Số: 09 /bc-vhtt hội An, ngày 29 tháng 01 năm 2016



tải về 199.51 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích199.51 Kb.
#28934
1   2   3

Năm đầu tiên thu được rất nhiều chén đĩa. Cứ mỗi lô như thế có loại hình hiện vật nào mới là cả đoàn chạy đến xem, trầm trồ, xuýt xoa. Nhưng phải đến mùa hè năm 1999, đoàn gần như mới tiếp cận được kho báu khi khai quật vào những khoang hàng chứa toàn đồ quý, đặc biệt mỗi bận đồ đưa khỏi mặt nước là một lần vỡ òa vì choáng ngợp!” - ông Hỷ kể.

Kết quả thu được sau khi vượt qua dông gió biển khơi là hơn 240.000 hiện vật và năm xe tải mảnh vỡ đồ gốm Chu Đậu. Đó là chưa kể đến một lượng hiện vật khổng lồ mà ngư dân trục vớt trước đó và hơn 15.000 hiện vật do một công ty “khai quật vét” sau này.

Ngoài một số ít gốm sứ Trung Quốc, Thái Lan và Champa được xác định là đồ dùng của đoàn thủy thủ, toàn bộ mấy trăm ngàn hiện vật được xác định là gốm mậu dịch được sản xuất ở phía Bắc VN gồm Hải Dương và Thăng Long mà tên gọi chung là Chu Đậu.

Năm 2000, khi cuộc khai quật kết thúc cũng là lúc TS Nguyễn Đình Chiến vừa hoàn thành cuộc khai quật con tàu cổ ở vùng biển Cà Mau, tiếp tục được phân công xử lý phân loại, phân chia hiện vật.

Cảm giác đầu tiên của tôi là choáng ngợp, nhất là về số lượng và quá nhiều chủng loại, loại hình!” - TS Chiến nhớ lại.

Bức tranh thuần Việt

Ngoài rất nhiều loại hình mang kiểu dáng truyền thống từ bát, đĩa, hộp, lọ, bình, ang, điều mà TS Chiến thấy lạ lùng nhất là nhiều loại hình mang kiểu dáng “phá cách” rất độc đáo, chưa từng thấy trước đó như: ấm hình rồng, ấm hình phượng, chén hình thú hay hộp như quả đào...

Đặc biệt hơn cả là hình ảnh trên gốm từ con tàu. Theo họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, nó mang bút pháp thuần Việt, đó là vẽ nét trước rồi tô màu sau. Cách vẽ này cũng lột tả cả thần thái Việt trong từng nét bút...

Một buổi chiều tại ngôi nhà của mình ở Đà Nẵng, ông Hỷ khoe với chúng tôi mấy vali chứa hàng nghìn mẫu đồ án vẽ trên gốm khai quật từ tàu Cù Lao Chàm mà ông xem đó như là báu vật của đời mình.

Mở các vali, ông lần giở từng xấp giấy “can” được đặt riêng theo từng chủng loại, từ chén đĩa, kendy hay ấm trà, ang, hũ hộp phấn. Nhiều tập thì toàn vẽ cá hay những loài linh thú. Có tập vẽ người, phong cảnh hoặc kiến trúc...

Mắt nhìn xa xăm như có biển đang ở phía trước, ông hồi tưởng những khoảng thời gian dài trong vai trò “quyền trưởng đoàn” ngoài biển Cù Lao Chàm. Mỗi ngày ông tập hợp tình hình thời tiết, sóng gió, tình hình tàu thuyền và đoàn khai quật rồi cho người chuyển vào đất liền.

Là một họa sĩ, ông cũng được phân công đứng đầu nhóm vẽ lại các hiện vật trục vớt được theo tỉ lệ 1-1 với đầy đủ chi tiết, hoa văn cho đến mặt cắt, độ dày mỏng để bổ sung hồ sơ khoa học.

Mỗi năm chừng ba tháng và trong suốt mấy năm trời, cứ rảnh giờ nào là ông vẽ giờ đó, càng vẽ càng lý thú. Những hình ảnh có khi ngô nghê nhưng độc đáo, có khi tuyệt bút một cách xuất thần trở thành hấp lực vô hình cuốn hút ông.

Hấp dẫn nhất trong đó vẫn là sự phong phú, đa dạng của các đồ án, hầu như phản ánh muôn mặt đời sống con người và cảnh sắc thiên nhiên.

Rất nhiều loài vật từ linh thú, muông thú hoang dã, tôm cá dưới nước hay vật nuôi gia đình. Hàng trăm loài hoa lá từ cọng rau muống, tàu lá chuối gần với đời sống bình dân cho đến các loại cúc, tùng, mẫu đơn, hoa sen phong cách quý phái...

Đặc biệt là hình ảnh con người trong các sinh hoạt cưới hỏi, đám đình, tiên ông, tiên bà, giới quý tộc cho tới bình dân, từ người già đến trẻ nhỏ. Lý thú nhất với ông có lẽ vẫn là hình trên một nắp âu tròn vẽ cảnh một phụ nữ đang tắm và một người đàn ông tay cầm quần áo, sau đám cây có thằng bé nhìn trộm.

Đó đúng là toàn cảnh quê hương Đại Việt ngày xưa mà tôi may mắn được tiếp cận đầy đủ và vẽ lại một cách bài bản!” - ông Hỷ nói.

Cùng với xuất lộ tại Hải Dương và nhiều nơi ở trong và ngoài nước, chiếc tàu đắm chứng minh rõ nhất thành tựu rực rỡ của gốm Chu Đậu, không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn chiếm lĩnh một phần thị trường thế giới. Nó bị gặp nạn đành nằm lại giữa biển khơi, trong khi nhiều con tàu khác thì buôn bán trót lọt.

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Đình Chiến, ngoài đồ gia dụng cao cấp, gốm Chu Đậu còn làm vật trang trí cho nhiều kiến trúc của thế giới phương Tây đương thời...

Theo tổng kết của TS Quân, cuộc khai quật tàu Cù Lao Chàm có ít nhất sáu kỷ lục. Đó là: cuộc khai quật tốn tiền nhất từ trước đến nay (hơn 6 triệu USD), kéo dài nhất (trong bốn năm), huy động nhiều nhà nghiên cứu nhất (chừng 40 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước), dùng những thiết bị tối tân và hiện đại nhất, khai quật ở độ sâu nhất (hơn 70m) và số lượng hiện vật nhiều nhất (hơn 240.000).


* Báo Tuổi trẻ ngày 28/01 có bài viết: GIẢI MÃ GỐM CHU ĐẬU – KỲ 4

“BÙI THỊ HÝ BÚT”

13 chữ Hán trên chiếc bình gốm Chu Đậu ở Bảo tàng Topkapi Saray Istanbul là khởi nguồn để tìm về một dòng gốm nổi danh của người Việt.

Nhưng suốt nhiều năm qua, bốn chữ “Bùi Thị Hý bút” hình thành hai luồng ý kiến đối chọi “nảy lửa”.

Một bên chứng minh rằng có một bà cụ tổ nghề gốm Chu Đậu tên là Bùi Thị Hý và chiếc bình do chính tay cụ viết/vẽ. Bên còn lại thì cho rằng “họ Bùi vẽ chơi”...

Những vật chứng

Người đầu tiên lên tiếng chứng minh có một bà tổ nghề gốm Chu Đậu tên là Bùi Thí Hý là nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành, nguyên giám đốc Bảo tàng Hải Dương.

Tiếp chúng tôi tại nhà, ông kể về một buổi chiều đông năm 2006, đang ở nhà thì có hai người đàn ông trung niên đem đến một xấp văn bản chữ Hán nói là gia phả họ Bùi ở thôn Quang Tiền (xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, Hải Dương), trên đó có ghi chữ Bùi Thị Hý, cái tên mà ông từng công bố trên một tạp chí trước đó.

Tức tốc về ngay làng Quang Tiền, ông liên tục phát hiện nhiều văn bản, hiện vật quý giá, khẳng định bà Bùi Thị Hý là cụ tổ nghề gốm Chu Đậu danh tiếng.

Câu chuyện từ nhà ông Hoành được tiếp nối bằng chuyến đi đến thôn Quang Tiền. Tiếp đón chúng tôi là ông Bùi Văn Lợi, người được kể từng mang gia phả dòng họ đến nhà ông Hoành.

Con đường làng ở thôn Quang Tiền đẹp như một bức tranh thủy mặc lôi cuốn chúng tôi với những ao nước xanh biếc và những hàng cây dọc lối đi. Dừng lại ở một căn nhà giữa làng nằm cạnh hai cái ao lớn, ông Lợi giới thiệu đó là nơi ở xưa của bà Bùi Thị Hý.

Vào trong nhà có rất nhiều gốm hoa lam phế phẩm. Ông Lợi đưa ra hai viên gạch cỡ lớn, trên có khắc hình, được ông Hoành giới thiệu là hình nhân của cụ tổ Bùi Thị Hý và danh tướng Bùi Quốc Hưng - một trong 18 người tham gia hội thề Lũng Nhai mà sử sách ghi lại.

Hình khắc chìm trên viên gạch có nét tương tự với bức tượng gốm tìm thấy trong con tàu đắm Cù Lao Chàm, được ông Hoành khẳng định: “Đây là cơ sở gốc để chứng minh bức tượng tàu Cù Lao Chàm là của cụ tổ nghề gốm Bùi Thị Hý!”.

Vật chứng tiếp theo là một cái mâm đồng cháy sém một phần, ông cho biết đó là “văn bia mộ chí của bà Bùi Thị Hý, được sao từ bia đá vào năm 1932”.

Ngoài ra còn có một vật gốm khác dài chừng 50cm, cũng có khắc chữ Bùi Thị Hý... Dẫn chúng tôi đến ngôi chùa làng “Viên Quang tự”, ông chỉ vào cột trúc đài cổ bằng đá thời Lê dựng trước chùa có ghi chữ “Bùi Thị Húy Hý”.

Ông Hoành cho biết còn nhiều văn bản nữa đủ để chứng minh bà Bùi Thị Hý là cụ tổ nghề gốm. Theo đó, đầu thế kỷ 15, tướng Bùi Quốc Hưng đã dẫn đầu một cánh quân về tại Quang Ánh (tên cũ của làng Quang Tiền) lập nên một căn cứ để khởi nghĩa chống quân Minh. Trong nhiều ngành nghề đem theo có nghề gốm, mà người cháu nội của Bùi Quốc Hưng là Bùi Thị Hý học được, về sau trở thành nghệ nhân, chủ lò và thành doanh nhân, xuất khẩu gốm đi khắp thế giới...

Bà Hý mồ côi từ nhỏ, được ông nội nuôi dạy, từng giả trai đi thi đến tam trường. Bà có hai đời chồng, trước là Đặng Sĩ, sau mất mới lấy Đặng Phúc, đều là “đại gia” nghề gốm làng Chu Đậu (cách Quang Ánh chừng 25km)...

Viết đúng sự thật!”

Cuộc khảo sát ở thôn Quang Tiền tưởng chừng đã nắm được những chứng cứ thuộc hàng “quốc bảo” của một nghề nổi danh thế giới một thời nên chúng tôi trở về Hà Nội.

TS Nguyễn Đình Chiến, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN, cho rằng những hiện vật có chữ viết mà chúng tôi tiếp cận nêu trên có niên đại rất muộn.

Những tư liệu mang tính hư cấu, chúng tôi không tin. Tự dạng đầy đủ được tra trong từ điển là “họ Bùi vẽ chơi”. Không thể ép lấy cái tượng trong tàu Cù Lao Chàm gán cho bà Bùi Thị Hý được!”.

Tra kỹ tư liệu thu thập được, chúng tôi giật mình vì chữ “đại” trên cột trúc đài nét quá khác, mới và sắc so với nhiều chữ khác.

Trong khi nhiều chữ viết khác bị phong hóa, mòn mờ theo thời gian thì nhiều chữ, gồm cả cụm “Bùi Thị Húy Hý” có nhiều nét khắc dựa trên sự lồi lõm của mặt đá đã bị phong hóa...

Liên lạc lại để đề nghị cho tiếp cận các văn bản cổ, ông Bùi Văn Lợi giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Phí Văn Chiến, chủ tịch hội đồng họ Phí của VN (nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành cho rằng họ Bùi làng Quang Tiền vốn là họ Phí được đổi họ dưới thời nhà Trần).

Tiếp chúng tôi tại văn phòng Phí tộc ở Mỹ Đình, Hà Nội, sau khi trao đổi, ông Chiến cho rằng không phải ai ông cũng tiếp.

Ông giới thiệu nhiều về dòng họ và bà Bùi Thị Hý qua các ảnh chụp tư liệu treo quanh phòng. Ông rất nặng lời về những người cho rằng những chứng cứ là ngụy tạo, rằng “không ai ngụy tạo nên cụ tổ dòng họ”...

Chúng tôi tiếp tục bày tỏ mong muốn xem văn bản gốc chứng minh điều đó, ông đến trước bàn thờ bên trên có hai tượng đồng lớn, thắp ba cây nhang. Bảo chúng tôi cầm đứng trước bàn thờ, ông “khẩn báo với tổ tiên nhà họ Phí”.

Rằng: “Hai cháu Thái Lộc và Trần Mai, phóng viên báo Tuổi Trẻ, từ Huế và từ Quảng Ngãi ra, tiếp xúc với những văn bản thuộc loại mật xung quanh vấn đề thủy tổ gốm Chu Đậu, danh nhân, doanh nhân, nhà hàng hải, họa sĩ Bùi Thị Hý. Sau khi có ý kiến của con, con sẽ cho Bùi Văn Lợi giúp các cháu một số tài liệu liên quan đến bà cụ...!”.

Ông Chiến chỉ cho xem bốn văn bản. Ông nói còn một tấm bản đồ bằng da có từ thời Lê, chúng tôi đề nghị được xem thì ông gạt phắt: “Tôi trả lời luôn là không được! Là tối mật. Nó liên quan tới rất nhiều chuyện.Nhưng mà vì cái quốc gia này đang có những vấn đề như thế. Mà những nhà khoa học với các bác còn những vấn đề như thế. Còn có những người cho rằng bác ngụy tạo. Cho nên bác kệ... chúng mày!”.

Tức tốc về lại Hải Dương, ông Bùi Văn Lợi mang ra chiếc hộp có bản lụa được cho là gia phả đã bị mủn nát chỉ còn đôi chữ Hán sót lại; sáu trang chữ Hán được cho là gia phả chép lại; một văn bản chữ Hán khác gồm 17 trang và “bia mộ chí” chính là chiếc mâm đồng đã được tiếp cận đợt trước.

Chúng tôi tiếp tục đi khảo sát quanh làng để hỏi về việc có nơi nào có vết tích gốm ở nền móng hay tát ao, vét đầm hay không, tất cả đều lắc đầu: “Gốm sứ à, đến nhà ông Lợi ấy!”.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, chuyên gia hàng đầu về gia phả, nhận xét thể thức của gia phả khá lạ, không như thường thấy ở những nơi khác.

Cách viết và dùng từ trên các văn bản không như các văn bản thường thấy cùng thời, một số chữ trong đó ghi theo lối của thời nay.

Theo một giảng viên chuyên ngành Hán - Nôm ở Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), những mặt của cột trúc đài có cả chữ xưa, bị phong hóa lẫn chữ mới khắc vào sau này.

Đặc biệt, trên hình nhân gốm được cho là của danh tướng Bùi Quốc Hưng, lối viết không giống lối thời xưa. Chữ “thần” (trong công thần) thay vì là bề tôi thì lại khắc chữ thần trong “thần bí”.

Trong loạt bài viết này, chúng tôi đành phải hẹn với bạn đọc câu trả lời chữ “Hý” trên chiếc bình là tên riêng hay chơi/đùa trong một dịp khác. Bởi vì “một nửa sự thật không phải là sự thật” và những tư liệu hiện vật chúng tôi tiếp cận được còn có điểm đáng ngờ, chưa đủ khẳng định tính xác thực đến mức nào.


* Ngày 28/01 Báo Quảng Nam đưa tin: KHAI TRƯƠNG THƯ VIỆN THANH HÓA TẠI HỘI AN

TP.Hội An vừa đưa vào sử dụng Thư viện Thanh Hóa. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 55 năm kết nghĩa giữa 2 thành phố Hội An và Thanh Hóa. Thư viện được xây dựng trên diện tích 1.329m2, bao gồm không gian trưng bày sách và khu vực dành cho việc thảo luận, nghiên cứu và học nhóm. Hiện nay Thư viện Thanh Hóa có hơn 30.000 cuốn sách với chủ đề về lịch sử, địa lý, khoa học, du lịch, địa chí Hội An, sách dành cho thiếu nhi…


* Ngày 27/01 Báo Dân trí có bài viết: QUÁN QUÂN AMERICAN NEXT TOP MODEL ĐẸP TỪNG CENTIMET TẠI HỘI AN

Sự xuất hiện của hai người mẫu Mỹ tại Hội An đã khiến cả đường phố dường như náo loạn, đặc biệt là những khách du lịch đến tham quan nơi đây đã không khỏi xúc động khi bất ngờ gặp thần tượng bằng xương bằng thịt.

Trong chuyến đến Việt Nam vừa qua, bên cạnh việc tận hưởng món quà tặng dành cho Quán quân và Á quân cuối cùng của American Next Top Model (ANTM), Nyle DiMarco và Mame Adjei cũng sắp xếp thời gian để thực hiện những bộ ảnh đẹp cùng dàn sao Việt, cũng như bộ ảnh thời trang đẹp xuất thần tại Hội An.

Nyle là Quán quân cuối cùng của mùa giải American Next Top Model, anh cũng là người khiếm thính đầu tiên của cuộc thi này. Chính vì những điều đặc biệt này từ Nyle mà anh đã trở thành tấm gương của nghị lực dành cho tất cả những người khiếm thính trên toàn thế giới có đam mê nghệ thuật.

Anh cũng tạo ấn tượng cho khán giả trên thế giới về khả năng nhạy bén, xuất thần trong từng shoot ảnh dù mang một khiếm khuyết khá bất lợi như thế. Hiện nay, Nyle là đại diện đầy tự hào của cộng đồng người khiếm thính.

Cô có một tác phong làm việc chuyên nghiệp, thoải mái và luôn lấy niềm vui để giúp tất cả mọi người quên đi sự mệt mỏi vì lịch trình dày đặc, chặt chẽ. Mame cũng chia sẻ bản thân cô quyết định làm một người mẫu vì nhận thấy công việc này có nhiều thử thách thú vị hơn là việc làm một Hoa Hậu, chính vì vậy, Mame đã mạnh dạn tham gia ANTM và trở thành nữ hoàng cuối cùng của cuộc thi.
5. THỂ THAO:

* Báo Quảng Nam ngày 29/01 có bài viêt: TỔ CHỨC CÁC GIẢI THỂ THAO CẤP TỈNH: ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG THỂ ĐỨNG NGOÀI CUỘC

Chấm dứt tình trạng lèo tèo vài địa phương tham gia là một trong những đề nghị được đặt ra với lãnh đạo Sở VH-TT&DL tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức giải thể thao cấp tỉnh năm 2015 do Trung tâm TD-TT Quảng Nam tổ chức mới đây.

ÔNG Bùi Rê - Giám đốc Trung tâm TD-TT Quảng Nam cho biết, năm 2015, trung tâm đã tổ chức và phối hợp tổ chức 12 giải thể thao cấp tỉnh. Nhờ nỗ lực của các đơn vị tổ chức, sự nhiệt tình hưởng ứng của nhiều địa phương, đơn vị đã giúp cho một số giải đấu có quy mô lớn và chất lượng chuyên môn tốt như giải bóng chuyền nữ (15 đội tham gia), giải bóng đá công nhân viên chức lao động (43 đội), giải bóng chuyền nông dân (18 đội), giải việt dã Báo Quảng Nam (tổng cộng 140 đoàn trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lần đầu góp mặt như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Thanh Hóa). Cạnh đó, trung tâm còn đăng cai phối hợp với Tổng cục TD-TT và các liên đoàn thể thao của Trung ương tổ chức thành công 2 giải đấu quốc gia là giải bóng chuyền trẻ toàn quốc (24 đội) và giải vô địch Taekwondo toàn quốc (29 đoàn). Qua những giải đấu này đã đáp ứng yêu cầu tập luyện, thi đấu và góp phần phát triển phong trào, đồng thời phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giải bóng chuyền trẻ toàn quốc.

Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất trong công tác tổ chức giải đấu năm qua chính là việc thiếu “mặn mà”, thậm chí là thờ ơ của một số địa phương đối với phong trào chung. Ngành TD-TT tỉnh lựa chọn những môn thể thao có phong trào phát triển mạnh ở các địa phương để tổ chức, nhưng có ít vận động viên (VĐV) tham gia. Đơn cử như giải bơi vô địch tỉnh Quảng Nam năm 2015 với 20 VĐV của 3 địa phương là TP.Hội An, huyện Núi Thành và chủ nhà thị xã Điện Bàn; giải vô địch Taekwondo tỉnh Quảng Nam với 48 VĐV của 7 địa phương; giải đua thuyền truyền thống Phát thanh truyền hình Quảng Nam năm 2015 chỉ tập trung ở 4 địa phương là huyện Núi Thành, Thăng Bình, Đại Lộc và Điện Bàn. Theo ông Trần Kim Cầu - Trưởng phòng Huấn luyện và tổ chức thi đấu (Trung tâm TD-TT Quảng Nam), một số địa phương có truyền thống và phong trào đua thuyền khá mạnh như Duy Xuyên, Tam Kỳ, Hội An bỏ giải không tham gia giải làm cho tính cạnh tranh trong thi đấu không cao, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của giải.

Đại diện lãnh đạo các trung tâm văn hóa - thể thao, trung tâm TD-TT các huyện, thị xã, thành phố thừa nhận việc một số giải không thu hút được sự tham gia của nhiều địa phương đã làm giảm ý nghĩa của giải đấu. Ông Đặng Công Thiệp (Trung tâm Văn hóa - thể thao TP.Hội An) còn cảnh báo nếu không có sự quan tâm và thay đổi, không khéo thời gian tới sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng các giải đấu không có địa phương tham gia.

Theo tìm hiểu, một trong những nguyên nhân chính đó là quy định về thi đua của ngành chưa chặt chẽ, thậm chí còn khá chung chung, không động viên, khuyến khích được các địa phương tham gia tích cực, đóng góp cho phong trào chung của tỉnh. Ông Trần Kim Cầu chia sẻ: “Với quy định như hiện nay, hàng năm địa phương tham gia 1 giải hay 10 giải cũng chẳng khác nhau! Vì vậy có địa phương trả lời “tham gia nhiều cũng vậy thôi” nên họ từ chối hoặc tham dự cho có theo kiểu đối phó dẫn đến tình trạng một số giải có ít đội tham gia”. Với cách nhìn nhận tương tự, ông Đặng Công Thiệp đề nghị Sở VH-TT&DL cần có quy định cụ thể về điểm xếp loại thi đua, kể cả biện pháp chế tài để ràng buộc các địa phương tham gia giải.

Theo ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, từ năm 2016 trở đi, việc tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh phải hướng đến chất lượng, đảm bảo số lượng và đặc biệt là cần quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi cho nhiều người dân được biết để dự xem, cổ vũ. Liên quan đến kiến nghị của các địa phương về giải pháp khắc phục tình trạng một số giải không thu hút được nhiều địa phương tham gia, ông Cường giao trách nhiệm cho Trung tâm TD-TT tỉnh, Phòng Nghiệp vụ TD-TT phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ Sở VH-TT&DL nghiên cứu, tham mưu cho hội đồng thi đua khen thưởng của ngành để thay đổi chấm điểm thi đua, tạo động lực cho các địa phương trong việc tích cực tham gia giải đấu cho tỉnh tổ chức.
6. MÔI TRƯỜNG – ĐÔ THỊ:

* Ngày 25/01 Báo Quảng Nam đưa tin: BIỂN CỬA ĐẠI TIẾP TỤC SẠT LỞ

Từ chiều qua 24.1, khối không khí lạnh vào miền Trung với gió rất mạnh cấp 7, cấp 8 tạo nên những cột sóng dữ dội tiếp tục cuốn trôi bãi biển Cửa Đại (TP.Hội An).



Sóng không chỉ đe dọa bờ cát kè tạm mà còn de dọa cả đoạn kè kiên cố dài 800m giữa khách sạn Sunrise và khu resort Fusion Alya có nguy cơ xói lở. Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Đại (TP.Hội An) cho biết: “Hiện nay nguy cơ sạt lở quá cao và quá nguy hiểm. Vì đợt không khí lạnh này quá mạnh, cùng lúc thủy triều lớn vào ban đêm nên khó đối phó. Đợt trước còn nhẹ hơn, nhưng huy động mỗi ngày trên 500 người cùng cơ giới đảm nhiệm. Hiện tại, việc huy động người tham gia ứng phó rất khó khăn, tất cả chỉ tạm thời chờ lúc sóng gió nhẹ mới chống được”.
* Ngày 29/01 Báo Quảng Nam đưa tin: QUY HOẠCH KHU CÔNG VIÊN VĂN HÓA ĐA CHỨC NĂNG HỘI AN






Каталог: Uploaded -> file
file -> LỜi giới thiệU
file -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
file -> Năm thứ ba mươi sáu. Phát hành mỗi tháng một kỳ Số 107 (229) Xuân Quý Tỵ 2013 Trong số này
file -> Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
file -> Tiêu chuẩn mpeg-1 – Định dạng âm thanh, phim ảnh của nhóm chuyên gia ảnh động Tổng quan về mpeg-1
file -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
file -> QUỐc hội luật số: 34/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> TỈnh quảng nam
file -> CHÍnh phủ Số: 158
file -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 199.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương