Quy chuẩn qcvn01-38: 2010/bnnptnt


Thu mẫu dịch hại để theo dõi ký sinh



tải về 0.89 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2022
Kích0.89 Mb.
#52654
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
[vanbanphapluat.co] qcvn01-38-2010-bnnptnt

2.8. Thu mẫu dịch hại để theo dõi ký sinh.
2.8.1. Pha trứng:
- Trứng đơn: 50 quả;
- Ổ trứng: 30 ổ.
2.8.2. Pha sâu non, nhộng, trưởng thành: 30 cá thể.
Điều tra các loài thiên địch bắt mồi tương tự điều tra sâu hại cây trồng.
2.9. Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính
2.9.1. Cây trồng và các yếu tố có liên quan (thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của các loại cây trồng);
2.9.2. Mật độ dịch hại hoặc thiên địch:

- Mật độ dịch hại, thiên địch (con/m2)

=

Tổng số sâu, thiên địch điều tra

tổng số m2 điều tra

- Mật độ dịch hại, thiên địch (con/cành)

=

Tổng số sâu, thiên địch điều tra

tổng số cành điều tra

- Mật độ dịch hại, thiên địch (con/cây)

=

Tổng số sâu, thiên địch điều tra

tổng số cây điều tra

- Mật độ dịch hại, thiên địch (con/hố)

=

Tổng số sâu, thiên địch điều tra

tổng số hố điều tra

- Quy đổi mật độ dịch hại, thiên địch từ khay điều tra ra m2







+ Đối với lúa cấy (con/m2)

=

Số khóm lúa/m2

x

Số dịch hại, thiên địch điều tra được

Số khóm lúa điều tra

+ Đối với cây trồng khác (con/m2)

=

Số dịch hại, thiên địch điều tra được/khay x 25 (25 khay = 1 m2)

- Quy đổi mật độ dịch hại, thiên địch từ khung điều tra ra m2 (con/m2)

=

Số dịch hại, thiên địch điều tra được/khung x 5 (5 khung = 1 m2)

- Quy đổi mật độ dịch hại, thiên địch từ vợt điều tra ra m2 (con/m2)




1 vợt tương đương 1m2

- Ngoài ra, đối với sâu róm hại thông, có thể điều tra tính mật độ sâu non theo một trong các phương pháp gián tiếp sau:
+ Đối với sâu róm thông ở độ tuổi 3 trở lên, sử dụng vồ gỗ đập 3 vồ vào thân cây ở độ cao 0,7 – 1,0 m và đếm số sâu rơi. Mật độ sâu trên cây (con/cây) được tính theo công thức: X (số lượng sâu róm trên cây) = Số lượng sâu róm rơi xuống đất x hệ số thực nghiệm (là sự chênh lệch với phương pháp đếm trực tiếp, thường là 3 0,3).
+ Tính mật độ sâu róm thông gián tiếp qua ô hứng phân:

+ Si = dki

Trong đó:
Si: Mật độ sâu tuổi i/cây (con/cây);
pi: Số lượng viên phân trung bình của sâu non tuổi i rơi trong ô hứng phân trong 24 giờ;
d: diện tích hình chiếu tán lá;
Ri: Số lượng viên phân bình quân một con sâu non tuổi i thải ra trong 24 giờ (60 – 80);
ki: Sai số thực nghiệm đối với sâu non tuổi i (được tính bằng tỷ số giữa số lượng viên phân sâu non tuổi i thực tế thải ra và số lượng viên phân sâu non tuổi i thu được trong ô. Đối ới sâu róm thông, thường là 1,16).

2.9.3. Tỷ lê pha phát dục (%) =

Tổng số dịch hại ở từng pha

x 100

Tổng số dịch hại điều tra

2.9.4. Tỷ lệ bệnh/tỷ lệ hại (%) =

Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả…) bị bệnh

x 100

Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả…) điều tra

2.9.5. Tỷ lệ ký sinh (%) =

Số cá thể bị ký sinh

x 100

Tổng số cá thể theo dõi

2.9.6. Chỉ số bệnh/chỉ số hại (%) =



x 100

Trong đó:
N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1;
N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3; …
Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n.
N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra.
n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9).
2.9.7. Số lượng trưởng thành vào bẫy đèn, bẫy bả (con/đêm/bẫy).
2.9.8. Diện tích nhiễm dịch hại (ha):
- Căn cứ để tính diện tích nhiễm dịch hại: Số liệu điều tra của từng yếu tố điều tra; mức mật độ sâu, tỷ lệ bệnh quy định để thống kê diện tích cụ thể tại Phụ lục I.
- Diện tích nhiễm:
+ Nhẹ: Là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 50 đến ≤100% mức quy định.
+ Trung bình: Là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ trên 100 đến ≤ 200% mức quy định.
+ Nặng: Là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh trên 200% mức quy định.
+ Mất trắng: Là tổng số diện tích cộng dồn do dịch hại làm giảm trên 70% năng suất (dùng để thống kê cuối các đợt dịch, cuối các vụ sản xuất).

+ Diện tích nhiễm dịch hại ở các mức (áp dụng cho 1 yếu tố)
Xi (ha) =



Trong đó:
Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i (nhẹ, trung bình, nặng) và mất trắng trong kỳ điều tra;
ni: Số điểm nhiễm dịch hại ở mức i trong kỳ điều tra;
10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;
S: Diện tích cây trồng điều tra.

+ Diện tích nhiễm dịch hại ở các mức (áp dụng cho nhiều yếu tố)
Xi (ha) =



Trong đó:
Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hại ở mức i;
N1: Số điểm dịch hại của yếu tố thứ 1;
S1: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ 1;
Nn: Số điểm nhiễm dịch hại của yếu tố thứ n;
Sn: Diện tích gieo cấy lúa của yếu tố thứ n;
10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố;

2.9.9. Diện tích đã xử lý (ha): Thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp khác.

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương