Preliminary data of the biodiversity in the area



tải về 291.97 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích291.97 Kb.
#50846
1   2   3   4   5   6
Bàn về tội loạn luân và các trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân trong luật hình sự Việt Nam

N.T. Lan/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ

̣p 31, Số 4 (2015) 50-55  

 

54 



quy  định  về  trường  hợp  hiếp  dâm  trẻ em  dưới 

13  tuổi.  Như  vậy,  theo  trật  tự  logic,  rõ  ràng 

hành vi giao cấu đối với trẻ dưới 13 tuổi không 

phải  là  tội  phạm  quy  định  ở  khoản  1,  2  và  3. 

Vậy thì giao cấu với trẻ dưới 13 tuổi thêm tình 

tiết  có  tính  chất  loạn  luân  cũng  không  phải  là 

tội phạm quy định ở khoản 1, 2 và 3 của điều luật. 

Thứ 2, về mức độ nguy hiểm cho xã hội của 

hành vi: 

Sở dĩ các nhà làm luật quy định tại khoản 4 

Điều 112 BLHS năm 1999 rằng mọi trường hợp 

giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều phạm tội 

hiếp dâm trẻ em là vì trẻ dưới 13 tuổi là nhóm 

trẻ  em  còn  rất  non  nớt,  khả  năng  nhận  thức, 

đánh giá về các vấn đề xã hội còn rất hạn chế và 

thiếu  hiểu  biết.  Sự  thuận  tình  giao  cấu  hay 

không trong trường hợp này  không có ý nghĩa 

quyết  định  mức  độ  nguy  hiểm  cho  xã  hội  của 

hành  vi  mà  người  phạm  tội  đã  thực  hiện.  Mặt 

khác việc quan hệ tình dục với trẻ dưới 13 tuổi 

trong bất cứ tình huống nào đều ảnh hưởng rất 

xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường 

về tâm sinh lý của trẻ. Do đó, hình phạt nghiêm 

khắc  nhất  là  tử  hình  đã  được  quy  định  trong 

khung hình phạt của khoản 4 để áp dụng đối với 

hành vi giao cấu với trẻ dưới 13 tuổi. Điều đó 

cho thấy, theo quan điểm của các nhà làm luật, 

hành vi giao cấu với trẻ dưới 13 tuổi (dù thuận 

tình) có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn 

hành vi hiếp dâm trẻ em được quy định ở khoản 

1, và 2 Điều 112 BLHS năm 1999, vì mức tối 

đa  của  khung  hình  phạt  tương  ứng  với  các 

khoản  này  chỉ  là  15  hoặc  20  năm  tù.  Và  như 

vậy,  hành  vi  nói  trên  nếu  được  thực  hiện  một 

cách miễn cưỡng hoặc trái ý muốn của trẻ thông 

qua việc sử dụng các thủ đoạn như dùng vũ lực, 

đe  dọa,  cưỡng  ép,  lừa  dối,  phỉnh  nịnh…  thì 

càng  thể  hiện  mức  độ  nguy  hiểm  cao  hơn  và 

càng  đáng  bị  trừng  trị  bằng  khung  hình  phạt 

nghiêm khắc nhất giống như quy định tại khoản 

4. Vậy thì, không có lý do gì khi xuất hiện tình 

tiết  có  tính  chất  loạn  luân  lại  có  thể  làm  giảm 

mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó để 

truy  cứu  trách  nhiệm  hình  sự  người  phạm  tội 

theo  khoản  2  Điều  112  BLHS  được.  Do  đó,  ở 

trường  hợp  này,  tình  tiết  giao  cấu  với  người 



dưới  13  tuổi  cần  được  coi  là  tình  tiết  định 

khung  của  khoản  4  và  phạm  tội  có  tính  chất 



loạn luân không nên được sử dụng với tư cách 

là  tình  tiết  định  khung  của  khoản  2  mà  nên 

được sử  dụng  với  tư  cách là  tình tiết  đánh  giá 

tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của 

hành vi khi quyết định hình phạt[4]. 

Với  hai  lý  do  đã  được  phân  tích  như  trên, 

tác  giả  cho  rằng  hướng  dẫn  của  Thông  tư  liên 

tịch  số  01/2001  về  việc  truy  cứu  trách  nhiệm 

hình sự  người thực  hiện  hành  vi  loạn luân  với 

người chưa đủ 13 tuổi theo quy định của khoản 

2 Điều 112 BLHS năm 1999 là chưa thể hiện sự 

đánh  giá  một  cách  tổng  hợp,  khách  quan  và 

toàn diện đối với hành vi này. Cũng từ hai lý do 

đã được phân tích mà tác giả đồng tình với quan 

điểm  cho  rằng,  khi  một  hành  vi  thỏa  mãn  dấu 

hiệu của nhiều CTTP thì định tội danh cần phải 

theo nguyên tắc thu hút về CTTP nặng hơn[5]. 

Theo  quy  định  của  Điều  142  BLHS  năm 

2015  về  tội  hiếp  dâm  người  dưới  16  tuổi, 

trường hợp loạn luân thỏa mãn cả hai cấu thành 

tội  phạm  trong  cùng  một  điều  luật  (xuất  hiện 

đồng  thời  các  tình  tiết  định  khung  thuộc  các 

khoản khác nhau trong cùng một điều luật) rất 

có  thể  nảy  sinh  khi  một  người  giao  cấu  hoặc 

thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác có tính 

chất loạn luân với người dưới 10 tuổi, trong đó 

thực  hiện  các  hành  vi  nói  trên  với  người  dưới 

10  tuổi  là  tình  tiết  định  khung  của  khoản  3 

(hình phạt cao nhất là tử hình) và  có tính chất 



loạn  luân  là  tình  tiết  định  khung  của  khoản  2 

(hình phạt cao nhất là 20 năm tù)[6]. Ở trường 

hợp loạn luân này, tác giả kiến nghị vấn đề định 



N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ

̣p 31, Số 4 (2015) 50-55  

 

55 



tội danh cần được tiếp tục xem xét theo hướng 

thu hút về CTTP nặng hơn trên cơ sở hai lý do 

đã được phân tích. 

Nói tóm lại,  Thông tư liên tịch số 01/2001 

đã góp phần hiệu quả trong việc đấu tranh xử lý 

các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, 

trong đó có những tội phạm liên quan đến loạn 

luân.  Tuy  nhiên  văn  bản  này  cũng  cần  sớm 

được thay thế bằng một văn bản khác để khắc 

phục những điểm bất cập đã nêu, đồng thời để 

đáp ứng sự thay đổi của các quy định về các tội 

xâm  phạm  chế  độ  hôn  nhân  và  gia  đình  trong 

BLHS năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua.  


tải về 291.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương