PHẬt giáO và TỰ do tư TƯỞng tk. Thích Quảng Bảo o0o Nguồn


SỰ PHÁT TRIỂN LUÂN LÝ ÐẠO ÐỨC &  TÂM LINH



tải về 0.75 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích0.75 Mb.
#37846
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

SỰ PHÁT TRIỂN LUÂN LÝ ÐẠO ÐỨC & 
TÂM LINH


Không có một nền tảng tâm linh thì con người sẽ không có trách nhiệm luân lý đạo đức; con người mà không có trách nhiệm luân lý đạo đức sẽ tạo ra một sự hiểm nguy cho xã hội.

Phật giáo là một ngọn hải đăng soi sáng đáng khâm phục hướng dẫn cho nhiều con người nhiệt tâm vì đạo tiến đến một sự giải thoát an lạc vĩnh cửu. Ðặc biệt Phật giáo rất cần cho thế giới hiện nay, một thế giới chất chứa đầy những sự hiểu lầm về mặt kinh tế, chính trị, chủng tộc và ý thức hệ. Những sự hiểu lầm này không bao giờ được xoá sạch một cácc có hiệu quả mãi cho đến khi tinh thần khoan dung độ lượng được mở rộng đến những người khác. Tinh thần này có thể được trau dồi một cách tốt nhất dưới sự dẫn dắt của đạo Phật chú trọng đến sự hợp tác giữa luân lý và đạo đức vì sự lành mạnh của hoàn vũ.

Chúng ta biết rằng việc học học những thói hư tật xấu mà không cần đến  người thầy hướng dẫn thì dễ, trong khi đó học tập những đức hạnh thì đòi hỏi một vị gia sư. Nhu cầu giảng dạy đức hạnh thông qua những giới luật và gương mẫu rất là cần đến trong xã hội như hiện nay. 

Không có một nền tảng tâm linh thì con người sẽ không có trách nhiệm luân lý đạo đức; con người mà không có trách nhiệm luân lý đạo đức sẽ tạo ra một mối hiểm nguy cho xã hội.

Trong giáo lý của Ðức Phật dạy rằng: sự tiến bộ tâm linh của một con người là quan trọng hơn sự tiến bộ những lợi ích vật chất. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng chúng ta không thể mong đợi đạt được đồng thời hai thứ hạnh phúc: hạnh phúc vật chất và hạnh phúc vĩnh cửu.

Cuộc sống của hầu hết mọi người thường được quy định bởi những giá trị tâm linh và những nguyên tắc luân lý đạo đức mà chỉ có tôn giáo có thể cung cấp một cách hữu hiệu. Sự can thiệp của chính quyền vào cuộc sống của con người thì hầu như không cần thiết đến nếu con người có thể được khích lệ nhận thức được giá trị của sự tận tâm và có thể thực hành những lý tưởng của chân lý, bình đẳng và tinh thần phục vụ.

Giới hạnh rất cần thiết cho sự giải thoát, nhưng chỉ có giới hạnh không thôi thì không đủ. Giới hạnh phải được đi kèm với trí tuệ. Giới hạnh và  trí tuệ cũng giống như đôi cánh của một con chim. Trí tuệ còn có thể được so sánh với cặp mắt của con người; giới hạnh như đôi chân của anh ta. Giới hạnh có thể được so sánh như một chiếc xe mang con người đến cửa giải thoát. Nhưng trí tuệ là chìa khoá thực sự mở ra cánh cửa ấy. Giới hạnh là một phần của kỹ thuật đời sống thánh thiện và thiện xảo. Nếu không có những giới luật răn dạy con người về luân lý đạo đức thì không thể có được sự thanh tịnh hoá tất cả những sự nhiễm ô của chúng sanh đang hiện hữu trên cõi đời này.

Phật giáo không phải là một nghi thức lễ bái lố lăng, huyền thoại được kể để giải trí đầu óc con người hoặc là nhằm làm thoả mãn nhu cầu tình cảm con người, nhưng là một phương pháp thánh thiện và khai phóng cho những ai thực sự muốn hiểu và kinh qua sự thật của cuộc đời. 

---o0o---

THAY ÐỔI NHÃN HIỆU TÔN GIÁO 
TRƯỚC LÚC LÂM CHUNG


Chỉ tin rằng có một ai đó rửa sạch những tội lỗi của chúng ta mà không đè nén trạng thái tâm bất thiện của chúng ta là không thích hợp với giáo lý Ðức Phật.

Chúng ta thường hay tình cờ chứng kiến những trường hợp người ta thường hay đổi đạo vào lúc họ sắp chết. Bằng cách chấp nhận một tôn giáo khác, nhiều người thường mang một sự tin tưởng sai lầm rằng họ có thể ‘rửa sạch những tội lỗi của mình’ và dễ dàng đi lên thiên đường hơn. Họ cũng hy vọng bản thân họ sẽ được tổ chức một tang lễ đơn giản và tốt đẹp hơn vào lúc qua đời. Ðối với những ai sống trọn đời với một tôn giáo cố định nào đó, đột nhiên lại theo một tôn giáo hoàn toàn mới và không quen thuộc với họ và hy vọng được cứu rỗi ngay tức khắc thông qua niềm tin nơi tôn giáo mới này thì thực sự là một điều vô cùng cường điệu. Ðây chỉ là một giấc mơ. Thậm chí có một số người nổi tiếng là đã được đổi đạo theo một tôn giáo khác khi họ đang ở trong trạng thái hôn mơ, không ý thức và trong một vài trường hợp, thậm chí sau khi chết. Những ai quá sốt sắng, nhiệt tâm và điên cuồng về việc giáo hoá những người khác vào tôn giáo của họ, đã dẫn dắt những người thất học đi vào con đường sai lạc và buộc họ phải tin rằng tôn giáo của họ là một tôn giáo đúng đắn và chỉ có việc tin vào với một biện pháp dễ dàng hoặc là đây là một con đường tắt dễ lên thiền đường. Nếu người ta bị dẫn dắt tin rằng rằng có một ai đó đang ngồi ở một nơi nào đó có thể rửa sạch tất cả những tội lỗi mà họ đã phạm phải trong suốt quá trình sống trên cuộc đời này, thì niềm tin đó sẽ chỉ khích lệ những người khác phạm những hành động tội lỗi.

Giáo lý của Ðức Phật dạy không có một niềm tin rằng có một ai đó có thể rửa sạch tất cả những tội lỗi của chúng ta. Chỉ khi nào con người thành thật nhận ra rằng những gì họ đang làm là không đúng và sau khi đã nhận ra điều đó, cố gắng sửa đổi và làm những điều thiện mà chúng có thể đè nén hoặc là trấn áp những hậu quả xấu đã được tích luỹ mà họ đã phạm phải trong vô lượng kiếp sống. Nó trở thành một cảnh tướng phổ biến trong nhiều bệnh viện mà chúng ta có thể chứng kiến những người truyền đạo của một số tôn giáo luẩn quẩn xung quanh những bệnh nhân hứa khả họ ‘sự sống sau khi chết’. Ðây là hành động lợi dụng sự không hiểu biết căn bản và nỗi sợ hãi về mặt tâm lý của những bệnh nhân. Nếu những người này thực sự muốn giúp đỡ, thì họ phải có thể bày tỏ những phép lạ mà họ quá tự hào cho là những phép lạ này được chứa đựng trong thánh điển của tôn giáo họ. Nếu họ có thể hiển bày những phép lạ, thì chúng ta se không cần đến bệnh viện. Người Phật tử không bao giờ trở thành những nạn nhân của những người này. Người Phật tử nên học những giáo lý cơ bản của tôn giáo thánh thiện của họ mà tôn giáo ấy dạy họ rằng tất cả những khổ đau trên cuộc đời này vận mệnh căn bản của nhân loại. Cách duy nhất để chấm dứt khổ đau là thanh tịnh tâm ý. Cá nhân con người tạo ra khổ đau cho chính mình và chính bản thân con người là người có thể chấm dứt khổ đau đó. Không một ai có thể hy vọng chấm dứt những hậu quả để lại sau những hành động tội lỗi của anh ta bằng cách thay đổi nhãn hiệu ở ngưỡng cửa của cái chết.

Số phận của người chết trong kiếp lai sinh tuỳ thuộc vào ý niệm cuối cùng hiện hữu nơi tâm thức (cận tử nghiệp) của người ấy theo ác nghiệp hay thiện nghiệp mà người ấy đã tạo tác trong kiếp sống hiện tại, không phân biệt loại nhãn hiệu tôn giáo nào anh ta thích chọn lựa cho chính mình ngay trước lúc lâm chung.

---o0o---



tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương