QUỐc tế Đang lắng nghe tiếng nói củA ĐẠo cao đÀI



tải về 120.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích120.33 Kb.
#5821
QUỐC TẾ ĐANG LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI.
(Virginia 22/10/2012 - Hà ngọc Duyên)
Phái đoàn Cao Đài viếng thăm và thuyết trình về Đạo Cao Đài tại Viện Đại Học Missouri Columbia, Hoa Kỳ ngày 8/9/12 và kế tiếp, theo lời mời của Giáo sư Tiến sĩ (GSTS) Joe Hobbs, Giám đốc Viện Việt Nam (Viet nam Institute) và là Khoa trưởng Phân khoa Địa lý học, tại VĐH Missouri, và được sự đồng ý của Viện Đại Học Missouri. VĐH Missouri Columbia được biết đến với tên VĐH Missouri, còn được gọi là Đại học Mizzou, hay MU.

GSTS Joe Hobbs được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Việt Nam, đã qua Việt Nam 2 lần năm 2008, để hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam), và phối hợp với các VĐH ở Hà Nội, Cần Thơ, TPHCM,... bằng cách cấp học bổng cho sinh viên VN sang Hoa Kỳ học lấy bằng Thạc Sĩ và Tiến Sĩ. Năm 2008, trong một chuyến đi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh với tính cách du lịch, Ông đã bị cuốn hút bởi những kỳ bí của Đền Thánh TTTN, và rất ngạc nhiên về Tôn giáo Cao Đài. Kể từ ngày nầy, ông mới bắt đầu có khái niệm về Đạo Cao Đài, một Tôn giáo mới phát xuất từ Việt Nam, mà ông thấy cần phải tìm hiểu sâu rộng hơn, vì lúc đến Việt Nam công tác, ông chưa biết gì về Đạo Cao Đài.

Quả thật, ông có sứ mạng là phổ truyền Đạo Cao Đài ở Hoa Kỳ theo sự sắp đặt trước của Đức Chí Tôn, nên mới có cơ duyên viếng thăm Thánh địa Cao Đài, để rồi sau đó, ông cố tâm tìm hiểu Tôn giáo mới nầy. Nhưng ông không có tài liệu để nghiên cứu và không ai có khả năng giải thích cho ông hiểu về Đạo Cao Đài. Năm 2009, ông trở qua Việt Nam, và qua Mạng Internet, ông tìm đến Vị Trần Quang Cảnh, để nhờ giải thích và thông dịch. Ngày 20/5/2009, do sự hướng dẫn của CTS Trần Quang Cảnh, GSTS Joe Hobbs được Giáo sư Thượng Minh Thanh và Giáo Hữu Thái Thọ Thanh tiếp đón ở Thánh Thất Sài gòn và giải thích về triết lý và giáo lý của Đạo Cao Đài. Ông hứa khi trở về Hoa Kỳ, sẽ báo cáo và thảo luận với Giáo Sư Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn Giáo của VĐH Missouri về việc đón nhận Tôn Giáo Cao Đài là một tôn giáo mới mẻ, đặc biệt do Thượng Đế lập ra, và sẽ ghi vào chương trình giảng dạy của Phân Khoa nầy. Ông hy vọng sẽ có một Phái đoàn Cao Đài viếng thăm Đại học Missouri để thuyết trình về Đạo Cao Đài cho các sinh viên ở đây nghe.

Thánh ngôn, Thánh giáo đã có nói trước là Sứ giả của Đức Chí Tôn đã có mặt ở khắp nơi trên Thế giới, chỉ chờ đến ngày giờ thiên định, họ sẽ xuất hiện để giúp Đạo Cao Đài hoằng khai, theo như Tiên tri "Đạo Thành từ bên ngoài". Bổn phận của người Cao Đài là phải sẵn sàng tiếp đón họ. GSTS Joe Hobbs là một trong những sứ giả đó. Hiện nay đã có trên 30 GSTS dạy ở các Đại Học trên thế giới, trong số nầy có cả GSTS người Việt Nam, có liên lạc với Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh, hoặc trực tiếp đến TTTN để tìm hiểu Đạo Cao Đài. Họ thuộc các Đại Học ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga, Áo, Canada, Nhật Bản, Anh, Bangladesh, Úc, Đài Loan, Ba Tây, Phi Luật Tân ... và sau này còn thêm nhiều nữa.

Ngày nay, Phái đoàn Cao Đài thực sự đã đến thăm viếng VĐH Missouri. Chúng tôi xin trình bày một số cảm nghĩ như sau:

1 - Phái đoàn Cao Đài được tiếp đón trọng thể tại VĐH Missouri.

2 - Quốc tế đang lắng nghe tiếng nói của Đạo Cao Đài.

3 - VĐH Missouri và triển vọng phát triển Đạo Cao Đài ở Hoa Kỳ.

4 - Làm sao tách rời việc phát triển Đạo Cao Đài ra khỏi định kiến chánh trị hiện nay.



I - Phái đoàn Cao Đài được tiếp đón trọng thể.

Phái đoàn Cao Đài đi thăm viếng Viện Đại học Missouri (MU) kỳ nầy rất vất vả. Trước hết, vất vả vì thời gian quá ngắn chỉ trong 5 ngày (từ thứ bảy 8/9/12 đến thứ tư 12/9/12), kể cả ngày đi và ngày về, lại phải thuyết trình về Đạo Cao Đài 3 lần trước một số cử tọa gần 300 vị, gồm Giáo sư, các nhà nghiên cứu tôn giáo, các sinh viên thuộc VĐH Missouri, nhất là sinh viên Phân khoa Tôn giáo của VĐH nầy, và trả lời 2 cuộc Phỏng vấn của Tờ báo Columbia Missourian và Đài Radio Columbia. Ngoài ra Phái đoàn còn thăm viếng thân hữu Trung Tâm Á Châu sự vụ do Giáo sư Tiến sĩ Sang Kim, người Hàn quốc, làm Chủ tịch, và Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Mizzou do Thạc sĩ Nguyễn Thanh Nhật Quang, đang soạn Luận án Tiến sĩ, làm Chủ tịch, và Nhà thờ Tin Lành danh tiếng tại địa phương Olivet Christian Church do Mục sư Dennis Swearngin chủ quản.


Vất vả thứ 2 là lần nầy, Phái đoàn Cao Đài chịu áp lực tâm lý rất nặng, vì sẽ thuyết trình trước một số khá đông tham dự viên gồm nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo có tầm cở bậc Thầy trong lảnh vực nghiên cứu tôn giáo, và nhiều sinh viên đang soạn Luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ về tôn giáo, tức có kiến thức về tôn giáo đối chiếu rất vững vàng, nên phải nghiên cứu rất kỷ về giáo lý Cao Đài và giáo lý các tôn giáo khác, ngoài ra còn phải nghiên cứu trước những câu hỏi có thể có của các tham dự viên, để trả lời thỏa đáng những điều họ muốn tìm hiểu, và thu hút sự quan tâm tìm hiểu của họ về những điều Phái đoàn muốn trình bày. Mỗi lần thuyết trình, Phải đoàn chỉ được một thời lượng rất ngắn, độ 45 phút, và có 15 phút để trả lời câu hỏi của tham dự viên, vì các tham dự viên có kiến thức tôn giáo rất vững vàng, thuyết trình viên không cần nói nhiều. Bằng cớ là GSTS Larry Brown đã giải thích về giáo lý Cao Đài cho các tham dự viên hiểu rõ hơn, những điều mà Thuyết trình viên là Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh, vì thời giờ eo hẹp, chỉ nói vắn tắt. Làm sao trong thời gian giới hạn đó, thuyết trình viên phải trình bày ngắn, gọn mà đầy đủ, đây là điều rất khó, vì đến hết giờ quy định, cuộc thuyết trình phải bị cắt. Lại nữa, VĐH Missouri trước khi chấp thuận tiếp Phái đoàn Cao Đài, đã yêu cầu được xem trước nội dung Bản thuyết trình, để tránh trường hợp Phái đoàn Cao Đài sẽ giống như vài tôn giáo khác, khuyến dụ sinh viên của họ vào Đạo, làm mất tinh thần khách quan của các sinh viên, khi nghiên cứu nhiều tôn giáo trên thế giới.


Chính các nơi nói trên đã mời Phái đoàn Cao Đài đến thăm viếng thân hữu, và đã tiếp đón Phái đoàn rất nồng hậu. Đặc biệt, Mục sư Dennis Swearngin đã long trọng giới thiệu Phái đoàn trước các con chiên trong Thánh lễ của Nhà Thờ. Còn Hội Sinh viên Việt Nam, đại diện bởi 10 Sinh viên Bậc Tiến sĩ (đang soạn Luận án Tiến sĩ), đã mời Phái đoàn tham dự một cuộc tiếp tân thật đầm ấm của tình đồng hương trên đất khách, và long trọng chào đón Phái đoàn đang làm rạng danh cho Đạo Cao Đài nói riêng và dân tộc Việt nam nói chung, vì Đạo Cao Đài xuất phát từ Việt nam và phản ảnh bản sắc của văn hóa Việt nam. Cũng nên biết qua, VĐH Missouri đã đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam sang du học, một số sau khi tốt nghiệp, trở về nước làm việc, một số ít được VĐH giữ lại cộng tác. Số sinh viên Việt Nam đang học ở VĐH Missouri là 67 người, gồm 3 cấp lớp: bậc Cử nhân, bậc Thạc sĩ (soạn luận án Thạc sĩ), bậc Tiến sĩ (soạn luận án Tiến sĩ). Số nầy sẽ gia tăng hàng năm theo chương trình trao đổi giữa VĐH Missouri và các VĐH ở Việt Nam. Đặc biệt trong buổi tiếp tân nầy, Phái đoàn đã có dịp tiếp xúc và trao đổi quan điểm với các du học sinh Việt Nam - mà không ai trong số đó có Đạo Cao Đài - về tôn chỉ của Đạo Cao đài và mục tiêu truyền bá Đạo Cao Đài ở các Đại học trên thế giới. Các sinh viên ngày nay dồi mài kinh sử, ngày sau là những nhà trí thức sẽ đem tài năng của mình phụng sự quốc gia dân tộc, sẽ đem bản sắc dân tộc Việt Nam phổ truyền khắp thế giới, và có thể trong số đó sẽ có những người sau nầy phụ giúp truyền bá Đạo Cao Đài.

Thật ra, chúng tôi dùng từ "sinh viên" không đúng lắm, vì trong số đó có những người đã đỗ Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ rồi, và đã từng giảng dạy ở các Đại học ở Việt nam, nay qua Hoa Kỳ tu nghiệp lấy Học Vị Tiến sĩ Hoa Kỳ. Chẳng hạn như Tiến sĩ Đoàn thị Xuân Nguyên, đang soạn Luận án Tiến sĩ về Kinh Tế (Economics), và đang là Phụ giảng Phân Khoa Địa lý học VĐH MU, Tiến sĩ Hồ Lệ Thi, tốt nghiệp Tiến sĩ ở Nhật, nay đang soạn Luận án Tiến sĩ về Plant, Insect, Microbial Science. Trong buổi tiếp tân hôm đó, ngoài 2 vị Tiến sĩ nầy, còn có một số "Sinh viên" đang soạn Luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ, như: Nguyễn Thanh Nhật Quang, Electrical Engineering, PhD Candidate; Hoàng Khánh Hòa, Agricultural Economics, PhD Candidate; Nguyễn Minh Hiền, Economics, PhD Candidate ; Trần Dũng, Mathematics education, PhD Candidate; Nguyễn Thanh Hải, Plant, Insect, Microbial Science, PhD Candidate; Nguyễn Thanh Bảo Anh, Mechanical Engineering, Master student; Thái Quang Thông, Architectural studies, Master student. Chúng tôi kể tên các Vị Tiến sĩ tương lai, không phải đề cao cá nhân, mà vì trước hết họ là biểu tượng của thế hệ trẻ Việt nam, những tài nguyên tương lai của đất nước ở cùng khắp thế giới, không phân biệt là du học sinh từ Việt Nam hay đang định cư ở hải ngoại, và sau nữa là vì chúng tôi nao nức một niềm hy vọng là những trí thức Việt nam sau khi tốt nghiệp VĐH Mizzou sẽ cộng tác với Viện Việt Nam, do GSTS Joe Hobbs làm Chủ Tịch, để phát huy văn hóa Việt Nam, và biết đâu cũng phát huy văn hóa Cao Đài (sẽ nói ở phần sau).

Ra tiếp Phái đoàn Cao Đài tại sân bay ngày 8/9/12, ngoài Anh Nguyễn Thanh Nhật Quang, Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam tại Đại Học Missouri, còn có 3 sinh viên đại diện là Anh Thông, anh Hiếu và chị Ninh. Đại Học Missouri là Đại Học Quốc tế, nơi thu nhận sinh viên thuộc 100 quốc tịch du học đến từ các nơi trên Thế giới. VĐH Mizzou là biểu trưng của sự hòa hợp các chủng tộc. Trung tâm Á châu sự vụ có vai trò tích cực trong việc giúp đở Việt Nam đào tạo sinh viên theo học ở VĐH Mizzou lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ. GS Sang Kim người Đai Hàn, là chủ tịch Trung Tâm Á Châu Sự Vụ (Asian Affairs Center, AAC). Ông đã đến Hà Nội 2 lần, và có dự cuộc hợp mặt với Hội Ái hữu cựu Sinh Viên VĐH Mizzou vào ngày 14/4/2012. Tuy nhiên ông chưa có dịp viếng Tòa Thánh Tây Ninh (TTTN). Ông dự định sẽ cùng với Giáo Sư Joe Hobbs và GS Larry Brown đến viếng TTTN vào ngày rất gần đây.



Những ngày kế tiếp, Phái đoàn được nhiều giới chức quan trọng của VĐH tiếp đón, như :

- GSTS Joe Hobbs, Khoa trưởng Phân Khoa Địa lý, và là Giám đốc Viện Việt Nam (VietNam Institute, VNI). Ông có vai trò rất quan trọng trong việc hợp tác với các VĐH ở Việt Nam để giúp dở phát triển hệ thống Đại học tại VN, cấp học bổng và tuyển Sinh viên qua học tại VĐH Mizzou. Với vai trò nầy, ông đã từng qua VN gặp nhiều cấp lảnh đạo các Đại Học và cơ quan cấp Bộ và Viện liên hệ. Cũng cần nói thêm, Phân khoa Địa lý học không chỉ dạy về Địa lý mà còn dạy về các bộ môn khác, như về văn hóa, xã hội của các quốc gia, về vai trò và ảnh hưởng của Tôn giáo trong một quốc gia, về vai trò Tôn giáo trong việc tạo phúc lợi cho con người...

- GSTS Richard F. Callahan, Khoa trưởng Phân khoa Tôn giáo, VĐH Mizzou. Ông nầy rất có uy tính ở VĐH Mizzou. Chính ông mới có quyền quyết định chấp thuận tiếp Phái đoàn Cao Đài hay không, và chính ông đã quyết định cho Bà Giáo sư Kate Kelly tiếp nhận Phái đoàn Cao Đài thuyết trình tại lớp học Ban Cử nhân của Bà. Giáo sư R.F. Callahan đã niềm nở tiếp Phái đoàn tại văn phòng của Phân Khoa Tôn giáo và giải thích chương trình học của Phân khoa.


- GSTS Kate Kelly, phụ trách lớp dạy về tôn giáo Ban Cử nhân trên 200 sinh viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.

- GSTS Matthew Foulkes, phụ trách Ban Tiến sĩ gồm 12 Sinh viên thuộc nhiều quốc tịch, đang soạn Luận án Tiến sĩ.

- GSTS Larry Brown, Giáo sư Phân khoa Địa lý học, phụ trách Ban Thạc sĩ, độ 35 sinh viên thuộc nhiều quốc tịch. Giáo sư Larry Brown phụ trách giảng dạy môn Tôn giáo Trung Đông. Lớp học của ông có 800 sinh viên đến nghe giảng, vì quá đông nên phải chia làm hai. Ông am hiểu rất nhiều về giáo lý Cao Đài.

Vì 3 cấp lớp khác nhau (Cử nhân, Thạc sĩ, và Tiến sĩ) nên Phái đoàn Cao Đài thuyết trình vào 3 thời điểm khác nhau:


- Ngày Thứ hai 10/9/12, lúc 11 giờ, thuyết trình tại lớp "Địa lý phục vụ con người" (Geography of Well Being ), có 12 sinh viên Bậc Tiến sĩ tham dự , có sự hiện diện của GSTS Matthew Foulkes.

- Từ 4 giờ đến 5 giờ 30 cùng ngày , thuyết trình tại lớp học của GSTS Joe Hobbs, trước 33 sinh viên bậc Thạc sĩ, có sự hiện diện của GS Joe Hobbs, GS Sang Kim, và Nữ Phóng viên Kellie Kotraba.

- Thứ ba 11/9/12 , lúc 11 giờ, thuyết trình tại lớp học của GS Kate Kelly, có tên là "Những Phong trào tín ngưởng mới trên thế giới", rất phù hợp với Đạo Cao Đài, có trên 200 Sinh viên bậc Cử nhân tham dự.



Nói chung, Phái đoàn Cao Đài rất thành công trong các buổi thuyết trình, tạo được sự chú ý của các tham dự viên, và sự quan tâm tìm hiểu Đạo Cao Đài của các Nhà nghiên cứu tôn giáo tại VĐH Mizzou. Cụ thể, GSTS Joe Hobbs hứa sẽ khuyến khích sinh viên soạn Luận án Tiến sĩ, với đề tài về Đạo Cao Đài, và 3 vị Giáo sư Joe Hobbs, Larry Brown và Sang Kim đã có ý định sẽ viếng thăm TTTN vào một ngày gần đây. Ngoài ra, trang Mạng của VĐH Missouri đã đưa tin cuộc viếng thăm của Phái đoàn Cao Đài. Đồng thời, bài phỏng vấn Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh của 2 Nữ ký giả Kellie Kotraba và Grace Lyden về tôn chỉ của Đạo Cao Đài cũng được phổ biến trên báo và Đài Phát thanh địa phương.
II - Quốc tế đang lắng nghe tiếng nói của Đạo Cao Đài.

* Ôn lại tôn chỉ của Đạo Cao Đài.

Yếu tố nào mang thành công cho Phái đoàn Cao Đài ? Lẽ dĩ nhiên trước hết là do sự cố gắng của Phái đoàn. Nhưng nguyên nhân sâu xa là vì Đạo Cao Đài hiện nay là đối tượng nghiên cứu của Thế giới. Thế giới đang tự động nghiên cứu, tìm hiểu và phổ biến Đạo Cao Đài sâu rộng hơn, ứng với lời tiên tri "Đạo thành từ bên ngoài". Do đó Phái đoàn Cao Đài đi đến đâu cũng được tiếp đón nồng hậu. Vấn đề là cần qui tụ các nhà nghiên cứu tôn giáo Cao Đài trên Thế giới thành một tổ chức mang tên gì đó, thí dụ là "Trung Tâm Quốc Tế nghiên cứu Đạo Cao Đài", trụ sở có thể đặt ở TTTN, hay nơi nào đó trên Thế giới, có phương hướng và đường lối chung trong việc nghiên cứu Đạo Cao Đài. Thiết tưởng Nhà Hội Vạn Linh (trước đó Đức Hộ Pháp đặt tên là Hội Thánh Ngoại Giáo, có thờ Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo), sẽ được trả lại cho Hội Thánh nay mai, là nơi lý tưởng để đặt trụ sở của Trung Tâm nầy. Cái khó khăn vẫn là vấn đề tài chánh. Làm sao có tiền để từng bước tu bổ cơ sở nầy thành nơi khang trang, đầy đủ tiện nghi để làm Phòng hợp, Phòng Tiếp tân, Phòng giới thiệu Đạo Cao Đài cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với đầy đủ phương tiện truyền thông, Phòng làm việc của các nhà nghiên cứu tôn giáo trên thế giới với trang bị đầy đủ các phương tiện vi tính, Thư viện Cao Đài với nhiều sách nghiên cứu tôn giáo Cao Đài và thế giới... Lẽ dĩ nhiên phải có thời gian lâu dài, nhưng không thể không có sự trợ giúp của các Mạnh Thường Quân trong và ngoài nước.

Sở dĩ nên thành lập Trung tâm nầy là vì "Quốc tế đang lắng nghe tiếng nói của Đạo Cao Đài", đây là lời phát biểu của GSTS Sergei Blagov (VĐH Moscow, Nga) tại Đại hội Tôn giáo Thế Giới CESNUR lần thứ 14 (Center for studies on New Religions - Trung Tâm nghiên cứu các Tân Tôn giáo), vào các ngày 29-31/8/2000, tại Thủ đô Riga, Cộng Hòa Latvia, một nước của Liên Bang Xô Viết củ. Tại Hội nghị nầy, GSTS James T. Richardson (VĐH Nevada, Hoa kỳ) chủ tọa Hội nghị, đã nói rằng những tài liệu liên quan đến lịch sử Đạo Cao Đài nên được phổ biến rộng rãi hơn để giới nghiên cứu có thể nghiên cứu và phân tích. GSTS Mark Sedwick (VĐH Cairo, Ai Cập), dù chuyên nghiên cứu về Hồi giáo, nhưng thấy giáo lý Cao Đài rất phong phú và cao siêu. GSTS Heinz Streib (VĐH Universitat Biefeld , Đức) phát biểu không có nhiều tài liệu Đạo Cao Đài bằng Anh ngữ. Trở về Hội nghi CESNUR lần thứ 13, tổ chức tại Thành Phố Bryn Athyn, Tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, vào ngày 2 - 4/6/1999, GSTS Jean Francois Mayer (VĐH Fribourg, Thụy Sĩ), nói rằng Ông biết Đạo Cao Đài từ lâu và mong muốn có sự liên lạc thường xuyên. GSTS Daniel W. Goodenough, Chủ tịch Đại học Bryn Athyn, và GSTS Jerry Pankhurst (VĐH Wittenburg, TB Ohio, Hoa Kỳ), nhận xét rằng Tôn giáo Cao Đài là một đề tài cần quan tâm. Tại 2 kỳ Đại hội Tôn giáo nói trên, Phái đoàn Cơ Quan Truyền giáo Hải ngoại (CQTGHN) đều có tham dự và đọc tham luận, đã được nhiều tham dự viên đến hỏi về giáo lý và trò chuyện thân mật. Đặc biệt Phái đoàn CQTGHN tham dự Hội nghị IARF (International Association for Religious Freedom World Congress - Hội nghi Thế giới cho Tự do Tôn giáo), tổ chức từ ngày 29/7/99 đến 3/8/99 tại Vancouver (Canada) là do lời mời của Mục sư Robert Traer, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội, trực tiếp mời HH Trần Quang Cảnh, Hội Trưởng Hội Đồng Đại diện (HĐĐD) CQTGHN.

Quốc tế hiện nay đến với Đạo Cao Đài, vì muốn tìm "một giáo lý mới mẻ mới mong kềm chế nhân loại trong sự thương xót chúng sanh" (Thánh giáo), để đem lại sự hòa hợp và thương yêu trên hành tinh nầy, trước nguy cơ của ngày tự diệt của nhân loại, chỉ vì kỳ thị chủng tộc và phân chia Tôn giáo. Hai nữ phóng viên của tờ báo Columbia Missourian và Đài Radio Columbia, mỗi người dành trên một giờ đồng hồ để phỏng vấn Lễ Sanh Ngọc Cảnh Thanh, đã nhấn mạnh tính cách hòa đồng tôn giáo của Đạo Cao Đài. Phóng viên Kellie Kotraba của đài Radio Columbia viết như sau: "Although rooted in Confucianism, Buddhism, and Taoism, Caodai is seen as one religion to unify all the rest, so it has elements of Christianity, Hindouism, Islam, and others. The basic idea is that there has always been one God , but because of the lack of global communication. He revealed himself differently in different times and places". Phóng viên Grace Lyden của báo Columbia Missourian viết: "Caodaists believe God created their religion to unify those of the East and the West.The doctrine Caodai is to embrace all religions... Caodai is also a spiritist religion, meaning its members believe in direct messages from God". Chính buổi tham dự Thánh lễ sáng chúa nhựt 9/9/12 tại nhà thờ Olivet Christian church của Phái đoàn Cao Đài, do lời mời của GSTS Joe Hobbs và Mục sư Dennis Swearngin, là một trắc nghiệm cho tinh thần hòa đồng tôn giáo của Phái đoàn Cao đài. Đây cũng chính là bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam. Dịp nầy, Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh phát biểu: "To me, that feels like I go to my temple, that' s all. The God is the same God. You have Christ, I have Christ on my altar".

Chính vì Quốc tế đón nhận Đạo Cao Đài như một luồng gió mới cho nhân loại, mà Phái đoàn CQTGHN, trước kia, mỗi khi tham dự các Đại hội Tôn giáo thế giới, hoặc viếng thăm các Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo hay Đại học trên thế giới đều được tiếp đón nồng hậu, và được mời đọc tham luận chớ không phải chỉ đứng bên lề. Đặc biệt, khi Phái đoàn CQTGHN viếng thăm VĐH Dhaka, Thủ đô Dhaka, nước Cộng Hòa Bangladesh, đã được Tổng Thống Bangladesh mời đến Phủ Tổng Thống để giảng cho Ngài nghe về giáo lý Cao Đài. Báo chí địa phương cũng đã đăng tải cuộc hội kiến nầy như là một sự kiện ưu đải đặc biệt... Một chuyện ngộ nghỉnh là Ông Dan Fefferman, Chủ tịch Ban Chấp hành tổ chức International Coalition for Religious Freedom (Kết hợp Quốc tế cho Tự do Tôn giáo) và là Trưởng ban tổ chức Hội nghị nói trên sẽ khai mạc vào ngày 6/10/98 tại thành phố Sao Paolo (Brazil - Ba tây), với đề tài "Religious Freedom in Latin America and the new Millenium" (Tự do Tôn giáo tại nam Mỹ và Tân thiên niên kỷ), đã nồng nhiệt mời CQTGHN đến tham dự Hội nghị nói trên, trong khi chỉ còn 4 ngày nữa Hội nghị khai mạc, nên Phái đoàn Cao Đài phải từ chối tham dự vì thời gian quá gắp rút. Ông Dan Fefferman đã từng đến Việt Nam, có đến TTTN và rất ngưởng mộ Đạo Cao Đài, nên Ông quyết lòng mời cho được Đạo Cao Đài đến thuyết trình. Do đó, Ông hỏi CTS Trần Quang Cảnh, lúc đó là Hội Trưởng Hội Đồng Đại Diện CQTGHN, có biết ở Ba Tây có ai là Tín đồ Cao Đài không để Ông mời tham dự.



* Hợp tác với các VĐH trên Thế giới.

Lúc CQTGHN còn hoạt động (1998 - 2006), nhiều nơi mời Phái đoàn Cao Đài đến thuyết trình về Đạo Cao Đài, mà CQTGHN đành bỏ qua nhiều cơ hội không đi được, vì lúc đó hầu hết thành viên của CQTGHN đều còn đi làm việc. Rồi đây, Phái đoàn Cao Đài ngày nay, do Chức sắc của Hội Thánh lảnh đạo, sẽ thay mặt Hội Thánh để viếng thăm các nơi đó, chắc chắn sẽ được tiếp đón trọng thể, vì đây là Phái đoàn chính thức của Hội Thánh Cao Đài. Đây là yêu cầu của những nơi mà CQTGHN đã đến thăm viếng. Trước kia, Phái đoàn CQTGHN tuy được các nơi trên thế giới tiếp đón nồng hậu, nhưng không được coi là Phái đoàn chính thức của Tôn giáo Cao Đài. Họ mong muốn Phái đoàn phải do Hội Thánh bổ nhiệm, và do Chức sắc của Hội Thánh lảnh đạo. Họ cũng yêu cầu được viếng TTTN. Các Vị Giáo sư thuộc các Đại học trên thế giới có nhiệt tâm nghiên cứu Đạo Cao Đài, đều đã có đến viếng TTTN, như: GSTS Sergei Blagov (VĐH Moscow, Nga), GSTS Kazi Islam (VĐH Dhaka, Bangladesh), GSTS Lukas Pokorny (VĐH Vienna, Áo), GSTS Joe Hobbs, VĐH Missouri, (Hoa Kỳ), GSTS Janet Hoskins (VĐH Southern California, Hoa Kỳ), GSTS Nguyễn Khắc Tiến Tùng (VĐH Leipzig, (Đức), GSTS Jeremy James (Pháp), GSTS Miyazawa Chihiro (VĐH Nanzan, TP Nagoya, lớn thứ 3 ở Nhật bản) và 2 Giảng sư ứng viên Tiến sĩ là Giảng Sư Ninh Thiên Hương (VĐH South California, Hoa Kỳ), và Giảng Sư Kitazawa Naohiri (VĐH Tokyo, Nhật Bản). Riêng Giảng sư Mohammad Jahangir Alam (VĐH Dhaka, Bangladesh), hiện du học tại Việt Nam (Đại học Khoa Học Nhân văn, TPHCM) và học Đạo ở TTTN với sự hướng dẫn của Lễ Sanh Ngọc Cảnh Thanh, để soạn luận án Tiến sĩ về Đạo Cao Đài, mà Giáo sư bảo trợ luận án là GSTS Kazi Islam (VĐH Dhaka, Bangladesh)... Một sinh viên Tô Cách Lan (Anh) sẽ đến TTTN vào đầu năm 2013, học Đạo trong 2 năm với sự hướng dẫn của Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh, và do GSTS Janet Hoskins (VĐH Southern California) và GSTS Hồ Ngọc Thu (Đại học Khoa học nhân văn, TPHCM ) bảo trợ luận án với đề tài "Thần linh học và Đạo Cao Đài". Lẽ dĩ nhiên, các luận án đều viết bằng Anh ngữ. Đặc biệt 2 vị, GSTS Miyazawa Chihiro và Giảng Sư Kitazawa Naohiro, đều có đến ở Việt Nam 2 năm và có đến TTTN ở 6 tháng để nghiên cứu về Đạo Cao Đài. GS Ninh Thiên Hương cũng đã tháp tùng. Phái đoàn VĐH Dhaka, Bangladesh, viếng TTTN và dự Hội Yến Diêu Trì vào năm 2010.


Minh chứng cho việc Quốc tế đang lắng nghe tiếng nói của Đạo Cao Đài là rất gần đây "Hội những nhà nghiên cứu Đạo Cao Đài ở Nhật Bản " (Association of Caodai Researchers in Japan) được thành lập vào tháng 3 năm 2012 tại Thành Phố Nagoya, lớn thứ ba ở Nhật Bản (sau Tokyo và Osaka), để nghiên cứu về Đạo Cao Đài. Hội có 5 Hội viên. Tất cả đều có sang Việt Nam và có đến TTTN liên lạc với Lễ Sanh Ngọc Cảnh Thanh. Năm Hội viên là: GSTS Miyazawa Chihiro (VĐH Nanzan, TP Nagoya, Nhật Bản) Nữ GSTS Ito Mariko (Viện Bảo Tàng Quốc gia đặc trách Dân Tộc học), GSTS Takatsu Shigeru (VĐH Seisa), Giảng sư Kitazawa Naohiro (VĐH Tokyo), đang soạn luận án Tiến sĩ, Giảng sư Ninh Thiên Hương (VĐH Southern California), đang soạn luận án Tiến sĩ về Tôn giáo Á Đông. Nói riêng về Cô Ninh Thiên Hương: Cô giảng dạy ở VĐH Southern California, Hoa Kỳ, cùng với GSTS Janet Hoskins là 2 nhà nghiên cứu về Đạo Cao Đài ở California và ở Việt Nam. Cô nhận học bổng 1 năm của "Hội thân hữu cho sự phát triển Khoa học Nhật Bản" (Japan society for the Promotion of Science). Chương trình của "Hội Nghiên cứu Đạo Cao Đài ở Nhật Bản" là đi thuyết trình Đạo Cao Đài tại các Đại học ở Nhật Bản. Cụ thể, GSTS Miyazawa Chihiro đã tổ chức 2 ngày Hội thảo bằng Anh ngữ và Nhật ngữ về Đạo Cao Đài tại Hội Trường Waseda Hoshien, vào 2 ngày 30/6/12 và 1/7/12, với 5 đề tài thảo luận về Đạo Cao Đài.



* Khó khăn bước đầu, kinh nghiệm mai sau.

Phái đoàn Tôn giáo Cao Đài đạt được nhiều kết quả tốt khi thăm viếng và thuyết trình tại VĐH Missouri, có thể sẽ tạo được một cơ sở ban đầu, để từ đây, việc nghiên cứu Đạo Cao Đài sẽ được phổ truyền ở Hoa kỳ. Nhưng ít ai biết rằng 2 tuần trước khi Phái đoàn lên đường đi Missouri, suýt nữa chương trình đó bị hủy bỏ, vì VĐH Missouri vào phút chót đặt lại vấn đề mục tiêu của Phái đoàn Cao Đài đến VĐH Missouri là gì? Chính GSTS Richard F. Callagan, Khoa Trưởng Phân khoa Tôn giáo, VĐH Missouri đã nghiêm túc đặt lại vấn đề đó. Việc Phái đoàn Cao Đài thăm viếng VĐH Missouri là do lời mời của GSTS Joe Hobbs, với sự chấp thuận của VĐH. Nhưng ngay chính GSTS Joe Hobbs cũng gặp nhiều sự chỉ trích vì đã mời Phái đoàn Cao Đài đến VĐH Missouri để "truyền giáo", là điều mà VĐH không chấp thuận, vì sẽ làm mất sự khách quan của Sinh viên khi nghiên cứu về Tôn giáo trên thế giới. Họ chỉ chấp thuận Đạo Cao Đài đến "thuyết trình" cho sinh viên của họ nghe về một Tân Tôn giáo Cao Đài, để các sinh viên nghiên cứu và tìm hiểu, chớ không nhận Đạo Cao Đài đến truyền giáo, theo nghĩa là "truyền đạo" để kêu gọi mọi người vào Đạo. Thật ra, mục tiêu Phái đoàn Cao Đài không phải đến để truyền Đạo, trong vai trò chức sắc hành đạo, mà chỉ đến để thuyết trình về Đạo Cao Đài với tư cách tín đồ Cao Đài bình thường, theo nghi thức một cuộc thảo luận thân hữu và trao đổi quan điểm lẫn nhau , giống như các cuộc thảo luận trong các Đại học, chớ không theo nghi lễ tôn giáo dành cho chức sắc hành đạo và hành pháp, thường rất khắc khe theo luật Đạo.

VĐH đã đặt vấn đề nầy rất đúng đắn. Đây là Đại Học chớ không phải là Giáo đường hay chốn Thiền môn để mọi người đến nghe giảng Đạo. Phái đoàn Cao Đài đến thăm viếng các Đại học là để thuyết trình về Đạo Cao Đài cho các Sinh viên nghe để họ nghiên cứu và tự tìm hiểu, chớ không phải đến để thu hút nhiều người vào Đạo. Đây chính là mục tiêu "truyền giáo" của Phái đoàn Cao Đài, rất phù hợp vói yêu cầu của VĐH, nhưng Lễ Sanh Ngọc Cảnh Thanh, có lẽ vì thấy không cần đặt ra một vấn đề quá hiển nhiên, nên mới có sự hiểu lầm của VĐH là Phái đoàn Cao Đài đến để "truyền Đạo". Sự thật sự hiểu lầm đó đã xảy ra, suýt làm hỏng một chuyến đi quan trọng. Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh phải gởi văn thư giải thích tôn chỉ Đạo Cao Đài là không lôi cuốn ai vào Đạo, để tùy mỗi người quyết định, và kèm theo là nội dung bài thuyết trình sẽ phát biểu ở VĐH Missouri, để họ biết mục tiêu của Phái đoàn đến đó là gì. Sau cùng, VĐH chấp thuận tiếp Phái đoàn Cao Đài đến để thuyết trình, nhưng chỉ chấp thuận 2 thành viên mà thôi. Lẽ dĩ nhiên Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh là thuyết trình viên , và HH Lê văn Tua phụ chiếu phim tài liệu, chụp ảnh và phân phối tài liệu Đạo cho các tham dự viên. Số tham dự viên mong đợi ban đầu chỉ ước đoán là 50 vị, giờ chót bất ngờ GS Joe Hobbs cho biết sẽ có thể lên đến gần 400, thực tế số đến tham dự là trên 300. Chính GSTS Richard F. Callahan đã chấp thuận tiếp Phái đoàn Cao Đài đến thuyết trình. Quả thật Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng đã trợ giúp cho mọi việc được như dự định và còn khả quan hơn mong đợi. Phái đoàn phải gắp rút in thêm tài liệu và xin phép VĐH cho Phái đoàn Cao Đài thêm một người nữa tham dự là Hiền Tỷ Vỏ Kim Thoàn, vừa là đại diện cho Nữ Phái, để phụ HH Cảnh trả lời các câu hỏi của các nữ sinh viên, và tiếp chuyện với các nữ tham dự viên, vừa phụ với HH Lê văn Tua phân phát tài liệu. Nhiệm vụ nầy không dễ dàng.

Đây là một kinh nghiệm quý giá và là một bài học cho thấy là không phải đến thuyết trình ở VĐH dễ dàng, muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, mà phải "nhập gia tùy tục", "nhập giang tùy khúc", vì mỗi VĐH có một quy định riêng. Được một VĐH mời đến thuyết trình không phải dễ dàng gì, và được một VĐH quan tâm tìm hiểu giáo lý Cao Đài lại càng khó hơn, vì Đại Học là môi trường của suy luận và lý trí, chớ không phải là nơi quảng bá những giáo điều có tích cách từ chương. Làm như vậy là "đặt cái cày trước con trâu". Phải hiểu người ta muốn nghe mình nói gì, thì khi mình nói họ mới nghe. Không phải mình đến muốn nói gì thì nói để lôi cuốn họ phải nghe theo mình, mà là đến để giải thích những điều họ cần biết, để họ dùng tinh thần tôn giáo đối chiếu mà tìm hiểu giáo lý Cao Đài. Lẽ dĩ nhiên, với phương pháp đó, họ hiểu Đạo Cao Đài sâu xa hơn chúng ta nhiều.

Từ kinh nghiệm nầy, thiết tưởng, sau nầy Phái đoàn Cao Đài đến thuyết trình ở các VĐH, cần nghiên cứu trước nhu cầu tìm hiểu của họ ở Đạo Cao Đài là gì, mới thu hút sự chú ý tìm hiểu của họ, chớ đừng nghĩ rằng mình dẫn dắt họ theo quỹ đạo của mình, theo chủ quan của mình. Các nhà nghiên cứu Tôn giáo trên thế giới hiện nay rất ngưởng mộ Đạo Cao Đài, vì giáo lý Cao Đài chủ trương sự hòa đồng tôn giáo và hòa đồng chủng tộc là lý tưởng phải hướng đến, để giải quyết tình trạng chiến tranh và bạo lực khắp nơi hiện nay, vì phân chia chủng tộc và kỳ thị tôn giáo. Điều nầy đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của nhân loại hiện nay.

GSTS Kazi Islam, Khoa Trưởng Phân Khoa Tôn giáo Thế giới, VĐH Dhaka, nước Cộng hòa Bangladesh, vì mong ước trên hành tinh này không còn tình trạng chiến tranh và bạo lực vì phân chia chủng tộc và kỳ thị tôn giáo, đã chọn Đạo Bahai, Tôn giáo hoàn cầu, như một tôn giáo lý tưởng. Nhưng sau khi dự Đại hội Tôn giáo thế giới IARF lần thứ 31, tổ chức ở Thủ đô Budapest (Hung gia Lợi), ngày 28/7/2002, và nghe CTS Trần Quang Cảnh thuyết trình về Đạo Cao Đài, liền đó đã niềm nở tỏ ý sung sướng biết tôn chỉ của Đạo Cao Đài, và tỏ ý với CTS Trần Quang Cảnh là muốn đem Tôn giáo Cao Đài vào chương trình giảng dạy ở Phân Khoa của ông. Cũng vì ngưởng mộ giáo lý Cao Đài là sự hòa đồng tôn giáo, có thể đem lại hòa bình cho thế giới đầy thù hận hiện nay, ông Ahmad Shafi Maqsood chủ tịch Viện nghiên cứu Hazrat Mohammad, ở Thủ đô Dhaka, Bangladesh, quyết ý mời Đạo Cao Đài tham dự Hội nghị Tôn giáo cho Hòa Bình toàn cầu (All Religion Conference for Global peace) được tổ chức ngày 1/10/2004 tại Thủ đô Dhaka. Cũng nên biết qua mục đích của Viện nghiên cứu Hazrat Mohammad là muốn tạo sự hài hòa và tự do tôn giáo cho sự hòa bình trên toàn thế giới, bằng cách giải thích rõ ràng và cặn kẽ lý thuyết của Hồi giáo. Tuy CQTGHN không tham dự Hôi nghị được, nhưng có nhờ GSTS Kazi Islam đọc bài "Thông điệp Hòa bình của Đạo Cao Đài" (Caodaism: Religion of Peace).

Tháng 3 năm 2012, Phái đoàn Cao Đài thuyết trình tại VĐH Vienna (Áo) đã được tiếp đón nồng hậu, vì nhu cầu tìm hiểu của họ là vấn đề ảnh hưởng của Khổng giáo đến tôn giáo Cao Đài và Hội Long Hoa, chính là chủ đích mà Đạo Cao Đài muốn đem đến cho nhân loại. Nhu cầu của VĐH Missouri là tìm hiểu những đóng góp mới mẻ của các Tân Tôn giáo, và những phúc lợi mà Đạo Cao Đài mang đến cho nhân loại là gì, nên đã mời Phái đoàn Cao Đài đến thuyết trình vấn đề nầy vào tháng 9/ 2012 vừa qua, chớ không phải mời đến để nghe truyền Đạo. Lễ sanh Ngọc Cảnh Thanh đã giải thích cặn kẽ chương trình Phước Thiện và mục tiêu xây dựng con người thuần lương đạo đức của Đạo Cao Đài, và đã đưa ra những điều mới mẽ mà các tôn giáo khác không nói đến. Đó là:

- Tôn giáo Cao Đài do chính Thượng Đế giáng trần dùng huyền cơ diệu bút lập Đạo và dạy Đạo, chớ không do một vị Giáo chủ trong xác phàm như trước kia.

- Thần linh học sẽ là nền Đạo tương lai: Thượng Đế và các Đấng Thiêng liệng sẽ dạy Đạo qua cơ bút, và con người cũng nhờ cơ bút mà học Đạo.

- Hòa đồng chủng tộc và hòa đồng tôn giáo là mục tiêu của Đạo Cao Đài, vì tất cả nhân loại và tất cả tôn giáo trên hành tinh nầy đều do cùng một nguồn gốc là Thượng Đế mà ra.

Chúng tôi tin rằng các vấn đề mà Phái đoàn Cao Đài nêu ra, sẽ là những đề tài mà VĐH Missouri sẽ nghiên cứu sâu rộng hơn. Theo chúng tôi VĐH Missouri sẽ có vai trò rất quan trọng và là điểm xuất phát để từ đó Đạo Cao Đài truyền bá khắp Hoa Kỳ.
III - Vai trò của VĐH Missouri Columbia trong việc phát triển Đạo Cao Đài ở Hoa Kỳ.

* Vài nét về VĐH Missouri Columbia.

VĐH Missouri Columbia là một VĐH công lập, thành lập năm 1839 tại Thành phố Columbia, Tiểu Bang Missouri, Hoa Kỳ, là một Đại học quốc tế, sinh viên đến từ các Tiểu bang ở Hoa kỳ và là nơi tuyển sinh viên du học của hàng trăm quốc tịch trên thế giới. VĐH Missouri Columbia, còn được gọi là Viện Đại học Missouri hay Mizzou hay MU, là Đại học lớn nhất ở Missouri. VĐH Mizzou là Đại học đầu tiên ở phía tây sông Mississipi, hiện nay có khoảng 35.000 sinh viên theo học 280 môn học của mọi ngành, đã cấp trên 270 chương trình và cấp bằng từ bậc Đại học, hậu Đại học, thông qua 20 Phân khoa. VĐH Mizzou được xây dựng trên khu đất công rộng 1300 acres (350 mẫu tây), gồm nhiều Phân khoa cùng ở trong một khuôn viên của VĐH. Phân khoa Tôn giáo hiện có 200 sinh viên, còn Phân khoa Địa lý có 100 sinh viên theo học.

Khoa Báo chí của VĐH Missouri nổi tiếng nhất trên thế giới, được thành lập năm 1908, là khoa Báo chí đầu tiên được thành lập ở Columbia. Hệ thống Đại học Missouri còn sở hữu một Đài Truyền hình tại Columbia và lân cận Thành Phố Jefferson. Đây là đài Truyền hình thương mại, và là nơi thực tập cho Sinh viên khao Báo chí. Khoa Báo chí còn thành lập tờ Báo "Columbia Missourian". Đây là tờ báo rèn luyện sinh viên có kỷ năng viết phóng sự, biên tập và thiết kế một số phòng tin dưới sự quản lý của những Biên tập viên chuyên nghiệp .

Biểu tượng của VĐH Missouri là 6 cây cột truyền thống. Sáu cây cột nầy là di tích của Academic Hall , tòa nhà chính của trụ sở bị tai nạn hỏa hoạn thảm khốc vào ngày 9/1/1882, thiêu rụi toàn Tòa nhà, để lại ít nhất 6 cây cột đá theo phong cách Ionic đứng trơ trụi. Những cột đó được bảo trì và tồn tại đến ngày nay trở thành biểu tượng của campus (khuôn viên Đại học), và hình thành nên khu trung tâm của sân trong Francis, phần cổ xưa nhất của campus. Tòa nhà Jesse Hall ở cuối phía nam của sân trong Francis, xây dựng năm 1895 thay thế cho Academic Hall được gọi là Campus đỏ. Năm 1913- 1914, tòa nhà ở phía đông của khu Francis được xây dựng bằng đá vôi trắng, nên được gọi là Campus trắng. Khuôn viên VĐH Mizzou đẹp và rộng mênh mông, tươi mát với các hồ nước trong xanh gợn sóng li ti, xanh um với những tàng cây cổ thụ và các bãi cỏ mượt mà, vui nhộn với những đàn sóc tung tăng nhảy nhót cùng khắp và líu lo tiếng chim chiu chít trên cành hay vui đùa bay lượn trên bầu trời trong sáng, như hòa nhịp với hàng ngàn sinh viên đang vui vẽ hồn nhiên nô nức túa ra khắp sân trường.

Nghi lễ truyền thống của VĐH Mizzou là Tiger Walk. Hàng năm, khi khai giảng năm học, toàn thể Tân sinh viên đều tập trung tại quảng trường Francis, nghe ông Chủ tịch VĐH đọc huấn dụ gởi các sinh viên, và sau đó các tân sinh viên chạy qua 6 cây cột truyền thống, một nghi thức là họ đã trở thành sinh viên của VĐH Mizzou. Tại 6 cây cột nầy, vào ngày đó, có treo 4 băng rôn màu vàng, với các chữ: Respect, Responsability, Discovery, Excellence, mà mỗi sinh viên sau khi bước qua, rồi ngoảnh lại sẽ thấy giá trị cốt lõi của nhà trường mong muốn mỗi sinh viên luôn ghi nhớ 4 chữ đó trong lòng. Sau khi chạy qua 6 cây cột truyền thống, các Tân sinh viên đi đến Jesse Hall để nhận kem, gọi là truyền thống "Phát kem Tiger Walk". Các sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng chạy qua 6 cây cột truyền thống, để chào tam biệt Mizzou.

Tại sao có từ ngữ Tiger (mãnh hổ)? Năm 1864, khi đang ở trong giữa cuộc chiến tranh nam bắc, cư dân Columbia đã thành lập lực lượng "vệ sĩ gia đình" nổi tiếng, với cái tên "Fighting Tigers of Columbia" (Những mãnh hổ Columbia). Tên nầy được đặt ra vì tính kiên định của lực lượng nhằm đánh trả bất cứ lực lượng xâm lược nào có ý định cướp Thành phố và nhà trường. Năm 1890, đội bóng bầu dục của nhà trường thành lập lấy tên Tigers nhằm tôn vinh cuộc chiến đấu bảo vệ Columbia.

Ngoài 6 cây cột truyền thống, Đại học Mizzou còn được biểu trưng bởi Tháp chuông Memorial Union, nơi tổ chức các hoạt động cho sinh viên trong trường, và cũng là nơi vinh danh những sinh viên của trường phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ đã hi sinh trong cuộc chiến tranh thế giới I + II. Tháp Memorial Union , MU, xây dựng năm 1923, bổ túc năm 1963, gồm 3 tầng lầu (xem hình ở trang đầu)

VĐH Missouri là Viện nghiên cứu công lập lớn nhất và là trường Đại học duy nhất vừa là thành viên của "Hiệp Hội các trường Đại học châu Mỹ ", vừa được chỉ định là "Trung tâm nghiên cứu lớn" trong các trường Đại học. Chỉ có 34 trường Đại học trong cả nước được như vậy. Chính vì thế mà VĐH Missouri không chỉ là nơi đón nhận sinh viên Việt nam đến du học, mà còn được giao phó nhiệm vụ hợp tác với Việt Nam trong lãnh vực đào tạo các chuyên viên cao cấp, hoặc bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ, bằng cách cấp học bỗng cho sinh viên Việt Nam theo học tại đây. VĐH Mizzou, còn giúp đở các Bộ, Viện liên hệ và các Đại học Việt Nam trong lảnh vực giáo dục và đạo tạo chuyên viên. Viện Việt Nam do GSTS Joe Hobbs làm Giám đốc có vai trò quan trọng trong việc hợp tác giữa các thành phần chức năng ở Việt Nam và các Đại học Việt Nam với VĐH Mizzou.



* Viện Việt Nam tại VĐH Missouri hiện nay và triển vọng một Viện Cao Đài trên đất nước Hoa Kỳ.

Viện Việt Nam (Vietnam Institute, VNI) ở VĐH Missouri có mục đích mở mang và phát triển giáo dục, khoa học và văn hóa với Việt Nam, mà công tác chính là giúp đở và trao đổi sinh viên với các VĐH ở Việt Nam . VNI tạo cầu nối giữa MU với các Bộ, Viện, Trường Đại học Việt Nam nhằm nổ lực giúp đở, đổi mới hệ thống giáo dục Việt nam, tạo thêm nhiều cơ hội cho Sinh viên Việt Nam và học giả Việt Nam đến theo học và nghiên cứu tại MU. Các hoạt động chính là: sắp xếp để các Giáo Sư VĐH Mizzou giảng dạy tại Việt Nam, phát triển các chương trình liên kết với một số Đại học Việt Nam, nhằm đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ và các nghiên cứu sinh chất lượng cao cho Việt Nam. VNI cũng xét tuyển sinh viên, tài trợ cho các học giả và nhà khoa học Việt Nam đến học và nghiên cứu tai MU.

VNI được hướng dẫn bởi: GSTS Joe Hobbs, Giám đốc Viện Việt Nam, GSTS Jerry Nelson, Giám đốc VIG Group, GSTS Sang Kim, Giám đốc Á châu sự vụ, Phó Chủ tịch VĐH MU Handy William, nhằm định hướng giúp sinh viên mới, nhận thức tầm quan trọng của việc tích cực chủ động trong cả việc học tập lẫn sinh hoạt nhanh chóng thích nghi và thành công trong môi trường .

GSTS Joe Hobbs, Giám đốc Viện Việt Nam là người tích cực giúp đở phát triển Viện Việt Nam. Ông đã dành phân nửa trụ sở của Phân khoa của ông để dùng làm nơi hoạt động của VNI. Nhiều sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đã được ông giữ lại làm việc ở đây. Chính GSTS Joe Hobbs đã tích cực thúc đẩy việc tìm hiểu Đạo Cao Đài tại VĐH Mizzou, đã mời Phái đoàn Hội Thánh Cao Đài đến thuyết trình. Ông cũng hứa sẽ khuyến khích sinh viên VĐH Mizzou soạn luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ lấy đề tài về Đạo Cao Đài, và cũng có ý định sẽ cùng GSTS Larry Brown và GSTS Sang Kim viếng TTTN vào ngày gần đây để tìm hiểu về Đạo Cao Đài.



Đối với Đạo Cao Đài, GSTS Joe Hobbs, VNI, có tặng một học bổng cho một sinh viên Cao Đài học Thạc sĩ tại VĐH Mizzou, niên khóa 2013- 2015, trị giá mỗi năm 25.000 đô. Chương trình nầy gọi là Student Exchange, nghĩa là Hội Thánh sẽ tặng lại một học bổng cho một sinh viên Mizzou sangViệt Nam và TTTN để học về Đạo Cao Đài, có thể bắt đầu vào năm 2014. Vấn đề nầy có lẽ mọi người đều mong đợi, nhưng tìm tài chánh để cấp học bổng cho một sinh viên Mizzou, không phải là chuyện đơn giản.

Với sự giúp đở của GSTS Joe Hobbs, một ngày không xa, ở VĐH Mizzou sẽ có một đội ngũ trí thức nghiên cứu về Đạo Cao Đài và phổ biến Đạo Cao Đài khắp mọi nơi. Theo chúng tôi, VĐH Mizzou sẽ là hạt nhân để Đạo Cao Đài được truyền bá khắp Hoa Kỳ. Nói như vậy không có nghĩa người Tín đồ Cao Đài thụ động trông chờ người khác phổ biến Đạo Cao Đài thay cho chúng ta, mà là chúng ta có bổn phận đôn đốc thúc đẩy và hướng dẫn việc truyền bá nầy theo đúng hướng.

Việc truyền bá Đạo Cao Đài hữu hiệu nhất là người Tín đồ chúng ta phải đưa Đạo Cao Đài trở thành đối tượng nghiên cứu của các Trung Tâm nghiên cứu Tôn giáo thế giới và các Đại học trên thế giới. Đây là môi trường thuận lợi nhất cho việc phát triển Đạo Cao Đài trên thế giới, vì Giáo lý Cao Đài là một triết lý nhân sinh thực tiển, phải dùng lý trí và suy luận để tìm hiểu, chớ không dùng tinh thần giáo điều như trước kia. Ngày xưa, chúng tôi nghĩ rằng việc truyền bá Đạo Cao Đài khắp thế giới sẽ do những vị chức sắc uyên thăm đảm nhận, nhưng lại có suy nghĩ là các vị nầy làm sao có khả năng ngoại ngữ để truyền giáo. Lúc đó không ai nghĩ rằng "Nam, Bắc cùng rồi ra ngoại quốc", và sự tiến bộ vượt bực của khoa học kỷ thuật đã đưa con người lại gần nhau đúng như Thánh giáo đã nói trước. Nhất là sự tiến bộ của kỷ thuật vi tính, Đạo Cao Đài đã được phổ biến rộng rãi cùng khắp, mà không nhờ ai thuyết giảng. Việc phổ biến Đạo Cao Đài ngày nay là do phong trào tự phát, xảy ra ở khắp mọi nơi, và do những người dù có Đạo Cao Đài hay không - chẳng hạn như các du khách đến viếng TTTN - đã tự động nghiên cứu và phổ biến Đạo Cao Đài trên Mạng. Ngày nay, cũng nhờ máy vi tính, các nhà nghiên cứu tôn giáo ở khắp nơi trên thế giới đã tự động đến với Đạo Cao Đài.

Ngoài việc đưa Đạo Cao Đài trở thành đối tượng nghiên cứu của thế giới, người tín đồ Cao Đài cần vận động sự ủng hộ của các học giả uyên thâm có Đạo hay không có Đạo Cao Đài, và các nhà nghiên cứu tôn giáo trên thế giới thường quan tâm tìm hiểu Đạo Cao Đài, và cùng tham gia việc phổ biến Đạo Cao Đài. Hiện nay đã có Viện Việt Nam tại VĐH Missouri, với sự trợ giúp của GSTS Joe Hobbs cùng sự vận động và góp sức của mọi người như đã nói trên, chúng tôi tin tưởng sẽ có một Viện Cao Đài trên đất nước Hoa Kỳ nầy. Chúng tôi tin tưởng lời tiên tri của Đức Phạm Hộ Pháp là nước Mỹ có sứ mạng truyền bá Đạo Cao Đài khắp thế giới. Chúng tôi tin tưởng việc nầy sẽ thực hiện được, trước hết, do Đức tin là đã đến lúc Giáo lý của Đạo Cao Đài phải được phổ truyền khắp nơi, trong hoàn cảnh chiến tranh và bạo lực khắp nơi trên thế giới vì kỳ thị chủng tộc và phân chia tôn giáo, thứ hai, vì chúng tôi tin lời dạy của Đức Chí Tôn "Các con cứ làm, mọi việc Thầy đã định trước", và "các con muốn điều chi, thì Thầy đã định rồi". Người tín đồ Cao Đài chúng ta phải làm trước, Đức Chí Tôn và các Đấng sẽ hộ trì cho chúng ta. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta phải có thời gian lâu dài, có thể trong vài thập niên hoặc trong nhiều thế hệ, phải kiên nhẩn đừng nản lòng và kiên trì phấn đấu vượt qua mọi trở ngại.



* Suy nghĩ từ Viện Trần Nhân Tông ở Đại Học Harvard, đến triển vọng một Viện Cao Đài tại Hoa Kỳ.

Triển vọng một VĐH Cao Đài tại Hoa Kỳ không phải đơn thuần là một ước mơ, mà sẽ trở thành hiện thực, nếu người tín đồ Cao Đài chúng ta cố gắng thực hiện cho bằng được, bằng tất cả thành tâm và trí óc của mình. Điều căn bản là trước khi phổ biến Đạo Cao Đài cho thế giới, tất cả tín đồ Cao Đài phải hòa nhau, không thể truyền giáo trong cảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" được. Lòng tin sẽ có một Viện Cao Đài trên nước Hoa Kỳ còn do sự thành lập vào ngày 10/6/2012 một Viện có tên một vị Vua Việt Nam là Viện Trần Nhân Tông (Tran nhan tong Academy), tại một VĐH số 1 của Thế giới là Đại Học Harvard, ở TP Boston, Tiểu Bang Massashusett, Hoa Kỳ. Ít ai nghĩ rằng đây là sự thực.

Là người Việt Nam, ai cũng biết Triều đại nhà Trần đã 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông (năm 1257, 1284, và 1288) với sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo Đại Vương, mà 2 lần xảy ra vào đời Vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Trần Nhân Tông là một vị Vua nhân từ, đức độ, anh minh, lảnh đạo giỏi, có tinh thần hòa hợp, thu phục được lòng người nên Trần Hưng Đạo mới thắng được quân Nguyên. Năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con, lui về Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng, rồi sau đó đi tu ở núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh ngày nay. Dân gian cung xưng Ngài là Phật Hoàng, đạo hạnh rất cao thâm.

Viện Trần Nhân Tông (TNT) do một số nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Harvard, TP Boston, TB Massashusett, Hoa Kỳ, và nhiều học giả Việt Nam trong và ngoài nước thành lập, mà Chủ tịch của Viện là GS Thomas Patterson. Ông nầy trước kia phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam, nên rất am hiểu lịch sử Việt Nam. Sáng kiến thành lập Viện ban đầu, do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng Biên tập Vietnam.net, đề xuất vào năm 2009. Hiện Ông nầy đang làm việc tại Trung Tâm Báo chí Chính trị, và Chính sách công Shorenstein, tại Viện Đại Học Harvard. Kế đó, vào năm 2010, GS Thomas Petterson, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Shorenstein, VĐH Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí Chính trị và Chính sách công nổi tiếng thế giới, cùng vợ là nhà làm phim tài liệu có uy tín ở Hoa Kỳ là bà Lorie Conway, đã đến Quãng Ninh du lịch núi Yên tử . Ông khâm phục công nghiệp vua Trần Nhân Tông, nên Ông lập Tổ chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo tiêu chuẩn quốc tế, rồi xuất bản các kết quả về Trần Nhân Tông, và các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình, rồi thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái giàu trí tuệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống, cùng quãng bá những tư tưởng nhân ái và sự nghiệp vĩ đại của Vua Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông là biểu tượng của trí tuệ, lòng nhân ái và sự hòa giải. Viện Trần Nhân Tông được thành lập bởi tư tưởng minh triết, và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý, không chỉ cho dân tộc Việt nam, mà còn của cả nhân loại.

Viện Trần Nhân Tông được lập ở Đại Học Harvard, TP Boston, vì ĐH Harvard là ĐH hàng đầu thế giới, còn Boston là Thành Phố lịch sử của nước Mỹ, một Trung Tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của Thế giới. Viện TNT chính thức công bố Giải thưởng Quốc tế và Hội nghi Trần Nhân Tông về Hòa giải và yêu thương , vào ngày 19/6/12 và dự định tổ chức mỗi năm một lần "Giải thưởng Quốc tế Trần Nhân Tông" (Tran nhan tong prize) để biểu dương "Ngày hòa giải và yêu thương của Thế giới". Giải nầy được tổ chức tại VĐH Harvard, Boston, thể hiện tầm vóc toàn cầu và vị thế của giải. Giải được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng trên Thế giới như Bà Vaira Vike- Freiberga, cựu Tổng Thống Latvia, ông Michael Dukakis, cựu Thống đốc TB Massachusett và cựu ứng viên Tổng Thống Hoa Kỳ, Bà Ann MC Daniel, Phó Chủ tịch thường trực báo Washington Post ... và nhiều học giả trong nước. Giải thưởng được xét hàng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tinh thần hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo , giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới. Nói về ý nghĩa của giải Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, thuộc trường Đại Học Luật Harvard, đã nói: "Mỗi năm thế giới mất đi 3000 tỷ Mỹ kim để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại". Trong tinh thần nầy, ngày 22/9/12, Giải Trần Nhân Tông được trao lần đầu tiên cho 2 vị là Tổng Thống Thein Sein và Bà Aung Sann Suu Kyi của nước Myanmar (Miến Điện).

Thiết tưởng, Tôn giáo Cao Đài với tư tưởng hòa đồng chủng tộc và hòa đồng tôn giáo, và tư tưởng "Bác ái và công bình" đặt trên nền tảng thiêng liêng là Thượng Đế, có thể sẽ là ứng viên của giải thưởng Trần Nhân Tông trong tương lai, tuy xa, nhưng không phải là không thực hiện được. Việc nầy đòi hỏi sự đoàn kết và quyết tâm của tín đồ Cao Đài trong và ngoài nước và sự góp sức của các học giả có Đạo hay không có Đạo Cao Đài, ở khắp mọi nơi, để trước tiên phải thành lập một Viện Cao Đài ở Hoa Kỳ để nghiên cứu và phổ biến giáo lý Cao Đài sâu rộng, trở thành tư tưởng chủ đạo của thế giới. Đây là vấn đề tiên quyết và phải có thời gian dài, trước khi đưa Đạo Cao Đài là ứng viên của Giải thưởng Trần Nhân Tông. Ngoài ra, theo chúng tôi, chương trình nầy có lẽ sẽ là vấn đề có tầm cở Quốc gia.


IV- Kết luận - Làm sao tách rời Tôn giáo khỏi Chánh trị để truyền bá Đạo Cao Đài trong hiện tại ?

Dù rằng Đức Chí Tôn đã dạy rằng "Đạo là Đạo, Chánh trị là Chánh trị. Các con chỉ biết Đạo mà thôi", và "Đạo và Chánh trị không bao giờ có thể liên hiệp cùng nhau được", nhưng những người tín đồ Cao Đài hiện nay ở hải ngoại không thể không chịu ảnh hưởng của các định kiến chánh trị, nên việc tách rời Tôn giáo khỏi chánh trị vẫn còn là một trở ngại. Do đó, theo chúng tôi, hiện nay ở hải ngoại có 3 khuynh hướng:



- Khuynh hướng 1- Chủ trương không công nhận và phải xóa bỏ Hội Thánh hiện nay, vì Hội Thánh nầy là Phàm phong, không theo đúng Pháp chánh Truyền (PCT) và trái với luật Đạo, đòi hỏi phải tái lập Hội Thánh "chơn truyền " Thiên phong chức sắc như trước năm 1975, nhưng không đưa kế hoạch cụ thể nào để có thể thực hiện được "Hội Thánh chơn truyền" đó trong hoàn cảnh chính trị hiện nay, và mai sau, và cũng không có kế hoạch gì sau khi Hội Thánh hiện nay bị giải tán, sẽ không bị khoảng trống lảnh đạo và "loạn Đạo", vì cơ Đạo sẽ bị xé ra từng mảnh chống đối nhau. - Khuynh hướng 2 - Chủ trương quy tùng Hội Thánh hiện nay, theo phương châm "ngộ biến phải tòng quyền", quan niệm Hội Thánh hiện nay chỉ là tạm thời, là những người giữ Đạo, để từng bước, qua các ý nguyện của các Đại hội Nhơn sanh, cùng chung xây dựng lại Hội Thánh theo đúng PCT và luật Đạo khi có hoàn cảnh thuận tiện, và góp phần xây dựng lại các cơ sở Đạo ngày càng vững mạnh để lo việc phát triển Đạo trong nước, rồi từ đó truyền bá Đạo khắp thế giới, theo nhu cầu tìm hiểu Đạo Cao Đài trên thế giới hiện nay.

- Khuynh hướng 3- Chiếm đa số, gồm những tín đồ thầm lặng, không chống Hội Thánh hiện nay và cũng không quy tùng Hội Thánh, chỉ lo việc thuần túy tu học, và lo công quả, mong muốn Hội Thánh sẽ được lập theo đúng PCT và luật Đạo, nhưng chỉ có thái độ trông chờ mà không có ý kiến và hành động cụ thể nào . Khuynh hướng nầy dễ dàng ngã theo khuynh hướng thứ 2, nếu Hội Thánh hiện nay từng bước thành công trong việc xây dựng và phát triển cơ Đạo trong nước và hải ngoại.

Xin nêu ra 3 khuynh hướng nầy để quý Chức sắc, chức việc, và quý đồng đạo trong và ngoài nước suy nghĩ. Chúng tôi nghĩ rằng ai đúng , ai sai, sẽ do Thiêng liêng phán xét và Đạo sử sẽ luận đàm.

Để kết luận, xin ghi lại Thánh giáo của Đức Thái Thượng Đạo Tổ ngày 16 tháng 7 năm Giáp Tuất (1934) (TNHT), như sau: "Xưa Hớn Bái công chưa phải chánh đáng là vị Minh Quân, mà cơ Trời vẫn để cho nghiệp Hớn 300 năm quyền bính. Nào tật đố hiền tài, hữu thỉ vô chung, nghe lời sàm tấu, giết người lao công hạn mã, nếu chẳng phải chí của Trương Lương thì không thể nào khỏi xung tâm oán trách. Võ tắc Thiên hoang dâm thái thậm, Tùy Dương Đế lỗi Đạo muôn phần, khi Sở Hạng bạo ngược vô biên, Tần Thủy Hoàng hôn quân cực điểm, nhưng than ôi! Máy Thiên cơ buổi nọ nếu phải chìu chuộng một ít vị công thần bị khép vào vòng những kẽ đã chịu sở bức, thì phải thay đổi, bôi xóa sự nghiệp non sông của những chúa tể ngu muội ấy chăng? Đời là Đời, Đạo cũng vậy, chi chi cũng có định phân mực thước.



............................................................................................................................................................

Tà chánh, cười... Bần đạo nói thiệt, cũng chưa dám định đoạt. Trong cái rũi thường có cái may, trong cái may vẫn khép cầm sự rủi, khó lường được, điều cần là nên làm thôi. Nếu luận tà chánh, thì chưa một ai dám còn mang mắt phàm xưng tụng mình là chánh. Cái tà vì thiên thơ xử dụng; tà vì cơ thử thách của Tam giáo Tòa; tà vì những quỉ xác hồn ma lẫn lộn của Quỉ vương để làm cho công phu lở dở. Mỗi cái tà có duyên cớ ấy, ngày sau đều có sự biến đổi Thiêng Liêng, hoặc có một kết quả. Ngày chung qui, chỉ đem về Thầy một chữ Tâm và những công nghiệp đã gây thành cho sanh chúng" ./.
Hà Ngọc Duyên, Virginia, 22/10/2012





Каталог: gallery -> album
album -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
album -> BỘ TÀi chính tổng cục hải quan
album -> Bài II nưỚC ÁO: trọng tâm của dòng lịch sử VÀ VĂn hóa châU Âu nước Áo: một thiên đường ở Châu Âu
album -> BỘ TÀi chính tổng cục hải quan
album -> BỘ TÀi chính tổng cục hải quan
album -> Bài III wien là NƠi phát huy đỨc tin thưỢng đẾ Wien là trái tim của Đế chế La Mã thần thánh dưới triều đại Habsburg (Áo)
album -> Căn cứ hướng dẫn về điều kiện và thủ tục khấu trừ thuế gtgt đối với hàng hoá xuất khẩu tại Điểm 3(c) Mục III phần b thông tư số 129/2008/tt-btc ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế gtgt
album -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 638/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
album -> KÝ SỰ truyền giáO Âu châu năM 2012: Áo và pháp hà Ngọc Duyên
album -> ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ (Bát thập cửu niên)

tải về 120.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương