Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San


PHÁI ĐOÀN DÂN BIỂU ANH BỊ NGĂN CẢN THĂM HT THÍCH QUẢNG ĐỘ



tải về 0.93 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.93 Mb.
#38085
1   2   3   4

PHÁI ĐOÀN DÂN BIỂU ANH BỊ NGĂN CẢN THĂM HT THÍCH QUẢNG ĐỘ


Ỷ Lan, thông tín viên RFA,

2013-06-06

Theo tin của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris cho biết, thì Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh dự tính viếng thăm Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền viện. Nhưng đã bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn cản vào phút chót.

Để hiểu rõ vấn đề, chúng tôi làm cuộc phỏng vấn Dân biểu đảng Bảo thủ Graham Brady, một thành viên trong Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh:


Không hợp tác


Ỷ Lan: Thưa ông Brady, ông là một trong 5 thành viên của Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh viếng thăm VN tuần trước. Xin ông cho biết mục tiêu cuộc viếng thăm này?


THẢM HỌA BẮC THUỘC

(Thân mến gởi quê hương và đồng bào Việt Nam tôi,

mọi giới, mọi ngành, mọi tuổi.)


Sao dân không được biểu tình
Khi Tàu chiếm biển đảo mình. Tại sao ???
Xưa nay hỏi có xứ nào
Ngoại bang chiếm nước lại nhào đánh dân ...
Không cho thể hiện tinh thần
Yêu thương đất nước chống quân hung tàn ???
Đã không bảo vệ giang san
Chống quân xâm lược giữ an sơn hà
Đảng còn khủng bố dân nhà
Tù người yêu nước nghĩa là làm sao ???


Rõ ràng đảng phản đồng bào
Đem sông núi Việt đổi trao, cống Tàu !
Để dài ngôi vị, sang giàu
Lấy đời điếm nhục, chư hầu làm vui
Với Tàu, đảng nguyện làm tôi
Với dân, chễm chệ đảng ngồi đầu dân !
Đảng, phường bán nước, hại dân
Đảng mà như thế, dân cần đảng a ?


Hỡi mau, toàn quốc, mọi nhà ...
Vùng lên giải cứu sơn hà Việt Nam !
Không cho phép đảng dã man
Xô ta vào vực tham tàn, Tàu ô
Thảm họa Bắc thuộc đang chờ
Cứu ta và cứu cõi bờ, vùng lên !!!


Ngô Minh Hằng 06-2013
TẶC ĐÌNH GẤP RÚT “GIAO HÀNG”

Khi giặc Tàu Cộng 'khọt khẹt, ho hen" cấm dân ta không được đánh cá
trong vùng hải phận của mình (VN), thì đảngCS lập tức "giao hàng".


Hai người tuổi trẻ án hàm oan,
Đó món “quà to” tặng Bắc Bang.
Cộng sản Tàu không cho đánh cá,
Tặc đình (*) Việt báo cáo “giao hàng”.
Toàn dân oán hận bầy Hoa Cộng,
Cả nước căm thù đám Việt Gian.
Ác đảng xú danh ô vạn cổ,
Uyên – Kha nghịch cảnh vẫn hiên ngang.


Trường Hà

(*) Tặc đình: Tòa án ăn cướp


Graham Brady:
Phái đoàn gồm một số Dân biểu nhỏ của Quốc hội quan tâm tới Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đầy kích động và phát triển, có tăng trưởng kinh tế rất nhanh trong những năm gần đây. Mục tiêu chuyến viếng thăm của chúng tôi là để học hỏi nhiều hơn về Việt Nam, và cũng để xây dựng mối liên hệ cùng quan hệ với những người trong chính quyền cũng như các nhân vật xã hội tại Việt Nam.

Ỷ Lan: Chúng tôi được biết là Phái đoàn đã viếng thăm Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội Phái đoàn đã gặp gỡ Ban Tôn giáo chính phủ, phải không thưa ông? Nếu đúng, thì Phái đoàn đã thảo luận những vấn đề gì?

Graham Brady: Đúng như vậy. Cuộc gặp gỡ Ban Tôn giáo Chính phủ và một số viên chức trong chính quyền rất bất ngờ vì họ cho thấy những sự khác biệt rất lớn giữa hai nền văn hóa chính trị Anh quốc và VN. Rõ ràng là có một số vấn đề mà các viên chức trong chính quyền VN không mấy nhiệt tình thảo luận so với những chuyện khác. Đương nhiên là chúng tôi có đề cập tới những vấn đề tự do tôn giáo, cũng như tự do chính trị, liên quan đặc biệt tới một số nhà hoạt động - mà họ gọi là những kẻ ly khai - hiện đang bị họ cầm tù.

Ỷ Lan: Trạm cuối của Phái đoàn là thành phố Hồ Chí Minh. Xin ông cho biết những chi đã xẩy ra tại thành phố này?

Graham Brady: Mặc dù muốn giữ mối quan hệ tốt, xây dựng và thân ái, nhưng chúng tôi cảm thấy điều quan trọng mà chúng tôi phải cố tâm, là thúc đẩy mở rộng cho một xã hội tự do với nền văn hóa chính trị cởi mở tại VN. Chúng tôi không muốn thực hiện sự việc này bằng phương cách hung hăng, gây khó chịu cho những ai chúng tôi gặp gỡ, và chúng tôi cố gắng thực hiện bằng được điều này.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi hy vọng gặp được vị Sư Phật giáo bị quản chế rất lâu năm tại thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhưng người ta đã nói rõ cho chúng tôi biết rằng họ không hoan nghênh cuộc viếng thăm này.



Chúng tôi không muốn nêu bật chuyện này tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chắc chắn rằng chúng tôi sẽ nói lên với Việt Nam một khi chúng tôi về lại Anh quốc, rằng chúng tôi rất lấy làm tiếc cho sự kiện phái đoàn chúng tôi không thể thực hiện đầy đủ và toàn vẹn chương trình của chúng tôi. Một chương trình sẽ làm cho cuộc viếng thăm Việt Nam thêm ích lợi và thú vị.

Ỷ Lan: Nói cho đích thực, là nhà cầm quyền Việt Nam cấm Phái đoàn Quốc hội Vương quốc Anh viếng thăm Đức Tăng thống Giáo hội Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ, phải không thưa ông?

Graham Brady: Mặc dù không được hoan nghênh, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn có thể đến viếng thăm ngài, nhưng điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn, phiền toái cho chương trình còn lại của chúng tôi. Chúng tôi không muốn công khai làm náo động, nhưng đây sẽ là điều chúng tôi sẽ nêu lên mạnh mẽ nhưng lịch sự với Việt Nam.

Ỷ Lan: Phái đoàn sẽ nêu lên vấn đề này với Việt Nam bằng cách nào, thưa ông?

Graham Brady: Chủ tịch của Nhóm các Đảng phái Quốc hội Anh, Dân biểu George Howarth, chắc chắn sẽ có văn thư nêu bật vấn đề này gửi ông Đại sứ Việt Nam tại Luân Đôn.

Ỷ Lan: Xin cám ơn Dân biểu Graham Brady.

“Chế độ dân chủ là thể chế chính trị rất tồi, nhưng dẫu sao đó là thể chế ít khuyết điểm hơn cả” (Winston Churchill)

Chế độ chính trị là một tổng hợp các yếu tố như hệ tư tưởng, các tổ chức hành chính và xã hội cấu thành nên Nhà nước. Chế độ chính trị biểu hiện bằng tính hợp pháp, cơ cấu của các cơ quan hành chính, đặc điểm các đảng phái chính trị. Có nhiều kiểu chế độ chính trị cùng tồn tại hiện nay như chế độ độc tài, chế độ dân chủ, hay chế độ hỗn hợp. Hệ thống chính trị ở mỗi nước đều có các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên thông qua các đặc điểm đó, chúng ta có thể xếp chế độ chính trị của mỗi nước là dân chủ hay độc tài.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh (1947-1991), các nhà quan sát so sánh hai hình thái chính trị đối lập nhau: Chế độ dân chủ phương Tây và chế độ độc tài ở các nước xã hội chủ nghĩa. Chế độ dân chủ được xây dựng trên nguyên tắc bẩu cử tự do, tôn trọng tam quyền phân lập, các đảng phái chính trị được quyền cạnh tranh bằng cách cử đại diện ra tranh cử. Chế độ độc tài dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, một đảng duy nhất có quyền lãnh đạo, các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận ít khi được tôn trọng.

Chế độ dân chủ là thể chế của phương Tây, nhưng hiện nay, mô hình chính trị này đã được nhiều nước trên thế giới tiếp thu. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Nam Phi đã có nhiều thành tựu về kinh tế xã hội nhờ áp dụng thành công chế độ chính trị dân chủ phương Tây. Các nước thuộc thế giới thứ ba cũng có nhiều nỗ lực nhằm thiết lập thể chế dân chủ, tuy nhiên họ gặp rất nhiều trở ngại do chiến tranh, xung đột tôn giáo khiến tình trạng kinh tế yếu kém. Tất cả những yếu tố này làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa ở các nước này.

Dân chủ chỉ có thể có được nhờ có sự kiên trì của nhà lãnh đạo và sự đóng góp của nhân dân. Xây dựng nền dân chủ là một quá trình lâu dài, thậm chí kéo dài hàng thế kỷ. Nền dân chủ trở thành hiện thực khi xã hội phát triển ở mức cao, đời sống người dân được cải thiện. Dân chủ gắn liền với đô thị hóa và công nghiệp hóa. Tuy vậy, mỗi quốc gia có thể xây dựng nền dân chủ nhanh hơn nhờ có sự giúp đỡ về kinh tế, chính trị của một nước dân chủ khác, ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở thành những nền dân chủ tiêu biểu ở Châu Á nhờ có sự trợ giúp của Mỹ. Các nước này trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ tại Châu Á.

So với chế độ độc tài hay chế độ độc đoán, chế độ dân chủ đem lại nhiều lợi ích cũng như cơ hội cho con người, giúp con người phát huy năng lực của mình vì chế độ dân chủ bảo đảm một xã hội tự do và tôn trọng nguyên tắc bình đẳng cũng như biết đề cao các quyền sáng tạo, do đó, con người có nhiều cơ hội để khẳng định tài năng hơn. Những nguyên tắc cơ bản và cần thiết nhất để duy trì và phát huy dân chủ ở các chế độ chính trị phương Tây luôn được Nhà nước bảo đảm. Công dân có vị trí và vai trò quan trọng trong Nhà nước dân chủ, thượng tôn pháp luật vì công dân có quyền tham gia vào đời sống chính trị trong chế độ dân chủ. Các nguyên tắc quan trọng về chính trị, xã hội của Nhà nước dân chủ được quy định (I), các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận (II).



I- Đảm bảo những nguyên tắc về chính trị và xã hội trong thể chế dân chủ

Hiến pháp của các nước châu Âu và Mỹ đều ghi nhận những nguyên tắc quan trọng nhất nhằm đảm bảo nền dân chủ. Trong trường hợp Hiến pháp chỉ nêu những nguyên tắc trên một cách khái quát, Tòa án Hiến pháp sẽ xác định cụ thể. Khi đọc Luật cơ bản của phương Tây, chúng ta sẽ nhận thấy trong số nhiều điều kiện cần thiết của thể chế dân chủ: Các chính đảng được phép hoạt động tự do, phe đối lập được tôn trọng (A) và các tổ chức dân sự được phép thành lập, đại diện cho các tầng lớp đa dạng trong xã hội (B).



A. Tôn trọng tính đa dạng về chính trị

Chế độ độc tài ngăn cản sự có mặt của các đảng phái chính trị, ngăn cấm việc hình thành các tổ chức chính trị đối lập và phủ nhận nguyên tắc tam quyền phân lập. Thay vào đó là một chính đảng duy nhất đại diện cho quần chúng được phép nắm quyền để điều hành đất nước. Nguyên tắc “tập trung dân chủ” và thống nhất giữa ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp sẽ tạo điều kiện cho một nhóm thiểu số lãnh đạo đất nước. Trong chế độ dân chủ, những nguyên tắc tổ chức cơ bản phản ánh ngược lại các điều kiện trên. Các đảng phái chính trị đại diện cho các nhóm người khác nhau trong xã hội, được tự do hoạt động với mục đích đòi hỏi các lợi ích chính đáng cho các thành viên và thực hiện mong muốn của họ. Chỉ có ở chế độ dân chủ, đối lập chính trị mới được công nhận chính thức. Chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng một đảng lãnh đạo luôn gắn với chế độ độc tài và đa đảng là một trong những điều kiện cần cho dân chủ nhưng chưa phải là tất cả. Giả thuyết cho rằng một đảng lãnh đạo sẽ được chấp nhận và sẽ có dân chủ, nhưng đảng đó phải thực sự trong sạch vững mạnh. Điều này không có tính thuyết phục, vì không có đối lập về chính trị, sẽ không uốn nắn được đảng cầm quyền. Đối lập chính trị sẽ luôn dồn ép đảng cầm quyền vào tình huống mất quyền, thông qua phê bình chính trị. Để duy trì quyền lực, đảng cầm quyền buộc phải cố gắng bằng các chính sách khôn khéo, đem lại lợi ích cho người dân, nhằm chiếm được nhiều phiếu nhất trong các lần bầu cử tiếp theo. Đối lập chính trị thực chất nhằm sửa chữa những khuyết điểm cho đảng cầm quyền, vì nhiều khi các thành viên đảng này không dễ phát hiện ra, hoặc không dễ phản bác ý kiến của các lãnh đạo quan trọng trong nội bộ của đảng. Đối lập chính trị cũng góp phần cân bằng quyền lực và giảm bớt lạm quyền. Khi quan sát sinh hoạt chính trị ở Pháp, Anh, Mỹ… chúng ta đều nhận thấy vai trò không thể thiếu được của phe đối lập trong đời sống chính trị.

Cơ chế hai đảng ở các nước dân chủ tạo nên môi trường chính trị và xã hội ổn định hơn so với cơ chế chính trị có quá nhiều đảng phái liên minh. Cơ chế lưỡng đảng thường gặp ở các nền dân chủ “đến độ chín muồi”. Cơ chế lưỡng đảng hoạt động rất hợp lí và tạo ra môi trường dân chủ thực sự. Nói lưỡng đảng là bàn về các đảng quan trọng nhất trong đời sống chính trị, chứ thực ra vẫn có thể có các đảng nhỏ hoạt động, nhưng các đảng này có rất ít cử tri lựa chọn và không có cơ hội cầm quyền. Ví dụ về cơ chế hai đảng như ở Anh với đảng Bảo thủ và Công đảng hay Mỹ với đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Hai đảng lớn thay nhau cầm quyền tại Pháp là đảng Xã hội và đảng UMP (Liên minh đa số ủng hộ tổng thống) (tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế và bất đồng với một số chính sách xã hội của Nhà nước, đảng Mặt trận Dân tộc thuộc phe cực hữu đang dần lớn mạnh).

Đảng Bảo thủ và Công đảng ở Anh hoạt động theo cơ chế như sau: Nếu một đảng thắng trong cuộc bầu cử lập pháp, đảng này chiếm đa số ghế tại Hạ viện (la Chambre des représentants), thủ lĩnh đảng thắng cử sẽ được chọn làm Thủ tướng, đảng có vị trí thứ hai sẽ trở thành phe đối lập tại Nghị viện, lãnh đạo phe đối lập có quyền tham gia vào các sinh hoạt chính trị, được hỏi ý kiến về nhiều chính sách quan trọng. Thủ lĩnh đảng đối lập sẽ trở thành Thủ tướng nếu đảng của mình thắng cử trong kỳ bầu cử lập pháp tiếp theo. Như vậy chức danh người đứng đầu phe đối lập chính là cơ hội tập dượt để đảm nhiệm vai trò Thủ tướng. Điều này cũng diễn ra tương tự ở Pháp, với hai đảng lớn là đảng xã hội và UMP thay nhau nắm quyền và thay nhau giữ vai trò đối lập ở Thượng viện và Quốc hội. Dân chủ không chỉ được đảm bảo bằng nguyên tắc đa dạng về chính trị mà còn được củng cố nhờ các tổ chức dân sự.



B. Hoạt động của các tổ chức dân sự được đề cao

Dân chủ đảm bảo tính đa dạng trong các hoạt động xã hội. Các nguyên tắc bình đẳng, các quyền dân sự như tự do hội họp và lập hội được Hiến pháp công nhận. Ví dụ điều 8 và điều 9 Luật cơ bản của Đức, điều 21 và điều 22 Hiến pháp Tây Ban Nha bảo vệ quyền hội họp và lập hội, đồng thời tuyên bố các quyền này mang tính căn bản và là biểu hiện của tự do công cộng. Việc công dân tham gia vào các tổ chức dân sự, các tổ chức công đoàn gắn liền với việc thực thi các quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Các tổ chức dân sự là nền tảng của một xã hội tự do. Alexis de Tocqueville trong tác phẩm Bàn về nền dân chủ ở Mỹ (De la dé-mocratie en Amérique), xuất bản tại Paris năm 1834, đã quan sát các cơ sở hành chính công cộng ở Mỹ, như nhà tù, tòa án… Ông cũng đánh giá về tính đa dạng của các tổ chức dân sự tại Mỹ. Ông đưa ra kết luận những yếu tố này sẽ tạo đà cho nước Mỹ trở thành một nền dân chủ tiêu biểu.

Platon và Aristote luôn tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của chế độ dân chủ. Hai ông cho rằng chế độ dân chủ gắn với chính quyền của đa số, đặc biệt là nhóm người nghèo, điều này sẽ gây ra lộn xộn và dẫn đến bế tắc. Montesquieu không dùng khái niệm chế độ dân chủ mà dùng từ chính quyền đại diện. Nền dân chủ chính thức được chấp nhận và coi là mô hình chính trị lí tưởng nhờ các nhà tư tưởng như Benjamin Constant, Abra-ham Lincoln và Tocqueville.

Robert Dahl miêu tả chế độ dân chủ bằng cách sử dụng danh từ “Polyarchie” có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ. Thuật ngữ này khái quát tính đa dạng của xã hội dân sự thông qua các tổ chức xã hội đại diện cho các giai tầng. Robert Dahl cho rằng dân chủ được biểu hiện bằng sức ép của tất cả các tổ chức xã hội đối với chính quyền, các xung đột về lợi ích được giải quyết thông qua thỏa hiệp.

Các tổ chức dân sự bảo vệ quyền lợi cho các nhóm người khác nhau, gây sức ép đối với giới lãnh đạo về các chính sách kinh tế xã hội. Một quốc gia càng hiện đại, văn minh, các tổ chức dân sự càng trở nên phong phú và góp phần đảm bảo các giá trị dân chủ đạt được. Chế độ chính trị ở Mỹ và Châu Âu phản ánh rất rõ xã hội dân sự phát triển ở mức độ cao. Xã hội dân sự đa dạng tạo điều kiện cho việc hình thành các chính đảng. Khi một tổ chức dân sự giới thiệu các ứng cử viên ra tranh cử, tổ chức này trở thành một chính đảng, có quy chế và chương trình hoạt động, đồng thời phải tôn trọng các quy định về luật pháp trong việc tổ chức; nếu các điều kiện không hội đủ, sẽ không được phép hoạt động. Ở các chế độ toàn trị, xã hội dân sự bị kiểm soát và buộc phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt. Các tổ chức dân sự cho dù có tồn tại, nhưng nguyên tắc độc lập sẽ không có, và thuộc sự quản lí của đảng cầm quyền. Ví dụ các tổ chức đoàn thanh niên, hội nhà báo, đoàn luật sư ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

Các quyền cơ bản của công dân như tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp và biểu tình được đảm bảo và phát huy tốt hơn nhờ có các tổ chức dân sự. Các bất đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng trong hòa bình và hữu nghị giữa các đại diện của các nhóm dân sự và nhà cầm quyền, nhằm tránh được các xung đột và bất ổn chính trị. Dân chủ gắn với Nhà nước pháp quyền, vì bảo vệ các quyền chính trị và xã hội quan trọng của công dân trở thành điều kiện không thể tách rời với chế độ dân chủ tiến bộ.



II- Bảo vệ các quyền chính trị và xã hội của công dân trong chế độ dân chủ

Bảo vệ các quyền chính trị và xã hội của công dân thông qua cơ chế bầu cử tự do ở cấp trung ương và địa phương (A). Các quyền cơ bản này đều được các công ước quốc tế công nhận (B), nếu Nhà nước vi phạm các quyền chính trị và xã hội, có nghĩa là mục tiêu xây dựng nền dân chủ bị chính Nhà nước vi phạm và đó không phải là N.nước pháp quyền đích thực.



A. Bảo đảm cơ chế bầu cử tự do

Abraham Lincoln nhận xét: “Dân chủ là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Câu nói nổi tiếng này đã trở thành nguyên tắc căn bản của các nước mong muốn thiết lập một thể chế dân chủ hiện thực. Các nhà lãnh đạo hiểu rằng quyền lực chỉ hợp pháp khi bắt nguồn từ nhân dân, như ý nghĩa gốc của từ dân chủ “démos”. Tuy nhiên mỗi nước tiến hành xây dựng dân chủ theo cách khác nhau, do đó có khái niệm dân chủ đích thực và dân chủ hình thức để phân biệt chế độ chính trị của các nước. Dân chủ đích thực thể hiện qua bầu cử cạnh tranh và dân chủ hình thức thể hiện qua bầu cử tự do nhưng không có cạnh tranh giữa các chính đảng.

Bầu cử tự do và minh bạch với sự tham gia của các tổ chức chính trị khác nhau trong khuôn khổ tôn trọng các quy định của Hiến pháp trở thành một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo các quyền về chính trị của công dân. Các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội tại Mỹ và Châu Âu thông qua hình thức bỏ phiếu trực tiếp, có cơ chế kiểm soát để đảm bảo tính minh bạch và công bằng đã phản ánh đúng cơ chế bầu cử tự do.

Các chính đảng giới thiệu ứng cử viên và chương trình hành động của họ nhằm tranh thủ sự ủng hộ cao nhất của các cử tri, các đảng buộc phải lựa chọn các ứng cử viên ưu tú nhất và chương trình hành động của họ phải thu hút được sự chú ý của người dân. Cạnh tranh chính trị công khai là yếu tố quan trọng và cần thiết ở mỗi xã hội văn minh vì điều này sẽ tránh được những xung đột tiềm ẩn do bất đồng về quan điểm và lợi ích. Bầu cử tự do và minh bạch với sự chứng kiến của các cơ quan báo chí và các giám sát viên được cử ra sẽ tránh được gian lận. Điều này càng củng cố lòng tin của cử tri đối với nhà cầm quyền.

Tòa án Hiến pháp ở một số nước như Pháp và các nước châu Phi… có thêm vai trò công bố kết quả bầu cử, thừa nhận kết quả hợp pháp hay không hợp pháp của các cuộc bầu cử. Quan tòa hiến pháp cũng có thẩm quyền ngăn cấm các chính đảng có được phép hoạt động hay không nếu động cơ chính trị không trong sáng. Ví dụ Tòa án hiến pháp Đức, dựa theo điều 21 Luật cơ bản Đức, đã ngăn cấm các đảng có tư tưởng cực hữu hay đảng có tư tưởng kiểu Đức Quốc Xã hoạt động (các phán quyết của Tòa án hiến pháp Đức vào các năm 1952 và 1992). Điều 4 Hiến pháp Pháp năm 1958 cũng quy định các đảng phái và các tổ chức xã hội được tự do hoạt động, nhưng phải tôn trọng chủ quyền quốc gia và các giá trị dân chủ. Các nguyên tắc hoạt động của các đảng và các tổ chức xã hội phải tuân theo luật định.

Các quyền chính trị và dân sự của công dân được tôn trọng và được giới hạn bằng luật pháp của mỗi nước để vừa đảm bảo vai trò tích cực của công dân trong đời sống văn hóa chính trị nhưng cũng duy trì được ổn định chính trị, điều này không hề đơn giản. Ngoài ra các quyền cơ bản khác của công dân như quyền được sống, quyền được tôn trọng về danh dự và nhân phẩm, quyền được chăm sóc khi đau ốm… cũng phải được Nhà nước tôn trọng.



B. Bảo vệ các quyền cơ bản khác của công dân

Các bản Hiến pháp dân chủ đều nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền công dân. Luật cơ bản Đức dành 20 điều (từ điều 1 đến điều 20) để khẳng định các quyền công dân không thể phủ nhận được. Điều 79 quy định cấm không được sửa đổi những quyền này. Hiến pháp của các nước Đông Âu được viết lại, sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, dành hẳn 1/3 nội dung để bàn về quyền con người. Các quyền cơ bản được các bản Hiến pháp tiến bộ ghi nhận và bảo vệ bao gồm quyền được sống (điều này rất quan trọng vì nếu không có quyền được sống sẽ không có các quyền khác), ngoài ra các quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, quyền được học hành… đều được các chế độ dân chủ cố gắng thực thi. Tuy nhiên các quyền lợi của công dân luôn đi kèm với nghĩa vụ.

Các công ước quốc tế về quyền con người như bản Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, Hiến chương về quyền con người của HĐ châu Âu năm 1950, Công ước QT về quyền trẻ em năm 1990… là các văn bản mẫu mực về quyền con người, đã được các nước dân chủ và các nước đang xây dựng nền dân chủ ký kết.

Các quyền kinh tế và xã hội tạo điều kiện cho công dân được hưởng các phúc lợi xã hội như chăm sóc y tế, trợ cấp về giáo dục, trợ cấp cho các gia đình nghèo… Công dân cũng có nhiều cơ hội được tiếp cận với giáo dục đào tạo và các điều kiện lao động tốt hơn ở các xã hội dân chủ. Các quyền này khó được thực hiện ở các nước dân chủ mới vì điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất còn yếu, tuy nhiên nhà lãnh đạo vẫn có thể thực hiện được ở mức độ tối thiểu.

Các công dân ở các nước thuộc Liên hiệp Âu châu và Hội đồng Âu châu có quyền kiện nước mình trước Tòa án về quyền con người có trụ sở tại Strasbourg (Pháp), một khi các quyền cơ bản của họ bị vi phạm và tất cả các cấp tòa án trong nước từ chối đơn kiện.

Dân chủ còn gắn liền với một nền tư pháp độc lập, nguyên tắc tam quyền phân lập phải luôn được coi trọng đi kèm với nỗ lực của nhà lãnh đạo trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngoài ra ở các nước có các cộng đồng người khác nhau cùng chung sống, ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc thiểu số cần được Nhà nước đặc biệt chú ý bảo vệ. Các dân tộc thiểu số cần được hưởng ưu tiên hơn trong các chính sách giáo dục y tế, họ phải có các đại diện trong bộ máy chính trị để bảo đảm quyền lợi. Một số nước đã áp dụng phương pháp “phân biệt tích cực”. Phương pháp này đã được người Mỹ tiến hành đối với cộng đồng người da đen từ những năm 60 trong lĩnh vực giáo dục, ví dụ các trường đại học cần tiếp nhận một tỷ lệ quy định về số lượng sinh viên da đen, nhằm giúp cộng đồng này có nhiều cơ hội thành công và giảm bớt khoảng cách với các cộng đồng khác.



Kết luận

Chế độ dân chủ không phải là mô hình xã hội hoàn hảo, nó không giải quyết được các bất công trong xã hội, nó cũng không rút ngắn được khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Nhưng con người vẫn chưa xây dựng được mô hình xã hội nào tốt hơn. Những khuyết điểm của thể chế chính trị này vẫn chưa khắc phục được. Có người mỉa mai: “Dân chủ là một nửa số lượng của những kẻ điên cộng thêm một đứa nữa”. Tuy nhiên nền dân chủ phương Tây đã trở thành di sản quý giá của châu Âu và Mỹ và mô hình này đang được nhân rộng ra khắp các châu lục. Thiết lập một xã hội dân chủ là mơ ước của các dân tộc và xu hướng này không thể đảo ngược được.



P. T. Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.



Blogger Phạm Viết Đào bị bắt 13-06-2013

Thông tấn xã Việt Nam, hãng tin chính thức của Cộng sản nói: "Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10-4-1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại...Hà Nội…. Ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."

Trước đó, hôm 9/6 ông Đào đã bình luận với BBC về đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là "thử thách cho nền chính trị của Việt Nam" và rằng "Quốc hội nào Chính phủ ấy". Bình về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông Đào nói ông không hy vọng có "đột phá" nhưng "méo mó có hơn không". Ông cũng nhận xét và dự đoán về chiều hướng kết cục của cuộc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Chính quyền và Đảng cộng sản vận động từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên người ta nhận thấy có nhiều thông tin nội bộ đặc biệt của đảng CS được blogger này đưa lên trang của ông trong thời gian gần đây.

Ông Phạm Viết Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của bộ này cho tới năm 2007. Sau đó ông làm Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch. Ông Đào là Hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nước ông đã tới du học và tốt nghiệp đại học ngành văn chương.

Trong một lần phỏng vấn với BBC, ông Phạm Viết Đào khẳng định blog được nhiều người truy cập của ông hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật và ông không làm gì sai. Lúc đó ông cũng nói rằng nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn một số blog chỉ trích là "thiếu khôn ngoan" và "lợi bất cập hại".

Ông Đào là blogger thứ hai bị bắt trong chưa đầy một tháng qua. Một blogger có tiếng khác, cựu nhà báo Trương Duy Nhất, cũng đã bị bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội để tiếp tục điều tra ngay trong ngày, với cùng cáo buộc là vi phạm điều 258 BLHS .

Các tổ chức quốc tế hiện cáo buộc Việt Nam bỏ tù hàng chục cây viết khác trong thời gian gần đây trong khi Việt Nam luôn leo lẻo nói họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Theo BBC 13-06-2013

Lần đầu tiên kể từ khi Trung Cộng biểu dương sức mạnh quân sự để hậu thuẫn cho tham vọng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấnh Dũng của Việt Nam đã kêu gọi các nước trong khu vực hãy “cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Dũng là người cầm đầu Chính phủ VN đầu tiên đã được Thủ tướng Tân Gia Ba Lý Hiển Long và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 tại Singapore mời đọc diễn văn chính thức trong ngày khai mạc 31 tháng 05 (2013).

Ông nói : “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược… Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.” (Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN)

Lý thuyết thì đúng như thế nhưng trong thực tế, Việt Nam đã bị Trung Cộng “đánh cho nhừ đòn” ở cả trên đất liền và ngòai Biển Đông từ cuộc chiến tranh biên giới 1979 và sau khi hai nước nối lại bang giao năm 1991 mà vẫn phải ngậm đắng nuốt cay mà ca tụng tình nghĩa “vì đại cục, vừa là đồng chí vừa là anh em” !

Các lãnh tụ CSVN, từ sau ông Lê Khả Phiêu biết như thế nhưng không dám than vì đã lỡ phải học thuộc lòng “hai câu thần chú” 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Mặt trái lời nói không đi đôi với việc làm của Bắc Kinh đã được chứng minh bằng máu, nước mắt và tài sản của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, kể từ khi lãnh tụ Trung Cộng Hồ Cẩm Đào “nhét 20 chữ xảo trá” ấy vào miệng Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu khi hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền” ngày 30-12-1999 và Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộngày 25-12-2000.

Như vậy, phải chăng vì các vụ tầu Hải giám Trung Cộng có võ trang đã gia tăng bắn phá giết hại và làm bị thương nhiều người, săn đuổi, bắt giam, đâm chìm thuyền của ngư dân Việt Nam ở hai vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ tháng 3-2013 đã khiến ông Dũng phải nói tiếp trong diễn văn rằng : “Những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.



Rõ ràng là ông Dũng đã ám chỉ đến sức mạnh và những đòi hỏi chủ quyền phi pháp và phi đạo lý của Trung Cộng ở vùng đảo Điếu Ngư, tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và trong vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh đã “tự vẽ” ra hình qúai đản Lưỡi Bò, hay “đường 9 đọan” chiếm từ 80 đến 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông, bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa của VN!

Ai bắt chước ai ?

Đáng chú ý là khi ông Dũng nói đến “lòng tin chiến lược” thì không hiểu những người viết diễn văn cho ông có copy, hay muốn sử dụng ngay lời tuyên bố của Lãnh tụ Trung Cộng Tập Cận Bình nói ở Washington D.C. (Thủ đô Hoa Thịnh Đốn) ngày 15-02-2012 khi ông còn là Phó Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng trong chuyến viếng thăm HK để làm chiêu “lấy gậy ông đập lưng ông”, hay chỉ là chuyện “trùng hợp chính trị tình cờ”?

Hồi đó, ông Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tăng cường “lòng tin chiến lược, tôn trọng những quyền lợi cốt lõi và những mối quan tâm của nhau” Họ Tập cũng nói : “Không có niềm tin thì người ta chẳng đạt được gì cả”.

Ông Tập, khi ấy đã cho thấy ông sẵn sàng thay thế ông Hồ Cẩm Đào để lãnh đạo Trung Quốc, còn nói với Tổng thống Barack Obama rằng: “Đối với chúng tôi, lòng tin chiến lược là nền tảng cho sự hợp tác cùng có lợi, và sự tin tưởng lớn lao sẽ dẫn đến hợp tác rộng lớn hơn. Hai nước nên tăng cường sự tin tưởng và lòng tin hỗ tương và giảm thiểu những hiểu nhầm và nghi kỵ lẫn nhau.”

Tại Tân Gia Ba, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nói : “Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.

Đối với hòan cảnh của một nước nhỏ sống bên cạnh một cường quốc Trung Cộng đã từng xâm chiếm 16 lần và đô hộ Việt Nam 1,000 năm thì sự lựa chọn lời nói không gây thù oán của ông Dũng cũng dễ hiểu, nhưng rất tiếc ông Dũng, hay đúng ra là Bộ Chínhg trị và đảng CSVN, không có can đảm nói thẳng cho Thế giới biết về các vụ Trung Cộng đàn áp dã man ngư dân Việt Nam trên Biển Đông và việc Trung Cộng tự tiện vào vùng biển của Việt Nam để tìm kiếm dầu và chuẩn bị xâm chiếm bất hợp pháp các đảo của Việt Nam ở Biển Đông.

Ông Dũng nói : “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có một nền hòa bình thực sự và bền vững, thì độc lập, chủ quyền của các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần phải được tôn trọng; những khác biệt về lợi ích, văn hóa… cần được đối thoại cởi mở trên tinh thần xây dựng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta không quên, nhưng cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Với truyền thống hòa hiếu, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

Sống chung hay nhu nhược?

Và một lần nữa, trước cử tọa quốc tế, ông Nguyễn Tấn Dũng muốn chứng tỏ Việt Nam vừa có thiện chí “sống chung hòa bình” nhưng cũng muốn minh xác: “Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam không ngừng nỗ lực làm sâu sắc thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc gia. Chúng tôi mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc một khi nguyên tắc độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi được cam kết và nghiêm túc thực hiện.



Ông Dũng nói thêm rằng : “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác.

Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Cộng mỗi ngày một công khai thực hiện chủ trương bành trướng và bá quyền đối với Việt Nam, thì việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn cổ võ thông điệp “chung sống hòa bình” với Trung Cộng là một “hành động chiến lược” khôn ngoan.

Nhưng cũng thật đáng tiếc là ông Dũng đã không có nghị lực (đúng ra là Bộ Chính trị và những cơ quan viết diễn văn này) nói lên sự hãnh diện chống ngọai xâm thành công của bao nhiêu đời Tổ tiên người Việt và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người dân Việt Nam dù phải hy sinh đến tính mạng như đã chứng minh trong lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đó là điều đáng trách, nếu không muốn nói là đáng lên án đối với một Thủ tướng chính phủ, vì ông Dũng đã đại diện cho một dân tộc và một Chính phủ tại diễn đàn Shangri-La lần thứ 12 ở Tân Gia Ba chứ không phải cho cá nhân ông.

Bởi lẽ, ngay sau khi nhận chức Tổng Bí thư đảng tháng 11-2012 và Chủ tịch Nhà nước tháng 3-2013, ông Tập Cận Bình đã chấp thuận chính sách “bảo vệ an ninh và chủ quyền biển” của Trung Cộng ở Biển Đông.

Họ Tập cũng đồng ý kế họach tập trận và tấn công ở Biển Đông của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến như đã diễn ra ở vùng Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 2013, nhưng thật sự là để dùng lực lượng Hải quân để hộ tống hàng trăm tầu đánh cá tối tân của Trung Quốc đến đánh bắt tự do ở Biển Đông.

Trong bài diễn văn ở Tân Gia Ba, người ta cũng không thấy ông Dũng lên án Trung Hoa đã thành lập bất hợp pháp Thành phố Tam Sa và thiết lập guồng máy chính quyền dân sự và quân sự trong khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam và vùng tranh chấp với Phi Luật Tân ở khu vực Bãi Cỏ Rong mà người Phi gọi là “biển Tây Phi Luật Tân”.

Những việc này hòan tòan trái với cam kết của Trung Cộng muốn sống hòa bình với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bắc Kinh cũng cam kết không theo đuổi chính sách “bá quyền” như Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyến bố sau khi được bầu vào chức vụ này ngày 17-3-2013.

Ông nói rằng Trung Cộng cam đoan giữ vững hòa bình và sự ổn định tại Á Châu và Thái Bình Dương và tòan Thế giới, cam kết có quan hệ vững chãi thêm với các cường quốc, kể cả Mỹ và Nga Sô.

Ông nói thêm : “Trung Quốc có khả năng đạt được mức phát triển kinh tế, và một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ không theo đuổi bá quyền. (China is capable of achieving sustainable economic development and a stronger China will not seek hegemony. Xinhua News Agency).

Nhưng trong thực tế đã cho thấy an ninh cùa các nước ven biển bị Trung Cộng tranh chấp chủ quyền đang bị Bắc Kinh đe dọa và Việt Nam là nạn nhân trực tiếp và sẽ phải chịu thiệt thòi nhiều nhất nếu xẩy ra chiến tranh trên biển với Trung Cộng.

Một thực tế phũ phàng khác là trong khi Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng cổ võ “xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương thì Công an và lực lượng dân sự trá hình đã thẳng tay đàn áp những người dân biểu tình chống Trung Quốc có mưu toan xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.

Như vậy thì làm sao mà người dân có thể tin Đảng và Nhà nước có thật lòng muốn bảo vệ chủ quyền và sự tòan vẹn lãnh thổ ?



Hay là ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ biết dùng “chữ” để chống lại “súng đạn” của Trung Cộng trong cuộc chiến này ?

Phạm Trần

Toàn dân Việt Nam cương quyết tẩy chay bản Hiến pháp sửa đổi không theo ý dân mà theo ý đảng Cộng sản.


Trong bài phát biểu đẫn đề tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singapore, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt nhấn mạnh về việc xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á–Thái Bình Dương.

Sau bài phát biểu này, báo chí “lề đảng” đồng loạt ca ngợi tầm vóc chiến lược của nội dung bài phát biểu. Bạn đọc chỉ cần gõ vào cụm từ Thủ tướng VN tại Shangri-La là có kết quả, nên tôi không dẫn thêm thí dụ.

Muốn hiểu khái niệm “lòng tin chiến lược” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất, ta không thể tách rời cội rễ chính trị của ông ta.

Bài viết này chính là 1 cố gắng giải mã Thủ tướng Dũng, giải mã khái niệm mà ông ta đưa ra tại Shangri-La trong bài phát biểu của mình ngày 31-05-2013.

1- Cội nguồn Cộng sản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Là Thủ tướng của 1 nước do ĐCS toàn trị, là 1 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị ĐCS VN, ông Dũng không thể phát biểu khác với đường lối chính trị do ĐCS VN đã hoạch định.

Đường lối đó tựu trung chỉ có 16 chữ và 4 điều tốt do BCT ĐCS TQ ban thưởng. Dựa vào 16 chữ và 4 điều tốt là ĐCS VN sẽ kiên trì được điều 4 của Hiến pháp 1992, tiếp tục toàn trị, tiếp tục nô lệ dân tộc VN, tiếp tục tham nhũng vô hạn độ....

Thực tế, trong quá khứ, ĐCS VN đã có lòng tin chiến lược “trong sáng”, không 1 chút gợn đục đối với ĐCS TQ và nước CHND TH.

Họ 1 mực tin vào lòng hào hiệp, vì lợi ích của giai cấp vô sản tòan thế giới mà tự nguyện mang dân tộc Việt Nam ta “làm tên quân cảm tử đi tiên phong, đánh trăm trận thề trăm phen quyết thắng” (Tố Hữu)

Với lòng tin chiến lược cao cả này, ĐCS VN đã nghe lời Chu Ân Lai, ký Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt nước VN thành 2 miền Nam-Bắc.

Do có lòng tin chiến lược “trong sáng” nên ĐCS VN đã khởi động cuộc chiến tranh chống Mỹ, đưa 1 dân tộc nghèo bậc nhất thế giới lúc bấy giờ vào cuộc chiến tranh với cường quốc số 1 thế giới đang ở giai đoạn sung thịnh.

Cũng nhờ có lòng tin chiến lược Cộng sản mà Phạm Văn Đồng đã nhanh nhẹn ký công hàm ngày 14-9-1958, công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh hải của anh hai XHCN TQ.

Lòng tin chiến lược Cộng sản còn thể hiện khi TQ năm 1974, hải chiến giết chết 74 chiến sĩ hải quân VNCH để chiếm đoạt hoàn toàn Hòang Sa, thì TW ĐCS VN đã gửi điện mừng và cám ơn các đồng chí Cộng sản TQ đã giúp Việt Nam Cộng sản thu hồi lãnh hải từ tay bọn tay sai Đế quốc.

Lòng tin của ĐCS VN vào lý tưởng Cộng sản, vào đảng Cộng sản TQ anh em là vô bờ bến.

Dù bị TQ gây ra chiến tranh biên giới 1979 giết hại dân thường Việt Nam tại các tỉnh biên giới một cách tàn bạo, dù bị TQ gây ra chiến tranh năm 1984, chiếm các vùng đất biên giới thuộc Việt Nam như Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, cao điểm 1509 Hà Giang.., hay bị TQ gây hải chiến, chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988, 1992… thế nhưng chỉ cần anh hai TQ vỗ về, nhắn gọi đến chầu, là Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng lếch thếch bầu đoàn sang Thành Đô để khẳng định tình anh em XHCN năm 1990.

Do có lòng tin chiến lược Cộng sản mà Nguyễn Tấn Dũng và BCT ĐCS VN đã cho TQ vào Tây Nguyên, cam chịu thua thiệt về kinh tế, bất ổn về an ninh và tai họa về môi trường…

Hôm nay tại Shangri-La, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam lại muốn làm chính khách chiến lược, giáo dục cho các nước trên thế giới về 1 lòng tin chiến lược Cộng sản của mình. Thật là một điều bỉ ổi.

Phái đoàn TQ tại Shangri-La chắc chắn hiểu ngay ý Thủ tướng Dũng muốn nói gì, khi kêu gọi về 1 lòng tin chiến lược giữa các nước ASEAN. Đó là thần phục TQ vô điều kiện.

Phái đoàn của Mỹ nếu không hiểu rõ về nội dung của lòng tin chiến lược do Thủ tướng Việt Nam Cộng sản đề nghị, thì tôi xin bật mí cho các vị.

Đó là yêu cầu của ĐCS VN, yêu cầu Mỹ không đặt vấn đề Quyền con người, Quyền tự do phát biểu chính kiến… vào các thảo luận song phương với Việt Nam Cộng sản.

Cách làm của họ cũng thật bỉ ổi. Họ bắt tù những người Việt Nam yêu nước có chính kiến chính trị khác Cộng sản làm con bài mặc cả với Mỹ.

Vụ bắt Blogger Trương Duy Nhất chính là 1 gợi ý cho Mỹ về chủ kiến của Thủ tướng VN khi phát biểu về lòng tin chiến lược tại Sangri-La.

Những người Cộng sản Việt Nam đã nói không với Quyền con người, với Nhân quyền, với đa đảng phái… Nên ngay cả “Một góc nhìn khác”, những người Cộng sản VN cũng không chấp nhận.

TQ luôn luôn mong đợi Việt Nam không cải cách dân chủ và TQ luôn đồng cảm với mọi tư duy chiến lược của Việt Nam Cộng sản.

Hôm nay, tại Shangri-La, phái đoàn TQ đã được nghe Thủ tướng Việt Nam khẳng định điều này dưới cụm từ “lòng tin chiến lược”.

2- Thủ tướng Dũng phát biểu, như phát biểu của 1 chính khách nước ngoài, không phải là người Việt Nam.

Trong những căng thẳng thời gian vừa qua trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, Việt Nam là nước có quyền lợi lãnh hải bị xâm phạm. Ngư dân Việt Nam bị cấm đánh bắt cá trên những ngư trường truyền thống của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa. Tầu đánh cá của ngư dân VN bị các tầu tuần tiễu TQ đâm chìm hay làm hư hại nặng.

Trưởng phái đoàn TQ tại Shangri-La lại hỗn xược tuyên bố TQ có quyền tuần tiễu trên lãnh hải của mình. Như vậy Việt Nam bị trực tiếp ảnh hưởng về quyền chủ quyền khi TQ ngang ngược xâm phạm lãnh hải VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Hơn nữa từ 1974, TQ đã toàn chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Ông Dũng hãy nghe Bộ trưởng Nhật Bản nói gì về tranh chấp Senkaku tại Biển Hoa Đông. Ông Bộ trưởng Nhật Bản tuyên bố sẽ “giữ nguyên hiện trạng”. Nghĩa là nếu TQ dùng chiến tranh, Nhật Bản sẽ chiến đấu để “giữ nguyên trạng”. Thông điệp này vừa tế nhị, vừa cương quyết, khẳng định lòng tin vào chính nghĩa chủ quyền tại khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông của chính phủ Nhật Bản.

Việt Nam ta, tuy sức mạnh quân sự không hùng cường như Nhật Bản, nhưng tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, VN cần phải nêu bật được chính nghĩa quyền chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cần phải nêu rõ là TQ đã dùng vũ lực để xâm lược lãnh hải của Việt Nam.

Điều này Thủ tướng Dũng không làm được. Ông ta đã cố tình lờ đi sự kiện TQ xâm lược lãnh hải Việt Nam.

Nếu chỉ dùng đàm phán hòa bình, cho dù ASEAN và TQ có C.O.C đi nữa, thì Việt Nam cũng vĩnh viễn không bao giờ đòi được Hoàng Sa và Trường Sa từ tay TQ.

Trò hề thông qua Luật Biển VN và những tuyên bố hùng hồn của các lãnh đạo cao cấp Cộng sản Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa thời gian gần đây chỉ là những thủ đoạn mị dân rẻ tiền.

Nếu muốn Hoàng Sa, Trường Sa trở về với tổ quốc Việt Nam, chúng ta không được hạn chế mình trong bất cứ khuôn khổ pháp lý nào. Đây là 1 chân lý hiển nhiên.

Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền tự vệ chống trả xâm lược, thu hồi đất đai, lãnh hải bị xâm chiếm.

3- Nội dung hoa mỹ của khái niệm “lòng tin chiến lược”.

Ngay đầu bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dùng thành ngữ Việt Nam: “Mất lòng tin là mất tất cả”. Ông ta cho rằng lòng tin là nền tảng cho mọi quan hệ hợp tác. Đầu tiên, Thủ tướng có lòng tin vào tương lai tươi sáng của ASEAN dù có khác biệt về chế độ chính trị, đức tin,… nhưng “đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành.”

Trong tất cả các quan hệ trên thế giới này, quyền lợi quốc gia mình, quyền lợi khu vực địa chính trị của quốc gia mình, quyền lợi tương lai của quốc gia mình… là những giá trị đầu tiên chi phối, tác động mạnh mẽ vào nội dung các quan hệ.

Sự “thành tâm và chân thành” như Thủ tướng nói chỉ là ngôn ngữ ngoại giao sáo rỗng, hoặc là sự ngu xuẩn không giới hạn như ĐCS VN đối với ĐCS TQ.

“Thứ hai, để xây dựng lòng tin chiến lược, cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia –nhất là các nước lớn và nâng cao hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương.”

Thế thì ta thử hỏi chính phủ VNCS đã tôn trọng những gì mình ký chưa? Tại sao họ liên tục bắt bớ những người VN biểu tình ôn hòa chống TQ xâm lược, đòi quyền con người. Cũng xin hỏi TT rằng: Một nước CS có thể hợp tác chiến lược với 1 nước tư bản dân chủ được không? Có thể có được thực tâm và chân thành để hợp tác không, khi lý thuyết Mác-Lênin coi giai cấp tư sản là kẻ thù không đội trời chung của giai cấp vô sản?



4. Ba câu trả lời của Thủ tướng.

Giải mã phát biểu của Thủ tướng Ng.T. Dũng tại Shangri-La không thể không phân tích 3 câu hỏi của thính giả và 3 câu trả lời của Thủ tướng.

1. Tiến sỹ Christian Le Miere, Nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) hỏi:

“Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế đối với tranh chấp chủ quyền tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?”



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời: “Thưa các bạn, vấn đề Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26-4-2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị”.

Trả lời này là không trả lời. Việt Nam có ủng hộ Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế không, ta không được biết. Ở đây, cũng như vấn đề “tầu lạ” đối với các khiêu khích của TQ tại Biển Đông, ĐCS VN vẫn không dám tỏ thái độ.

Ở câu hỏi này, tôi khẳng định là nếu muốn Hoàng Sa, Trường Sa về với Việt Nam, cần ủng hộ Philippin, cần tranh thủ mọi biện pháp hòa bình pháp lý. Ủng hộ Philippin kiện TQ, không đồng nghĩa với ủng hộ nội dung kiện của Philippin, bởi vì VN và Philippin cũng có chồng chéo chủ quyền tại một số đảo tại Trường Sa.

Ta ủng hộ là ủng hộ 1 phương thức đấu tranh văn minh, hòa bình, là tận dụng mọi khả năng có thể do luật pháp thế giới qui định.

2. Nữ Thiếu tướng Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung–Mỹ, Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc:

“Cảm ơn Ngài Thủ tướng về bài phát biểu rất khai sáng. Tôi có câu hỏi rất cụ thể cho Ngài. Trong bài phát biểu, ngài đề cập các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt hiện nay, trong đó ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoạn cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?”

Câu hỏi này rất dễ trả lời, nhưng ông Dũng trả lời thế này: “Quan điểm của tôi, quan điểm của Việt Nam, đã nói rõ trong bài, tôi đã đề cập rõ trong bài phát biểu của mình là để thực hiện được mong muốn chung, mục tiêu chung như tôi vừa đề cập thì các bên, trước hết các quốc gia, các bên liên quan trước hết cần thực hiện nghiêm túc DOC, cùng nhau tiến tới COC trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982.”

Nghĩa là cũng chẳng trả lời gì cả. Vẫn là “tầu lạ”. Xin hỏi Thủ Dũng: Ai cấm đánh bắt cá trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam quanh Hoàng Sa, Trường Sa? Ai đã dùng tầu quân sự trá hình húc đắm, húc hỏng thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam? Ai gây căng thẳng tại Bãi cạn Scarborough, ai gây căng thẳng tại Senkaku…? Chính là TQ!

Tránh chỉ mặt kẻ cướp, khi chúng cướp của, giết người là nuôi dưỡng sự càn bậy của tên cướp đó, là âm thầm đồng lõa với tên cướp đó.

3. Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc hỏi:

“Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ “lòng tin chiến lược” tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của VN? Cảm ơn Ngài!”

Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã trả lời: “Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.

Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực. Xin cảm ơn các bạn.”

Ở câu hỏi cuối cùng này, ông Dũng cũng chơi bài lơ huyền, ông Dũng đã không trả lời câu hỏi của Tiến sĩ Lee Chung Min.

Tôi xin phép thay mặt Thủ tướng CS trả lời vị Tiến sĩ Hàn Quốc: Nếu Hoa Kỳ cứ giúp VN, cho phép ĐCS VN cấm đoán người dân VN thực thi quyền làm người, quyền phát biểu chính kiến ôn hòa, quyền biểu tình yêu nước chống TQ, quyền phản biện các chính sách của ĐCS VN, quyền vạch những tham ô, tham nhũng,… thì nước VN vẫn cứ là CS toàn trị.

Mà TQ cũng là Cộng sản, nên chúng tôi có lòng tin chiến lược với nhau. Đây là điều dễ hiểu.

Còn nếu Hoa Kỳ cứ khăng khăng kèm điều kiện nhân quyền trong đàm phán với VN, thì VNCS sẽ bắt hết những người có ý kiến khác với đường lối của ĐCS VN cho Hoa Kỳ xem. Lúc đó thì Việt Nam là của TQ hoàn toàn, Hoa Kỳ sẽ thua cuộc tại chính trường ASEAN này.



© Nguyễn Nghĩa

“河内警方采取行动逮捕了带头抗议者,并迅速将他们押进警方大巴,其他人则冲出警方包围。两名报道抗议活动的法新社记者也被警方逮捕,但几小时后被释放。这场最新抗议活动凸显越南政府在处理对华关系中面临的国内压力。”

Trích đoạn trên đây là từ bản tin của Tân Hoa Xã (ngày 3-6-2013), được lược dịch, với sự trợ lực một phần của Google, như sau: “Công an Hà Nội đã ra tay bắt người biểu tình (ngày 02-6-2013), đồng thời nhanh chóng tống nhốt họ vào xe cảnh sát, những người khác xông ra thì bị công an bao vây. Hai phóng viên AFP đưa tin về hoạt động biểu tình cũng bị bắt, nhưng chỉ mấy giờ sau là được thả. Cuộc biểu tình mới nhất này nhấn mạnh cung cách Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc khi đối mặt với áp lực trong nước”.

Nếu có điều gì sai sót qua công đoạn lược dịch, xin được điều chỉnh sau. Tuy nhiên, với cái nội dung tiếng Việt trong tay, chí ít người đọc có 2 câu hỏi bật ra từ mấy dòng tin cô đọng vừa dẫn:



  • Một: Cung cách ấy thế nào?

  • Hai: Việc xử lý ấy ra sao?

Cung cách (ứng xử với người yêu nước) ấy thế nào?

Rõ nhất là những tệp ảnh mới chụp trong ngày 02-6-2013, tại Thủ đô vì hòa bình của nước CHXHCNVN độc lập-tự do-hạnh phúc.

Đó là bước tiến của cái cung cách côn đồ du đãng, từ vung chân đạp mặt nhân dân đến hè nhau phóng tay lôi vào hàng rào tẩn hội đồng nhân dân. Chứng nhân đầy thương tích của bước tiến nhảy vọt này là cùng một người: Nguyễn Chí Đức. Blogger Thanh Sơn đã có đôi dòng cảm biếm: “Năm ngoái ông đạp mặt mày. Năm nay ông đánh thẳng tay sợ gì? Chống Trung Quốc? Giỏi chống đi! Chống Bạn ‘4 tốt’ khác gì chống ông!…”.

Đó là bước tiến của cái cung cách “thi hành công vụ”, từ xiết cổ quẳng lên xe đến đập còng vào đỉnh hộp sọ cho nạn nhân ngất xỉu tại chỗ. Chứng nhân bất tỉnh của bước tiến nhảy vọt này là một người từng bị bắt nhiều lần về tội biểu tình: Trương Văn Dũng. Một chứng nhân bầm dập khác của bạo lực khoác danh công vụ lần này là người từng đứng trước Nhà hát lớn Hà Nội đọc Tuyên Cáo Của Nhân Dân VN Yêu Nước Gửi Nhà Cầm Quyền TQ ngày 03-07-2011: Nguyễn Văn Phương.

Đó là bước tiến của cái cung cách “ăn thịt truyền thông”, bao gồm và thăng hoa từ giải pháp đập ống kính vào gáy phóng viên AP, tới “nhà báo hả, tao đánh chết mẹ mày luôn!” ở Văn Giang, hay di lý các nữ phóng viên AFP về trại cải tạo gái mại dâm..

Đó là bước tiến của cái cung cách lên sẵn danh sách những người cần bắt giam và lên sẵn phương án bắt nóng/bắt cóc/bắt nguội… trong trường hợp những nạn nhân này dạt vòm/vượt thoát thành công vòng rào thiên la địa võng côn đồ du đãng chặn đường rời nhà của họ để đến được địa điểm biểu tình.

Đó là bước tiến của cái cung cách “phục hồi nhân phẩm”, tức cải tạo dân lành thành xác người máy, đến mức xuất hiện khẩu hiệu “Lộc Hà – điểm hẹn của người yêu nước” (nghe cứ ngược chiều với lời tận tình quảng cáo của đại sứ du lịch: Việt Nam, điểm hẹn của ma-cô quốc tế).

Đó là bước tiến của cái cung cách lục soát bằng tay khắp người những phụ nữ bị bắt vào đồn công an, được coi như phần thưởng cho kẻ thi hành công vụ, và cũng được coi là cách nhục mạ những người dám gióng tiếng phát biểu điều suy nghĩ rất riêng của mình.

Đó là bước tiến của cái cung cách lên sẵn danh sách những người cần bỏ tù, leo thang tiến trình áp án từ tội danh đại trà rất đỗi mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, số 88, đến tội danh cụ thể và bao quát hơn “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”, số 258. Chứng nhân của bước tiến này phủ sóng/di lý/chuyển trại dồn dập từ Nam ra Bắc, kể không hết.

Đó cũng là bước tiến của cái cung cách hành hung người yêu nước đã bị bỏ tù. Không chỉ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị “đánh cho mày mất khả năng đàn ông luôn”. Không chỉ Cù Huy Hà Vũ phải tuyệt thực phản đối chính sách hành hung tù chính trị… Mà cả những thiếu nữ ở tuổi sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh, Ng. Phương Uyên cũng bị ăn đấm ăn đá trong tù.

Tất cả nhằm làm nền minh họa và tô đậm các cuộc triển lãm ảnh đồng loạt cả nước hồi cuối tháng 5 có chủ đề bắt mắt là: “Thi đua yêu nước –65 năm vang mãi lời Người”.

Việc xử lý (mối quan hệ với TQ) ấy ra sao?

Vừa mới cách nay 3 tháng là dịp kỷ niệm 25 năm trận thảm sát chiến sĩ giữ đảo Gạc Ma 14-03-1988.



Chỉ còn 3 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 55 năm công hàm cống đảo 14-09-1958.

Chỉ còn 8 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 40 năm TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa 19-01-1974.

Chỉ còn 9 tháng nữa là tới dịp kỷ niệm 35 năm trận chiến “giáo trừng” 17-02-1979.

Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh vẫn thường xuyên ra lệnh cấm ngư dân VN đánh cá trên biển Đông; hạm đội Hải giám của Trung cộng vẫn ngang nhiên và liên tục đâm vỡ/bắn cháy/ đánh chìm tàu cá của ngư dân ta ngay trên ngư trường ta.

Trong khi chờ đợi, loa ngoại giao của ta vẫn cà lăm cà cặp một giai điệu thấm đẫm nước bọt: “Hết sức quan ngại” và “yêu cầu phía TQ chấm dứt các động thái làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông”… Cùng lúc, vẫn khoanh tay nhìn sóng nhuộm máu và cúi đầu cải tạo ngư dân VN từ sói biển thành cừu bờ.

Trong khi chờ đợi, quan nhất phẩm Thái Bảo kiêm Thái Thú VN đã (tuy cao giọng nhưng không kém phần lắp bắp) đọc bài diễn văn tiếng Việt khai mạc Hội nghị Sangri-La quý phái ở Tân Gia Ba.

Mặc dù lời đầu là kính thưa Tiến sĩ (nguyên văn phiên âm cho dễ đánh vần) Giôn Chip-man và ban tổ chức Đối thoại Sangri-La 12, nhưng kỳ thực là để chuyển tải một thông điệp làm nức lòng đám bạn 16 vàng + 4 tương + 4 tốt ở Trung Nam Hải.

Về mặt ngữ nghĩa, người ta đếm được bài diễn văn khai mạc Sangri-La 12 tích chứa cả thảy 23 từ “chiến lược” + 18 từ “lòng tin chiến lược” + 10 từ “nước lớn”.

Như vậy, sẽ không sai trật là bao khi bảo rằng trọng tâm bài đọc này nhắm vào ảnh hưởng của “nước lớn” và kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược” bằng những động thái “chiến lược”.

Các đối tượng được mệnh danh là nước lớn đó, ở đây, ngay tại hội nghị của phần đông là nhiều nước nhỏ và nhỡ này, chỉ có thể là Hoa Kỳ và Trung cộng.

Mỹ từng giúp hai nước bại trận sau thế chiến thứ hai trở thành hai cường quốc đứng đầu Âu châu và Á châu, là Đức với Nhật.

Mỹ không ăn hiếp các nước ASEAN, và trên thực tế chưa từng xâm lăng/đặt nền đô hộ lên bất kỳ nước nào.

Ngược lại, Mỹ còn là cây dù an ninh của một số quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á này. Cho dù báo Nhân Dân của Hà Nội vẫn ra rả loạt bài “phơi-giơ-tông”, chuyện dài nhiều tập không bãi đáp, về nhu cầu/định hướng/phương thức/chiến thuật/diễn tập… và thành quả chống “diễn biến hòa bình” của quân đội nhân dân VN anh hùng đối với các thế lực thù địch mà đứng đầu là cựu thù đế quốc Mỹ (của Đệ tam Quốc tế), lại từng được bầu bạn Trung cộng hạ quyết tâm tử chiến “cho đến người VN cuối cùng”.

Suy ra, đối tượng chính được gọi là nước lớn đó chính là Trung cộng; với những đặc điểm “Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông. Văn hóa tương đồng. Vận mệnh tương quan”; với một nhà cầm quyền có cùng chủ nghĩa/mục tiêu/ lập trường/giai cấp mà dàn lãnh đạo Hà Nội từng cong lưng khuỵu gối chịu ơn như một bầu bạn quốc tế rộng lượng trong bối cảnh nước xa lửa gần suốt nhiều chục năm chinh chiến chống Mỹ trước đây. Và còn là một bàn tay sắt từng “dạy cho bọn rợ duê nản một bài học” khiến 6 tỉnh biên giới cực Bắc của ta thành bình địa.

Thế thì, trong diễn văn khai mạc Sangri-La 12, quan tể tướng VN đã nêu danh/định tội/nhắn gửi/kêu gọi/vận động gì ở nó, và ở cả những nạn nhân cái đường lưỡi bò 9 vạch của nó đang có mặt trong hội nghị?

Nêu danh ư?

Một số người cho rằng đã có cách nêu danh bằng lời phân trần bóng gió đủ để cử tọa thương hại và ngầm hiểu “thằng nước lớn khốn nạn” đó là ai, mà không cần nêu đích danh: “Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra”!

Nhiều người phê bình: E nó nổi trận lôi đình thì ít, mà đã lỡ mắc quai nên không thể mở miệng thì nhiều? Chẳng biết độ chính xác có ngang bằng tỷ lệ cử tri đi bầu QH không. Lại có kẻ chê trách là cả làng mất ví mà tay xã trưởng đứng ngay giữa chợ đời không dám chỉ mặt day trán thằng móc túi thì quả là không thể hèn hơn hay nhục hơn được nữa.

Hóa ra chữ “Nhẫn” thư pháp rồng bay phượng múa kia đã được mang từ Ba Đình đại sảnh ra trưng ngoài nhà lồng chợ Đông Nam Á, cho thiên hạ sụt sùi hỉ nũi. Nghe đâu bạn Phi Luật Tân chỉ lịch sự mỉm cười.



Định tội ư?

Chúng ta vẫn áp dụng sáng tạo phương cách bóng gió xa xôi, cho nó lành : “Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Nghĩa là chung chung, xa xa, mơ mơ, hồ hồ… Còn cụ thể và chi tiết ra, nó hà hiếp bắt giam ngư dân ta, cướp tàu, cướp cá, đòi tiền chuộc tàu/chuộc người/chuộc lưới... hay đâm chìm tàu cá của ta, cấm biển ta… thì kể từ Hội nghị Thành Đô, có đứa nào dám kể tí gì về sự hà hiếp/không chế/áp đảo của Bắc kinh ngay trên dàn lãnh đạo ở Ba Đình này không, nói gì là với ngư dân ta trên biển ta? Lại thấy mấy bạn Phi che miệng, khúc khích.

Họ chỉ bật cười thành tiếng lúc diễn giả ấp úng vòng vo trả lời câu hỏi rất thẳng của nữ Thiếu tướng Zao Yun Zhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung–Mỹ, Học viện Kỹ thuật TQ, trong vai một nữ phóng viên báo Nhân Dân của TQ.

Câu hỏi: “Ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?”. Câu trả lời: “Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại”.

Bài đọc không hề nêu tên nêu tội của đối tượng. Rồi lắp bắp trả lời một câu hỏi vặn của tướng giặc, rằng, diễn giả thấy không cần nhắc lại cái điều chưa nêu ấy.

Cử tọa Sangri-La 12 sẽ phải kết luận thế nào về tay lãnh đạo thuộc hàng đỉnh điểm của VN đã hồn nhiên bẻ cong sự kiện không dám nêu thành không cần nhắc, ngay trước mặt các học giả/quan chức/tướng lãnh/phóng viên quốc tế, ở đây? Thế thì làm sao tin hắn, nói gì là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia?

Độc giả khắp nơi sẽ phải kết luận thế nào về sự né tránh một cách sợ hãi không cần che giấu đó của một kẻ đang đứng trên đỉnh chóp quyền lực chính trị của VN?

Nhắn gửi ư?

Điều cốt lõi này được đề cập ở ngay trước và sau cái chấm xuống dòng đoạn văn đầu tiên của bài đọc: “Mất lòng tin là mất tất cả”, và “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược”. Khiến cử tọa (là những nhân vật am tường chuyện thế giới) phải bất giác liên tưởng đến bài diễn văn của Tập Cận Bình ở Hoa Thịnh Đốn ngày 15-02-2012, tức là chỉ mới năm ngoái, được Tân Hoa Xã tường thuật lại dưới tựa đề: “China, U.S. should increase strategic trust, respect mutual core interests”. Tạm dịch thoát ý là “TQ, Hoa Kỳ nên củng cố lòng tin chiến lược, tương kính quyền lợi cốt lõi chung”. Trong bài này, Tân Hoa Xã đã ghi rất rõ ở dòng thứ ba: “…’Without trust, one can achieve nothing,’ Xi said, citing a Chinese saying”. Lại phỏng dịch: “…’Không có lòng tin, người ta chẳng đạt được gì’, Tập nói, dẫn lại một ngạn ngữ của người Tàu”.

Tập còn giải thích thêm trong bài diễn văn vừa dẫn: “strategic trust is the foundation for mutually beneficial cooperation”. Đoạn này không cần phải lược dịch, bởi đã được chép lại bằng tiếng Việt (gần như nguyên văn) trong bài đọc khai mạc Sangri-La 12: “Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Cử tọa của Sangri-La Dialogue có thể hơi bị hoang mang khúc này: Thủ tướng DUNG thuổng nhẹ ý tưởng của Phó chủ tịch nước XI? Hay Thủ tướng DUNG nhấn mạnh giúp ý tưởng của Phó chủ tịch nước XI, trong hội nghị quý phái này? Lắm người nghiêng về giả thiết hai. Bởi rất nhiều người biết rõ, bệnh bành trướng của Bắc Kinh là một chứng di căn qua nhiều triều đại, và không ai chờ đợi toa thuốc của một y tá vườn.

Hóa ra, trọng tâm của bài đọc, triết lý “Lòng Tin Chiến Lược” này, chẳng phải để nói với các nước, trên cương vị một thủ tướng của VN, mà chính thực là nói giùm cho TQ với tất cả các nước còn lại một lý thuyết mới (chia đôi sân chơi thế giới một cách có trách nhiệm cam kết) mà Tập Cận Bình đã đề nghị với chính quyền Mỹ ngay trước khi lên ngai hoàng đế thiên triều.

Kêu gọi ư?

Bắc Kinh còn muốn bảo ban thêm điều gì nữa với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á? Thì đây, vẫn qua dẫn đề khai mạc Sangri-La 12: “Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn”.

Chính vì thế mà khi TS Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đặt câu hỏi: “Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là VN đồng ý với Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?”… thì ông nhận được một câu trả lời ở cực đỉnh của cái mà người Cà Mau kêu bằng …trớt quớt: “Thưa các bạn, vấn đề Philippin kiện TQ ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26-4-2013, Chính phủ VN đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị”.

Nội dung bản tuyên bố đó là gì? “Yes” hay “No” đối với câu hỏi? Tại sao không thể tóm tắt và nhắc lại cho người hỏi yên tâm? Mr. DUNG không nhớ rõ? Không nắm vững vấn đề luật hàng hải quốc tế? Hay có điều gì không tiện đối với Phi, quan trọng hơn nữa là đối với Tàu? Có phải vì Phi đã từng sử dụng giải pháp “cứng rắn” đủ để Bắc Kinh phải nhíu màu/nhăn mặt/chùn tay và “ta” đã được dặn là không nên để đại ca giận cá chém thớt?



Vận động ư?

Bài đọc nhấn mạnh rất rõ quan điểm của Hà Nội: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác…”.




Hầu như hàng năm, sau mỗi kỳ có báo cáo nhân quyền của Mỹ hoặc Châu Âu, Việt Nam đều có bài học thuộc lòng và người phát ngôn lên đọc câu này: “Trước hết cần khẳng định Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Mọi người dân được thực thi các quyền của mình trong khuôn khổ luật pháp”.




tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương