Qcvn 01 159 : 2014/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình giáM ĐỊnh bệnh phấN Đen lúa mỳ tilletia indica mitra là DỊch hại kiểm dịch thực vật của việt nam



tải về 6.34 Mb.
trang19/29
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích6.34 Mb.
#34435
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   29

Phụ lục II

(quy định)

Quy trình giám định bệnh khô cành cam quýt bằng PCR

1. Tách chiết DNA tổng số

1.1. Tách chiết DNA tổng số từ mô cây (mô gỗ, cành, lá)

Nghiền 500mg mô cây bằng chày và cối sứ trong nitơ lỏng. Chuyển 100mg mô nghiền vào ống eppendorf chứa 450l dịch chiết cây.Trộn đều bằng máy trộn dịch. Ủ ở 65oC trong 1 giờ.Thêm vào ống 300l NaCI 6M và trộn đều bằng máy trộn dịch. Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 15 phút và thu dịch nổi vào ống mới. Thêm phenol:chloroform:isoamylalcohol (25:24:1) vào ống với một thể tích tương đương và trộn đều bằng máy trộn dịch. Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 15 phút thu dịch nổi. Thêm chloroform vào ống với một thể tích tương đương và trộn đều bằng máy trộn dịch. Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 15 phút thu dịch nổi. Thêm isopropanol vào ống một thể tích tương đương. Ly tâm 12.000 vòng/phút trong 15 phút thu tủa DNA loại bỏ dịch. Thêm vào ống 100l Ethanol 70% để rửa tủa DNA. Loại bỏ Ethanol để tủa DNA khô tự nhiên trong 10 phút. Hòa tan tủa DNA trong 100l TE pH8 bảo quản ở 4oC.



1.2. Tách chiết DNA tổng số từ sợi nấm nuôi cy trên môi trường.

Dùng kim khêu nấm vô trùng chuyển sợi nấm từ đĩa nuôi cấy vào ống eppendorf. Nghiền nhỏ nấm bằng chày nhựa vô trùng trong nitơ tỏng. Chuyển hỗn hợp nghiền vào ống eppendorf mới đã chứa 400l dịch chiết nấm. Trộn đều bằng máy trộn dịch. Thêm vào ống 8l Proteinase K 20mg/ml lắc nhẹ. Ủ ở 65oC trong 2 giờ hoặc qua đêm.Thêm vào 300l NaCI 6M trộn bằng máy trộn dịch trong 30 giây. Ly tâm 13.000 vòng/phút trong 30 phút thu dịch phía trên. Thêm isopropanol vào ống với một thể tích tương đương lắc nhẹ. Ủ ở -20oC trong 1 giờ hoặc lâu hơn. Ly tâm 13.000 vòng/phút trong 15 phút thu tủa DNA loại bỏ dịch. Thêm vào 100l Ethanol 70% để rửa tủa DNA. Loại bỏ ethanol, để tủa DNA khô tự nhiên trong 10 phút. Hòa tan tủa DNA trong 100l TE pH8 bảo quản ở 4oC.



2. Nhân gen bằng máy PCR.

Đoạn mồi sử dụng

Pt-FOR2 (5'-GGATGGGCGCCAGCCTTC-3')

Pt-REV2 (5'-GCACAAGGGCAGTGGACAAA-3')

Master mix: 25l mỗi phản ứng

1.5 mM MgCI2,

50 mM KCl;

200 M mỗi loại dATP, dCTP, dGTP và dTTP

1.0 M mỗi mồi

10 ng DNA tách chiết

0.8 l Taq DNA polymerase

3. Chu trình nhiệt

94oC trong 5 phút

94oC trong 30 giây

Lặp lại 30 chu kì

65oC trong 60 giây

72oC trong 90 giây

72oC trong 5 phút

4. Đọc kết quả

Sản phẩm nhân gen được điện di trong gel agarose 1,5% trong 2,5 giờ hiệu điện thế 3,3 V/cm trong dung môi TAE. Nhuộm gel bằng ethidium bromide và quan sát dưới đèn UV

Mẫu dương tính cho ra đoạn gen kích thước 378bp

5. Thành phần dịch chiết dùng cho PCR

5.1. Thành phần dịch chiết cây

0,4 M NaCI; 10 mM Tris-HCI pH 8,0; 2,0 mM EDTA pH 8,0; 400 g/mL proteinase K; 2% SDS



5.2. Thành phần dịch chiết nấm

400 mM NaCI; 10 mM Tris-CI pH 8,0; 2 mM EDTA; 20 g/l SDS


Phụ lục III

Một số loại môi trưng nuôi cấy nấm



1. Môi trường PDA

Cân 200g khoai tây

Cắt thành những hình lập phương 1x1x1 cm

Đun trong 1 giờ.

Lọc qua vải lọc thu nước trong.

Thêm 20g dextrose.

Thêm 15 g Agar.

Thêm nước cất cho đủ 1 lít.



2. Môi trường CPA

Rửa sạch mài nhuyễn hoặc nghiền nhỏ cà rốt và khoai tây.

Lấy mỗi loại 20g đun trong nước cất khoảng 1 giờ

Lọc qua vải lọc chỉ thu lại phần nước trong

Thêm vào 15g agar

Thêm nước cất cho đủ 1 lít


Phụ lục IV

(quy định)

Mu phiếu kết quả giám định

Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------




……….. ngày …. tháng …. năm 20…..

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

Bệnh khô cành cam quýt Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili- là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam

1. Tên hàng hóa

:

2. Nước xuất khẩu

:

3. Xuất xứ

:

4. Phương tiện vận chuyển

:

Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu

:

6. Ngày lấy mẫu

:

7. Người lấy mẫu

:

8. Tình trạng mẫu

:

9. Ký hiệu mẫu

:

10. Số mẫu lưu

:

11. Người giám định

:

12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 173 : 2014/BNNPTNT về "Quy trình giám định bệnh khô cành cam quýt Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili- là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam".

13. Kết quả giám định

Tên khoa học: Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili

Lớp: Dothideomycetes

Bộ: Pleosporales

Họ: Pleosporaceae

Là dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)


QCVN 01 - 174 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT (XANTHOMONAS CAMPESTRIS PV.CITRI (HASSE) DOWSON) HẠI CÂY CÓ MÚI CỦA CÁC THUỐC PHÒNG TRỪ BỆNH



National technical regulation on bio-efficacy field trials against canker (Xanthomonas campestris pv.citri (Hasse) Dowson) on citrus of fungicides

Lời nói đầu

QCVN 01 - 174 : 2014/BNNPTNT do Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT (XANTHOMONAS CAMPESTRIS PV.CITRI (HASSE) DOWSON) HẠI CÂY CÓ MÚI CỦA CÁC THUỐC PHÒNG TRỪ BỆNH

National technical regulation on bio-efficacy field trials against canker (Xanthomonas campestris pv.citri (Hasse) Dowson) on citrus of fungicides

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh loét (Xanthomonas campestris pv.citri (Hasse) Dowson) hại cây có múi của các loại thuốc trừ bệnh.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:



1.3.1. Dịch hại

Là bất cứ loài, chủng hoặc biotype của tác nhân gây tổn hại thực vật, động vật hoặc gây bệnh cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật (FAO, 1995; IPPC, 1997).

1.4. Điều kiện khảo nghiệm

Khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện theo quy định hiện hành về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng sản xuất cây có múi thường bị bệnh loét gây hại, tại các thời điểm có điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và ở các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái.

Điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng...) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sản xuất nông nghiệp (phía Bắc và phía Nam) đại diện cho khu vực sản xuất cây có múi.

Trong thời gian khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ một loại thuốc trừ bệnh khác trên khu khảo nghiệm (bao gồm cả các công thức và dải phân cách). Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: sâu, cỏ dại, điều hòa sinh trưởng... thì thuốc được sử dụng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không làm ảnh hưởng đến đối tượng khảo nghiệm và phải được xử lý đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

Khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phương pháp khảo nghiệm

2.1.1. Bố trí công thức khảo nghiệm

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

Mỗi khảo nghiệm phải thực hiện theo các công thức sau:

Công thức khảo nghiệm là công thức sử dụng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những nồng độ khác nhau hoặc theo cách sử dụng khác nhau.

Công thức so sánh là công thức sử dụng một loại thuốc trừ bệnh đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được sử dụng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để phòng trừ bệnh loét hại cây có múi.

Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào để phòng trừ bệnh loét hại cây có múi. Với khảo nghiệm là thuốc phun: công thức đối chứng được phun bằng nước lã.



2.1.2. Diện tích ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại

Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô khảo nghiệm tối thiểu là 10 m2 đối với cây trong vườn ươm. Đối với các vườn kinh doanh, kích thước của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu là 5 cây. Số lần nhắc lại 3 - 4 lần.

Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu 30 m2 đối với cây vườn ươm. Đối với các vườn kinh doanh, kích thước của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu là 15 cây. Số lần nhắc lại là không.

Các ô khảo nghiệm phải có hình dạng vuông hay hình chữ nhật nhưng chiều dài không gấp đôi chiều rộng đối với khảo nghiệm trong vườn ươm.

Giữa các công thức khảo nghiệm phải có dải phân cách rộng 0,5 m đối với cây vườn ươm và 1 hàng cây với cây kinh doanh.

2.2. Tiến hành xử lý thuốc



2.2.1. Lượng thuốc và lượng nước thuốc sử dụng

Lượng thuốc sử dụng được tính bằng nồng độ % trên đơn vị diện tích 1 ha.

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun: Lượng nước sử dụng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Khi không có khuyến cáo của các tổ chức cá nhân đăng ký về lượng nước thuốc, lượng nước thuốc sử dụng từ 600 - 1000 l/ha.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước sử dụng (l/ha) phải được ghi rõ.



2.2.2. Dụng cụ xử lý thuốc

Dụng cụ xử lý thuốc: Bình bơm động cơ, bình bơm tay đeo vai, cốc đong, cân, pipet...

Khi xử lý thuốc, phải dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

2.2.3. Thời điểm và số lần xử lý thuốc

Thời điểm và số lần xử lý thuốc thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đăng ký.

Khi không có khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tùy theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hóa học, phương thức tác động của thuốc và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng thì số lần xử lý thuốc từ 1 - 2 lần cách nhau 7 ngày. Xử lý lần đầu khi tỷ lệ bệnh khoảng 5%.

2.3. Điều tra và thu thập s liệu



2.3.1. Chỉ tiêu, phương pháp và thời điểm điều tra

2.3.1.1. Chỉ tiêu điều tra

+ Tỷ lệ bệnh (%) =

Số lá (quả) bị bệnh

x 100

Tổng số lá (quả) điều tra

+ Chỉ số bệnh (%) =

5n5 + 4n4 + 3n3 + 2n2 + n1

x 100

5 N

Trong đó:

n1: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 1 với ≤ 5 % diện tích lá (quả) bị bệnh.

n2: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 2 với > 5 - 10 % diện tích lá (quả) bị bệnh.

n3: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 3 với >10 - 15% diện tích lá (quả) bị bệnh.

n4: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 4 với >15 - 20% diện tích lá (quả) bị bệnh.

n5: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 5 với > 20% diện tích lá (quả) bị bệnh.

N: tổng số lá (quả) điều tra.

2.3.1.2. Phương pháp điều tra

Với khảo nghiệm trên vườn ươm: Mỗi ô chọn 5 điểm đối với khảo nghiệm diện hẹp và 10 điểm đối với khảo nghiệm diện rộng trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra, quan sát và ghi nhận mức độ bị bệnh toàn bộ số lá của 4 cây cố định. Các điểm điều tra phải cách mép ô khảo nghiệm 0,2 m.

Với khảo nghiệm trên vườn cây kinh doanh: Mỗi ô điều tra ngẫu nhiên 3 cây đối với khảo nghiệm diện hẹp và 6 cây đối với khảo nghiệm diện rộng, mỗi cây điều tra, quan sát và ghi nhận mức độ bị bệnh của toàn bộ số lá hoặc quả của 4 cành cấp 3 ở tầng giữa theo 4 hướng cây. Các cành điều tra được cố định trong suốt thời gian khảo nghiệm.

2.3.1.3. Thời điểm điều tra

Thời điểm và số lần điều tra ngay trước mỗi lần xử lý thuốc và 7, 14 ngày sau xử lý thuốc lần cuối.



2.3.1.4. Xử lý số liệu

Hiệu lực phòng trừ của thuốc trừ bệnh đối với cây có múi được đánh giá qua tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tại các lần điều tra.

Các số liệu của khảo nghiệm diện hẹp phải được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp.

2.3.1.5. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng

Đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp (phụ lục 1).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào đo đếm được phải biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu đánh giá được bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải được mô tả.

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng phải theo dõi và ghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.



2.3.1.6. Quan sát và ghi chép về thời tiết

Ghi chép các số liệu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm theo số liệu thời tiết tại trạm khí tượng gần nhất.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN

3.1. Báo cáo và công bố kết quả



3.1.1. Đánh giá mức độ độc của thuốc đối với cây trồng (Phụ lục 1)

3.1.2. Nội dung báo cáo (Phụ lục 2)

3.2. Tổ chức quản lý, thực hiện

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra trong báo cáo và có trách nhiệm lưu giữ số liệu thô của khảo nghiệm.

Căn cứ yêu cầu quản lý, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung quy chuẩn này khi cần thiết.


Phụ lục I

Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng




Cấp

1

2



3

4

5



6

7

8



9

Triệu chứng nhiễm độc.

Cây chưa có biểu hiện ngộ độc.

Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhìn thấy bằng mắt.

Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

Cành lá biến màu hoặc cháy, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

Thuốc làm giảm năng suất ít.

Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây.

Cây bị chết hoàn toàn.



Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau thì cây phục hồi.
Phụ lục II

Nội dung chính báo cáo khảo nghiệm

1. Tên khảo nghiệm.

2. Yêu cầu của khảo nghiệm.

3. Điều kiện khảo nghiệm:

- Đơn vị khảo nghiệm.

- Tên cán bộ tiến hành khảo nghiệm.

- Thời gian khảo nghiệm.

- Địa điểm khảo nghiệm.

- Nội dung khảo nghiệm.

- Đặc điểm khảo nghiệm.

- Đặc điểm đất đai, canh tác, giống cây trồng...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Tình hình phát sinh và phát triển của sâu hại cây trồng trong khu thí nghiệm.

4. Phương pháp khảo nghiệm

- Công thức khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Kích thước ô khảo nghiệm.

- Dụng cụ phun, rải thuốc.

- Lượng thuốc sử dụng nồng độ %, kg, lít thuốc thương phẩm/ha hay g (kg) hoạt chất/ha.

- Lượng nước thuốc sử dụng (l/ha).

- Ngày xử lý thuốc.

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.

5. Kết quả khảo nghiệm:

- Các bảng số liệu.

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

6. Kết luận: Nhận xét về hiệu lực và ảnh hưởng của thuốc khảo nghiệm đối với cây trồng phải căn cứ vào số liệu thu được.


QCVN 01 - 175 : 2014/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH LƯU GIỮ, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU TRONG KIỂM DỊCH THỰC VẬT



National technical regulation on procedure for preservation and handling of samples in plant quarantine


Lời nói đầu

QCVN 01 - 175 : 2014/BNNPTNT do Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH LƯU GIỮ, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU TRONG KIỂM DỊCH THỰC VẬT

National technical regulation on procedure for preservation and handling of samples in plant quarantine

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc cho việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (KDTV) tại Việt Nam thực hiện việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Những thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:



1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật (plant quarantine pest)

Loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.



1.3.2. Thực vật (plant)

Cây và những bộ phận của cây còn sống gồm cả hạt giống và những nguồn gen có khả năng làm giống.



1.3.3. Tiêu bản (specimen)

Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập.



1.3.4. Sản phẩm thực vật (plant product)

Vật liệu chưa chế biến có nguồn gốc thực vật (kể cả hạt) và các sản phẩm đã chế biến mà bản chất của chúng hoặc quá trình chế biến có thể tạo ra nguy cơ cho sự du nhập và lan rộng của dịch hại.



1.3.5. Mu (sample)

Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật, tàn dư của sản phẩm thực vật hoặc đất được lấy ra theo một quy tắc nhất định.



1.3.6. Mu ban đầu (primary sample)

Là khối lượng mẫu thực vật, sản phẩm thực vật hoặc tàn dư của sản phẩm thực vật được lấy ra từ một vị trí trong lô vật thể.



1.3.7. Mu chung (aggregate sample)

Là mẫu gộp các mẫu ban đầu.



1.3.8. Mu trung bình (average sample)

Là mẫu được lấy từ mẫu chung theo phương pháp của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:891, dùng làm mẫu lưu, mẫu phân tích, mẫu gửi và mẫu tồn.



1.3.9. Mu phân tích (sample for testing)

Là mẫu được lấy từ mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo và được dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.



1.3.10. Mu lưu (stored sample)

Là mẫu được lấy từ mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo, được lưu lại trong thời gian quy định để làm cơ sở để giải quyết khiếu nại trong công tác kiểm dịch thực vật.



1.3.11. Mu gửi (delivered sample)

Là mẫu được lấy từ mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo và được gửi đi giám định hoặc theo dõi sau nhập khẩu hoặc gửi đến cơ quan chức năng (khi có yêu cầu).



1.3.12. Mu tồn (contingency sample)

Là phần mẫu còn lại sau khi chia mẫu trung bình theo nguyên tắc đường chéo để có mẫu gửi, mẫu phân tích, mẫu lưu, được dự phòng cho những mục đích khác khi cần.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Trình tự chia mẫu trong kiểm dịch thực vật



2.2. Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật



2.2.1. Quy trình lưu giữ mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật

2.2.1.1. Thời gian lưu giữ

Đối với củ, quả tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày.

Đối với rau tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày.

Đối với hàng hóa là cây, cành, mắt ghép: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 15 ngày.

Đối với hoa tươi: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 7 ngày.

Hàng hóa là các loại hạt: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến: Thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.



2.2.2.2. Theo dõi mẫu lưu

- Hàng hóa là rau, củ, quả tươi: Kiểm tra thành phần sinh vật gây hại định kỳ 7 ngày/lần đối với củ, quả tươi và 3 ngày/lần đối với rau tươi. Hết thời gian lưu thì tiến hành hủy mẫu.

- Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi: Kiểm tra thành phần sinh vật gây hại định kỳ 7 ngày/lần đối với cây, cành, mắt ghép và 3 ngày/lần đối với hoa tươi. Hết thời gian lưu thì tiến hành hủy mẫu.

- Hàng hóa là các loại hạt: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu, tiến hành hủy mẫu.

- Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật gây hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu tiến hành hủy mẫu.

- Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến: Mỗi tháng tiến hành kiểm tra định kỳ các hộp lưu mẫu, thống kê thành phần sinh vật hại, tình trạng mẫu. Hết thời hạn lưu, tiến hành hủy mẫu.

- Sổ lưu mẫu như quy định của Thông tư 14TT/2012/TT-BNNPTNT2 ngày 27 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sổ giám định và lưu mẫu hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2.2. Quy trình bảo quản mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật

2.2.2.1. Hàng hóa là rau, củ, quả tươi

Mẫu được bảo quản trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) và phải bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ bảo quản rau quả chuyên dùng. Mỗi túi phải đính kèm nhãn ký hiệu của mẫu.



2.2.2.2. Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi

- Đối với mẫu không có giá thể (cành mắt ghép, chồi, hom, hoa tươi), mẫu được giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước, sau đó đặt trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) và để ở điều kiện nhiệt độ phòng. Mỗi túi phải đính kèm nhãn ký hiệu của mẫu.

- Đối với mẫu là cây có kèm các giá thể thì cho toàn bộ cây và giá thể vào trong túi ni-lông có lỗ thông khí và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng trong phòng. Mỗi túi phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu.

2.2.2.3. Hàng hóa là các loại hạt

Mẫu được đặt trong các hộp nhựa có nắp lưới (1cm2 có từ 630-700 mắt lưới). Thành phía trong của hộp nhựa (1/3 khoảng cách tính từ trên nắp xuống) được bôi/phủ một lớp hóa chất ngăn côn trùng bò lên nắp (Fluon hoặc bột đá). Các lọ có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu (phụ lục 1).



2.2.2.4. Các sản phẩm thực vật đã qua chế biến

Quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.3.



2.2.2.5. Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến

Quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.3.



2.2.2.6. Nội dung nhãn của mẫu lưu và trang thiết bị, dụng cụ của phòng lưu mẫu (phụ lục 1)

2.2.3. Quy trình vận chuyển mẫu là thực vật và sản phẩm thực vật trong kiểm dịch thực vật

2.2.3.1. Phương thức vận chuyển

Mẫu được vận chuyển từ địa điểm lấy mẫu về phòng thí nghiệm để giám định hoặc lưu hoặc gieo trồng trong thời gian sớm nhất có thể bằng bưu điện hoặc các phương tiện thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.



2.2.3.2. Bảo quản mẫu trong vận chuyển

2.2.3.2.1. Hàng hóa là rau, củ, quả tươi

Khi vận chuyển, các mẫu được đặt riêng vào các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi ni-lông khoảng 5 lỗ/cm2) có ghi rõ ký hiệu, sau đó đặt vào thùng carton để tránh dập nát. Để bảo quản tốt sản phẩm trong quá trình vận chuyển, nên đặt đá khô vào trong thùng carton (khi nhiệt độ bên ngoài cao trên 20oC).



2.2.3.2.2. Hàng hóa là cây, cành, mắt ghép, hoa tươi

Khi vận chuyển, các mẫu được đặt riêng vào các túi ni-lông có lỗ thông khí (đối với mẫu không có giá thể thì giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước). Các túi cũng phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu. Các túi được đặt trong thùng cactông để tránh dập nát trong quá trình vận chuyển.



2.2.3.2.3. Hàng hóa là các loại hạt

Khi vận chuyển, các mẫu được đặt riêng trong các hộp nhựa nắp lưới thoáng (1cm2 có từ 630-700 mắt lưới). Thành phía trong của hộp nhựa được bôi/phủ một lớp hóa chất ngăn côn trùng bò lên nắp (Fluon hoặc bột đá). Các hộp có dán nhãn ký hiệu mẫu. Các hộp được đặt trong thùng cactông để tránh đổ, vỡ trong quá trình vận chuyển.



2.2.3.2.4. Các sản phẩm đã qua chế biến

Quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.2.3.



2.2.3.2.5. Các sản phẩm thực vật khác chưa qua chế biến

Quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.2.3.



2.2.3.2.6. Phiếu gửi mẫu: như quy định ở phụ lục 2.

2.3. Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật



2.3.1. Quy trình lưu giữ mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật

2.3.1.1. Côn trùng và nhện

- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện hại, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.

- Côn trùng và nhện hại, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

2.3.1.2. Vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma

- Hàng hóa có triệu chứng nghi là nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.

- Tiêu bản của nấm, vi khuẩn, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

2.3.1.3. Tuyến trùng ký sinh thực vật

- Hàng hóa có triệu chứng nghi là tuyến trùng, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.

- Tiêu bản của tuyến trùng, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

2.3.1.4. Cỏ dại

- Hàng hóa có chứa cỏ dại, quy trình lưu giữ tương tự mục 2.2.1.

- Hạt cỏ dại và tiêu bản cây cỏ, thời gian lưu giữ tối thiểu là 3 tháng.

2.3.1.5. Các nhóm sinh vật gây hại khác

Các nhóm sinh vật gây hại khác, phải tiến hành lưu giữ cho đến khi có kết quả giám định.



2.3.2. Quy trình bảo quản mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật

2.3.2.1. Côn trùng và nhện

- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện hại, quy trình bảo quản tương tự mục 2.2.2.

- Côn trùng và nhện:

Các cá thể côn trùng trưởng thành được làm chết trong lọ độc (KCN), tiếp theo sấy ở 45 - 50oC trong 3-4 ngày. Sau đó cho vào lọ nút mài kín và để ở nhiệt độ phòng. Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ.

Các cá thể sâu non, rệp, bọ trĩ và nhện được cho vào các lọ nút mài kín có chứa dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch ngâm sâu non (Chloroform - formalin 10%). Các lọ đều được dán nhãn đầy đủ.

Các tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.



2.3.2.2. Các vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma

- Các bộ phận tươi có triệu chứng bệnh (cành, lá, thân, rễ, củ...), mẫu được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 - 5oC.

- Các sản phẩm khô có triệu chứng bệnh (hạt, quả khô,...), mẫu được để trong các túi ni-lông hoặc hộp nhựa kín có nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng.

- Các tiêu bản lam của nấm được dán nhãn, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

2.3.2.3. Tuyến trùng ký sinh thực vật

- Các bộ phận tươi có triệu chứng nghi là tuyến trùng (cành, lá, thân, rễ, củ...) được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn vả bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5oC.

- Các sản phẩm khô có triệu chứng nghi là tuyến trùng (hạt, quả khô,...) được để trong các túi ni-lông hoặc hộp nhựa kín có dán nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng.

- Dung dịch có tuyến trùng được tách ra từ bộ phận bị hại để trong các lọ kín có dán nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5oC -10oC.

Tiêu bản:

Tiêu bản lam phải có nhãn ký hiệu mẫu, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Tuyến trùng được tách ra từ mẫu hàng hóa được xử lý nhiệt bằng nước nóng ở nhiệt độ 60 - 80oC trong 1 - 2 phút, sau đó cho vào lọ có nút kín chứa một trong ba loại dung dịch dưới đây và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các lọ có nhãn đầy đủ.



Dung dịch 1:

Formalin

Dung dịch Formaldehyde 4%.






Dung dịch 2:

Formalin - glycerol (FG)

Formalin (40% formaldehyde): 10ml

Glycerol:

Nước cất:



01ml


89ml

Dung dịch 3:

TAF

Triethanolamine:

Formalin (40% formaldehyde):

Nước cất:


02ml


07ml

91ml


2.3.2.4. Cỏ dại

- Hàng hóa có lẫn cỏ dại, phương pháp bảo quản như quy định ở mục 2.2.2.

- Hạt cỏ sàng tách ra từ hàng hóa được phơi khô tự nhiên hoặc sấy ở 50oC cho đến khi độ ẩm đạt 13%, sau đó cho vào các lọ kín, có dán nhãn và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

- Cây cỏ tươi: Tiến hành làm tiêu bản ép khô và bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng.



2.3.2.5. Nhóm sinh vật gây hại khác

Các cá thể còn sống của nhóm sinh vật gây hại khác được bảo quản trong các dụng cụ bảo quản mẫu phù hợp với từng loài ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các dụng cụ bảo quản mẫu phải có nhãn đầy đủ.



2.3.2.6. Nội dung nhãn của mẫu lưu (phụ lục 1).

2.3.3. Quy trình vận chuyển mẫu là sinh vật gây hại trong kiểm dịch thực vật

2.3.3.1. Phương thức vận chuyển

Mẫu được vận chuyển từ địa điểm lấy mẫu về phòng thí nghiệm để giám định hoặc lưu hoặc gieo trồng trong thời gian sớm nhất có thể bằng bưu điện hoặc các phương tiện thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể.



2.3.3.2. Bảo quản mẫu trong vận chuyển

2.3.3.2.1. Côn trùng và nhện

- Hàng hóa có chứa côn trùng và nhện gây hại, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.

- Côn trùng trưởng thành chết được cho vào các lọ nhỏ hoặc ống nghiệm nắp kín, có nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ khi vận chuyển.

- Dung dịch ngâm sâu non, rệp, bọ trĩ và nhện được cho vào các ống nghiệm nhỏ có nắp kín (chú ý là dung dịch trong ống nghiệm phải đầy), có dán nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ khi vận chuyển.

- Các tiêu bản lam được đính nhãn và cho vào hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam, đóng gói cẩn thận, tránh vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển.

2.3.3.2.2. Vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma

- Hàng hóa có triệu chứng nghi là nấm, vi khuẩn, virus, viroids và phytoplasma, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.

- Các tiêu bản lam được đính nhãn và cho vào hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam, đóng gói cẩn thận, tránh vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển.

2.3.3.2.3. Tuyến trùng ký sinh thực vật

- Hàng hóa có triệu chứng nghi là tuyến trùng, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.

- Để vận chuyển, các tiêu bản lam được cho vào hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam, dung dịch có tuyến trùng được đóng vào lọ kín có dán nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển.

2.3.3.2.4. Cỏ dại

- Hàng hóa có lẫn cỏ dại, quy trình vận chuyển tương tự mục 2.2.3.

- Hạt cỏ dại được cho vào các lọ hoặc ống nghiệm có nắp kín, có ghi nhãn và đóng gói cẩn thận, tránh vỡ khi vận chuyển.

- Tiêu bản ép khô được đóng gói cẩn thận trong thùng cactông để tránh nát, hỏng trong quá trình vận chuyển. Các tiêu bản phải có nhãn đầy đủ.

- Cây cỏ tươi: Mẫu được giữ ẩm bằng bông hoặc giấy thấm nước, sau đó đặt trong các túi ni-lông có lỗ thông khí (dùng kim côn trùng số 2 châm vào 1/3 phía trên của túi khoảng 5 lỗ/1cm2). Các túi cũng phải đính nhãn ghi ký hiệu mẫu. Các túi được đặt trong thùng carton để tránh dập nát trong quá trình vận chuyển.

2.3.3.2.5. Nhóm sinh vật gây hại khác

- Các cá thể còn sống của nhóm sinh vật gây hại khác phải để trong các dụng cụ bảo quản phù hợp với từng loài trong khi vận chuyển để tránh làm chết hoặc bị thoát ra ngoài. Các dụng cụ phải có nhãn đầy đủ.

- Tiêu bản (khô hoặc ướt) của nhóm sinh vật gây hại khác phải được đóng gói cẩn thận trong thùng carton để tránh đổ vỡ, hỏng. Các tiêu bản phải có nhãn đầy đủ.

2.3.3.2. Phiếu gửi mẫu (phụ lục 2).

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả thực hiện việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong công tác kiểm dịch thực vật ở Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành.


Phụ lục I

(quy định)



Каталог: VBQPPL UserControls -> Publishing 22 -> pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile=
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 73/cp ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Chương 8: quy đỊnh chung về CÔng trình dân dụNG, CÔng nghiệp mục tiêu
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Phụ lục 01 SỬA ĐỔi một số NỘi dung tại phụ LỤc I đà ban hành theo quyếT ĐỊnh số 39/2015/QĐ-ubnd ngàY 31/7/2015 CỦa ubnd tỉnh nghệ an
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤC 1 BẢng tổng hợp quy hoạch cáC ĐIỂm mỏ khoáng sản làm vlxdtt đang hoạT ĐỘng thăm dò, khai tháC
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> PHỤ LỤc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
pActiontkeFile.aspx?do=download&urlfile= -> Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ- cp ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ y tế

tải về 6.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương