SỰ phóng xạ TƯ liệu thực tế & BÀi tập người thực hiện: Trần Đức Thiện



tải về 237.74 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2017
Kích237.74 Kb.
#32765
1   2   3   4   5   6   7

Nguyên tử hòa bình vẫn cần thiết:


Không nên để thảm họa tại các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản tác động tới đà phát triển của nền năng lượng nguyên tử - Thủ tướng Nga Vladimir Putin vừa mới nhận định như vậy.

Theo ông, trường hợp vừa xảy ra cho thấy có yếu tố thiên tai và thực trạng hao mòn và lão hóa của công nghệ. Hậu quả tai nạn tại các cơ sở hạt nhân Nhật Bản cộng với lúc này các nước châu Âu tạm thời hạn chế công việc của một số cơ sở điện hạt nhân khiến cộng đồng thế giới rất lo ngại.

Vị đứng đầu Chính phủ Nga tuyên bố: Nga vẫn tiếp tục phát triển năng lượng hạt nhân. Tình hình công nghiệp hiện đại chứng tỏ rằng nguyên tử thật sự có thể phục vụ hòa bình và đảm bảo an toàn. “Các tổ máy của nó và những trang thiết bị của nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản có từ 40 năm trước. Ngày nay trên thế giới đã có những tổ máy tốt hơn và chứng tỏ rằng năng lượng hạt nhân có thể cực kỳ an toàn. Các nhà máy điện hạt nhân hiện đại được trang bị đủ tính năng bảo vệ, loại trừ sự phát triển sự kiện theo kiểu vừa xảy ra ở Nhật Bản. Ở Nga có công nghệ như vậy, ví dụ hệ thống bảo vệ, có khả năng làm việc ngay cả trong điều kiện khóa những nguồn cung cấp điện bên ngoài - mà chính khâu này đã là nguyên nhân sự cố trong nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản”.

Cuộc tranh luận về triển vọng của nguyên tử hòa bình ở thời điểm này lại nóng lên.

Hiện nay trên thế giới có 443 tổ máy điện hạt nhân, trong đó ở Mỹ 104, ở Nhật Bản 55, ở  Nga 32 và 146 cơ sở ở châu Âu. Sản lượng của khối tổ máy này chiếm hơn 20% tổng số điện năng toàn thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội Hạt nhân thế giới, hiện nay có 62 cơ sở đang ở giai đoạn xây dựng, trong tương lai gần sẽ có 150 nhà máy được khởi công. Trong khi đó, có một số người đòi phải loại bỏ những kế hoạch như vậy. Những ý kiến vang lên rất gay gắt ở Đức. Trước sức ép từ phe đối lập, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố lệnh ba tháng kiểm tra giải pháp về vận hành các nhà máy điện hạt nhân ở nước này.

Còn nhớ trước đây đã dự kiến rằng hoạt động của những cơ sở này sẽ được kéo dài cho đến năm 2035. Như vậy, vấn đề phát triển nguyên tử hòa bình cũng sẽ trở đề tài trong đấu tranh chính trị.

Chuyên viên Nga Anton Khlopkov nhận định: “Phái đối lập sẽ lợi dụng thảm kịch ở Nhật Bản cho những lợi ích riêng của mình và thủ đoạn đó sẽ hiện hữu không chỉ riêng ở Đức. Thái độ chống hạt nhân hòa bình cũng khá quyết liệt cả ở Thụy Sĩ, nơi đã diễn ra cuộc bỏ phiếu "nên hay không nên phát triển năng lượng hạt nhân".

Theo kết quả thăm dò, ý kiến ủng hộ và phản đối là 50:50. Như vậy phần quyết định chỉ tùy thuộc vào một vài tiếng nói cá nhân đơn lẻ. Trên bình diện này, thảm kịch ở Nhật Bản hiển nhiên làm gia tăng tâm trạng sợ hãi và chối bỏ hạt nhân hòa bình”.

Tại Hoa Kỳ, một số thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa tán thành đóng băng chương trình quốc gia phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình và đang phát tán những lời kêu gọi xúc tiến ban hành đạo luật về chuyển đổi hoàn toàn sang các nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, hiện nay chưa hề có đối trọng nào để thay thế thích hợp cho năng lượng hạt nhân.

Chuyên viên Anton Khlopkov nói tiếp: “Những nguồn năng lượng thay thế như gió, mặt trời, hay điện vi sinh đều bộc lộ những hạn chế về công suất và tiềm năng, do đó không giải quyết được vấn đề cung cấp năng lượng ở tầm quốc gia”.

Tuy nhiên Pháp, Anh và Ba Lan đã tuyên bố không từ bỏ năng lượng hạt nhân hòa bình. Còn những đối tác chính của Tập đoàn nguyên tử Nga Rosatom là Trung Quốc và Ấn Độ không những không ngừng mà thậm chí còn tăng số lượng đơn đặt hàng.

Về phần mình, các chuyên gia Nga kêu gọi nghiêm túc nghiên cứu toàn bộ kinh nghiệm thành công và thất bại của thế giới khi xây dựng những nhà máy điện hạt nhân mới, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng những nhà máy hiện có.

ĐÀO HÙNG. Nguồn Tuổi trẻ

Mất hộp sắt chứa hóa chất có tính phóng xạ:


Viện Công nghệ Xạ hiếm (thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) bị mất một hộp sắt chứa hóa chất có tính phóng xạ vào ngày 26/5/2006. Cơ quan chức năng đã khẩn cấp truy tìm và phát hiện chiếc hộp sắt "cư trú" ở một ngôi nhà thu mua phế liệu, số 628 đường Bạch Đằng (Hà Nội).

Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ tới con người và môi trường, ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Kiểm soát và an toàn bức xạ, Bộ Khoa học Công nghệ cho biết: Ba ngày qua Viện công nghệ xạ hiếm và các chuyên gia của Cục đã bóc cục phóng xạ (to bằng hạt đậu xanh), đồng thời làm sạch môi trường. "Hy vọng 1-2 ngày nữa sẽ đưa mức phóng xạ của khu vực trở về bình thường", ông nói.

Chiều 3/6, tại ngôi nhà 628 Bạch Đằng, các kỹ thuật viên và công nhân đã bóc dỡ toàn bộ nền nhà, vỉa hè nghi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Một loạt mẫu đất đã được lấy và đựng trong các bao nylon để mang đi kiểm tra. Mức độ nhiễm bẩn môi trường tại địa điểm này cũng đang được đo đạc.

Riêng gia đình người thu mua phế liệu đã phải dọn đi nơi khác chờ sửa xong nhà. Còn những hộ dân sống xung quanh cho biết, mấy ngày nay mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Điều họ mong mỏi nhất lúc này là cơ quan chức năng cần đưa ra kết luận chính xác về mức độ ảnh hưởng của chất phóng xạ tới con người và môi trường, đồng thời có biện pháp can thiệp, giảm tác hại.



Môi trường chất phóng xạ phát tán đã an toàn

Đến chiều 5/6/2006, khu vực xung quanh nhà 628 Bạch Đằng (Hai Bà Trưng, Hà Nội), nơi phát hiện hộp sắt chứa hóa chất có tính phóng xạ, đã được làm sạch, trả lại trạng thái với mức phóng xạ cho phép. Chủ nhà Nguyễn Thị Hoa, người trực tiếp phá hộp sắt, sức khoẻ vẫn bình thường.

Ngày 31/5-5/6, các đơn vị kỹ thuật đã khẩn trương tiến hành công tác tẩy xạ, cách ly toàn bộ diện tích bên trong và vỉa hè ngôi nhà. Toàn bộ vật phẩm bị nhiễm bẩn phóng xạ được thu gom, nền nhà và những nơi bị nhiễm bẩn được nạo vét. Sau đó, những chất nhiễm xạ này được chuyển về khu lưu giữ chất thải của Viện Công nghệ xạ hiếm để tiếp tục xử lý. Độ nhiễm bẩn phóng xạ ở hai nhà liền kề (số 626 và 630) cũng được kiểm tra, kết quả không có dấu hiệu nhiễm xạ.

Ngày 5/6, Viện Năng lượng nguyên tử VN đưa chị Hoa và 3 người còn lại trong gia đình kiểm tra sức khỏe tại Viện Y học và U bướu Quân đội. Kết quả cho thấy hiện sức khỏe của 4 người vẫn bình thường.

Ngày 17/5, Viện Công nghệ Xạ hiếm thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử VN sửa chữa các gian kho tầng 6, nơi chứa nguồn đồng vị phóng xạ, nên chuyển nguồn sang gian bên cạnh dành chỗ cho thi công. Đến 14h ngày 29/5, cơ quan này phát hiện nguồn đồng vị phóng xạ trên bị mất.

Nguồn đồng vị phóng xạ có tên là Eu-152 (Erôpi-152), sản xuất tại lò phản ứng Đà Lạt tháng 10/1995, được dùng để nghiên cứu đồng vị đánh dấu đất hiếm, có hoạt độ hiện tại là 14 mili Curi. Đây là chất đồng vị phóng xạ dạng bột trắng, có khối lượng 54,8 miligram, thể tích xấp xỉ bằng đầu bút bi.

10h30, ngày 31/5, Viện Công nghệ xạ hiếm phối hợp với cơ quan công an xác định được người lấy cắp hộp chứa đồng vị phóng xạ là thợ xây tham gia sửa chữa kho. Địa điểm bán hộp sắt tây chứa nguồn là cửa hàng thu mua phế liệu ở 628 đường Bạch Đằng.



Sẽ phổ biến rộng cách nhận biết nguồn phóng xạ

Sự cố thất thoát nguồn phóng xạ tại Viện Công nghệ xạ hiếm tuy được khắc phục kịp thời, song vẫn gây hoang mang trong dư luận. Ông Đặng Thanh Lương, Cục phó Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân đã trao đổi với VnExpress về quy trình quản lý và cách nhận biết nguồn phóng xạ.

Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân hiện đang cấp phép và quản lý hồ sơ của tất cả các nguồn phóng xạ trên toàn quốc (ngoại trừ khoảng 2.000 máy X quang y tế là do các Sở Khoa học và Công nghệ cấp phép). Nguồn phóng xạ là những chất có khả năng liên tục phát ra tia bức xạ ion hoá. Các máy X quang chỉ phát ra tia bức xạ khi có điện và được ấn nút điều khiển. Chính vì vậy, các nguồn phóng xạ được quản lý rất chặt chẽ hơn, đòi hỏi cấp giấy phép cho tất cả các khâu: Từ lúc nhập khẩu vào Việt Nam (hoặc từ khâu sản xuất, nếu là nguồn sản xuất trong nước), cho đến quá trình buôn bán, vận chuyển, sử dụng, lưu kho và chôn cất vĩnh viễn. Nếu nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, trở thành chất thải nhưng vẫn được cất giữ trong kho, thì vẫn được coi là tài sản của cơ quan và chịu sự quản lý của nhà nước. Cục phải quản lý hồ sơ và tiến hành thanh tra thường xuyên. Hiện nay ở Việt Nam, công đoạn chôn cất vĩnh viễn chưa được thực hiện, mà mới dừng ở bước lưu kho, do vậy trách nhiệm bảo quản, thống kê các nguồn phóng xạ là của chủ cơ sở.

Theo Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ 1996 thì tại mỗi cơ sở đều có người người phụ trách an toàn bức xạ. Ngoài hồ sơ xin cấp phép gửi cho Cục, họ phải có phiếu khai báo các nguồn bức xạ và các chứng chỉ có liên quan, bản báo cáo phân tích đánh giá an toàn của cơ sở, chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ (cứ 3 năm lại đào tạo lại), đồng thời có kế hoạch ứng phó sự cố, nhất là đối với cơ sở có nguồn bức xạ tương đối cao. Sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ, chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở có các biện pháp tăng cường công tác đảm bảo an ninh đối với các nguồn phóng xạ (chống trộm cắp, phá hoại, khủng bố...).



Người dân làm thế nào để nhận biết một nguồn phóng xạ?

Người dân phải nâng cao nhận thức, đặc biệt là những người có tiềm năng cao tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, ví dụ người thu gom phế liệu. Trước đây, Cục cũng đã phân phát tờ rơi hướng dẫn cách nhận dạng nguồn phóng xạ, nhưng còn hạn chế, chủ yếu cho những người đến học. Sau sự kiện này, Cục sẽ tăng cường công tác phổ biến đến từng người dân thông qua các phương tiện thông tin và đặc biệt là qua trang web http://www.varansac.org.vn.

Một cách đơn giản để nhận biết nguồn phóng xạ là: Thường các nguồn phóng xạ chứa trong các khối nặng đóng kín, có ký hiệu hoa thị hoặc ghi dòng chữ phóng xạ hoặc Radioactive. Trường hợp mất hết các dấu hiệu, nhưng thấy đó là một khối rất nặng hình tròn, trụ hoặc hình thoi (thường chứa chì), thì đừng cố gắng đập nó ra, mà nên tham khảo các cơ quan có trách nhiệm. Nếu phát hiện thấy các khối bất thường như vậy, người dân nên gọi điện cho các Sở khoa học công nghệ, công an hoặc trực tiếp cho Cục theo các số điện thoại sau: 04 8220298; 04 9365233; 04 9365234.

Về sức khỏe của những người đã tiếp xúc với nguồn phóng xạ, thạc sĩ Nguyễn Xuân Cử, Trưởng khoa Vật lý phóng xạ Bệnh viện K, cho rằng mức độ tác hại tùy thuộc vào cường độ phóng xạ, khoảng cách và thời gian tiếp xúc. Với những nguồn phóng xạ lớn, cường độ mạnh, những người tiếp xúc gần hoặc trong thời gian dài có thể lập tức bị tổn thương, thậm chí tử vong. Trường hợp ngược lại, có thể vài tháng, vài năm, thậm chí nhiều năm sau, các tổn thương sức khỏe mới xuất hiện. Do vậy, sau khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ, nếu kết quả kiểm tra sức khỏe hoàn toàn bình thường thì cũng chưa thể khẳng định người đó không bị ảnh hưởng.

Người tiếp xúc với nguồn phóng xạ cần được theo dõi sức khỏe trong thời gian dài, với nhiều xét nghiệm, đặc biệt là kiểm tra các thông số máu như hồng cầu, bạch cầu, xét nghiệm nhiễm sắc thể...

II. 2- Lý thuyết về sự phóng xạ:


  1. Một số khái niệm:

    1. Tính phóng xạ tự nhiên: Tính phóng xạ tự nhiên là khả năng của các chất chứa các nguyên tử xác định không cần tác động bên ngoài, tự phát ra bức xạ không nhìn thấy với các thành phần phức tạp.

Hiện tượng này được nhà bác học Pháp là Henri Beckoren phát hiện ra năm 1896. Mari Xklodovxka Quri tiến hành nghiên cứu có hệ thống cơ sở của tính phóng xạ.

    1. Thành phần của tia phóng xạ: Bức xạ do các tia phóng xạ phát ra có thành phần phức tạp. Các kết quả nghiên cứu khẳng định bức xạ đó gồm:

  • Các hạt tích điện dương (+), gọi là hạt  hay tia ; thực chất đó là hạt nhân Heli 4He (chùm hạt  hơi bị lệch trong từ trường).

  • Các hạt tích điện âm (-), gọi là hạt  hay tia ; thực chất đó là chùm electron (chùm hạt  bị lệch mạnh trong từ trường)

  • Các hạt trung hòa, gọi là hạt  hay tia ; thực chất đó là dòng các photon, các lượng tử, cùng bản chất với ánh sáng.

    1. Chu kỳ bán hủy T: Thời gian để lượng chất có ban đầu (a hay N0) mất đi một nửa (a/2 hay N0/2), được gọi là thời gian bán hủy hay chu kì bán hủy. Trong phóng xạ hạt nhân thường gọi là thời gian bán rã hay chu kì bán rã. Nó là đặc trưng quan trọng cho từng nguyên tố phóng xạ.

  1. Các công thức toán học thường dùng:

    1. Phương trình động học áp dụng cho phân rã phóng xạ:

k = (II.1)

k: hằng số phân rã phóng xạ (đôi khi ký hiệu là )

No: số hạt nhân ở thời điểm đầu (t=0)

N: số hạt nhân còn lại ở thời điểm t đang xét.

Các hệ quả quan trọng:


    1. Tính lượng chất còn lại sau một thời gian t nào đó:

hay

    1. Tính chu kỳ bán hủy:

Khi N=2N k= kT=ln2 hay T= (II.2)

    1. Xác định niên đại của di vật khảo cổ bằng đồng vị phóng xạ: Xét việc dùng đồng vị phóng xạ để xác định niên đại của vật cổ dựa trên sự phóng xạ của 14C, nó bị phân rã theo phản ứng:

+ - (hay hạt electron)

Chu kì bán hủy của là 5730 năm. Trong thiên nhiên 14C được hình thành từ phản ứng:



Vì rằng 14C được tạo thành ở thượng tầng khí quyển với một tốc độ hằng định và nó lại bị phân hủy cùng với một tốc độ hằng định khác; nên trong khí quyển có một lượng nhỏ nhưng hằng định 14CO2. Thực vật dùng một lượng 14CO2 trong phản ứng quang hợp. Vì vậy cũng có một lượng nhỏ nhưng hằng định cacbon-14 trong cơ thể động, thực vật sống. Khi một động hay thực vật chết, lượng 14C này dần thoát ra ngoài làm cho lượng cacbon-14 này giảm đều đặn theo thời gian. Vậy từ lượng 14C còn lại trong xác chết ta có thể xác định được khoảng thời gian kể từ lúc sinh vật này chết, tức là xác định được khoảng thời gian hình thành di vật. Người ta đã xác định được rằng: Trong khí quyển, trong mỗi cơ thể động, thực vật đang sống cứ 1 giây trong 1 gam cacbon có 15,3 phân hủy 14C. Khi cơ thể này chết đi tốc độ phân hủy đó giảm dần với chu kì bán hủy 5730 năm. Vậy ở thời điểm t tốc độ phân hủy 14C là R tỉ lệ với số hạt nhân 14C đang có N. Đưa các số liệu trên vào phương trình (II.1) và (II.2), biến đổi thích hợp ta có:

t==

Với R0=15,3 phân hủy trong một giây đối với 1 gam cacbon.



Tuổi của di vật bằng t= (năm) (II.3)

Với R là số phân hủy của 14C trong 1 giây ở thời điểm t hiện tại



II. 3- Bài tập về sự phóng xạ:

  1. Họ phóng xạ Actini bắt đầu từ 235U và kết thúc bằng 207Pb.

    1. Năm giai đoạn đầu xảy ra lần lượt kiểu phóng xạ , , , , và . Hãy xác định các đồng vị phóng xạ được sinh ra ở mỗi giai đoạn bắt đầu từ 235U.

    2. Sản phẩm của các giai đoạn tiếp sau đó lần lượt là:

Hãy xác định kiểu phóng xạ ở mỗi giai đoạn & viết phương trình phân hủy phóng xạ tương ứng.



HƯỚNG DẪN

Ký hiệu hạt α là hạt nhân nguyên tử Heli tức , hạt β là electron tức . Phương trình phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn khối lượng và định luật bảo toàn điện tích.

a)

b) Các giai đoạn tiếp theo là tương đương kiểu phóng xạ



Ta dễ dàng viết được các phương trình phản ứng phân hủy phóng xạ tương ứng




  1. Đồng vị phóng xạ 131I dùng nghiên cứu và chữa bướu cổ. Mẫu thử ban đầu có 1,00mg 131I. Sau 13,3 ngày chỉ còn 0,32mg 131I. Tìm thời gian bán hủy của 131I?


HƯỚNG DẪN

Từ (II.1) k==

Từ (II.2) T= 8,09 ngày


  1. Mẫu đá chứa 17,4mg 238U và 1,45mg 206Pb. Biết 238U có chu kỳ bán rã là T=4,51.109 năm. Tính tuổi của mẫu đá?

HƯỚNG DẪN

Cứ 1 nguyên tử 238U 1 nguyên tử 206Pb



khối lượng 238U đã phân hủy = 1,45.≈ 1,68mg

Từ (II.1) (*)

Từ (II.2) k=ln2= (**)

Từ (*) và (**) t ≈ 6.108 năm




  1. Một mẫu than lấy từ hang động của người Polinexian cố tại Hawai có tốc độ là 13,6 phân hủy 14C trong 1 giây tính với một lượng cacbon. Tính niên đại của mẫu than?

HƯỚNG DẪN

Từ (II.3) t=.ln≈ 974 năm




  1. Triti là đồng vị phóng xạ của hidro có T=12,3 năm. Phương trình phản ứng là:

+

Nếu ban đầu có 1,5mg triti thì sau 49,2 năm còn lại bao nhiêu miligam triti?



HƯỚNG DẪN

Từ (II.1&2) =1,5.2-4=0,09375mg




  1. Coban-60 được dùng trong phép xạ trị chữa bệnh ung thư do nó có thể phát xạ tia  năng lượng lớn tiêu diệt tế bào ung thư. 60Co phát xạ tia  và tia , có T=5,27 năm. Phương trình phân hủy phóng xạ là:

Nếu ban đầu có 3,42 mg 60Co thì sau 30 năm còn lại bao nhiêu?

HƯỚNG DẪN

Từ (II.1&2) ≈ 0,066mg 60Co




  1. Iot-131 được dùng dưới dạng NaI để điều trị ung thư tuyến giáp trạng. Nó phóng xạ  với T=8,05 ngày

    1. Viết phản ứng phân rã hạt nhân 131I

    2. Nếu mẫu chứa 1,0μg 131I thì trong mỗi phút có bao nhiêu hạt  được phóng ra?

HƯỚNG DẪN

a)

b) Từ (II.2) k= /ngày ≈ ≈ 5,98.10-5/phút (1)

Độ phóng xạ H (còn gọi là tốc độ phân hủy): số nguyên tử bị phân hủy trong một đơn vị thời gian được xác định bởi hệ thức: H = k.N

Với N là số lượng hạt nhân phóng xạ có mặt trong thời điểm đó)

Trong 1μg = 10-6g có số nguyên tử 131I là: N= .6,02.1023 nguyên tử (2)

(1 & 2) Số nguyên tử phân rã trong 1 phút là:

H = nguyên tử ≈ 2,75.1011 nt/phút


  1. Một chất thải phóng xạ có T=200 năm được chứa trong thùng kín và chôn dưới đất. Hỏi cần thời gian bao lâu để tốc độ phân rã của chất phóng xạ giảm từ 6,5.1012 nguyên tử/phút còn 3.10-3 nguyên tử/phút?

HƯỚNG DẪN

Từ (II.2) t ≈ 1,02.104 năm



  1. Khi nghiên cứu một mảnh gỗ lấy từ một hang động của dãy Himalaya thì thấy tốc độ phân rã (đối với 1g cacbon) chỉ bằng 0,636 lần tốc độ phân rã của cacbon trong gỗ ngày nay. Hãy xác định tuổi của miếng gỗ khảo cổ đó. Biết rằng 14C phóng xạ  với T=5730 năm.

HƯỚNG DẪN

Ta có : t = . ln. Theo đề R = 0,636 R t = . ln0,636 ≈ 3741 (năm)




  1. Stronti-90 là một đồng vị phóng xạ có T=28 năm được sinh ra khi nổ bom nguyên tử. Đó là một đồng vị phóng xạ khá bền & có khuynh hướng tích tụ vào tủy xương nên đặc biệt nguy hiểm cho người & súc vật.

    1. Đây là đồng vị phóng xạ . Viết & cân bằng phương trình phản ứng phân hủy phóng xạ.…

    2. Một mẫu 90Sr phóng ra 2000 hạt  trong 1 phút. Hỏi cần phải bao nhiêu năm sự phóng xạ mới giảm xuống còn 125 hạt  trong 1 phút?

HƯỚNG DẪN

b) Từ (II.1 & II.2) .ln2 = ln = ln = ln24 t = 4T = 112 năm



CÁC BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM

  1. Hạt nhân là một chất phóng xạ, nó phóng xạ ra tia - có chu kì bán rã là 5730 năm.

    1. Viết phương trình của phản ứng phân rã.

    2. Sau bao lâu lượng chất phóng xạ của một mẫu chỉ còn bằng 1/8 lượng chất phóng xạ ban đầu của mẫu đó.

    3. Trong cây cối có chất phóng xạ . Độ phóng xạ của một mẫu gỗ tươi và một mẫu gỗ cổ đại cùng khối lượng lần lượt là 0,25Bq và 0,215Bq. Tính tuổi của mẫu gổ cổ đại.

Đáp số: b) t = 3T; c) 1247 năm

  1. Phản ứng phân rã của urani có dạng: + x + y- .

    1. Tính x và y.

    2. Chu kì bán rã của 238U là 4,5.109 năm. Lúc đầu có 1g 238U nguyên chất. Tính độ phóng xạ ban đầu, độ phóng xạ sau 9.109 năm và số nguyên tử 238U bị phân rã sau 5.109 năm.

Đáp số: a) x=8; y=6; b) 3,9.1011/năm; 1,0.1011/năm; 1,36.1021 nguyên tử.

  1. Coban () phóng xạ - với chu kỳ bán rã 5,27 năm và biến đổi thành niken (Ni). Viết phương trình phân rã và nêu cấu tạo của hạt nhân con. Hỏi sau bao lâu thì 75% khối lượng của một khối chất phóng xạ 60Co phân rã hết?

Đáp số: t =2T

  1. Phốt pho-32 () phóng xạ - với chu kỳ bán rã T = 14,2 ngày và biến đổi thành lưu huỳnh (S).

    1. Viết phương trình của sự phóng xạ đó và nêu cấu tạo của hạt nhân lưu huỳnh.

    2. Sau 42,6 ngày kể từ thời điểm ban đầu, khối lượng của một khối chất phóng xạ 32P còn lại là 2,5g. Tính khối lượng ban đầu của nó.

Đáp số: 20g

  1. Hạt nhân Ra có T=1570 năm, phân rã thành 1 hạt  và biến đổi thành hạt nhân X.

    1. Viết phương trình phản ứng.

    2. Biết lúc đầu có 2,26g radi. Tính số hạt nhân X được tạo thành trong năm thứ 786. Coi khối lượng của hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối và NA = 6,02.1023mol-1.

Đáp số: 1,88.1018 nguyên tử

  1. Pôlôni Po là một chất phóng xạ có chu kì bán rã 140 ngày đêm. Hạt nhân pôlôni phóng xạ sẽ biến thành hạt nhân chì (Pb) và kèm theo một hạt . Ban đầu có 42mg chất phóng xạ pôlôni. Tính khối lượng chì sinh ra sau 280 ngày đêm.

Đáp số: 30,9g

  1. Đồng vị Na là chất phóng xạ - và tạo thành đồng vị của magiê. Mẫu Na có khối lượng ban đầu là m0 = 0,24g. Sau 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần.

    1. Viết phương trình phản ứng.

    2. Tìm chu kì bán rã và độ phóng xạ ban đầu.

    3. Tìm khối lượng magiê tạo ra sau thời gian 45 giờ.

Đáp số: b) T=15h; H0=2,78.1020/giờ; c) 0,21g

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

  1. Cho phản ứng hạt nhân:  + Al  X + n. Hạt nhân X là:

    1. Mg

    2. P

    3. Na.

    4. Ne.

  1. Có 100g chất phóng xạ với chu kì bán rã là 7 ngày đêm. Sau 28 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ đó còn lại là:

    1. 93,75g.

    2. 87,5g.

    3. 12,5g.

    4. 6,25g.

  1. Cho phản ứng hạt nhân . Vậy A và Z có giá trị:

    1. A = 142; Z = 56.

    2. A = 140; Z = 58.

    3. A = 133; Z = 58.

    4. A = 138; Z = 58.

  2. Sau thời gian t, khối lượng của một chất phóng xạ - giảm 128 lần. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là:

    1. 128t





    2. t.

  1. Trong quá trình biến đổi U thành Pb chỉ xảy ra phóng xạ  và -. Số lần phóng xạ  và - lần lượt là:

    1. 8 và 10.

    2. 8 và 6.

    3. 10 và 6.

    4. 6 và 8.

  1. Trong phản ứng hạt nhân: Be +   X + n. Hạt nhân X là:

    1. C

    2. O

    3. B

    4. C

  1. Nếu do phóng xạ, hạt nhân nguyên tử X biến đổi thành hạt nhân nguyên tử Y thì hạt nhân X đã phóng ra tia:



    1. -

    2. +



  1. Sau khoảng thời gian 1 ngày đêm 87,5% khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là:

    1. 12 giờ.

    2. 8 giờ.

    3. 6 giờ.

    4. 4 giờ.

  1. Côban phóng xạ Co có T=5,7 năm. Để khối lượng chất phóng xạ giảm đi e lần so với khối lượng ban đầu thì cần khoảng thời gian:

    1. 8,55 năm.

    2. 8,22 năm.

    3. 9 năm.

    4. 8 năm.

  1. Trong phản ứng hạt nhân F + p  O + X thì X là:

    1. Nơtron

    2. electron

    3. hạt +

    4. hạt 

  2. Có 100g iôt phóng xạ I với chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Tính khối lượng chất iôt còn lại sau 8 tuần lễ.

    1. 8,7g

    2. 7,8g

    3. 0,87g

    4. 0,78g

  1. Phân hạch một hạt nhân 235U trong lò phản ứng hạt nhân sẽ tỏa ra năng lượng 200MeV. Số Avôgađrô NA = 6,023.1023mol-1. Nếu phân hạch 1g 235U thì năng lượng tỏa ra bằng:

    1. 5,13.1023MeV

    2. 5,13.1020MeV

    3. 5,13.1026MeV

    4. 5,13.1025MeV

  2. Ban đầu có 5 gam chất phóng xạ radon Rn với chu kì bán rã 3,8 ngày. Số nguyên tử radon còn lại sau 9,5 ngày là:

    1. 23,9.1021.

    2. 2,40.1021.

    3. 3,29.1021.

    4. 32,9.1021.

  1. Hạt nhân là một chất phóng xạ, nó phóng xạ ra tia - có chu kì bán rã là 5600 năm. Sau bao lâu lượng chất phóng xạ của một mẫu chỉ còn bằng 1/8 lượng chất phóng xạ ban đầu của mẫu đó?

    1. 16800 năm.

    2. 18600 năm.

    3. 7800 năm.

    4. 16200 năm.

  1. Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ . Sau một khoảng thời gian bằng tỉ lệ số hạt nhân của chất phóng xạ bị phân rã so với số hạt nhân chất phóng xạ ban đầu xấp xỉ bằng:

    1. 37%

    2. 63,2%

    3. 0,37%

    4. 6,32%.

  1. Gọi t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi e lần (e là cơ số của lôga tự nhiên với lne = 1), T là chu kỳ bán rã của chất phóng xạ. Hỏi sau khoảng thời gian 0,51t chất phóng xạ còn lại bao nhiêu phần trăm lượng ban đầu?

    1. 40%

    2. 50%

    3. 60%

    4. 70%.

  1. Một gam chất phóng xạ - trong 1 giây phát ra 4,2.1013 hạt electron. Khối lượng nguyên tử của chất phóng xạ này là 58,933u; lu = 1,66.10-27 kg. Tìm chu kì bán rã:

    1. 1,78.108s

    2. 1,69.108s

    3. 1,86.108s

    4. 1,87.108 s

  1. Lượng chất phóng xạ của  14C trong một tượng gỗ cổ bằng 0,65 lần lượng chất phóng xạ của 14C trong một khúc gỗ cùng khối lượng vừa mới chặt. Chu kì bán rã của 14C là 5700năm. Tuổi của tượng gỗ là:

    1. 3521 năm

    2. 4352 năm

    3. 3543 năm

    4. 3452 năm

  1. Một mẫu phóng xạ ban đầu trong 5 phút có 196 nguyên tử bị phân rã, nhưng sau đó 5,2 giờ (kể từ t = 0) cùng trong 5 phút chỉ có 49 nguyên tử bị phân rã. Tìm chu kỳ bán rã.

    1. 2,6 giờ

    2. 3,3 giờ

    3. 4,8 giờ

    4. 5,2 giờ

  1. Đồng vị phóng xạ . Một mẫu phóng xạ ban đầu trong thời gian 5 phút có 190 nguyên tử bị phân rã nhưng sau 3h trong thời gian 1 phút có 17 nguyên tử bị phân rã. Xác định chu kì bán rã của chất đó.

    1. 2,5h

    2. 2,6h

    3. 2,7h

    4. 2,8h.

III. Lời kết:

Người thầy không những truyền thụ tri thức khoa học, mà còn phải dạy học trò biết cách tìm kiếm những tri thức”. Những điều chúng tôi trình bày ở trên chỉ mới là những ý kiến rất nhỏ nhằm phần nào giúp học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập & biết thêm vài kỹ năng về một dạng bài toán hóa học.

Những điều chúng tôi trình bày trên đây không hẳn là mới lạ, đó chỉ là sưu tầm thêm trong biển đại dương tri thức của nhân loại. Bản thân tôi chỉ là người sắp xếp lại để có thể dễ dàng trình bày cho người khác tiếp thu mà thôi.

Đề tài này còn được viết để hưởng ứng đợt hội giảng năm học 2011-2012 của trường THPT Trấn Biên, đồng thời tôi cũng muốn đóng góp chút công sức nhỏ bé với các đồng nghiệp trong tổ Hóa trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Chắc chắn với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, tài liệu này không khỏi còn thiếu sót hoặc nông cạn, tôi mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô & mọi người. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tổ Vật lý đã giúp đỡ tôi khi thực hiện đề tài này.

Biên Hòa, ngày 02-02-2012
Trần Đức Thiện

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Trấn Biên Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

---o0o--- -----o0o-----

Biên Hòa, ngày ......tháng .....năm 2012


PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI

Năm học : 2011-2012
Tên đề tài: SỰ PHÓNG XẠ: TƯ LIỆU THỰC TIỄN & BÀI TẬP

Họ và tên tác giả: Trần Đức Thiện Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên

Lĩnh vực:

Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học

Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: 

1. Tính mới:

- Có giải pháp hoàn toàn mới 

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2. Hiệu quả:

- Hòan toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 



3. Khả năng áp dụng:

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt 


XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và ghi rõ họ tên ) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)





tải về 237.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương