo đó một số loại thông tin mật không thể công bố rộng rãi. Chẳng hạn, những thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của người khác thuộc loại mật mà báo chí phải tôn trọng.


Luật pháp VN về tự do ngôn luận, tự do BC và tự do thông tin


Hiến pháp VN năm 2013 quy định tại Điều 25 rằng: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Tuy nhiên, hành xử thực tế của chính quyền thường lệch lạc so với những tuyên bố hoa mỹ.

Nhà nước Việt Nam thường bào chữa cho việc áp dụng những nguyên tắc quốc tế theo cách riêng của mình nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Tuy vẫn dẫn chiếu những điều khoản trong các công ước, hiệp ước và tài liệu quốc tế khác mà VN tham gia ký kết, nhưng họ luôn tìm cách giải thích theo ý riêng và tự đặt ra những quy định hạn chế và tước đoạt các quyền của người dân theo những điều ước quốc tế đó.

Quả thật, câu cuối của Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (ghi rằng “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”) là minh chứng cho cách sử dụng những quy định luật pháp, dưới hiến pháp, để hạn chế và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tệ hại hơn, Bộ luật Hình sự Việt Nam, đặc biệt là các Điều 88 (quy định về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”), Điều 258 (quy định “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”), Điều 263 (quy định về “Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”) và Điều 264 (quy định về “Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước”), từ nhiều năm nay được sử dụng làm công cụ pháp lý để chính quyền bắt giam những ai công khai thực thi quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách đưa và bình luận các tin tức mà chính quyền không muốn công chúng biết.

Mặt khác, luật tiếp cận thông tin vẫn chưa có nên dự án luật đang được Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo và có thể được trình vào năm 2016.

Tuy nhiên, một văn kiện pháp quy là Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 được Chính phủ ban hành năm vừa rồi đã bị chỉ trích kịch liệt bởi dư luận trong và ngoài nước, bởi đó là văn kiện pháp lý đầu tiên công khai ấn định những rào cản đối với quyền trao đổi và tiếp cận thông tin của mọi thành phần trong xã hội.


Kết luận


Bài xã luận mang tựa đề “Điều trần… một phía, làm sao khách quan?” đăng trên báo Quân đội Nhân dân Online số Chủ nhật, ngày 27-04-2014, có đoạn viết: “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tiếp tục khẳng định, mở rộng hơn quyền tự do báo chí. Xét cả về số lượng và chất lượng, Việt Nam đang có một nền báo chí phát triển và thực hiện tốt tự do báo chí.”

Quả thật, các bản hiến pháp VN trải qua các thời kỳ đều ghi nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên, điều đó chỉ có ý nghĩa nếu nhà cầm quyền thực tâm tôn trọng quyền hiến định này mà không cố tình tạo ra những giới hạn về phương diện pháp lý nhân danh “an ninh quốc gia” (mà kỳ thực là an ninh của đảng cầm quyền).

Số lượng tờ báo trên cả nước hoàn toàn không có giá trị gì khi tất cả đều chỉ đưa tinn theo định hướng của chính quyền.

Biện minh về tự do báo chí nếu chỉ dựa trên số lượng và chất lượng các tờ báo, thì đơn thuần là sự ngụy biện không hơn không kém. Vấn đề chính của quyền tự do ngôn luận là người dân có được tự do “mở miệng” mà không bị bộ máy công an quấy nhiễu hay không mà thôi.



Với truyền thống Điện Biên lũng núi 1954 và Điện Biên trên không 1972, Việt Nam ta nay mai sẽ có một Điện Biên ngay trên thềm lục địa nước nhà, với đặc tính 100% khách quan và biện chứng” (ĐTL).

Chính phủ không rỗi hơi tìm kiếm hay xây dựng một triết lý giáo dục, nhá! Nó có sẵn trong Nghị quyết 29. Tất nhiên, nghị quyết, vì là sản phẩm tập thể, nên bao giờ cũng là thứ triết đứng đầu mọi loại triết, trước cả khi được diễn giảng bằng tên riêng là Đường Kách Mệnh. Cách thực hiện cũng đã được ghi sẵn và ghi rõ trong đó, ngay từ đầu: “Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo…”. Điều đó hiển thị rõ tư thế của đảng là một đảng cầm quyền, văn minh và đạo đức, quang vinh và tiến bộ, duy nhất và toàn diện, như từng được ghi rõ trên điều bốn hiến pháp của đảng. Điều đó cũng có nghĩa rằng đảng và chính phủ này không cần và không sá gì loại con người quá đỗi tình cảm đời thường.

Bọn tau chỉ cần những con người mới (hay chí ít là gần mới) bước đầu chỉ biết đảng/đoàn/đội (cùng các thứ “đ” đỉnh điểm khác); bước kế phải biết khẳng định thêm “còn đảng – còn mình”. Có nghĩa là “Trận chiến nào cũng dứt đẹp. Đất đai nào cũng cưỡng chế. Nhân dân nào cũng đánh bật. Kẻ thù nào cũng khấu kiến”. Triết gì cũng được, miễn sao đào tạo đại trà ra hàng loạt những thế hệ đạt được tiêu chí đấy …là được.


*


Chính phủ không rỗi hơi tìm kiếm một triết lý hòa hợp hay hòa giải với bất cứ ai, nhá! Mọi thứ đã có sẵn trong Nghị quyết 36. Tất nhiên, nghị quyết bao giờ cũng là tia ánh sáng thần kỳ/ngọn hải đăng chói lọi/kim chỉ nam bất di bất dịch… Cho nên, một khi “Chúng ta là người chủ đất nước, chúng ta đi lên thì không có lý gì bỏ rơi họ trong mặc cảm, tự ti. Họ đã ra đi trong suốt 40 năm qua và luôn mặc cảm, có những hận thù đối với đất nước…”. Đã nắm vững Nghị quyết 36, chắc chắn sẽ “không lâu thì ngày 30-4 vừa là ngày thống nhất đất nước vừa là ngày đại đoàn kết dân tộc, chứ không thể để ngày thống nhất đất nước mà vẫn còn rất nhiều người đau buồn do hậu quả của chiến tranh để lại. Đó là ngày chưa thể trọn niềm vui trong ngày vui chiến thắng…”.

Đảng và nhà nước này, một khi đã thuộc về bên thắng cuộc, và đã từng phân chia hạng mục các loại ngụy quân ngụy quyền (theo chỉ thị số 218-CT/TW ngày 18-4-1975 do đại thi hào Tố Hữu ký), thì nhất định không cần và không sá chi những thành phần cực đoan, dù là ở trong nước hay ngoài nước.

Bọn tau chỉ cần một vài phần tử vịt kiều khuyết tật não bộ sẵn sàng lao đầu vào các tròng thòng lọng sinh tử phù (tiền & gái) rồi sau đó “tự nguyện” phun ra được những điều mà bọn tau cần định hường dư luận… là được.

*


Chính phủ không rỗi hơi tìm kiếm triết lý y tế cộng đồng đâu nhá! Mọi thứ bệnh dịch ở xứ này nhất định là chỉ do và đều do hai nguyên nhân chính là biến đổi khí hậu và lơ là trong chích ngừa. Chuyện biến đổi khí hậu là bởi trời, thế là bó tay, nhá! Còn chuyện lơ là chủng ngừa là bởi nhân dân, và thế là phủi tay, nhá! Nếu tỷ lệ nhân dân chích ngừa ngang bằng tỷ lệ cử tri bỏ phiếu bầu đại biểu QH thì chắc chắn là không có một thứ sởi/đậu/ ban/tả/hạch… nào có thể cạnh tranh nổi với quốc hội để thành dịch. Điều đó có nghĩa là chính phủ nói chung và bộ y tế nói riêng đều hết sức tự tin vào sứ mệnh được lịch sử giao phó cho tập thể và cho mỗi cá nhân. Như thế, mỗi người sẽ phải kiên trì phấn đấu để giữ vững ngọn cờ lịch sử, tức là không cần gì sất những kiểu so sánh vớ vẩn với loại lãnh đạo hở ra là cúi đầu xin lỗi nhân dân rồi tự ý từ chức… như ở các xứ giẫy chết Âu Mỹ/Nam Hàn/ Nhật Bản…

Bọn tau chỉ cần giới lãnh đạo có tầm bậc hầu, có tâm chữ nhẫn, có tài vét cạn, có túi ba gang… và biết phán những câu nức lòng thuộc cấp, chẳng hạn như: “Ngành y (y hệt mọi ngành), có nhiều yếu kém, mong cử tri thông cảm”. Cứ hiên ngang nói được như thế, …là được.


*


Chính phủ không rỗi hơi tìm kiếm thứ triết lý giao thông bá vơ, nhá! Triết lý Đường Kách Mệnh chói lọi vang danh duy nhất đúng chính là ở cốt lõi vừa đi đường vừa kể chuyện, hay vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không phải cốt lõi riêng gì cho ngành giao thông. Chứ còn, ngẫm kỹ đi, không sai thì lấy gì mà sửa, rồi cạp đất mà ăn, à? Chính phủ nói chung và bộ giao thông nói riêng, đã chẳng từng vẽ/ phóng/khống/đào/sửa/đắp/vá/sới/lấp/cán/tráng… đại trà, đều khắp, thường xuyên và liên tục đó sao? Này, một người chết vì tai nạn giao thông thì đúng là trang kết thúc của một gia đình, nhưng 29.385 vụ tai nạn giao thông trong năm 2013, thì chỉ là một con số thống kê không hơn không kém, chẳng có gì đáng phải hô hoán. Này, vụ việc xa lộ Đông Tây hay ụ nổi Vinalines là một quá khứ đã khép lại; riêng cầu Long Biên hay đường sắt cao tốc là một tương lai chưa với tới, thì hãy khoan chọc ngoáy. Còn, đôla chạy đâu trong các dự án vay vốn nước ngoài và liên quan đến JTC hả? Hãy yên chí! Bộ đã “giao thanh tra bộ thành lập các đoàn thanh tra, thanh tra tất cả dự án mà JTC đã và đang tham gia, trước mắt là các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt… Phân công các thứ trưởng Bộ GTVT phụ trách các lĩnh vực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch để thanh tra các dự án có vốn vay ODA của Nhật Bản (trước mắt là các dự án sử dụng nguồn vốn STEP), vốn vay ODA của Ngân hàng PT châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB)”.

Điều đó có nghĩa là mọi thứ đều đã có địa chỉ tín nhiệm và tín nhiệm cao. Dân không phải lo. Dân không nên lo. Dân không được lo. Chính phủ nói chung và bộ giao thông nói riêng, là nơi tập trung đông đảo nhất những học hàm học vị lừng lẫy nhất của đất nước, thì hà cớ gì phải cần đến ý kiến phản biện của nhân dân?

Bọn tau chỉ cần giải ngân đúng hạn, đúng nơi, và thực hiện đúng quy trình chung chi đúng tuyến, đúng dây, đúng cánh, không sai sót. Sao cho mọi kế hoạch mua bán đều trôi chảy được ở tiêu chí một vốn bốn lời… là được.

*


Chính phủ không rỗi hơi tìm kiếm thứ triết lý về công bằng hay công lý đâu nhá! Tất cả đều có sẵn trong Nghị định 31-CP để đời của vị thủ tướng nổi tiếng về nguyên tắc Bắt người nào cũng được–Giam bao lâu cũng được. Từ ấy, “xử sao cũng được” không chỉ là một danh ngôn thời đại. Định nghĩa chính xác nhất của cụm từ Nhà nước Pháp quyền là loại nhà nước có quyền lực tuyệt đối làm ra mọi thứ pháp luật. Cho nên, “xử sao cũng được” còn là thứ nguyên lý bất khả tu chính của tố chất đặc thù quyền tùy chọn áp dụng mọi thứ pháp luật có sẵn, hay có thể kịp thời đặt ra, cho phù hợp với nhu cầu của tình thế.

Điều đó có nghĩa rằng mọi thủ tục nuôi án, ngâm án, duyệt án, phán án, chạy án… thậm chí, cả phá án đều là những công đoạn theo từng quy trình sắp sẵn. Trong một chính thể xã nghĩa thì không thể có một động thái tư pháp nào có thể vượt ra khỏi quy trình. Vẫn theo đó, đã bảo “xử sao cũng được” thì không thể nào xảy ra các trường hợp xử oan. Suy ra, đất nước này chỉ có sai nha chứ không thể có dân oan, một khi mỗi công dân đều là một tù nhân dự khuyết (và sẵn sàng tự tử trong đồn côn an). Cao hơn một bậc, mỗi công dân là một con tin (thường là bị bắt khẩn cấp) đối với các nguồn viện trợ hoặc các định chế thương mại toàn cầu.

Bọn tau chỉ cần gia tăng số lượng sĩ quan an ninh văn hóa để chấm dứt được tình trạng “thông tin sai lệch làm giảm uy tín, lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…”, là được.

*


Chính phủ không rỗi hơi tìm kiếm triết lý ngoại giao, nhá! Nó có sẵn tên tuổi ngay đây: “Quan ngại”. Chúng ta đã bày tỏ tâm tư là hết sức quan ngại về tình hình bạn vàng xây dựng căn cứ quân sự ở Trường Sa. Chúng ta từng biết TQ tốn phí một thời gian khá dài để xây dựng một dàn khoan siêu khủng, và chúng ta cũng đã cực lực quan ngại khi được Cục Hải sự Trung Quốc ra “thông báo cho biết giàn khoan có tên Hải Dương 981 sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc–111o12’06” kinh Đông” thuộc khu vực đặc quyền kinh tế nằm trong thềm lục địa lãnh hải nước ta. Phải chi nó đừng nói gì hết thì lấy gì để dân ta biết mà khiến cho Biển Đông dậy sóng! Còn, đã biết rồi thì, không tỏ ra “quan ngại” sao được, khi mà bạn vàng của chúng ta ngang nhiên ra thông báo hoạt động trên Biển Đông như đang sử dụng ao nhà của nó?

Chúng ta cũng đã tổ chức hội nghị khẩn cấp ở tầm cao nhất của đảng, và cũng đã thử động não đến một số biện pháp cao hơn mức “quan ngại” một chút. Thế nhưng, với phương châm “bất cứ làm việc gì thì cũng phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nổi nóng lên mà được”… Cho nên BCT đã cẩn trọng cân nhắc mọi quyết định để “xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng…”. Tóm gọn cho đường hướng này chỉ nằm trong hai chữ: “Đại cục”. Đây mới chính thực là loại kim chỉ nam bất động. Như thế, với định hướng rõ ràng “Tất cả đều vì Đại cục”, triết lý ngoại giao của ta dừng lại ở mức độ quan ngại là đúng đắn nhất, hợp lý hợp tình nhất, hiện nay, và cả mai sau.

Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ quyết liệt không cho phép bất kỳ một tổ chức hay thế lực nào trong nước vượt qua ngưỡng “quan ngại chiến lược” đó. Mọi vi phạm đều sẽ được xử lý đúng theo các điều 79/88/258 trong bộ luật hình sự của CHXHCNVN. Bởi, chúng ta không cần và không thể tạo lý cớ để cho “TQ cấm vận chúng ta”, như một cán bộ tuyên truyền miệng nổi danh “anh hùng thước mốt” từng thao thao thuyết trình dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ dạo nào. Chính phủ nói chung và bộ ngoại giao nói riêng nhất quyết giữ đúng lời hứa “trọn đời không hai lòng” với bạn, không cần phản biện mọi lời phê bình hèn nhát hay thiếu dũng cảm; không cần đề cập đến những SU hay KILO hay Ngư Dân Tự Vệ Biển; cũng không cần thiết phải nhớ lại các khẩu hiệu xưa cũ “Còn cái lai quần cũng đánh”, hoặc “Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”…

Bọn tau chỉ cần quyết liệt gìn giữ các đức tính “bình tĩnh, khách quan & biện chứng” trong mọi ứng xử. Đạt được trình độ đó là đạt được cảnh giới vô vi để thấy “Tình hình Biển Đông không có gì mới”, hoặc để hiểu rộng ra “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông…” Chỉ cần ngần đó là đủ để khẳng định với đảng viên, và quan trọng hơn, khẳng định một cách long trọng với nhân dân Việt Nam rằng: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị”. Hiểu được như thế, cho đến lúc chính thức có công hàm được phép, …là được.


*


Lẽ ra, chương trình “Dân hỏi–Bộ trả lời” còn dài, với các bộ còn lại đang sắp hàng trả lời chất vấn. Tuy nhiên, vì thời lượng phát sóng không cho phép, chúng tôi chân thành cáo lỗi với quý khán thính giả để tạm ngưng tại đây, và xin hẹn lại kỳ sau, cũng vào giờ vàng này.

Trân trọng kính chào và kính chúc quý khán thính giả một đêm an lành không sôi máu.



05-5-2014. Nhớ ngày sinh Karl Marx. Nhiệt liệt dọn mình đón chào 60 năm Điện Biên lòng chảo ngày mốt, và nhân tiện, kỷ niệm tròn 14 năm Putin nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Nga.

Lời bạt: Mọi tổn thất hư hao về màn hình vi tính hay TiVi đều nằm ngoài dự trù và trách nhiệm của Ban Tuyên Giáo TW khi tổ chức chương trình giao lưu giữa Dân & Bộ này. Trân trọng kính cáo.





Từ năm 1974 tới nay đã hơn 40 năm, mặc dù đã thực hiện việc chiếm đóng bằng cuộc xâm lược, thực tế Hoàng Sa mặc nhiên do Trung Quốc quản lý.

Ngày 24-7-2012 Trung Quốc dân thêm một bước, đặt tên đơn vị hành chính là thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.

Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng, làm sân bay và đưa người ra sinh sống và bảo vệ. Điều này chứng tỏ họ đã hoàn toàn xem Hoàng Sa là của mình, bất chấp đó là khu vực tranh chấp.

Trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc thông báo: giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) của Trung Quốc sẽ tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’ 58” vĩ Bắc–111 độ 12’ 06” kinh Đông từ ngày 02-05 đến 15-08.

Giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (EEZ), thuộc lô 143, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 18 hải lý.

Giàn khoan HD 981 là giàn khoan siêu sâu, khổng lồ, trị giá 1 tỷ USD, không phải Trung Quốc vừa mới đưa đến mà từ lâu họ đã tiến hành vận chuyển, lắp đặt. Chẳng lẽ lực lượng hải quân và cảnh sát biển không hay biết? Phải để đến lúc nó đã nằm chình ình ngay trên ao nhà thì VN mới lên tiếng phản đối?

Sự phản ứng này, tuy nhiên ở mức độ khá nhẹ nhàng. Với một kẻ vi phạm lãnh hải rõ ràng, lẽ ra phải triệu tập đại sứ, trao công hàm và làm ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông.

Ngày 4-5, Lê Hải Bình người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, lặp lại câu muôn thuở: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”, ông Bình nói.

Cùng ngày, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC "dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam".

Trung Quốc đã phản ứng, bác bỏ sự phản đối của Việt Nam, bởi vì họ cho rằng vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan gần bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền mà Trung Quốc đang kiểm soát.

Ngay sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, Cục Hải sự Trung Quốc đã mở rộng phạm vi khu vực cấm xung quanh giàn khoan thêm thành 4,8 km. Trước đó, trong thông cáo ngày 3 tháng 5, Cục này yêu cầu tàu bè phải tránh xa giàn khoan Hải Dương 981 1,6 km.

Thực ra, Trung Quốc đã vào ao nhà Việt Nam có giấy phép đàng hoàng của nhà cầm quyền Việt Nam đấy chứ! Phản đối cái gì nữa!

Giấy phép của Việt Nam "hợp pháp" và "giá trị" chính là công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi cho thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14-9-1958 và sau đó cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22-9-1958, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ TQ về hải phận.

Theo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Phạm Văn Đồng đương nhiên "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông, bởi vì trước đó ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân "đã đăng chi tiết về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ TQ trong đó đường cơ sở để tính lãnh hải bao gồm bờ biển hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên biển Đông".

Vì thế VN Dân chủ Cộng hoà đã nhắm mắt làm ngơ, mặc cho Trung Quốc xua quân xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, lúc bấy giờ thuộc lãnh thổ của Việt Nam Cộng hoà.

Phương diện pháp lý thì vậy, còn tư tưởng cũng rõ ràng không kém.

Trong cuốn hồi ký của Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ, có nhắc lại lời Hoàng Tùng, Bí thư Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam: "Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý!".

Năm 1988, tờ Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của ĐCS VN tại miền Nam viết: “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung Quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung Quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, TQ sẽ hoàn trả cho ta”!

Thực tế, từ hội nghị Thành Đô năm 1990, ĐCSVN đã chủ trương bắt tay hợp tác toàn diện với Trung Quốc và Tuyên bố chung Việt-Trung tháng 10-2011 "khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau".

ĐCSVN đã đặt sự tồn tại của đảng lên lợi ích của dân tộc, dẫn đất nước lâm vào tình cảnh lệ thuộc ngày mỗi sâu vào Trung Quốc. Ý thức hệ Cộng sản và sự kiên quyết giữ độc quyền lãnh đạo, đã gắn hai đảng Cộng sản với nhau, bất chấp mọi toan tính thâm độc của Trung Quốc là biến Việt Nam thành một nước chư hầu.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh từng nói trên tờ Tuổi Trẻ Online 1-01-2013: "Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Cho nên, trong bối cảnh truyền thống bất khuất chống ngoại xâm phương Bắc, sự phẫn nộ của xã hội trước mưu toan xâm chiếm, bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, một sự phản đối chiếu lệ của nhà cầm quyền là tất yếu.

Nhưng phản đối cho có, để mị dân, giảm bớt khiông khí căng thẳng trong dân chúng. Trong thâm tâm thì nhà cầm quyền đã phó mặc, đặt mọi chuyện trong sự đã rồi, vì thế đã không hề có sự can thiệp nào của lực lượng hải quân Việt Nam khi Trung Quốc lắp đặt giàn khoan.

Hàng chục ngàn người Trung Quốc đang rải khắp ba miền, trên vùng Tây Nguyên chiến lược, các dự án kinh tế quốc gia quan trọng nhất đang bị Trung Quốc thao túng, nhà cầm quyền không những làm ngơ mà con khuyến khích, thì xá gì ngoài biển, nơi họ đã tự nguyện dâng hiến quan thầy?


Nhìn hình ảnh những chiếc tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc uy hiếp, nhiều người thấy nóng mặt; càng nóng mặt hơn nữa khi thấy những phản ứng đầy tức giận nhưng đồng thời cũng đầy sự kiềm chế đến nhẫn nhục của thủy thủ đoàn VN.

Thật ra, theo tôi, sự kiềm chế tội nghiệp ấy không có gì đáng trách. Việt Nam không còn chọn lựa nào khác. Đánh nhau trên biển, Việt Nam không thể có kết quả nào khác ngoài sự bại trận. Ai cũng biết Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc. Trên bộ, còn chơi trò du kích. Ngoài biển khơi, vũ khí và khoa học kỹ thuật quyết định tất cả.

Hơn nữa, sự nhịn nhục còn là một chiến thuật cần thiết về phía Việt Nam: Họ cần có thật nhiều hình ảnh để chứng minh với thế giới họ chỉ là nạn nhân chứ không phải là nhữnng kẻ khiêu khích như Trung Quốc tuyên truyền. Tính chất nạn nhân ấy cần một thời gian để tạo ấn tượng mạnh và sâu đủ để thu hút sự đồng cảm, và từ đó, sự ủng hộ của quốc tế.

Không nên trách móc nhà cầm quyền Việt Nam trong chiến thuật chịu đựng nhẫn nhục ấy.

Điều đáng trách của họ nằm ở chỗ khác: Dường như, với họ, chịu đựng nhẫn nhục là một chiến lược chứ không phải là chiến thuật, nghĩa là có tính lâu dài chứ không phải chỉ tạm thời, trong một vài ngày hay một vài tuần, vài tháng. Bởi, nếu đặt câu hỏi, sau khi đóng vai trò nạn nhân ấy rồi, Việt Nam sẽ làm gì? Nổ súng ư? – Thì chắc chắn cũng sẽ bị đánh giập đầu ngay tức khắc. Chờ đợi quốc tế nhảy vào giúp đỡ để đương đầu với Trung Quốc ư? Câu trả lời đã hiển nhiên: Sẽ không có ai cả.

Nhìn lại, người ta dễ dàng nhận ra ngay một sai lầm chiến lược cực kỳ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam: Lâu nay, hầu như mọi người đều biết âm mưu thâm độc của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng chính quyền Việt Nam hoàn toàn không có một kế hoạch nào để chuẩn bị và đối phó cả. Thì đành là họ có mua một số tàu ngầm, tàu thủy và vũ khí của Nga. Nhưng số lượng những chiến cụ và vũ khí ấy so với Trung Quốc chẳng khác nào kiến chọi với voi. Điều ai cũng thấy nhưng Việt Nam không hề làm, hoặc nếu làm, chỉ là giả bộ làm: tìm kiếm đồng minh thực sự có đủ sức để giúp đỡ Việt Nam trong trận đấu nhau với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng lăng xăng đi đây đi đó, cũng ký hiệp ước này hiệp ước nọ, nhưng thứ nhất, chủ yếu với các nước thuộc loại trung, trong đó, không có nước nào có thể là địch thủ của Trung Quốc cả; thứ hai, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ấy vẫn rất hời hợt, không có nước nào tin cậy và thương yêu Việt Nam đủ để có thể nhảy ra chia lửa với Việt Nam trong trận chiến với Trung Quốc cả.

Nhưng dại dột nhất là Việt Nam đã không có đủ thiện chí để xây dựng một quan hệ tin cậy với Mỹ, nước duy nhất có khả năng giúp Việt Nam đương đầu với Trung Quốc. Chơi với Mỹ, họ chỉ tính toán những trò lặt vặt, kiểu bắt dân làm con tin, khi nào Mỹ yêu sách thì thả vài người rồi lại bắt vài người khác. Trên các phương tiện truyền thong, thậm chí, trên các diễn đàn chính thức của đảng, thỉnh thoảng vẫn chửi Mỹ, xem Mỹ như kẻ thù, người đứng đằng sau xúi giục cho âm mưu “diễn tiến hòa bình”.

Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam cô đơn như hiện nay. Thời kháng chiến chống Pháp, họ được Trung Quốc giúp đỡ; thời chiến tranh Nam Bắc, cả Trung Quốc lẫn Liên Xô giúp đỡ; thời chiến tranh biên giới với Trung Quốc, họ được Liên Xô giúp đỡ. Bây giờ: hoàn toàn không.

Đó không phải là một thất bại về ngoại giao mà còn là một thất bại về chiến lược. Hình như không ai thấy, hoặc nếu thấy, họ cũng mặc kệ không thèm làm.

Chính quyền Việt Nam không những cô đơn trong quan hệ quốc tế. Họ còn cô đơn trong quan hệ với dân chúng. Suốt bao nhiêu năm vừa qua, họ thẳng tay trấn áp một cách phũ phàng và tàn bạo tất cả những người yêu nước lên tiếng cảnh báo nguy cơ xâm lược của Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận trong nước lâu nay vẫn xem chính quyền chỉ là một bọn nhu nhược hoặc, gay gắt hơn, bán nước.

Khi, vì sợ Trung Quốc hay vì muốn bênh vực cho Trung Quốc, họ giang chân đạp thẳng vào mặt những kẻ đi biểu tình chống Trung Quốc, họ hoàn toàn tự cô lập với nhân dân.

Bây giờ, ở cái thế vừa cô lập với dân chúng trong nước vừa cô lập với thế giới bên ngoài như vậy, có lẽ chính quyền Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài việc giả vờ cứng rắn một hồi, lại tiếp tục nhẫn nhục chịu đựng để Trung Quốc muốn làm gì trên Biển Đông thì làm. Mặc kệ. Quyền chức và tài sản của họ vẫn nguyên vẹn.

Kẻ thua trận, cuối cùng, là đất nước và nhân dân.

Ðảng Cộng sản Trung Hoa mang giàn khoan tới ngự giữa vùng biển nước ta, khi bị phản đối thì họ làm như không nghe, không hiểu; rồi chính họ lại la làng. Trong một cuộc nói chuyện ở cấp cao nhất, giữa các bộ trưởng ngoại giao; khi ông Phạm Bình Minh gọi điện thoại cho ông Dương Khiết Trì than phiền về việc công ty CNOOC chiếm ngự vùng biển Việt Nam, Dương Khiết Trì đã “kêu gọi phía Việt Nam ngừng quấy nhiễu các hoạt động của các công ty Trung Quốc ở khu vực quần đảo Tây Sa,” theo bản tin Tân Hoa Xã. Người Việt Nam gọi đó là “Vừa ăn cướp vừa la làng” hoặc “Vừa đánh trống vừa ăn cướp.”

Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa từ năm 1974, người Trung Hoa đặt tên là Tây Sa. Ông Dương Khiết Trì còn dạy dỗ ông Phạm Bình Minh rằng: “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc và không có tranh chấp ở đó.” Trong khi ông Dương Khiết Trì trách mắng người Việt Nam “quấy nhiễu” công việc làm ăn của công ty CNOOC thì Hoàn Cầu Thời Báo, một cơ quan ngôn luận của Cộng sản Trung Hoa lên tiếng đe dọa sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” nếu cản trở chuyện tìm kiếm dầu của CNOOC. Năm 1979, Trung Cộng đã “dạy cho Việt Nam bài học” một lần rồi, sau khi ông Lê Duẩn dại dột theo Nga chống Tàu. Không những thế, Lê Duẩn còn dại dột sửa Hiến pháp, hung hăng xác nhận ngay trong lời nói đầu rằng Trung Quốc (cùng với Pháp, Mỹ) là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới chưa có một quốc gia nào ngu ngốc đến mức kể tên các quốc gia thù nghịch công khai ngay trong bản Hiến pháp như vậy.

Nhưng đám con cháu của ông Lê Duẩn bây giờ thì ngược lại, lúc nào cũng nhún nhường, nếu không phải là khúm núm khi đối diện với Thiên triều. Trước cảnh vùng biển nước mình bị xâm phạm trắng trợn, ông Phạm Bình Minh vẫn còn xác định “...luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước...” Ðàm phán, đối thoại thế nào được khi người đối diện hoàn toàn không nghe mình nói gì cả? Trước cảnh chiến thuyền Trung Cộng kèm sát hai bên, đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển của nước mình, ông Phạm Bình Minh vẫn còn nhấn mạnh đến những chữ “tin cậy, hợp tác”, chỉ dám than phiền rằng hành động cướp biển này “ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước!” Trong lúc toàn dân phẫn nộ, hô nhau đi biểu tình, thì ông bộ trưởng ngoại giao chỉ dám nói đến mối lo “tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam.” Còn công an của chế độ thì vẫn lo bắt giam Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ðối với dân thì đàn áp, với ngoại bang thì run rẩy.

Thái độ nhún nhường, rụt rè như “gà phải cáo” này chắc chắn không có hiệu quả. Không những thế, còn làm cho đối phương khinh thường và làm tới nữa. Ðảng Cộng sản Việt Nam đã chịu nhịn nhục như vậy từ năm 1992, khi Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng kéo nhau sang Thành Ðô xin quy phục, mong được tha thứ cho những lầm lỗi đã phạm thời Lê Duẩn.

Trong các vụ tranh chấp ở Biển Ðông, thay vì liên kết với các nước Ðông Nam Á khác để đối phó với Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam lại hoàn toàn theo đường lối của Bắc Kinh là chỉ thương thuyết giữa hai nước mà thôi. Trong hai năm qua, Trung Cộng đã cướp những hòn đảo của Philippin và Malaysia; thay vì phản ứng tập thể cùng hai quốc gia đồng hoạn nạn, hoặc ít nhất lên tiếng bày tỏ mối quan tâm, chính quyền Hà Nội hoàn toàn im tiếng. Năm nay, khi Philippin làm đơn kiện “Ðường Chín Ðoạn” của Trung Quốc trước tòa án quốc tế, Manila yêu cầu hỗ trợ nhưng Hà Nội vẫn làm ngơ! Thái độ “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” này đưa tới hậu quả bây giờ. Không một nước nào lên tiếng bênh vực nước ta khi bị Trung Cộng bắt nạt trắng trợn. Không những “bình chân như vại” khi các nước láng giềng bị Trung Cộng đè nén, chính quyền Cộng sản còn cúi đầu nhịn nhục ngay cả khi ngư dân Việt mình bị người Trung Quốc cướp, phá. Thay vì rút đại sứ của mình về nước và gọi đại sứ TQ đến mắng vào mặt, chính quyền Hà Nội lại chỉ phản đối nhẹ nhàng ở cấp thấp nhất, làm như các hành động cướp bóc, xâm lấn đó chỉ là những xung đột địa phương. Chắc chắn giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng như dân chúng Trung Hoa coi thái độ chịu nhịn nhục nhã này là dấu hiệu yếu ớt, yếu ớt và hèn hạ. Tự nhiên, họ phải tiếp tục “được đằng chân lân đằng đầu”, đưa tới cảnh CNOOC lộng hành.

Phải chấm dứt thái độ cúi đầu, ngậm miệng nhục nhã đó.

Hành động đầu tiên mà chính quyền Hà Nội có thể làm được là chấm dứt không tuân theo đường lối thương thuyết song phương, một chiến thuật chia rẽ các đối thủ của Bắc Kinh. Phải xin tòa án thế giới xét xử các vấn đề tranh chấp do công ty CNOOC mới gây ra. Dù Bắc Kinh không chịu ra tòa đối chất, nhưng hành động này sẽ đặt họ vào thế yếu. Nhất là khi cuộc tranh chấp diễn ra ở mức độ căng thẳng hơn, có thể đổ máu, thì trước dư luận thế giới Việt Nam sẽ ở thế mạnh hơn.

Ðưa đơn kiện chính quyền Bắc Kinh và công ty CNOOC là một cách phủ nhận lời nói của ông Dương Khiết Trì, khi ông ta nói rằng “không có tranh chấp” ở quần đảo Hoàng Sa. Ðây là một câu nói rất quan trọng, cần phải bác bỏ ngay và bác bỏ một cách cương quyết, để đặt trên bàn một căn bản pháp lý có lợi cho nước mình.

Dương Khiết Trì nhấn mạnh rằng “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc và không có tranh chấp ở đó,” vì một lý do: Luật biển quốc tế xác định khi một vùng biển đang ở trong tình trạng tranh chấp giữa nhiều quốc gia thì không nước nào được phép khoan dầu khí nơi đó.

Bây giờ, người Việt Nam phải chứng tỏ cho cả thế giới thấy và hiểu rằng quần đảo Hoàng Sa, bản đồ thế giới gọi là Paracels, đã là một vùng “có tranh chấp” từ năm 1974 đến nay. Cho nên, việc công ty CNOOC đem giàn khoan tới đó là bất hợp pháp.

Chứng minh Paracels đang nằm trong vòng tranh chấp không phải là việc khó. Trung Cộng đã đem chiến thuyền tới chiếm quần đảo này vào Tháng 01-1974. Các nhân chứng vẫn còn sống. Các tờ báo quốc tế loan tin này vẫn còn đầy trong các thư viện. Phim ảnh cũng sẵn đó, đầy trên các mạng, kể cả phim chiếu cảnh những tù binh Việt Nam Cộng Hòa được Trung Cộng trả về nước. Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, Việt Nam vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới. Dù các trọng tài không xác định ngay rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước ta, thì ít nhất cũng phải công nhận đây là một vùng biển đang có tranh chấp. Một khi đã xác định tính chất tranh chấp rồi, thì mọi hành động của CNOOC hay các công ty Trung Quốc khác ở vùng này đều bất hợp pháp.

Không những thế, trước tòa án và dư luận quốc tế, địa điểm mà CNOOC đang bố trí giàn khoan HD-981 trong “lô 143” ở vùng biển Paracels rõ ràng là bất hợp pháp, ngay cả khi giả thiết rằng quần đảo Paracels có thể thuộc quyền của Bắc Kinh. Vì “lô 143” này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 120 hải lý từ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam. Trong khi đó, giàn khoan HD-981 cách đảo Tri Tôn hơn 18 hải lý. Mà theo Quy ước Luật biển của Liên Hiệp quốc (UN Convention on the Law of the Sea) thì “hải phận” của các hòn đảo nhỏ không người ở như thế chỉ được kể là bao gồm vùng biển chung quanh cách hòn đảo 12 hải lý mà thôi. Nghĩa là dù Bắc Kinh cố bám lấy ý kiến “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc” thì việc khai thác HD-981 cũng bất hợp pháp, vì nó ở xa hòn đảo tới 18 hải lý.



Tóm lại, trước khi bàn tới những hành động khác nhằm bảo vệ vùng biển nước ta không cho các công ty Trung Quốc chiếm đoạt, chính quyền Hà Nội phải lập tức đưa vấn đề tranh chấp này ra trước tòa án trọng tài về luật biển. Không lo bị thiệt hại nào hết, mà chỉ có lợi thôi.

Nếu không nhân cơ hội này “làm cho vỡ nhẽ” về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, thì Trung Cộng sẽ cho CNOOC tiếp tục những hành động tương tự như giàn khoan HD-981, ở các lô khác. Họ cố ý tiến từng bước một, đặt cả thế giới trước những tình trạng đã rồi, mở rộng vùng hoạt động theo lối tằm ăn dâu. HD-981 mở đầu cho vết dầu loang, sẽ lan ra xa mãi. Lúc đó thì không còn gỡ được nữa.

Phạm Bình Minh đã dọa Dương Khiết Trì rằng: “Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng.” Những lời nói suông đó đã được nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần rồi. Dương Khiết Trì bỏ ngoài tai, giống như nghe tiếng chó sủa mãi nhưng biết con chó này không có răng. Bây giờ là lúc đảng Cộng sản Việt Nam phải chứng tỏ dân Việt cũng có răng, dù mới chỉ đưa ra một hàm răng pháp lý.

Theo tin tức quốc tế thì giàn khoan dầu của CNOOC sẽ chỉ hoạt động cho tới Tháng Tám năm nay. Từ đây tới lúc đó, nếu kéo dài được cuộc tranh tụng về pháp lý thì có thể Trung Cộng sẽ có lý do để rút giàn khoan về mà không bị mất mặt. Vùng đáy biển ở Lô 143 đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thuê các công ty Mỹ thăm dò từ trước năm 1974. Trong lòng đất có bao nhiêu dầu lửa, hiện nay cũng chưa ai biết chắc. Ðối với công ty CNOOC, đây không phải là một món lợi chắc chắn. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, đây là vấn đề chủ quyền và thể diện không thể lùi bước được. Trong ba tháng sắp tới, việc tối thiểu mà chính quyền Cộng sản ở Việt Nam có thể làm được là nộp đơn kiện Cộng sản Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của tất cả quần đảo Hoàng Sa. Phải bắt đầu quốc tế hóa cuộc tranh chấp này. Từ năm 1974 đến nay, đảng Cộng sản đã hoàn toàn ngậm miệng khi Trung Cộng cướp Hoàng Sa. Chính vì thế Dương Thiết Trì mới ngang nhiên nói “không có tranh chấp.” Bây giờ là cơ hội cho đảng Cộng sản mở miệng, sửa chữa lỗi lầm nhục nhã 40 năm đó. Họ chịu trách nhiệm trước lịch sử về nỗi nhục “quốc sỉ” này.


Một lần nữa, trái tim của những người con dân Việt còn trăn trở với vận mệnh đất nước lại sôi sục lên trước thông tin kể từ ngày 1 tháng 5, Trung Cộng đưa giàn khoan “khủng” Hai Yang Shi You 981 (HD 981) vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để tiến hành thăm dò dầu khí.

Việt Nam buộc phải cho các tàu thực thi pháp luật ra kiểm tra. Trong thông báo tại cuộc họp báo quốc tế ngày 7 tháng 5 của Việt Nam, Trung Quốc điều hàng chục tàu đến bảo vệ giàn khoan, có lúc lên đến 80 tàu các loại, kể cả tàu quân sự, ngoài ra còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.

Ðã xảy ra đụng độ khi tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam, đâm rách, làm hư hỏng tàu và các trang thiết bị trên tàu, gây thương tích cho thủy thủ Việt Nam v.v...
Trên các trang blog, trang mạng xã hội những ngày qua, câu chuyện của tất cả những ai quan tâm đến tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam đều xoay quanh sự việc trên.

Phẫn nộ trước hành động ngày càng ngang ngược, tham vọng bành trướng ngày càng lộ rõ của nhà cầm quyền Trung Cộng, người dân càng phẫn nộ hơn đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Bởi chính mối quan hệ bất xứng, sự lệ thuộc về nhiều mặt cũng như sự hèn hạ, bạc nhược của Hà Nội đối với Bắc Kinh trong suốt bao nhiêu năm đã đưa tới kết quả này.


Từ trước đến giờ nhà cầm quyền Việt Nam đã phạm rất nhiều sai lầm và bây giờ họ đang liên tục phải trả giá đắt.

Sai lầm trong đối ngoại khi làm bạn với Trung Quốc, thần phục Trung Quốc trong khi đó lại không chân thành, tích cực xây dựng mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ, các nước phương Tây cũng như các nước Ðông Nam Á có cùng hoàn cảnh bị Trung Quốc o ép. Ðến khi cần nhìn lại chẳng có ai là bạn, là đồng minh.


Ðối nội, sai lầm khi suốt bao nhiêu năm liên tục tiến hành một chính sách ngu dân, khiến đại bộ phận dân chúng không hiểu rõ tình hình đất nước, cứ yên tâm mọi chuyện đã có đảng lo, nhà nước lo, thậm chí sợ hãi, né tránh mọi thứ liên quan đến chính trị. Trong khi một thiểu số có lòng với đất nước, lên tiếng cảnh báo, xuống đường biểu tình chống Trung Quốc... thì bị đàn áp, bắt tù.

Chính sự hai mặt trong đường lối quan hệ ngoại giao, chính trị của Hà Nội khiến thế giới không thực sự hiểu được Hà Nội muốn gì. Người dân cũng vậy, không thể hiểu được nhà nước này sẽ làm gì, sẽ đối phó với Trung Quốc ra sao.

Với các nước bên ngoài thì đơn giản, họ sẽ mặc kệ hai nhà nước Cộng sản “anh em” này tự dàn xếp với nhau, như từ trước tới giờ vẫn thế, lâu lâu Bắc Kinh dấn tới lộ liễu thì Hà Nội lại la lên, nhưng rồi cả hai bên đều không muốn chiến tranh xảy ra, lại xuống giọng đàm phán. Sau cuộc thương lượng chắc chắn Trung Quốc lại lấn thêm được một chút, Việt Nam lại nhường một chút, cứ thế...

Nhìn lại sau 40 năm, kể từ ngày mất Hoàng Sa, Trung Cộng từ chỗ hoàn toàn không có chỗ cắm dùi trên biển Ðông nay đã có Hoàng Sa, một phần Trường Sa. Họ đã và đang tiến hành xây dựng những căn cứ quân sự vững chắc trên những hòn đảo lấn chiếm được của Việt Nam, đã vào ra ngang nhiên trên vùng biển Ðông như ao nhà của mình, áp đặt những luật chơi bắt các nước láng giềng phải theo, đã vẽ cả chiếc lưỡi bò trên biển Ðông và đang hiện thực nó từng ngày từng giờ... Còn Việt Nam cứ lùi dần, lùi dần cho đến lúc không còn biển, và mất nước!

Sai lầm tai hại thứ hai nằm trong cách hành xử không rõ ràng, minh bạch, trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Mới đây cũng vậy, khi Trung Cộng đang đưa giàn khoan vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, một hình thức xâm lăng trắng trợn, thì nhà cầm quyền lại cho bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm, người sáng lập ra trang điểm tin, báo Ba Sàm có tiếng. Cũng là người điều hành trang Chép Sử Việt ghi lại những sự kiện chính trị xã hội và bình luận hết sức sắc sảo. Trên cả hai trang này, đều có thể nhận thấy quan điểm phản đối mạnh mẽ một nhà nước Trung Quốc tham lam, bành trướng, xấu tính.

Cũng giống như trước đây họ đã cho bắt nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, tức blogger Ðiếu Cày, một trong những người đi đầu trong những cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa-Trường Sa, ngay trước thời điểm diễn ra sự kiện rước đuốc Thế Vận hội Bắc Kinh 2008 tại Sài Gòn.
Những hành động bất nhất, mâu thuẫn như vậy hỏi làm sao người dân không nghi ngờ rằng nhà nước này liệu có thật tâm muốn đương đầu với âm mưu bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ tổ quốc thiêng liêng?
Tai hại khác là việc bưng bít thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Ðặc biệt, trong mọi chính sách, đường lối có liên quan đến mối quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt Nam-Trung Quốc từ xưa đến nay, người dân không bao giờ được biết chuyện gì đã, đang xảy ra.
Trở lại câu chuyện giàn khoan Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam cũng vậy, người dân chỉ được biết những gì đảng và nhà nước cho biết.

Nếu như khi xảy ra sự việc tương tự với Philippin, tổng thống Philippin luôn luôn có mặt ngay tức khắc, lên tiếng mạnh mẽ tố cáo Trung Quốc, cam kết sẽ cùng nhân dân bảo vệ chủ quyền đất nước thì ngược lại, những quan chức cao cấp cho đến “tứ trụ” Việt Nam luôn luôn im lặng, như không hề tồn tại!

Một khi thông tin không đầy đủ thì từ nhân dân cho đến quốc tế sẽ không hiểu rõ tình hình để mà hỗ trợ, ủng hộ Việt Nam. Một nước nhỏ yếu khi phải đương đầu với một nước lớn mạnh hơn, luôn phải dựa vào dân và vào bạn bè, dư luận quốc tế. Kể cũng lạ, trước kia khi đánh Mỹ, đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng rất tốt hai nguồn sức mạnh này bằng “nghệ thuật” tuyên truyền, vậy mà bây giờ họ lại tự tước bỏ đi.

Ðã có những lời kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc vào sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 5 tới của 20 tổ chức xã hội dân sự, nhưng thái độ của người dân bây giờ rất khác nhau.

Người Việt bao giờ cũng yêu nước, nói đến chống Trung Quốc người Việt luôn luôn sẵn sàng. Nhưng đa số không còn có lòng tin vào nhà nước nữa, và không muốn bị nhà nước lợi dụng như con rối khi cần làm áp lực với Bắc Kinh, còn khi chưa cần thì lại đàn áp, bắt bớ.
Bây giờ nếu chiến tranh với Trung Quốc có xảy ra, liệu người dân có đồng lòng tiếp tục hy sinh xương máu cho một cái nhà nước đã lừa họ bao nhiêu lần và khi hòa bình thì ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, đối xử với dân như một bọn độc tài hà khắc, tham lam, đốn mạt nhất?
Câu trả lời đối với đa số người dân hẳn phải là nếu muốn chúng tôi tiếp tục hy sinh xương máu, phải có điều kiện, đó là nhà nước Cộng sản phải thay đổi hoặc tự giải thể, trả lại mọi quyền tự do, dân chủ mà họ đã đánh cắp của nhân dân bao lâu nay.
Và đó là điều nhà cầm quyền sợ hãi nhất.

Từ Trung Cộng cho đến người dân Việt đều quá hiểu cái thế kẹt của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay. 


Ngoài, không có đồng minh. Trong, không có niềm tin của nhân dân. Ðánh nhau cũng chết, vì thua, kinh tế sụp, mất chế độ. Mà không đánh, nhịn nhục, thương lượng, thậm chí bán nước thì cũng không xong với cái loại “chó sói gửi chân, được đằng chân lân đằng đầu” như tập đoàn Trung Nam Hải, và không yên với nhân dân. Cũng sẽ mất chế độ. Chung quy, đảng chỉ sợ mất đảng, chỉ vì quyền lợi của đảng.

Chính vì vậy, mọi hy vọng nhà cầm quyền sẽ thay đổi, tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, làm tất cả vì quyền lợi của đất nước, dân tộc là điều không tưởng. Trách nhiệm đó phải thuộc về người dân.

39 năm qua, hẳn ngày càng nhiều người Việt Nam ngậm ngùi nhận ra hiện trạng của đất nước hôm nay là kết quả từ sự sai lầm của các thế hệ đi trước, với cả hai miền Nam Bắc. Với miền Bắc là mù quáng quyết tâm tiến chiếm miền Nam cho bằng được để thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, với miền Nam là đã không chứng minh được với nhân dân và thế giới chính nghĩa thuộc về mình, để thuyết phục đồng minh Hoa Kỳ không bỏ rơi và thế giới ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng bao nhiêu lần ước ao, tiếc nuối, kể cả oán trách cho sự sai lầm ấy.

Vậy nếu thế hệ hôm nay không làm gì để cho đảng và nhà nước Cộng sản cứ tiếp tục tồn tại và đi theo con đường toan tính riêng, mặc kệ vận mệnh của đất nước, dân tộc, đến khi mất biển, thậm chí mất nước, các thế hệ sau này sẽ lại phải gánh chịu hậu quả từ chúng ta, nhưng nặng nề, bi đát hơn rất nhiều.
Toàn dân Việt Nam cương quyết biểu tình đuổi Trung Cộng ra khỏi lãnh hải, đuổi Việt cộng ra khỏi quyền lực

Trung Cộng vừa đem một giàn khoan dầu khổng lồ giá hàng tỉ đôla vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam. Điều này đang làm cho dư luận trong nước, hải ngoại và quốc tế đặc biệt quan tâm. Trước việc Trung Cộng xâm phạm chủ quyền cách trắng trợn và nghiêm trọng này, sự phản đối của CSVN đối với Trung Cộng đã tỏ ra mạnh hơn bao giờ hết. Cụ thể nhất là CSVN đã chấp nhận cho người dân biểu tình chống Trung Cộng mà không ra tay đàn áp tàn bạo như những lần biểu tình khác cùng mục đích. Nhưng phải nói rằng phản ứng ấy vẫn chưa đủ mạnh hay phải nói là còn quá yếu so với thực tế cần làm.

Từ trước đến nay, Trung Cộng luôn luôn leo thang một cách tiệm tiến trong việc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam chính là nhờ sự tiếp tay của nhà cầm quyền CSVN bằng cách chỉ phản đối một cách yếu ớt, mang tính hoàn toàn chiếu lệ. Chiếu lệ ở đây có nghĩa là giả bộ phản đối cho có, để che mắt dân chúng về hành vi tiếp tay đồng lõa của họ. Tương tự như đứa con bất hiếu trong một gia đình nọ: nó dàn cảnh để thằng bạn của nó xông vào nhà ăn cắp một số món đồ quý giá nào đó hầu chia chác với nó. Để thực hiện việc này, nó bèn mở cửa nhà để thằng bạn dễ dàng đột nhập vào nhà. Đúng lúc thằng bạn xông vào nhà thì nó đi vào phía trong nhà để không có mặt lúc thằng bạn hành động. Chờ thằng bạn vừa lấy trộm đồ xong và tẩu thoát thì nó mới tri hô lên “Ăn trộm! Ăn trộm!” và giả bộ đuổi theo để chứng tỏ cho bố mẹ nó thấy rằng nó vô can trong vụ mất trộm này.

Việc Trung Cộng đưa dàn khoan khổng lồ vào lãnh hải Việt Nam chính là do CSVN tạo điều kiện cho Trung Cộng làm điều ấy. Nếu trước đây, CSVN thực tình phản đối Trung Cộng nhiều lần xâm phạm lãnh hải Việt Nam, tương tự như Philippin đã làm, thì chắc chắn Trung Cộng đã không dám đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khai thác dầu khí như vừa xảy ra. Đằng này, trước những hành vi xâm phạm chủ quyền ngày càng trắng trợn của Trung Cộng, CSVN vẫn coi Trung Cộng như một người bạn tốt, mặc tình cho Trung Cộng lợi dụng sự ngây thơ ngu dại đó để lợi cho họ trăm bề mà hại cho mình ngàn bề.

Mỗi lần Trung Cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam như cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, tấn công các tàu đánh cá của ngư phủ Việt Nam, nếu CSVN lên tiếng phản đối mạnh mẽ đồng thời cho phép người dân trong nước biểu tình chống Trung Cộng xâm phạm lãnh thổ để làm hậu thuẫn cho mình; và nếu CSVN cho phép các tàu Hải quân của mình tấn công các tàu Trung Cộng khi chúng xâm phạm lãnh hải của mình, nhất là sẵn sàng đưa ra tòa án quốc tế tình trạng tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc như Philippin, thì sự việc đã không diễn tiến nghiêm trọng như hiện nay… Cũng như Trung Cộng đã không dám đem giàn khoan dầu vào lãnh hải của Philippin.

Bao nhiêu lần Trung Cộng đã thăm dò phản ứng của CSVN trước hành động xâm phạm chủ quyền của chúng, chúng đều thấy CSVN phản ứng rất yếu ớt hay hoàn toàn chiếu lệ. Vì thế, “được đằng chân, lân đằng đầu”, chúng cứ từ từ xâm phạm chủ quyền Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và trắng trợn hơn. Chắc chắn 100% Trung Cộng sẽ không dừng hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở đây. Nếu Bộ Chính trị đảng CSVN cứ tiếp tục tiếp tay cho tham vọng xâm lược của Trung Cộng; nếu hệ thống quân đội - công an CSVN cứ đồng lõa với Bộ Chính trị; nếu mọi phản đối của CSVN chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, không có hành động nào hữu hiệu; và nếu cứ đà này mà tiến thì chẳng mấy chốc phần lãnh hải của Việt Nam sẽ hoàn toàn bị Trung Cộng chiếm hết, và tệ hơn nữa, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành một tỉnh của Trung Cộng.

Kế hoạch của Trung Cộng được bộ chính trị đảng CSVN đồng lõa tiếp tay là kế hoạch “tằm ăn dâu”, nghĩa là cứ từ từ và chầm chậm lấn tới, để tránh sự phẫn nộ bùng phát của dân chúng. Sự bùng phát này có thể tạo nên một cuộc cách mạng dân chủ lật đổ chế độ Cộng sản, là điều mà cả Trung Cộng lẫn CSVN đều cố gắng tránh. Vì nếu chế độ Cộng sản tại Việt Nam bị lật đổ, thì chắc chắn Trung Cộng không còn lộng hành được với chính quyền dân chủ như họ đang lộng hành với CSVN.

Trong một trang facebook nọ có kể về một thí nghiệm thật ý nghĩa và thích hợp để minh họa cho kế hoạch tiệm tiến của Trung Cộng trong việc xâm chiếm Việt Nam.

Khởi đầu, người ta bỏ một con ếch vào một nồi nước nóng khoảng 70 độ C. Con ếch lập tức nhẩy phóng ra ngoài liền, nhờ đó nó còn sống. Sau đó, người ta bỏ con ếch đó vào một nồi nước lạnh, con ếch thấy không có gì nguy hiểm nên ngồi yên trong đó. Người ta bắt đầu đun từ từ cho nước nóng lên thật chậm. Khả năng thích nghi với môi trường của loài ếch rất cao, nên khi nước nóng lên từ từ nó vận dụng khả năng thích ứng đó nên không cảm thấy có gì nguy hiểm buộc nó phải nhẩy ra khỏi nồi nước cả. Đến khi nước nóng tới độ không chịu được nữa nó mới quyết định nhảy ra. Nhưng lúc này nó nhảy ra không nổi vì năng lực của nó đã cạn kiệt do tiêu hao quá nhiều vào việc thích ứng với nhiệt độ tăng dần của môi trường. Chú ếch đành ở lại trong nồi để rồi cuối cùng bị luộc chín.

Nếu người dân trong nước cứ chấp nhận thích ứng dần với kế hoạch “tằm ăn dâu” của Trung Cộng được sự tiếp tay đồng lõa của bộ chính trị và hệ thống quân đội công an CSVN, thì cuối cùng khi ý thức được rõ ràng nguy hiểm mất nước đã gần kề, có muốn phản ứng thì đã quá muộn. CSVN đang để cho Trung Cộng gặm nhấm từ từ lãnh thổ và lãnh hải cho đến khi Việt Nam bị mất hoàn toàn vào tay Trung Cộng. Mất từ từ như thế người dân nếu không tỉnh táo thì chỉ phản ứng vừa phải nên sẽ không có tác dụng gì đáng kể. Và CSVN có thể chấp nhận cho người dân phản ứng trong mức độ vừa phải ấy để xì bớt “nồi súp-de căm phẫn” của người dân, không để “nồi súp-de” ấy nổ tung. Trong thế bắt buộc, chúng đành chấp nhận cho người dân phản đối Trung Cộng trong mức độ không gây nguy hiểm cho chế độ. 

Trước hành động quá ngang ngược của Trung Cộng hiện nay, sự căm phẫn của người dân có thể lên đến cực độ để bùng lên một cuộc biểu tình thật lớn, tạo nên một cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài như ở Bắc Phi và Trung Đông. Để giảm bớt và xoa dịu mức độ căm phẫn ấy, CSVN có thể chấp nhận −thậm chí khuyến khích− người dân biểu tình chống Trung Cộng ở mức độ nào đó mà họ có thể kiểm soát được. Đó là điều vừa xảy ra trong Chúa nhật 11-5-2014 vừa qua. Sẽ có nhiều người dựa vào đó để nghĩ rằng CSVN đã thay đổi thái độ hay lập trường đối với Trung Cộng. Trong hoàn cảnh hiện nay, sự thay đổi đó có thể có, nhưng xác xuất đó quả không lớn chút nào. Đúng hơn, phản ứng đó cũng chỉ là chiếu lệ. Trong màn kịch chiếu lệ này, Trung Cộng sẽ cho phép CSVN được giả bộ như vậy, và truyền thông của Trung Cộng chắc chắn cũng giả bộ mạnh mẽ phản đối CSVN, kể cả lên án CSVN đã khiêu khích và xâm phạm “đường lưỡi bò” của chúng. Đương nhiên phản ứng chiếu lệ của CSVN ở mức độ này thì chỉ khuyến khích Trung Cộng tiếp tục leo thang hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam mà thôi.

Do đó, người dân đừng vội mừng khi thấy CSVN đã phản ứng với Trung Cộng mạnh hơn trước đây khá nhiều. Phản ứng ấy chỉ là mạnh hơn chứ không phải là mạnh đủ; có thể nói còn kém rất xa mức độ mạnh đủ. Nếu muốn thật sự phản ứng để cứu đất nước, CSVN phải ra một công hàm yêu cầu Trung Cộng rút hoàn toàn giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam trong thời hạn 2 tuần. Nếu không, CSVN sẽ đoạn tuyệt ngoại giao với Trung Cộng, sẽ rút tòa đại sứ và các tòa lãnh sự của Việt Nam tại Trung Quốc về, đồng thời yêu cầu đại sứ và các lãnh sự của Trung Cộng tại Việt Nam rút về nước. Ngoài ra, CSVN sẵn sàng kiện Trung Cộng ra trước tòa án quốc tế, đồng thời liên kết với những quốc gia chung quanh đang bị Trung Cộng đe dọa và nhất là liên kết với những quốc gia dân chủ đang sẵn sàng chống lại Trung Cộng.

Phản ứng thật mạnh và mạnh đủ của CSVN đối với Trung Cộng trước những hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của Trung Cộng là vô cùng cần thiết và hầu như là duy nhất để cứu vãn tình trạng vô cùng nguy hiểm là Việt Nam có thể biến thành một tỉnh của Trung Cộng. Thái độ cứng rắn này nếu có của CSVN có thể sẽ tạo nên chiến tranh giữa hai nước. Cuộc chiến tranh nếu xảy ra thì là một cơ hội rất tốt để CSVN đoạn tuyệt với “tên đàn anh vô cùng quỷ quyệt và xấu bụng” ấy, vì chỉ có đoạn tuyệt với Trung Cộng thì Việt Nam mới có thể thoát khỏi sự khống chế của chúng, và mới có hy vọng đòi lại được những phần lãnh thổ và lãnh hải mà chúng đã chiếm đoạt được của Việt Nam.

Vả lại, khi chiến tranh xảy ra, các cường quốc dân chủ mới có lý do chính đáng để nhảy vào can thiệp hầu bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam chống lại mộng bành trướng của Trung Cộng. Hiện nay, các cường quốc dân chủ có muốn nhảy vào để giúp CSVN bảo vệ chủ quyền của mình trước sự xâm lược của Trung Cộng cũng không được. Một gia đình bị cướp xông vào nhà, nếu gia đình ấy không hề phản đối, không hề kêu cứu, không hề chống trả; trái lại, có vẻ như muốn chấp nhận tình trạng bị cướp, lại còn tuyên bố bọn cướp đó là bạn, thì hàng xóm có muốn xông vào để cứu cũng không được. Nếu gia đình ấy chống trả mãnh liệt đồng thời kêu cứu thì hàng xóm mới có lý do chính đáng để nhẩy vào trợ giúp hầu đánh bật bọn ăn cướp ra khỏi nhà.

Khi bị Trung Cộng xâm phạm chủ quyền như vậy mà CSVN không thèm kêu cứu các nước khác bằng việc kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, cũng không dám mạnh miệng phản đối, lại còn đàn áp người dân thật dã man khi họ lên tiếng chống Trung Cộng xâm lược. Thái độ của CSVN như vậy thì có quốc gia nào dám nhảy vào để can thiệp và bênh vực? Thái độ như vậy thì chỉ có một cách giải thích duy nhất là CSVN đang tiếp tay cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam. Tất cả mọi hành vi chống đối yếu ớt, không đủ mạnh thì hoàn toàn chỉ là giả vờ, chiếu lệ để che dấu dã tâm bán nước của họ cho Trung Cộng mà thôi.

Đã đến lúc lực lượng quân đội và công an phải chứng tỏ mình đang phục vụ ai: phục vụ cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam hay chỉ là tay sai phục vụ cho đảng CSVN mà thôi. Trước tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc Việt Nam trước họa xâm lăng của Trung Cộng mà quân đội không phản ứng gì hết, không hề làm điều gì bảo vệ tổ quốc như nhiệm vụ và danh xưng “Quân đội / Công an Nhân dân Việt Nam” đòi hỏi, điều đó chứng tỏ quân đội công an hoàn toàn chỉ là dụng cụ, là tay sai của đảng CSVN mà thôi. Mà CSVN đang lộ diện rõ ràng là một đảng bán nước, thì lực lượng quân đội / công an cũng là kẻ đồng lõa mà thôi. “Quân đội Nhân dân Việt Nam” và “Công an Nhân dân Việt Nam” hãy chứng tỏ mình phục vụ cho Nhân dân Việt Nam đúng với danh xưng của mình.

Nên nhớ rằng “mất nước là mất tất cả”. Khi mất nước, tất cả những gì mình thu vén được nhờ phục vụ đảng CSVN sẽ đều bị mất hết, tính mạng của mình và gia đình chưa chắc đã giữ được!

Khi Trung Cộng đạt được mục tiêu của mình thì đảng CSVN, nhất là các thành viên bộ chính trị, quốc hội... chắc chắn sẽ bị chúng “làm thịt” đầu tiên để xoa dịu sự căm phẫn của dân chúng.

Những kẻ đang tâm bán nước cùng với những kẻ đồng lõa hãy suy nghĩ câu: “Được chim bẻ ná, được cá quăng nôm”, “Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ thịt; chim bay cao chết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong, mưu thần bị giết” (**). Gương của Phạm Lãi và Văn Chủng thời Việt Vương Câu Tiễn, của Hàn Tín thời Lưu Bang, cũng như của Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường thời Gia Long Nguyễn Ánh... còn sờ sờ ra đó.

Hỡi các thành viên đảng CSVN, chúng ta chỉ còn một con đường sống là cùng đứng về phía nhân dân, cùng quyết tâm bảo vệ quốc gia dân tộc. Hãy “chọn bạn mà chơi”, đừng chọn kẻ thù làm bạn!



Houston, ngày 12/5/2014

Nguyễn Chính Kết

(*)Xem: https://vi-vn.facebook.com
/notes/634414216591684/

(**) Nguyên văn chữ Hán: “Điểu tận cung tàng”, “Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng; địch quốc phá, mưu thần vong”.
Đại đa số gần 19000 công nhân Bình Dương đều không phải là những con người sắt máu, tồi tệ xuống đường với mục tiêu đốt nhà, hôi của, giết người Trung Hoa. Họ xuống đường để phản đối Tàu cộng xâm lược, đa số đã biểu tình, diễn hành ôn hòa. Họ là những người Việt Nam yêu nước thuộc thành phần công nhân. Cuộc biểu tình của họ đang bị phá hoại và sử dụng như là một trò chơi đấu đá nội bộ đảng và để bôi đen luôn hình ảnh của những người Việt Nam yêu nước - trong đó có họ - những công nhân Việt Nam. 

Sau đây là toàn bộ khung cảnh của những gì đang xảy ra:

Ngày 7 tháng 5, 2014, 20 hội đoàn xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam cùng đứng tên công khai ra Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc. Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình tranh đấu của người Việt Nam. "Lời Kêu Gọi 20" cộng với sự phẫn nộ của người dân và khí thế sùng sục xuống đường cứu nước dẫn đến quyết định đầu tiên của đảng: canh giữ, ngăn chận những người hoạt động; cùng lúc tổ chức biểu tình theo ý đảng, lòng chính phủ. 

Toàn thể Bộ chính trị đảng CSVN cùng "quyết" chuyện này hay là một thành phần trong đảng? 

Ngày 11 tháng 5 biểu tình bùng nổ ở Sài Gòn, Hà Nội với 2 thành phần: công dân yêu nước và đoàn viên-cán bộ yêu đảng. Dù dưới màu cờ sắc áo nào, hình ảnh tổng thể của người dân Việt biểu tình chống Trung cộng xâm lược dưới mắt nhìn chung của cộng đồng thế giới vẫn là một điều mà Bắc Kinh không muốn có. Mà Bắc Kinh không muốn có thì chắc chắn những thái thú gốc Việt tại Ba Đình vẫn phải ở thế quỳ, không bao giờ đứng dậy để đồng lòng với nhân dân yêu nước và không đồng lòng với những ông chủ ở phương Bắc. 

Do đó, "bật đèn xanh"  - phải nói chính xác: việc vận động và tổ chức cho các đoàn viên, cán bộ cộng sản biểu tình chống Trung Quốc khởi đi từ nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng muốn thoát vòng ảnh hưởng của Trung cộng và tin rằng quyền lực sẽ mất về tay nhân dân nếu đảng cứ tiếp tục hành vi bán nước hay nhu nhược cúi đầu trước những hành vi cướp nước của Bắc Kinh. 

Chưa quá 24 giờ sau cuộc biểu tình 11 tháng 5, đêm 12 tháng 5 hàng ngàn công nhân Bình Dương tại các công ty Trung Quốc đình công xuống đường phản đối Trung cộng xâm lược. Cuộc đình công ngay lập tức lan tỏa khắp nhiều khu công nghiệp, qua Bà Rịa, Đồng Nai, Vũng Tàu, Sài Gòn, đến Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh... 

Đình công chống Tàu cộng lan rộng trên quy mô cả nước. Đây không phải là điều Bắc Kinh mong đợi. Và đương nhiên đây không phải là điều từ nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng nô lệ Bắc Kinh muốn có. 

Do đó kịch bản của tập đoàn cướp nước và bè lũ bán nước được dựng nên: 



Từ triều đình phương Bắc: ngày 12-3-2013 gửi thông điệp đi trước "cảnh báo nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho công nhân và công ty Trung Quốc tại Việt Nam". 

Từ Bắc bộ phủ phương Nam: nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng nô lệ Bắc Kinh lợi dụng lòng phẫn uất dồn nén trong lòng của công nhân Việt Nam đã bị bóc lột, đối xử bất công nhiều năm tháng bởi các chủ nhân ông Trung Quốc, cộng thêm lòng ái quốc của một người công nhân đơn giản, chất phác, đã tung người khích động, trực tiếp khởi động và tham gia đốt phá để tạo hình ảnh, tung tin. 

Những phần tử thuộc nhóm này trong hệ thống truyền thông "chung" của đảng bắt đầu trình chiếu bộ phim Công Nhân Cực Đoan Biểu Tình Đốt Công Ty, Hôi Của và Giết Người



Triều đình phương Bắc tiếp tục bồi thông điệp "cảnh báo nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho công nhân và công ty Trung Quốc tại Việt Nam" nếu không sẽ có vấn đề. 

Dư luận viên mang đầu nô lệ Bắc Kinh hợp đồng tác chiến mở mặt trận tâm lý: đất nước sẽ loạn, hãy ngừng hết mọi cuộc biểu tình, đừng để thành phần khích động làm mất ổn định xã hội, tạo hình ảnh xấu cho Việt Nam và leo thang xác suất chiến tranh. Chủ nhân trả lương cho đám này lại không ai khác mà chính là "thành phần kích động" mà chúng đang nói đến - là nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng nô lệ Bắc Kinh

Do đó, trong bối cảnh Biển Đông dậy sóng, HD981 đang trấn ở cửa biển Đà Nẵng lì lợm khoan vào lòng đất Mẹ vốn đã bị bán, bị dâng rất nhiều, có 3 lực lượng: 



Lực lượng những công dân Việt Nam yêu nước nhưng là những người bị cai trị, quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc và đặt Tổ Quốc lên trên hết. 

Lực lượng lãnh đạo đảng muốn thoát vòng ảnh hưởng của TQ  đặt quyền lực lẫn quyền lợi của mình lên trên Tổ Quốc

Lực lượng lãnh đạo đảng muốn làm nô lệ cho TQ  sẵn sàng bán hết mọi thứ để được nắm quyền cai trị. 

Do đó, chúng ta, những công dân yêu nước hãy cùng nhau nhìn cho rõ những âm mưu, thế cờ, thủ đoạn để vạch trần thủ đoạn bôi đen những công nhân yêu nước bởi những thế lực đen tối dùng thủ đoạn trà trộn và khích động. Chúng ta phải vinh danh hình ảnh của ĐẠI ĐA SỐ những công nhân Việt Nam nhiệt tình yêu nước, tranh đấu trong ôn hòa.

Chúng ta nhất quyết không dừng cuộc biểu tình toàn quốc vì chiến dịch bôi đen của thành phần bán nước đang tung ra và đang ảnh hưởng đến một số người. Chúng ta không thể hoãn lòng yêu nước, hoãn tiến trình tranh đấu ôn hòa đang vươn lên như sóng trào vì lo sợ bạo động leo thang đang được dàn dựng bởi nhóm lãnh đạo đảng muốn giữ quyền lực nhưng nô lệ Bắc Kinh

Dừng cuộc biểu tình toàn quốc không giúp gì trong việc thay đổi tình hình bạo động có âm mưu đang được CỐ TÌNH tạo nên bởi thế lực có ý đồ. Chúng ta không bao giờ ngăn chận ý đồ đen tối bằng lời nói, không thể giải quyết và phá vỡ âm mưu bằng phương thức bất động. Mà phải bằng HÀNH ĐỘNG ôn hòa với những phương thức, kỹ thuật đấu tranh bất bạo động

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc biểu tình toàn quốc với những kế hoạch, phương thức khôn ngoan, có chiến lược mới là hành động cụ thể để ngăn chận mưu đồ vẽ lên "bộ mặt bạo loạn" của NHỮNG NGƯỜI VN CHỐNG TQ xâm lược, mới có thể đánh sập trò bôi đen của những tên bán nước đang lợi dụng thiểu số công nhân làm nên hình ảnh bạo lực để tuyên truyền xảo trá. 

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc biểu tình toàn quốc là đồng hành cùng những công nhân yêu nước xuống đường biểu tình vì thật sự chống Trung cộng và là nhân chứng, nạn nhân sống thực nhất của sự bành trướng Bắc Kinh ngay trên đất nước này. Họ là lực lượng to lớn đồng hành với mọi công dân yêu nước khác đứng lên đòi quyền quyết định vận mạng của quốc gia. 

Dừng cuộc biểu tình toàn quốc sẽ là một cách giội nước lạnh vào cả một khí thế mà chưa bao giờ có được, bịt nút sự quan tâm và lòng can đảm đang ào ào tuôn chảy trong lòng nhiều người sau bao nhiêu năm tháng bị chôn vùi với thờ ơ và sợ hãi. 

Tiếp tục cuộc biểu tình toàn quốc mới có thể duy trì và phát huy hình ảnh đối với đồng bào cả nước và cả thế giới: "ĐÂY MỚI LÀ BỘ MẶT CỦA NHỮNG CÔNG DÂN VN YÊU NƯỚC CHỐNG TẬP ĐOÀN XÂM LƯỢC CỘNG SẢN BẮC KINH" và "ĐÂY MỚI LÀ PHƯƠNG THỨC ĐÚNG ĐẮN NHẤT". Không ai có thể xây dựng uy tín, bộ mặt của một phong trào quần chúng yêu nước bằng lời.

Dừng cuộc biểu tình toàn quốc không đồng nghĩa là một tuần sau là mọi sự trở lại với khí thế ban đầu để chúng ta tiếp tục làm lại. Tranh đấu không phải là chuyện trẻ con và đơn giản, lòng người và khí thế không phải là các công tắc điện chúng ta tắt thì nó tắt, mở thì nó mở.

Tiếp tục cuộc biểu tình toàn quốc vì đây là lúc mà toàn bộ chế độ phải tứ đầu thọ địch, phải tấn công nhau, phòng thủ nhau trong trận chiến tranh giành quyền lực, phải đối đầu với lực lượng công nhân bùng nổ ra ngoài tầm kiểm soát và phải đối đầu với những lực lượng xã hội dân sự và dân chủ. 

Và thông điệp mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất của chúng ta gửi đến cho cả nước, cho thế giới, và cho chính những người dân Trung Hoa Lục Địa - cũng là nạn nhân của chế độ cộng sản độc tài Bắc Kinh - là hình ảnh hàng ngàn công dân Việt Nam xuống đường với một rừng biểu ngữ có nội dung mang tinh thần: Chúng tôi tranh đấu ôn hoà nhưng quyết liệt để bảo vệ đất nước Việt Nam trước hành vi xâm lấn của nhà cầm quyền Trung cộng chứ không tranh đấu bằng bạo động và lòng thù hận người dân Trung Hoa. 

Vì thế, chúng ta xuống đường. 

Toàn quốc xuống đường. 

Vũ Đông Hà

danlambaovn.blogspot.com

15-05-2014
Các vụ bạo động chống công ty Trung Quốc từ Bình Dương vào ngày hôm qua vẫn chưa chấm dứt và còn lan ra trên nhiều khu công nghiệp của Đồng Nai và một vài nơi phía Bắc. Mặc Lâm ghi nhận qua lời kể của các nhân chứng sau đây.

Một ngày sau khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn nổ ra, vào lúc 7 giờ tối ngày 12 tháng 5, khoảng 4.000 công nhân của công ty giày Thông Dung đã đình công xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Từ ngòi lửa này, vào lúc 10 giờ sáng ngày hôm sau, hàng ngàn công nhân của công ty King Makerrong đình công xuống đường. Cuộc đình công biểu tình này nhanh chóng lan sang công ty King Food Wear và Shyang Hung Cheng cũng như nhiều công ty Trung Quốc khác.

Đến 2 giờ chiều ngày 13 tháng 5, công nhân tại các khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Linh Trung, Singaporer, Dĩ An I, Dĩ An II liên tiếp xảy ra những cuộc đình công và biểu tình chống Trung Quốc và các cuộc bạo động đã nổ ra lan tràn trên nhiều khu vực.

Tính đến 6 giờ chiều ngày 13 tháng 5, số lượng người tham gia biểu tình tăng lên rất đông tại các khu công nghiệp VSIP, Sóng Thần và Việt Hương.

Các công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore cũng bị vạ lây. Để tránh bị người biểu tình tấn công, hầu hết đều treo cờ của nước họ và có công ty còn ghi rõ “Chúng tôi không phải là Trung Quốc”.

Lúc 1 giờ sáng quân đội đã được điều động từ TP.HCM và Đồng Nai đến Bình Dương. Xe bọc thép từ Sài gòn chạy vể Bình Dương cũng như tỏa ra tại trước Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm ngăn chặn bạo động nếu công nhân từ Bình Dương kéo về thành phố.

Tất cả các tờ báo chính thống đều bị rút bài đăng vào trưa ngày hôm qua xuống khiến tình hình Bình Dương lại càng trở nên mờ ảo hơn. Người dân mất phương hướng và tin tức chủ yếu lan ra từ các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Hình ảnh video được tải lên liên tục cho thấy sự bạo động đã đến mức cực kỳ nguy hiểm.

Ông Huỳnh Kim Báu do có doanh nghiệp ở Bình Dương nên sáng hôm nay đã cho chúng tôi biết: Đây là một thái độ tự phát của công nhân bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày hôm qua liên tục tới giờ này. Số công nhân tham dự ước chừng từ 2 tới 3 chục ngàn người và cái quan trọng nhất là họ đập phá, đốt các xí nghiệp mà họ nghi là của Trung Quốc tức là có viết chữ Tàu. Trung Quốc hay Đài Loan nó đều làm hết. Hồi hôm thì họ vẫn tiếp tục và giờ này cũng vậy tiếp tục đốt phá những xí nghiệp lớn thiệt hại rất là lớn. Tình hình này công an hay quân đội có tăng cường tới nhưng không làm được gì vì số lượng nó quá đông.

Chúng tôi rất là sợ đây là âm mưu của Trung Quốc. Hiện tượng nó rất giống như Ukraina mà Putin làm giai đoạn đầu. Tình hình rất là nguy hiểm đã đến lúc mọi người phải đoàn kết lại và phải ngăn chận những hành động này.

Anh Nguyễn Đăng, một công nhân cho biết những điều anh trông thấy: Lúc 2 giờ rưỡi tôi chủ động đi ra khi nhận được tin hai ngày nay các công nhân ở khu công nghiệp Bình Dương có nổ ra biểu tình và một số nơi có bạo loạn. Khi nghe tin như thế, tôi chủ động xách xe máy của công ty tôi đi ra khu công nghiệp Mỹ Phước I, tôi thấy tình hình có vẻ yên ắng. Tôi qua bên khu VSing II thì thấy một nhóm khoảng 200 công nhân được dẫn đầu bởi một tốp 20 người cầm hai cái cờ đỏ sao vàng chạy ngoài đường và hò hét. Tôi vào các khu N4, N8 thì theo quan sát của tôi, tôi thấy các cuộc đình công chỉ xảy ra tại những công ty Trung Quốc còn những công ty không phải của Trung Quốc thì công nhân vẫn làm việc bình thường.

Chị Lê Thị An công nhân nữ của một công ty Trung Quốc kể lại: Nói chung là không phải công nhân biểu tình mà do một nhóm quá khích nào đó không biết xuất phát từ đâu họ đe dọa công nhân nên họ đình công không đi làm. Nhóm quá khích đó cũng khoảng vài chục người, họ lượn qua lượn lại rồi họ đập phá, lôi kéo một số công nhân nam nữa rồi bắt đầu gây ra hỗn chiến. Tất cả các công ty Trung Quốc ở Bình Dương đều bị rồi ảnh hưởng các công ty Hà Quốc, Anh, Nhật…

Anh Đăng kể lại câu chuyện trong khi hoảng loạn, những người Trung Quốc trong ban giám đốc đã gây gổ và hành hung lẫn nhau sau khi các vụ đập phá xảy ra: Việc đập phá thì chỉ là bức xúc nhất thời của công nhân xuất phát từ lương bổng họ bức xúc nên luôn tiện họ đập phá thôi. Tôi quan sát thấy trên tầng hai của một công ty thì có mấy ô cửa sổ bị đập vỡ tôi có hỏi thì công nhân nói là có sự cãi nhau giữa chuyên gia Trung Quốc bất đồng quan điểm nên đánh nhau và tự đập phá trên tầng hai.

Chị An kể lại tình hình trong công ty của chị, đáng chú ý là chị ghi nhận thái độ thờ ơ của công an khi sự bạo động của đám đông đã lên tới cao trào: Tôi thấy chủ công nhân tất cả đều đi hết. Một số thành phần vô hôi của lấy đồ. Thật sự chuyện này không phải do công nhân tại vì công nhân chỉ bị nhóm quá khích đe dọa thôi. Em khẳng định là có một nhóm quá khích nhưng không biết là thế lục nào thôi. Nói chung cảnh sát giao thông thì cũng đứng ở mấy cung đường nhưng em đi đường em thấy nhiểu nhóm người quá khích đó chia thành nhiều nhóm họ khua chiêng trống, la ùm trời tụ năm tụ ba không đội nón bảo hiểm nhưng cũng không thấy công an hỏi hay bắt gì hết nên em rất ngạc nhiên

Anh Nguyễn Đăng cho biết một yếu tố quan trọng đó là công an vào nhà máy khuyến khích công nhân đình công biểu tình, anh kể: Những công nhân nữ họ nói họ không biết gì hết về vấn đề tổ chức biểu tình, họ chỉ thấy rằng khi họ đang làm việc vào buổi sáng thì có công an vào yêu cầu họ nghỉ việc, đình công đi… thế là toàn bộ công nhân công ty đó ra về hết. Theo những công nhân này thì họ mặc sắc phục công an.



Tôi nhìn thấy những công an chạy theo nhóm biểu tình bằng xe máy thì họ có vẻ rất là hiền hòa, có vẻ nôn nóng và hơi thất vọng. Tôi có chụp một tấm hình hai người công an đang núp sau gốc cây nhưng do máy của tôi quá cũ nên hình không rõ.

Cho tới sáng ngày hôm nay 14 tháng 5 tình hình chẳng những không dịu xuống mà còn tăng lên, chị Huỳnh Thị Em cho biết: Công ty của em là công ty Trung Quốc bị đập phá bây giờ đi hết ráo rồi chỉ còn bảo vệ thôi chứ không còn ai. Vừa giám đốc vừa chủ quản đi mất từ hôm qua rồi. Nghe bảo vệ nói công ty bị đập phá vào lúc hai giờ chiều hôm qua. Sáng nay đi làm thấy ngay Ngã tư 50 quá trời luôn, đốt cháy hết ráo, đốt cháy xưởng của mấy công ty từ Ellen chạy xuống Ngã tư 50, xe đạp đều cháy hết.

Ông Huỳnh Kim Báu cho biết nguồn tin từ bạn của ông từ Đồng Nai gọi về: Đồng Nai thì cũng bắt đầu. Hồi sáng này 27 ngàn công nhân đã kéo đi biều tình hết, công nhân đập phá xí nghiệp nước ngoài nói chung, cả Nhật Bản cũng bị. Tất cả các ông chủ doanh nghiệp trốn hết, các doanh nghiệp có chữ Tàu đã bị đục hết. Các nhà máy nghỉ làm ngưng hoạt động và đồng thời treo phía trước cái bảng “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, “Việt Nam muôn năm”. Tình hình đang hừng hực nhưng là hành động tự phát.

Sau Bình Dương, Đồng Nai, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lan rộng đến Quỳnh Phụ, Thái Bình. Nhà máy giày da Sao Vàng có chủ là người Trung Quốc đã tổ chức biều tình chống quân xâm lược. Hơn 5.000 ngàn công nhân của nhà máy đã đình công và tuần hành trên đường phố nhưng không xảy ra một hành động bạo lực nào.

Cùng lúc đó hơn 1.000 công nhân đang làm việc tại Dự án Formosa cảng nước sâu Vũng Áng Hà Tỉnh đã tập trung trước cổng chính của Formosa thuộc xã Kỳ Liên để phản đối Trung Quốc.

Gần 170 nhà máy của nhiều quốc gia bị đập phá hư hại trầm trọng, tổng cộng 12 công ty đã bị phá hoại bằng nhiều cách cho tới hơn 2 giờ chiều vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại tại Bình Dương, Sóng Thần, Đồng Nai và Dĩ An.




Hôm nay mồng 1 tháng 5


S 195 Trang


tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương