Số: 533/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 113.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích113.97 Kb.
#22765

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA

Số: 533/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Sơn La, ngày 19 tháng 3 năm 2014



QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát

triển rừng huyện Sốp Cộp giai đoạn 2011 - 2020



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Trên cơ sở Báo cáo thẩm định số 08/BC-SNN ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sốp Cộp giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của UBND huyện Sốp Cộp tại Tờ trình số 2621/TTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Sốp Cộp giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu


Thiết lập lại công tác quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất rừng với tốc độ nhanh. Phát triển lâm nghiệp phải gắn với việc bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Phát triển rừng theo hướng mở rộng liên kết giữa nông đân, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế;

Phấn đấu nâng độ che phủ của rừng từ 45,2% (năm 2013); lên 51,2% (năm 2015); lên 60% (năm 2020). Tạo diện tích có rừng tương ứng từ 66.985 ha (năm 2013); lên 75.800 ha (năm 2015); lên 88.800 ha (năm 2020).

2. Nhiệm vụ

2.1. Về kinh tế



Tăng giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp từ 24.400 triệu đồng (năm 2011) lên khoảng 46.000 triệu đồng (năm 2015) và 58.000 triệu đồng (năm 2020) bằng các nội dung sản xuất như sau:

Hạng mục

Đơn vị

Cộng

2011 - 2015

2016 - 2020

1. Bảo vệ rừng

Ha

76.512,5

63.362,5

76.512,5

2. Khoanh nuôi

Ha

13.688,7

7.676,1

6012,6

3. Trồng rừng

Ha

7.300,0

3.600,0

3.700,0

- Rừng đặc dụng

-

100,0

100,0

00

- Rừng phòng hộ

-

4.000,0

2.000,0

2.000,0

- Rừng sản xuất

-

2.000,0

1.000,0

1.000,0

- Trồng xen

-

1.200,0

500,0

700,0

4. Khai thác rừng













- Khai thác gỗ

M3

47.840

10.960

36.880

- Khai thác củi

Ster

479.700

183.200

296.500

- Khai thác măng

Tấn khô

18.387

8.172

10.215

- Thu hái Mây nếp (sợi)

Tấn

10.275

1.875

8.400

- Thu hái Sa nhân (quả)

Tấn

3.264

384

2.880

2.2. Về xã hội

Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng biên giới.

2.3. Về môi trường

Khai thác triệt để tiềm năng đất đai, tài nguyên sẵn có trong địa bàn. Nâng độ che phủ của rừng từ 45,2% (năm 2013); lên 51,2% (năm 2015); lên 60% (năm 2020).



II. QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1. Bảo vệ rừng

- Diện tích bảo vệ rừng theo luật định:

Đơn vị: Ha

Chủ quản lý

Cộng

(2011 - 2015)

(2016 - 2020)

Tổng cộng

76.512,5

63.362,5

76.512,5

1. Rừng đặc dụng

6.767,8

5.474,3

6.767,8

2. Rừng phòng hộ

36.501,8

32.017,6

36.501,8

3. Rừng sản xuất

33.242,9

25.870,6

33.242,9

- Trong đó diện tích giao khoán bảo vệ rừng

Đơn vị: Ha

Giai đoạn

Cộng

Rừng

đặc dụng

Rừng

Phòng hộ

Rừng

 Sản xuất



Cộng

26.473,3

2.262,4

13.051,2

11.159,7

2011 - 2015

24.949,3

2.232,4

12.031,2

10.685,7

2016 - 2020

26.473,3

2.262,4

13.051,2

11.159,7

2. Phát triển rừng

2.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng

- Diện tích phân theo giai đoạn:

Đơn vị: Ha

Chủ quản lý

Tổng cộng

Phân theo giai đoạn

(2011 - 2015)

(2016 - 2020)

Tổng cộng 

13.688,7

7.676,1

6.012,6

1. Rừng đặc dụng

1.152,4

603,0

549,4

2. Rừng phòng hộ

4.748,6

3.091,1

1.729,5

3. Rừng sản xuất

7.787,7

4.054,0

3.733,7

2.2. Trồng rừng tập trung

a) Trồng rừng mới

Tính đến đầu năm 2013 toàn huyện có 3.622,8 ha rừng trồng, trong đó: Rừng đặc dụng 158,8 ha; Rừng phòng hộ 2.799,2 ha; rừng sản xuất 664,8 ha.

Để đảm bảo đến năm 2020 toàn huyện có 9.722 ha rừng trồng trong đó: (rừng đặc dụng 258 ha, rừng phòng hộ 6.800 ha, rừng sản xuất 2.665 ha), thì từ năm 2011 đến năm 2020 phải trồng thêm 6.100 ha, trong đó:

- Rừng đặc dụng : 100 ha

- Rừng phòng hộ : 4.000 ha

- Rừng sản xuất : 2.000 ha

b) Trồng lại rừng sau khai thác (rừng sản xuất)

Giai đoạn (2016 - 2020): 135,0 ha rừng gỗ trồng

c) Trồng cây phân tán

Tổng số : 1.512.000cây

- Giai đoạn (2011 - 2015) : 804,300cây

- Giai đoạn (2016 - 2020) : 707,700cây

3. Khai thác rừng

a) Khai thác rừng gỗ

- Khai thác rừng tự nhiên:

Tổng cộng: Diện tích : 1.008,0 ha; sản lượng 26.260 m3

+ Giai đoạn (2011 - 2015) : 383,2 ha; sản lượng 9.980 m3

+ Giai đoạn (2016 - 2020) : 624,8 ha; sản lượng 16.280 m3

- Khai thác rừng trồng

+ Giai đoạn (2016 - 2020) : 607,5 ha; sản lượng 20.640 m3

- Khai thác củi tận thu, tận dụng:

Tổng sản lượng : 479.700 m3.

+ Giai đoạn (2011 - 2015) : 183.200 m3

+ Giai đoạn (2016 - 2020) : 296.500 m3

b) Khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Thu hái măng tre Bát độ : Diện tích 340,5 ha; sản lượng 30.420 tấn khô

+ Giai đoạn (2012 - 2015) : Diện tích 340,5ha; sản lượng 13.520 tấn khô;

+ Giai đoạn (2016 - 2020) : Diện tích 340,5 ha; sản lượng 16.900 tấn khô.

- Thu hái cây mây (sợi) : Diện tích 1.200ha; sản lượng 10.275tấn

+ Giai đoạn (2012-2015) : Diện tích 250 (lượt ha); sản lượng 1.785tấn;

+ Giai đoạn (2016 - 2020): Diện tích 1.120(lượt ha); sản lượng 8.400 tấn.

- Thu hái sa nhân : Diện tích 800 ha; sản lượng 3.264tấn

+ Giai đoạn (2012 - 2015): Diện tích 240 (lượt ha); sản lượng 384 tấn;

+ Giai đoạn (2016 - 2020): Diện tích 1.800 (lượt ha); sản lượng 2.880 tấn.

4. Chế biến lâm sản

Sắp xếp lại các cơ sở chế biến sản xuất đồ mộc gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ hiện có, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến, chuyển từ chế biến cơ lý sang chế biến cơ lý hoá tổng hợp; mở rộng nhà xưởng; thu hút lao động có tay nghề cao. Sản phẩm sau chế biến gồm: Bàn ghế, giường tủ, khung cửa, cánh cửa, ván ốp tường, ván sàn, ván cốp pha, đồ trang trí gia đình, đồ lưu niệm...

Các loại lâm sản khác chế biến theo phương pháp thủ công truyền thống

5. Quy hoạch các hoạt động khác

a) Chi trả dịch vụ môi trường

- Khối lượng chi trả. Cộng : 2.910.100.000đ

+ Từ nguồn nước sạch sinh hoạt : 7.200.000đ

+ Từ nguồn các nhà máy thuỷ điện : 2.902.900.000đ

- Đối tượng và giá trị được chi trả:

+ Huyện Sốp Cộp : 2.490,53 triệu đồng;

+ Huyện Sông Mã : 419,57 triệu đồng.

- Hình thức chi trả: Chi trả gián tiếp thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La.

b) Quy hoạch vườn ươm cây giống

Sử dụng vườn ươm cây giống lâm nghiệp hiện có tại bản Nà Khá xã Dồm Cang, trực thuộc của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Sốp Cộp. Vườn ươm có diện tích 1,7 ha, công xuất đạt từ 2,5 - 3 triệu cây con/năm, đủ khối lượng cung cấp cho nhu cầu.

c) Quy hoạch công trình kỹ thuật bảo vệ rừng

- Hệ thống đường băng cản lửa: Bố trí 180 km theo tiến độ: Giai đoạn (2011 - 2015): 104 km; giai đoạn (2016 - 2020): 76 km.

- Chòi canh: Bố trí 04 chòi canh, giai đoạn (2011 - 2015): 02 chòi canh; giai đoạn (2016 - 2020): 02 chòi canh.

- Bảng quy ước: Bố trí tổng số 80 bảng vào giai đoạn (2011 - 2015)

- Bảng cấm: Bố trí tổng số 330 bảng vào giai đoạn (2011 - 2015)



III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về hệ thống chính sách

- Tiến hành triển khai cắm mốc giới giữa 3 loại rừng; rà soát lại các chủ rừng sử dụng đất, trường hợp sử dụng sai mục đích sẽ thu hồi giao cho chủ khác theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La ban hành Định mức hỗ trợ đầu tư; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp

- Sắp xếp lại các cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản; Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển giao đến tận hộ gia đình; tổ chức cho các chủ hộ tham quan học tấp các mô hình sản xuất tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

- Kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

3. Giải pháp về quản lý quy hoạch

- Sau khi quy hoạch này được phê duyệt, UBND huyện Sốp Cộp tổ chức triển khai việc “công bố quy hoạch” theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP.

- Hàng năm, trên cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

4. Giải pháp về tổ chức quản lý ngành

- Thành lập Ban Chỉ đạo phát triển rừng cấp huyện và Ban phát triển rừng cấp xã; cấp bản theo Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23 tháng 6 năm 2008 của liên bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính.

- Các Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng; Hạt kiểm lâm huyện quản lý diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, sản xuất theo chức năng nhiệm vụ của mỗi hạt, thực hiện theo các Điều 79, 80, 81, và 82 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

- Xây dựng và chuyển giao các quy trình tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả công tác khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế và công tác phòng chống cháy rừng....

- Tư vấn kỹ thuật cho các hộ nông dân. Tổ chức và chủ trì phối hợp với Ban Quản lý dự án mở các lớp tập huấn kỹ thuật chuyên ngành; tổ chức các đợt tham quan học tập các mô hình tiến tiến trong và ngoài tỉnh.

6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá chức danh cán bộ, nhân viên của Ban Quản lý dự án cấp huyện và Ban Phát triển rừng cấp xã, bản.

- Tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật chuyên ngành, đào tạo thợ thủ công, thu hút công nhân lành nghề; mở rộng hình thức tuyển chọn và hỗ trợ tài chính cao hơn nữa cho con em thuộc dân tộc ít người đi học các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.

7. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

- Ngành Giao thông: Việc phát triển mạng lưới giao thông trong huyện cũng chính là tạo tiền đề góp phần cho phát triển ngành Lâm nghiệp.

- Ngành Tài nguyên - Môi trường: Hàng năm rà soát lại quy hoạch tổng thể và đánh giá tình hình sử dụng đất, góp phần cho việc quản lý tốt đất rừng.

- Ngành Ngân hàng - Tín dụng: Có chính sách cung ứng vốn kịp thời, hợp lý tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển.

- Huy động các nguồn đầu tư, viện trợ từ các tổ chức quốc tế, các nguồn tài trợ thông qua chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP). Coi trọng hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học; giáo dục, đào tạo và khuyến lâm; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ và nâng cấp trang thiết bị cho ngành lâm nghiệp.



IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp vốn đầu tư theo hạng mục đầu tư



Đơn vị: triệu đồng

Hạng mục đầu tư

Cộng

Rừng đặc dụng

Rừng

phòng hộ

Rừng

sản xuất

Tổng cộng

475.086,0

8.898,2

108.699,7

334.708,1

1. Bảo vệ rừng

79.735,5

5.402,8

30.404,8

43.927,9

2. Phát triển rừng

159.208,5

3.197,9

65.578,1

67.752,5

3. Khai thác chế biến

232.581,5

0,0

11.025,3

221.556,2

4. XD công trình BV rừng

3.460,5

297,5

1.691,5

1.471,5

5. Tu sửa vườn ươm

100,0

0,0

0,0

0,0

- Giai đoạn (2011 - 2015)

210.328,7

4.048,6

49.927,5

144.238,1

- Giai đoạn (2016 - 2020)

264.757,3

4.849,6

58.772,2

190.470,0

2. Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn

Đơn vị:Triệu đồng

Hạng mục

Cộng

2011 - 2015

2016 - 2020

Tổng cộng

475.086,0

210.328,7

264.757,3

- Vốn ngân sách

170.894,3

75.602,6

95.291,7

- Vốn tự có

58.113,6

24.837,3

33.276,3

- Vốn vay

246.078,1

109.888,8

136.189,3


Điều 2. Tổ chức thực hiện

Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp có trách nhiệm:

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chỉ tiêu bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy hoạch được duyệt;

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.




Nơi nhận:

- TT Tỉnh uỷ (B/c);

- TT HĐND tỉnh (B/c);

- TT UBND tỉnh;

- Như Điều 3;

- Lưu: VT, (M01), 30b.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Cầm Ngọc Minh






Каталог: congbao.nsf
congbao.nsf -> TỈnh sơn la số: 1739/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
congbao.nsf -> Số: 1188/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh sơn la
congbao.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la số: 1013/QĐ-ubnd
congbao.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh hưng yêN

tải về 113.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương