TỪ chỉ VỊ trí trong tiếng nhật và tiếng việT


TØNH L¦îC NG÷ DôNG Vµ TØNH L¦îC TOµN PHÇN TRONG V¡N B¶N TIÕNG VIÖT



tải về 2.37 Mb.
trang13/19
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.37 Mb.
#25593
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19



TØNH L¦îC NG÷ DôNG Vµ TØNH L¦îC TOµN PHÇN TRONG V¡N B¶N TIÕNG VIÖT

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






GS.TS Phạm Văn Tình*


Trong tất cả các trường hợp tỉnh lược mà chúng tôi từng xét trước đây, hầu hết các lược ngữ đều có thể phục hồi trở lại (dù ở dạng một phần hay ở dạng đầy đủ) bằng cách đối chiếu ngữ trực thuộc hiện hữu với các chủ ngôn liên kết với nó. Các hiện tượng lặp từ, đồng dạng, có một sự tương thích nhất định về cấu trúc là tiền đề cho phép suy ra một cấu trúc giả định. Đó là những dấu hiệu được coi là tường minh mà người nghiên cứu không thể không lấy đó làm căn cứ. Nhưng có nhiều trường hợp xuất hiện ngữ trực thuộc tỉnh lược Chủ - Vị thì ta rất khó truy tìm ra các dấu hiệu đó. Điều đáng nói là người nghe (hay người đọc) hoàn toàn vẫn hiểu được, thậm chí có khi vô tình không nhận ra sự bất thường đó. Đây là những trường hợp mà Halliday và Hasan gọi là những yếu tố ngoại chỉ (exophoric): “Hiện tượng tỉnh lược thông thường là mối quan hệ trùng lặp. Đôi lúc sự giả định trước trong một cấu trúc tỉnh lược có thể là ngoại chỉ... Đó là văn cảnh cung cấp thông tin cần thiết để giải nghĩa cho việc này” [Halliday & Hasan 1976:144]. Bài viết này bàn về hai trường hợp tỉnh lược khá đặc biệt. Đặc biệt về ngữ cảnh và mức độ tỉnh lược. Đó là hiện tượng tỉnh lược toàn phần dựa vào ngoại cảnh (ngoại chỉ) và tỉnh lược bỏ trống hoàn toàn phát ngôn (hành vi im lặng).

1. Tỉnh lược Chủ - Vị dựa trên các yếu tố ngoại chỉ

Đây là một dạng tỉnh lược mà nhân tố ngữ cảnh giữ vai trò quan trọng. Trước hết, ta thử xem xét các ví dụ:

(1) Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn. ф Phù phù! ф Nóng! ф Xuỵt xoạt! ф Cay! ф Ngon quá!

Ai cũng yên bụng. Không ai để ý đến nó nữa. Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tô. Họ pha trò. Họ cười ha hả.

Nó vẫn ăn. фNgon quá.

*

фNăm phút ...



фMười phút ...

(Nguyễn Công Hoan)

Ở ví dụ (1) có hai phát ngôn đứng làm chủ ngôn (Bà ấy múc cho nó một bát đầy. Nó ăn.) sau đó là các ngữ trực thuộc xuất hiện liên tiếp. Mạch thông báo cho chúng ta hiểu các phát ngôn tiếp theo, có thể là: Nó thổi phù phù. Bát bún nóng. Nó húp xuỵt xoạt. Bún riêu cay. Nó ăn (trông) ngon quá! Dĩ nhiên ở đây chưa có gì, người ta hoàn toàn có thể hiểu và chúng ta cũng chưa thấy nổi lên điều gì quá đặc biệt.

Tuy nhiên, đến hai phát ngôn được tách hẳn ra ở hai đoạn cuối thì ta thấy rõ ràng là có vấn đề. “Năm phút ...”, “Mười phút ...” chỉ là một danh từ giữ vai trò trạng ngữ thời gian. Tham tố này chỉ ra rằng “có một sự tình đã diễn ra”. Sự tình đó ở đây là sự tình nào: nó ám chỉ việc thằng bé nọ ăn bún riêu hay một loạt các hành động khác: Không ai để ý ... Họ nghênh xe đạp. Họ nhìn ô tô... Tham tố thời gian ở đây không nhằm bổ trợ cho một hành động cụ thể nào, nó có giá trị liên kết với cả chuỗi phát ngôn trên. Ta có thể ngầm hiểu là “Tất cả sự việc đó đã diễn ra được năm phút, mười phút”. Rõ ràng, lôgic của sự kiện tạo ra tiền đề mạch lạc cho cả chuỗi phát ngôn, và tình huống góp phần đắc lực trong việc xây dựng các phát ngôn tỉnh lược, Halliday gọi đó là các dạng tỉnh lược huống chỉ (cataphoric ellipsis). Nó khác hoàn toàn với các trường hợp liên kết hồi chỉ hay khứ chỉ, vì ở đó các yếu tố hồi chỉ (khứ chỉ) có một sở chỉ là ngữ đoạn đứng trước hay sau nó. Còn “kiểu tỉnh lược này không tiền giả định bất kỳ thành phần ngôn bản phía trước nó, mà chỉ thuần tuý tận dụng lợi thế của cấu trúc hiển hiện trong tình huống” [Halliday 1998: 63]. Nhiều khi các yếu tố huống chỉ xuất hiện trong những phát ngôn bất thường trong một cuộc đối thoại này: фTử tế lắm (Ông làm như vậy (là) tử tế lắm); фQuá nhạt (Vở kịch này quá nhạt), v.v... Lúc đó, người nói và người nghe tự tìm ra các nhân tố tình huống được phát sinh ngay trong lúc bối cảnh phát ngôn. Các nhân tố tỉnh lược đã được ngữ cảnh hoá:

(2) - Xeф!

- ф Đây!


Ba chân bốn cẳng anh ấy chạy vội lại phía có người đợi, hạ hai càng xuống.

(Nguyễn Công Hoan)

Tình thế và hoàn cảnh lúc đó cho phép anh xe không cần dài dòng: “Có xe tôi đây”. Cả hai lúc đầu chỉ là hai người đi trên phố như bao người không quen biết khác. Cử chỉ (vẫy xe) cùng với khuôn mặt hướng tới anh xe đứng gần cho phép thiết lập một bối cảnh đối thoại và một phát ngôn (dù tỉnh lược triệt để) vẫn phát huy hiệu lực, nó phụ thuộc vào những hàm nghĩa tình thái mang sắc thái đánh giá chủ quan của những người tham gia giao tiếp.

Rõ ràng, việc giải mã ngữ nghĩa đó cần phải tận dụng triệt để các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp đó thể hiện thông qua một loạt phát ngôn. Một phát ngôn ngắn gọn như vậy tự thân chưa định được giá trị của bản thân nó. Trong các trường hợp tỉnh lược huống chỉ thì sự mạch lạc (coherence) là xương sống cho sự tồn tại của các ngữ trực thuộc, vì các dấu hiệu liên kết hình thức rất mờ nhạt, khó xác định. Nhưng mạch lạc lại cũng có những dạng biểu hiện rất phức tạp, nhiều chiều, nhiều hướng. “Mạch lạc trong văn bản là hiện tượng có vẻ như vừa có phần thực lại vừa có phần hư: Có chỗ có thể vạch nó ra một cách rạch ròi lại cũng có chỗ khó nắm bắt về sự tinh tế và tính phức tạp của hiện tượng” [Diệp Quang Ban 1998: 73-74]. Đây chính là vấn đề cần phải xem xét để đưa ra lý giải có luận cứ xác đáng.

Bởi vì, trước đó có nhiều tác giả bàn về những phát ngôn đứng có vẻ độc lập trong văn bản hoặc được sử dụng bất thường trong giao tiếp lời nói. Chúng là những yếu tố có chức năng nào và cái gì giúp cho chúng có khả năng tồn tại? Những phát ngôn như: “Nào, nào”, “Tàu bay, tàu bay!” hay là hai phát ngôn mà ta vừa xét trên: “Năm phút ...”, “Mười phút ...” được Nguyễn Kim Thản gọi là các câu danh xưng. “Câu danh xưng là loại câu trong đó chỉ có một thể từ nói lên sự vật và không thể nào gọi đó là thành phần gì cả” [Nguyễn Kim Thản 1997: 580-582]. Một số tác giả Nga [Russkij jazyk 1979: 67] cũng có cách nhìn gần như vậy và gọi chúng là câu định danh. Trần Ngọc Thêm gọi chúng là các ngữ trực thuộc tỉnh lược định danh vì ông cho rằng, nó khác với các ngữ trực thuộc khác có giá trị liên kết hiện diện, còn những trường hợp này hướng liên kết của nó lại có tính khiếm diện. “... NTT tỉnh lược định danh có liên kết tỉnh lược gián tiếp. Khái niệm “tỉnh lược gián tiếp” dùng để chỉ những trường hợp tỉnh lược có tính chất trung gian giữa liên kết hiện diện và khiếm diện” [Trần Ngọc Thêm 1999: 195-196], v.v…

Những cách hiểu về câu danh xưngcâu định danh rõ ràng quá thiên về tính độc lập của bản thân mỗi phát ngôn, do chỗ không tìm ra một căn cứ khả dĩ để xác định chức năng của nó với tư cách là một thành phần nào đó trong câu. Còn nếu cho đó là một dạng ngữ trực thuộc tỉnh lược định danh vì tính chất “bán hiện diện” của nó cũng chưa hẳn nêu lên giá trị liên kết thực của các phát ngôn này. Chúng hoàn toàn được chấp nhận, thậm chí trong một ngữ cảnh hẹp, không phụ thuộc vào một ngữ nghĩa trung tính nào (kiểu như Ga Hà Nội như ví dụ của Nguyễn Kim Thản) tức là chúng có giá trị giao tiếp hiện hữu. Bối cảnh phát ngôn đủ khả năng giúp người nghe giải mã những thông tin này. Chính Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng, việc khôi phục các ngữ trực thuộc “tỉnh lược gián tiếp dựa vào phép liên tưởng. Công thức khôi phục tỉnh lược sẽ được nêu ra cho từng kiểu liên tưởng, tuỳ thuộc vào quan hệ ngữ nghĩa mà chúng dựa vào” [Trần Ngọc Thêm 1999: 198].

Cách thức khôi phục dựa vào sự liên tưởng chính là các nhân tố tạo nên sự mạch lạc trong diễn ngôn. Những nhân tố đó có thể được hình thành từ những topos (lẽ thường) chung, cũng có thể dựa vào những topos tình thái hay topos ngữ dụng. Theo Gal”perin, “Thái độ của người nói (người viết) đối với hiện thực được xem như một đặc trưng cơ bản của tính tình thái” [Gal”perin 1987: 226]. Vì vậy, bản thân ngữ cảnh tình thái cho phép chúng ta có những suy luận từ một phát ngôn tỉnh lược loại này. Ví dụ:

(3) Hạnh đứng lặng im. Ông Phúc vừa lục lọi tung cả đống quần áo vừa can bà chị:

- Chị nên bình tĩnh mới được, còn bạn bè nó trên gác kia kìa... Thoa này, cháu thử nhớ lại xem có tháo cái nhẫn ra rồi để đâu không?

- Có lẽ ... ф - Thoa hơi nhăn trán suy nghĩ.

(Nguyễn Huy Thiệp)

Phát ngôn “có lẽ” có vẻ không ăn nhập với các phát ngôn xuất hiện trong đoạn hội thoại. Nó là một câu nói có vẻ “lửng lơ” nhưng người đọc hoàn toàn có thể suy đoán bằng phân tích những diễn biến tâm lý của nhân vật Thoa. Sự buột miệng gần như vô tình đưa người nghe vào một hiện thực mới vừa được mở ra trong ngữ cảnh: Thoa vẫn đang ở trong tình trạng nghi ngờ và hướng nghi ngờ ở đây chưa xác định. Cũng là một phát ngôn “có lẽ” như vậy, nó hoàn toàn có thể được hiểu khác trong những hoàn cảnh giao tiếp khác, thậm chí ngay cả khi ta thử thay đổi một vài phát ngôn trong ví dụ trên:

(3a) Hạnh đứng lặng im. Ông Phúc vừa lục lọi tung cả đống quần áo vừa nói:

- Này chị, tôi thấy trong đám bạn bè lúc nãy, hình như có cái thằng mặc áo vàng cứ quanh quẩn ở đây ...

- Có lẽ ... ф - Thoa hơi nhăn trán suy nghĩ.

Hoặc giả là ông Phúc không nói, mà chỉ thực hiện một động tác đánh mắt lên gác, về hướng có “thằng cha mặc áo vàng” thì vẫn có thể xuất hiện một phát ngôn “Có lẽ” và cũng đem lại một cách suy luận tương đương.

Vì vậy, có thể nói, tỉnh lược căn cứ vào các nhân tố ngoại chỉ là một dạng tỉnh lược nằm trong phạm vi văn bản, tức là trong sự hành chức của diễn ngôn. Người nói và người nghe có thể có những tri thức nền giống nhau khi bắt đầu cuộc giao tiếp, nhưng những tri thức đó phải “chìm” vào trong từng bối cảnh và hình thành nên các nhân tố bổ trợ cho sự hiểu phát ngôn một cách đủ nghĩa, không nhầm lẫn. Phép liên tưởng được coi là thao tác cần yếu để khôi phục các phát ngôn tỉnh lược loại này. Đương nhiên, đó là một quy trình rất phức tạp, đòi hỏi phải có những bước nghiên cứu kỹ hơn. Cũng theo Gal”perin, “Những hình thức mạch lạc liên tưởng có thể vượt ra ngoài một khuôn khổ văn bản, và điều đó đặc biệt gây khó khăn cho quá trình hiểu (giải mã) văn bản” [Gal”perin 1987: 160].

2. Im lặng - một dạng tỉnh lược ngữ dụng (tỉnh lược tình thái)

Trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta rất hay bắt gặp những tình huống “bỏ trống phát ngôn”, tức là người nói tự nhiên im lặng hay một đoạn văn bản bị gián đoạn. Sự im lặng đó theo cách phân loại của chúng tôi là một dạng tỉnh lược toàn phần. Đó là điều không bình thường đối với một cuộc đối thoại bình thường1. Một cuộc đối thoại bình thường là một cuộc đối thoại có người nói lời và người đáp lời. “Trao đáp là vận động cơ bản của hội thoại” [Đỗ Hữu Châu và Cao Xuân Hạo 1997: 22]. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, người nói vẫn có thể lâm thời làm gián đoạn cuộc thoại bằng một sự im lặng mang tính chuyển tiếp, đó là sự tỉnh lược toàn phần có giá trị giao tiếp.

R. Mihallă cho rằng “Sự im lặng trở nên thích đáng, với tư cách là một hành vi, chỉ khi đối chiếu với những tình huống” [Dẫn theo Nguyễn Dương 1996: 46]. Im lặng là một trong những dạng tỉnh lược phức tạp, người nghiên cứu không được phép chủ quan gán ghép bất cứ ý nghĩa nào cho một hành vi im lặng nếu chưa đối chiếu nó với các phát ngôn trong mạch diễn ngôn. Sự im lặng ở đây cũng được xét như sự lược bỏ hoàn toàn một lượt lời lẽ ra cần phải có trong giao tiếp đối đáp. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các tình huống im lặng nhằm diễn đạt các nội dung ngữ nghĩa, cụ thể là biểu thị các thái độ khác nhau.

2.1. Xét ví dụ

(4) Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu:

- Lúc nãy, mẹ con mày ăn cám phải không?

Gái gượng cười cãi:

- Ăn chè đấy chứ!

Bố nó chép miệng:

- Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày khổ từ trong bụng mẹ...

Cái Gái cúi đầu không nói. (= ф = im lặng)

(Nam Cao)

Đoạn thoại trên được xen kẽ bởi các phát ngôn được người viết thêm vào nhằm giải thích thêm các trạng thái diễn biến tâm lý nhân vật (Gái gượng cười cãi; Bố nó chép miệng; ...). Riêng phát ngôn cuối cùng “Cái Gái cúi đầu không nói” thì lại là một phát ngôn thuần tuý miêu tả sự tình, trong giao tiếp nó sẽ là một sự im lặng không đáp lời. Không phải người nói có ý kết thúc cuộc thoại (chẳng hạn thấy không có gì đáng nói tiếp thì im lặng để từ đó tiếp tục chuyển hướng đề tài trao đổi) mà sự im lặng ở đây rõ ràng có lý do: Người nói (cái Gái) cảm thấy đang ở một tình huống rất khó trao lời, vì người nói trước (ông bố) đã đưa ra một luận cứ có giá trị tới mức bác bỏ hoàn toàn tính xác thực của phát ngôn trước đó (Chè đâu mà ăn, cơm còn chẳng có nữa là chè). Sự im lặng ở đây ngầm được hiểu là một sự thừa nhận sự tình mà người khác vừa nêu ra. Tâm trạng của cái Gái là, thừa nhận lời bố nói là đúng, vậy phát ngôn của mình vừa nói ở trên là sai, là một sự nói dối vụng về. Suy rộng ra, sự im lặng chứng tỏ cái Gái đã thấm thía một điều: nếu không coi đó là một sự tủi nhục thì cũng là một sự thật hết sức đau lòng.



2.2. Trong hội thoại, nhiều khi lời nói im lặng cũng có giá trị như một sự thừa nhận, một sự bất lực trong việc tiếp tục bày tỏ ý lập luận của mình. Ví dụ:

(5) - Sao con không lo ôn bài vở? Đã học kém còn lười vậy sao đậu được?

- Ba đừng lo. Thầy giáo con nói con vẫn được điểm khá mà.

- Đâu có? Đây, sổ liên lạc thầy giáo vừa đưa cho ba đây này. Toàn hai là hai...

- ф

- Có đúng đây là điểm của con không?



- Ba đưa đây! Sao thầy lại không đưa trực tiếp cho con nhỉ?

(Tuổi trẻ Cười, 1986)

Rõ ràng, người nói đã ở hoàn cảnh bị dồn vào thế bí, bị “đuối lý” và nếu trả lời rất dễ bị bẽ mặt, mất thể diện. Sự im lặng được coi như một cứu cánh tình huống giúp người nói hy vọng vớt vát thể diện bằng các phát ngôn đáp nhưng lạc đề. Đó là một sự im lặng đánh trống lảng mà kết cục nhiều khi không đoán trước được. Có thể ông bố vô tình bị kéo theo vào sự chuyển hướng đó (chẳng hạn quay sang hỏi: Chắc là thầy gặp ba nên đưa luôn) hoặc có thể ông bố sẽ nổi giận về thái độ thiếu thành khẩn của cậu con trai (và rất có thể cậu con sẽ bị ăn đòn như chơi). Tính bất định của các hướng giao tiếp kiểu như vậy là rất cao.

2.3. Lại có những trường hợp sự im lặng là một dấu hiệu phản đối của người nghe. Chẳng hạn ví dụ sau (đã lược bớt những chi tiết không cần thiết):

(6) Nó đã sắp nói một lời gì để can cha, thì cha đã bảo:

- Còn mày thì tao cho người ta cưới.

Chuyện cưới xin khiến Dần thèn thẹn. Thành thử nó lại không tìm được câu gì để nói (= im lặng). Vẫn người bố nói:

- Thôi thì trước sau gì cũng một lần. Có rùi gắng cũng chẳng rùi gắng được bao nhiêu ... Thấy người ta nói mãi tao cũng nể ...

- Nể! Nể cái gì! Thầy cứ bảo rằng: Mẹ con chết đi rồi, hai em thì còn dại, chỉ có con hơi lớn một tí phải ở nhà thổi cơm nấu nước.

(Nam Cao)

Sự im lặng giữa chừng của cô gái đang ẩn chứa một thái độ, nhưng thái độ như thế nào (đồng ý hay không đồng ý) thì người bố cũng chưa xác định được. Việc diễn giải dài dòng của ông chứng tỏ ông tiếp tục thăm dò để khẳng định thái độ đó. Phát ngôn tiếp theo của cô gái không những có giá trị nối tiếp cuộc thoại mà “tường minh hoá” thái độ im lặng vừa rồi của mình. Tuy nhiên diễn biến tiếp theo chứng tỏ sự im lặng sau đó lại có sự chuyển hướng theo chiều ngược lại, bằng các phát ngôn đối đáp khác:

(7) (Sau một đêm người bố ra sức thuyết phục và cô gái tiếp tục im lặng)

Thầy nó bảo:

- Hôm nay mày phải xuống chợ một tí, con ạ.

- Mua bán gì mà đi chợ?

- Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ?

- Chào! ... Vẽ chuyện!

(Nam Cao)

Lần này thì các phát ngôn đáp lời của cô gái (dù có vẻ vu vơ: Chào! ... Vẽ chuyện) đã bộc lộ ý chấp nhận (Nếu không cô sẽ trả lời bằng một câu, đại loại: Con đã nói là con nhất quyết không đồng ý rồi ...). Nó đồng thời giúp ông bố xác nhận được thái độ của sự im lặng trước đó. Không có các phát ngôn tiếp theo người bố sẽ rơi vào tình huống không thể đoán định được sự diễn biến tâm lý trong lòng cô con gái của mình. Từ đó, nó cho phép tiếp tục mạch diễn ngôn theo chiều hướng tích cực và định hướng cho hành động tiếp theo của cả hai.



2.4. Lại có những trường hợp im lặng liên tiếp trong một cuộc thoại. Ở đây có sự biểu hiện mức độ về thái độ của nhân vật giao tiếp. Chẳng hạn:

(8) ... Vừa nom thấy hắn, cụ Triệu đã đỏ mặt tía tai, hét lớn:

- AQ thằng nhãi ranh lếu láo! Mày nói mày là đồng tông với tao phải không?

AQ nín thinh (= im lặng). Cụ Triệu càng tức, xấn lại mấy bước:

- Mày dám nói láo! Làm sao tao lại có thể đồng tông với một đứa như thế kia. Mày họ Triệu à?

AQ nín thinh (= im lặng) toan tháo lui, cụ Triệu nhảy xổ tới giáng cho một cái tát:

- Làm sao mày lại họ Triệu được? Mày đâu đáng mặt họ Triệu!

AQ không cãi lại (= im lặng) rằng mình “chính tông” họ Triệu mà chỉ đưa tay lên xoa xoa má bên trái, rồi cùng thầy trương tuần rút lui.

(Lỗ Tấn)

Sự im lặng tuyệt đối “không dây lời” của AQ không phải là một thái độ bất hợp tác. AQ chính thức thừa nhận sự huênh hoang, có phần “nói hớ” của mình trước đó bằng im lặng. Người nói (cụ Triệu) thừa biết điều này nên tỏ thái độ lấn át, muốn hạ uy tín bằng các lời xúc phạm miệt thị, một hành vi đe doạ thể diện đối tượng đang tham thoại. Sự im lặng liên tục của AQ là một thái độ không bình thường, chứng tỏ AQ chấp nhận một cách nhẫn nhục như ngầm thừa nhận sự yếu thế của mình. Những tình huống như vậy thường xảy ra ít (vì người nói có thể im lặng rồi bỏ đi hoặc không tiếp tục trao đổi), tuy nhiên, mỗi một lần im lặng tiếp theo là một lần khẳng định thái độ của người nghe ở mức độ cao hơn. Nó có thể bộc lộ thái độ đồng ý, thừa nhận, bác bỏ, khinh bỉ hoặc lưỡng lự ... Nhưng dù thái độ thế nào đi chăng nữa thì nó cũng luôn luôn diễn biến theo một hàm biến thiên từ thấp đến cao.



2.5. Việc phục hồi các phát ngôn tỉnh lược toàn phần như vậy rất khó. Thực tế thì sự im lặng cần được coi như sự tỉnh lược toàn bộ một lượt lời của người tham thoại. Lượt lời đó có thể là một hay nhiều phát ngôn nhưng ý nghĩa của nó dường như nằm trong một câu đáp có hàm ý lựa chọn (có/không). Hơn nữa, im lặng lại có chức năng như một thông điệp ngầm ẩn mà giá trị của nó chỉ được xác lập nhờ các phát ngôn trước (nếu im lặng ở cuối) hoặc các phát ngôn sau (nếu im lặng ở giữa). Không nhờ các phát ngôn liên kết này thì người đọc sẽ không bao giờ giải mã cho đúng được ý nghĩa của sự im lặng. Đành rằng im lặng có lúc là tốt (Lời nói là bạc, im lặng là vàng) nhưng nó chỉ có giá trị khi nó xuất hiện đúng lúc đúng chỗ trong chuỗi phát ngôn giao tiếp. Và sẽ là vô nghĩa nếu cứ im lặng triền miên một phía vì nếu cứ như vậy thì còn đâu là giao tiếp nữa. Như thế nó đã vi phạm tới điều kiện cơ bản của hội thoại là tuân thủ sự luân phiên lượt lời. Bản thân sự im lặng chỉ có giá trị ngữ nghĩa đích thực khi nó được chêm xen với các phát ngôn trong giao tiếp. Điều kỳ lạ là chính trong những trường hợp mà người nói chọn sự im lặng xác đáng nhất, thì hàm nghĩa của nó lại lớn hơn nhiều bất kỳ một phát ngôn (hay cả chuỗi phát ngôn) nào đó trong hiện thực.

3.1. Những gì vừa phân tích trên đây trước hết cho phép chúng ta có thể đưa ra một nhận định: ngữ trực thuộc tỉnh lược Chủ ngữ + Vị ngữ trong tiếng Việt có nội dung và cách thức biểu hiện khác biệt. Nó khác cơ bản so với hai ngữ trực thuộc Chủ ngữ và Vị ngữ không chỉ ở thành phần của lược ngữ mà còn kéo theo sự biểu hiện về liên kết ngữ nghĩa phức tạp, khó nắm bắt. Đây chính là một trở ngại lớn của người viết trong việc nhận diện và phân xuất miêu tả ngữ trực thuộc kiểu loại này.

3.2. Chính từ đây, chúng ta mới có điều kiện đầy đủ nhất để kiểm chứng khả năng thực hiện các chức năng thực hiện thông báo của từ tiếng Việt, đặc biệt là các hư từ. Sự chi phối của các phát ngôn trong bối cảnh hiện hữu cho phép các hư từ đảm đương các gánh nặng ngữ pháp và ngữ nghĩa tới mức tối đa. Sự im lặng (tỉnh lược tuyệt đối) cũng là một dạng biểu hiện đáng lưu ý khi nó được xem xét như một thông điệp ngữ nghĩa ngầm ẩn với nhiều hướng khác nhau, tuỳ thuộc hoàn toàn vào ngữ cảnh.

3.3. Các nhân tố ngữ dụng đã tham gia tích cực vào việc hình thành các điều kiện cho phép tỉnh lược Chủ ngữ + Vị ngữ trong hoàn cảnh có thể: khả năng đơn hoá câu đơn, sử dụng các tình huống lựa chọn hiển ngôn và ngầm ẩn trong câu hỏi, tận dụng triệt để các yếu tố thường mang tính đặc thù của ngữ cảnh (ngữ cảnh lâm thời). Chính điều đó đã tạo nên những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng rất đa dạng.

3.4. Do đặc thù hạn chế về điều kiện tỉnh lược, phạm vi của chủ ngôn và kết ngôn (ngữ trực thuộc) thường là hẹp vì nếu mở rộng sẽ dễ làm mờ mối liên kết, đặc biệt là liên kết ngữ nghĩa. Có thể nói giữa các phát ngôn ở đây có mối liên hệ rất chặt chẽ. Khả năng phục hồi chính xác các phát ngôn giả định cũng là điều không đơn giản do các dữ kiện cho trước nhiều khi chưa thật sự rõ ràng, tiềm tàng nhiều nhân tố khả biến. Chính vì vậy, vấn đề này còn phải tiếp tục xem xét, đào sâu hơn nữa để sáng tỏ những hiện tượng tỉnh lược toàn phần, đặc biệt là tỉnh lược theo hướng ngữ dụng giao tiếp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đỗ Hữu Châu, “Các yếu tố dụng học của tiếng Việt”, tạp chí Ngôn ngữ (4), (1985), tr.14-16.

  2. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội, (1988).

  3. Cao Xuân Hạo (Chủ biên) – Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm, Câu trong tiếng Việt (cấu trúc - nghĩa - công dụng), NXB Giáo dục, Hà Nội, (1992).

  4. Huỳnh Công Minh Hùng, Tỉnh lược chủ ngữ trong văn bản trên cứ liệu tiếng Việt, Báo cáo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh, (1998).

  5. Nguyễn Thượng Hùng, Tỉnh lược chủ ngữ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, tạp chí Ngôn ngữ (1), tr.52-56, (1992).

  6. Nguyễn Thiện Nam, Hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ trong tiếng Nhật đối với lỗi giao thoa trong tiếng Việt của người Nhật Bản”, tạp chí Ngữ học Trẻ 97, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội, (1997).

  7. Panfilov V. X., “Sự đánh giá về lượng tính trọn vẹn cú pháp của câu”, tạp chí Ngôn ngữ (1), (1990), tr.29-30.

  8. Lê Xuân Thại (1994), Câu Chủ - Vị tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  9. Nguyễn Thị Việt Thanh, Hệ thống liên kết lời nói, NXB Giáo dục, Hà Nội, (1999).

  10. Lý Toàn Thắng, “Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu”, Ngôn ngữ (1), (1981), tr.46-54.

  11. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, (1999, tái bản), Hà Nội.

  12. Phạm Văn Tình, “Về khái niệm tỉnh lược”, tạp chí Ngôn ngữ (9), (1999), tr.56-68.

  13. Phạm Văn Tình, “Cấu trúc giả định của các phát ngôn tỉnh lược”, tạp chí Ngôn ngữ (1), (2001), tr.74-79.

  14. Phạm Văn Tình, Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, (2002).

  15. Asher R. E. (Ed.), The Encyclopaedia of Language and Linguistics (10 vol.), Pergamon Press, Oxford - New York - Seoul – Tokyo, (1994).

  16. Halliday M. A. K., An Introduction to Functional Gramar, Arnold, London - New York - Sydney – Aucland, (1998).
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương