Preliminary data of the biodiversity in the area


  Trách  nhiệm  hình  sự  đối  với  người  thực



tải về 291.97 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích291.97 Kb.
#50846
1   2   3   4   5   6
Bàn về tội loạn luân và các trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân trong luật hình sự Việt Nam

2.  Trách  nhiệm  hình  sự  đối  với  người  thực 

hiện hành vi loạn luân 

Hành vi loạn luân xâm hại đến quan hệ hôn 

nhân và gia đình, nhưng tùy từng trường hợp cụ 

thể, phụ thuộc vào thủ đoạn thực hiện hành vi 

loạn luân hay độ tuổi của người cùng thực hiện 

hành  vi  loạn  luân,  hành  vi  ấy  có  thể  sẽ  đồng 




N.T. Lan/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ

̣p 31, Số 4 (2015) 50-55  

 

52 



thời xâm hại đến khách thể khác như sức khỏe, 

nhân phẩm và danh dự con người. Bộ luật hình 

sự (BLHS) năm 1999 và BLHS năm 2015 đều 

quy định tổng cộng sáu trường hợp phạm tội có 

yếu  tố  loạn  luân,  bao  gồm  01  tội  loạn  luân 

thuộc  Chương  Các  tội  xâm  phạm  chế  độ  hôn 

nhân và gia đình và năm (05) tội xâm hại tình 

dục  có  tính  chất  loạn  luân  thuộc  Chương  Các 

tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, 

danh  dự  của  con  người.  Đặc  điểm  giống  nhau 

của  sáu  tội  phạm  này  ở  chỗ  hành  vi  phạm  tội 

đều là hành vi tình dục có yếu tố loạn luân. Để 

phân  biệt  các  tội  phạm  này  với  nhau,  Bộ  Tư 

pháp,  Bộ  Công  an,  Tòa  án  nhân  dân  tối  cao, 

Viện  kiểm  sát  nhân  dân  tối  cao  đã  ban  hành 

Thông  tư  Liên  tịch  số  01/2001/TTLT-BTP-

BCA-TANDTC-VKSNDTC  ngày  25  tháng  9 

năm 2001 về hướng dẫn áp dụng các quy định 

tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn 

nhân và gia đình” của Bộ luật hình sự năm 1999 

(sau  đây  gọi  tắt  là  Thông  tư  liên  tịch  số 

01/2001), cụ thể như sau: 

Cùng là giao cấu có tính chất loạn luân, nếu 

hai bên thuận tình và đều đủ 16 tuổi trở lên sẽ 

phạm  tội  loạn  luân  theo  Điều  150  BLHS  năm 

1999; nếu hai bên thuận tình kèm theo tình tiết 

là một người thì đủ 18 tuổi và người còn lại từ 

đủ  13  đến  dưới  16  tuổi  thì  hành  vi  đó  đã  cấu 

thành tội giao cấu với trẻ em có tính chất loạn 

luân theo điểm c khoản 2 Điều 115 BLHS năm 

1999. 

Cùng là giao cấu có tính chất loạn luân, nếu 



bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, 

lợi  dụng  tình  trạng  không  thể  tự  vệ  được  của 

nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái ý 

muốn của nạn nhân thì hành vi không cấu thành 

tội loạn luân mà có thể cấu thành một trong các 

tội  sau: 1)  nếu  nạn  nhân  đủ  16 tuổi trở lên  thì 

hành vi cấu thành tội hiếp dâm có tính chất loạn 

luân theo điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS năm 

1999; 2) nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì hành vi 

cấu thành tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn 

luân theo điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS năm 

1999. 


Cùng là giao cấu có tính chất loạn luân, nếu 

có dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên 

kia  phải  miễn  cưỡng  cho  giao  cấu,  thì  tuỳ 

trường hợp hành vi có thể cấu thành một trong 

các tội sau: 1) tội cưỡng dâm có tính chất loạn 

luân theo điểm d khoản 2 Điều 113 BLHS năm 

1999, nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở lên; hoặc 

2) tội cưỡng dâm trẻ em có tính chất loạn luân 

theo  điểm  a  khoản  2  Điều  114  BLHS  năm 

1999, nếu nạn nhân từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. 

Ngoài  ra,  cũng  theo  hướng  dẫn  của  Thông 

tư  liên  tịch  số  01/2001,  mọi  hành  vi  loạn luân 

với trẻ em dưới 13 tuổi, dù có thuận tình, dù sử 

dụng bất cứ thủ đoạn gì đều cấu thành tội hiếp 

dâm trẻ em có tính chất loạn luân theo quy định 

điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999.  

So với quy định của BLHS năm 1999, đặc 

điểm  pháp  lý  của  tội  loạn  luân  theo  Điều  184 

BLHS  năm  2015  được  bổ  sung  thêm  cụm  từ 

“mà biết rõ người đó” trong mặt chủ quan của 

tội phạm để khẳng định hình thức lỗi bắt buộc 

của  tội  này  là  lỗi  cố  ý.  Về  hình  phạt,  Bộ  luật 

này đã tăng mức hình phạt tối thiểu từ 06 tháng 

tù lên 01 năm tù. 

Như vậy, BLHS năm 2015 đã quy định chặt 

chẽ hơn so với những quy định của BLHS năm 

1999 về dấu hiệu chủ quan của tội phạm nhằm 

bảo  đảm  nguyên  tắc  pháp  chế  và  công  minh 

trong luật hình sự. Bộ luật này cũng hình sự hóa 

(tăng  mức  phạt  tối thiểu) đối  với  hành  vi  loạn 

luân  thể  hiện  chính  sách  hình  sự  của  Đảng  và 

Nhà  nước  trong  đấu  tranh  phòng  và  chống  tội 

loạn  luân.  Tuy  nhiên,  khi  nghiên  cứu  các  quy 

định của pháp luật hình sự về các tội phạm liên 

quan  đến  loạn  luân,  tác  giả  nhận  thấy  còn  có 

một  số  điểm  bất  cập  cần  được  tiếp  tục  hoàn 

thiện được trình bày ở Mục 3 dưới đây. 



N.T. Lan / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ

̣p 31, Số 4 (2015) 50-55  

 

53 




tải về 291.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương