See discussions, stats, and author profiles for this publication at



tải về 1.04 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2023
Kích1.04 Mb.
#55194
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
BaivietTCNhanlucHVCBTPHCM5-2021

cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở đâu và 
bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên 
lý đó cũng phải tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử 
đương thời, và do đấy không nên quá câu nệ 
vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối 
(4)
C.Mác & Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập (tập 19, trang 305). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.


THS. NGuyễN Hữu HOàNG, TS. TRầN VăN HuấN 
- PHảN BÁC MỘT SỐ...
24
chương II.”
(5)
Chúng ta nhớ rằng, quan điểm lịch sử - 
cụ thể và quan điểm phát triển là một trong 
những đóng góp xuất sắc của Chủ nghĩa Mác 
- Lênin, không có cớ gì trong tư duy lý luận 
và thực tiễn những lãnh tụ của các lý thuyết 
ấy lại không tuân thủ nó một cách thuần 
thục và nghiêm cẩn. Tất cả đều được C.Mác, 
Ph.Ăngghen hay V.I.Lênin nhận thức và quán 
triệt sâu sắc trong thực tiễn cách mạng đương 
thời. Chẳng hạn, trong tác phẩm Chính sách 
kinh tế mới, Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh 
điển bởi sự đầy đủ tính hiện thực của nó về 
chủ nghĩa xã hội mà lâu nay chúng ta lãng 
quên, không biết hoặc cố tình chối bỏ, phủ 
nhận trong chỉ đạo thực tiễn. Người nói: 
“Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt nhất 
của nước ngoài: Chính quyền Xô-viết + trật 
tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và tổ chức các 
tơ - rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ 
ect. ect + + = ∑ chủ nghĩa xã hội”
(6)
. Cách viết 
“ect. ect” (nghĩa là “vân vân”, “còn nhiều thứ 
khác nữa”) của V.I.Lênin trong công thức này 
thể hiện tư duy phát triển, “mở” trong chỉ đạo 
thực tiễn về xây dựng chủ nghĩa xã hội đến 
nay vẫn còn nguyên giá trị phương pháp luận, 
nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới 
phẳng, phát triển khoa học, công nghệ như 
hiện nay.
Từ những luận cứ như trên, tại sao lại 
khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là lỗi thời? 
Phải chăng, chính những người cố tình phủ 
nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin mới là những 
người nhầm lẫn, cố tình nhầm lẫn, hoặc cố 
(5)
C.Mác & Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập (tập 18, trang 128). 
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
(6)
V.I. Lênin (1977). Toàn tập (tập 36, trang 684). Hà Nội: Nhà 
xuất bản Tiến bộ.
gắng không nhìn thấy bản chất khoa học, cách 
mạng, nhân văn của nó. Liệu họ đã đủ tỉnh 
táo, sâu sắc, khách quan và “biện chứng” khi 
xem xét, đánh giá về thực tiễn xây dựng, phát 
triển đất nước của Việt Nam? Vậy phải chăng 
sự lỗi thời lại bộc lộ ở chính cách ai đó chưa 
nghiên cứu đủ sâu sắc, tường tận và bằng tinh 
thần cầu thị của những bậc “quân tử”, dẫn tới 
việc chưa vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin 
một cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn 
để giải quyết các vấn đề cách mạng xã hội 
chủ nghĩa nói chung và của Việt Nam? Đó 
cũng là sự cảnh tỉnh đối với chúng ta, những 
người cộng sản đã và đang thừa hưởng di 
sản tư tưởng vĩ đại của C.Mác, Ăngghen và 
V.I.Lênin.
Thứ hai, phải khẳng định, quan điểm “Đại 
hội XIII cần bỏ cụm từ “nền tảng tư tưởng”, 
cứ lý thuyết nào đúng thì theo” của các thế 
lực thù địch, cơ hội là âm mưu thâm độc, bởi 
nếu chúng ta không nắm rõ bản chất chế độ 
chính trị Việt Nam và lịch sử dân tộc, rất dễ 
bị đánh lừa.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa 
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm 
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động. 
Điều này được ghi trong văn kiện quan trọng 
của Đảng và Hiến pháp nước ta. 
Vậy nếu bỏ cụm từ “nền tảng tư tưởng” 
nghĩa là thế nào và hậu quả ra sao? Từ bỏ “nền 
tảng tư tưởng” của Đảng có nghĩa là từ bỏ Chủ 
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và 
phủ nhận toàn bộ những gì của học thuyết và 
tư tưởng này. Điều này cũng không khác với 
việc chúng yêu cầu chúng ta từ bỏ mục tiêu 
và định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội của 
Việt Nam, xoá bỏ vai trò cầm quyền, vai trò 


THS. NGuyễN Hữu HOàNG, TS. TRầN VăN HuấN 
- PHảN BÁC MỘT SỐ...
25
lãnh đạo của Đảng ta, từ đó, làm thay đổi bản 
chất của chế độ chính trị Việt Nam. Từ bỏ 
“nền tảng tư tưởng” cũng có nghĩa là chối bỏ 
thành tựu, công lao, sự hi sinh của biết bao thế 
hệ xây đắp nên đất nước và chế độ của chúng 
ta, là đi ngược lịch sử và khát vọng của dân 
tộc. Đó là điều không thể chấp nhận.
Vậy còn quan điểm “cứ lý thuyết nào đúng 
thì theo” là thế nào? Bản thân quan điểm xuyên 
tạc của các thế lực thù địch cũng đang cho 
thấy sự tự mâu thuẫn, phiến diện. “Lý thuyết 
nào đúng?”, thường được các thế lực thù địch 
viện dẫn và cho rằng, đó không gì khác ngoài 
mô hình, lý thuyết của chủ nghĩa tư bản như 
phải tam quyền phân lập trong tổ chức quyền 
lực nhà nước, phải đa nguyên đa đảng tham 
gia chính trường, phải giương cao ngọn cờ 
tự do, dân chủ, nhân quyền; phải thực hiện 
quyền biểu tình, lập hội và tổ chức dân sự,… 
Và họ cho rằng đó là chân lý, luôn đúng, nếu 
khác với lý thuyết và mô hình này thì hoàn 
toàn sai. Không hiếm những người vì thù hằn 
dân tộc trong lịch sử, thái độ thù địch… nên 
họ phê phán, phỉ báng tất cả những gì những 
người cộng sản làm dù nó có lợi cho dân, cho 
nước. 
Trong hành trình 30 năm tìm chân lý cứu 
nước, cứu dân, vào năm 1919, Nguyễn Ái 
Quốc khi đọc được Bản Sơ thảo lần thứ nhất 

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương