PHÒng gd&Đt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 179.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích179.06 Kb.
#16901

UBND HUYỆN THỌ XUÂN

PHÒNG GD&ĐT


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 225/HDTTr-PGD

V/v Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học


Thọ Xuân, ngày 08 tháng 10 năm 2014


Kính gửi: Hiệu trưởng các trường MN, TH, THCS.




Căn cứ công văn số 265/HD-TTr, ngày 17/9/2014 của Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BDGĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Thực hiện Công văn số: 1684/SGDĐT-TTr ngày 16/9/2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2014-2015. Để công tác kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) đi vào hoạt động nề nếp, Thanh tra Phòng GD&ĐT hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) năm học 2014-2015, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng; là một yêu cầu về đổi mới công tác quản lý hiện nay.

Công tác KTNBTH nhằm giúp hiệu trưởng tìm ra những biện pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra; góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.

Công tác KTNBTH được thực hiện trên nguyên tắc thủ trưởng đơn vị vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục, tự kiểm tra) vừa là đối tượng kiểm tra (kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai các hoạt động giáo dục tại đơn vị).



2. Yêu cầu

- Mỗi nhà trường thành lập Ban kiểm tra nội bộ để triển khai thực hiện nhiệm vụ KTNBTH. Hiệu trưởng thành lập Ban kiểm tra nội bộ của đơn vị, thành viên được trưng tập làm công tác tự kiểm tra được lựa chọn trong đội ngũ viên chức của đơn vị, nhằm đảm bảo công tác tự kiểm tra đạt hiệu quả cao.

- Căn cứ vào kế hoạch năm học của từng đơn vị, mỗi nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch KTNBTH đảm bảo tính thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục.

- Trong quá trình xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ cần chú ý phân tích tình hình, đặc điểm của đơn vị để xác định những nội dung cần kiểm tra, đề ra các hình thức, biện pháp kiểm tra cho phù hợp với thực tế của đơn vị.

- Dưới sự điều hành của hiệu trưởng, Ban kiểm tra tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH theo kế hoạch. Đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, đúng mục tiêu, tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1­. Tự kiểm tra trong nhà trường

Trong năm học 2014-2015, các đơn vị, trường học kiểm tra 01 lần/năm tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:



1.1. Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ: Cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định (Hồ sơ viên chức, các quyết định tổ chức và quyết định phân công nhiệm vụ năm học).

1.2. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang thiết bị, khuôn viên, các công trình vệ sinh (Hồ sơ quản lý của lãnh đạo nhà trường; hồ sơ thư viện, thiết bị, cán bộ y tế, phụ trách lao động, nhân viên bảo vệ…).

1.3. Thực hiện kế hoạch giáo dục: Tuyển sinh, biên chế học sinh/lớp; hồ sơ học sinh; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ . (Hồ sơ tuyển sinh của nhà trường; hồ sơ văn thư, quản lý học sinh chuyển trường,...)

1.4. Thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học: Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá xếp loại; tình hình chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh (Hồ sơ nhà trường; hồ sơ tổ, khối chuyên môn, hồ sơ của giáo viên)

1.5. Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục toàn diện: Công tác giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất …, chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác Đoàn- Đội, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh (Hồ sơ của nhà trường; hồ sơ và hoạt động của giáo viên, tổ chuyên môn, Bí thư đoàn (Phụ trách đội), y tế trường học, công tác chủ nhiệm, kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL). 

1.6. Công tác quản lý của hiệu trưởng: Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học; ban hành quy chế làm việc, quy chế phối hợp; văn bản quản lý nội bộ; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại…đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện quy chế dân chủ, các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra của hiệu trưởng theo quy định; thực hiện chế độ chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quản lý hành chính, tài chính, tài sản; công tác tham mưu, phối hợp và công tác xã hội hóa giáo dục (Hồ sơ của lãnh đạo nhà trường, trực tiếp là hiệu trưởng; Hồ sơ lưu và hình thức công khai các hoạt động giáo dục; hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ).

2. Kiểm tra chuyên đề

2.1. Kiểm tra việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách: Việc thực hiện Công văn số 1521/SGDĐT- KHTC ngày 22/8/2014 của Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách năm học 2014-2015 (Hồ sơ lưu của nhà trường; hồ sơ và hoạt động của kế toán, thủ quỹ).

2.2. Kiểm tra việc thực hiện Quy định về dạy thêm học thêm: Việc thực hiện Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 2381/2012/QĐ-UBND ngày 27/7 /2012 của UBND tỉnh về dạy thêm học thêm (Hồ sơ lưu của nhà trường).

2.3. Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công tác triển khai, thực hiện Quyết định số 296/QĐ-SGDĐT ngày 10/5/2013 của Sở GD&ĐT phê duyệt Kế hoạch Chương trình hành động Phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2013-2016 (Quá trình triển khai của lãnh đạo nhà trường: Hồ sơ và hoạt động thực tế …).

2.4. Kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tùy từng điều kiện thực tế của đơn vị để lựa chọn nội dung kiểm tra chuyên đề; có thể kiểm tra, đánh giá các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia; kiểm tra việc đánh giá theo chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng; tự đánh giá cơ sở giáo dục.



3. Nội dung kiểm tra hoạt động của nhà giáo

Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn những nội dung để kiểm tra hoạt động của giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Năm học 2014-2015, tập trung vào các nội dung:



a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

b) Kết quả công tác được giao

- Thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ khác của nhà trường có liên quan để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. 

- Kiểm tra giờ lên lớp: Tùy theo từng điều kiện, có thể tổ chức dự giờ để nhận xét ưu khuyết điểm, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của từng giáo viên, không nhất thiết phải xếp loại giờ dạy.

- Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; so sánh kết quả điểm kiểm tra của học sinh với các lớp khác trong trường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: Công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

4. Kiểm tra bộ phận (tổ, nhóm (khối) chuyên môn, văn thư, thiết bị, y tế,...)

Kiểm tra tổ, nhóm (khối) chuyên môn có thể kết hợp cùng thời điểm với kiểm tra nhà trường trên cơ sở:

- Xem xét, đánh giá năng lực, uy tín của tổ trưởng, nhóm (khối) trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.

- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đôn đốc kiểm tra … hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, công việc của nhà trường và ngành đã triển khai) thông qua hồ sơ sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ, nhóm, bộ phận.

Việc kiểm tra chuyên đề tổ, nhóm, bộ phận là tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công để hiệu trưởng lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra (đảm bảo ít nhất 1 lần/tổ/học kỳ).

III. QUY TRÌNH KIỂM TRA

1. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ

- Đầu năm học, Hiệu trưởng lựa chọn giáo viên, nhân viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác và am hiểu các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước và của Ngành, ban hành quyết định thành lập KTNBTH do hiệu trưởng làm trưởng ban.



2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KTNBTH trong năm học (kế hoạch KTNBTH được xây dựng độc lập với kế hoạch chung của nhà trường). Tổ chức phổ biến công khai kế hoạch cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, Hiệu trưởng cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ; Phân công nhiệm vụ cụ thể, định hướng công việc cho từng thành viên trong BKTNBTH.

- Hiệu trưởng định hướng cho các thành viên trong BKTNBTH tìm hiểu, thâm nhập các văn bản pháp quy, các quy định, hướng dẫn của các cấp, ngành để có căn cứ đối chiếu khi kiểm tra.



3. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra

- Căn cứ kế hoạch kiểm tra đã được phổ biến công khai, BKTNBTH cụ thể hoá kế hoạch kiểm tra trong năm học bằng việc lập kế hoạch cho các nhóm thành viên theo từng tháng hoặc theo từng đợt. Mỗi nội dung kiểm tra nhất thiết phải lập biên bản kiểm tra, đề xuất sau kiểm tra để làm căn cứ đánh giá, lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định.

- Hàng tháng, Hiệu trưởng phải đưa nội dung đánh giá công tác KTNBTH vào chương trình công tác, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch cho sát thực tế.

Cuối học kì và cuối năm học, Hiệu trưởng phải báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNBTH trước toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường và lãnh đạo cấp trên theo quy định.



IV. LƯU TRỮ HỒ SƠ KIỂM TRA

1. Hồ sơ lưu trữ kiểm tra

- Quyết định thành lập BKTNBTH (Mẫu 1).

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học (Mẫu 2)

- Thông báo lịch kiểm tra hoạt động của nhà giáo, lịch kiểm tra chuyên đề, lịch kiểm tra các bộ phận (Mẫu 3, 4,5).

- Biên bản kiểm tra bộ phận (Mẫu 6)

- Biên bản kiểm tra chuyên đề (Mẫu 7)

- Biên bản kiểm tra hoạt động của nhà giáo (Mẫu 8)

- Biên bản vi phạm hành chính nếu có (Mẫu 11)

- Các báo cáo sơ kết học kỳ I, báo cáo tổng kết, báo cáo đột xuất theo từng năm học (Mẫu 9). Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng quý I, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng (Mẫu 10)

- Biên bản kiểm tra giáo viên của trường được lưu trữ suốt quá trình công tác của giáo viên. Khi giáo viên thuyên chuyển công tác, hồ sơ cá nhân của giáo viên được chuyển về đơn vị mới.



2. Lưu các văn bản về công tác kiểm tra nội bộ

Luật thanh tra, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Quyết định 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 về ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học của Sở GD&ĐT; các văn bản về đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tự đánh giá cơ sở giáo dục,...



3. Lưu các biên bản, kết luận thanh tra, kiểm tra của cấp trên; hồ sơ công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng

Các biên bản làm việc, kết luận thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng GD&ĐT khi thanh tra, kiểm tra tại trường; hồ sơ tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; hồ sơ kê khai minh bạch tài sản thu nhập.



V. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

a) Báo cáo định kỳ

- Các trường MN, TH, THCS báo cáo: Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học trước ngày 15/10/2014; sơ kết Học kỳ I trước ngày 05/01/2015; tổng kết năm học trước ngày 25/5/2015; báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định (quý, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng).

b) Báo cáo đột xuất: Hiệu trưởng các trường MN, TH, THCS phải có trách nhiệm báo cáo đột xuất với Thanh tra Phòng khi được yêu cầu và khi có vụ việc xảy ra (kể cả khi đã giải quyết) để Thanh tra Phòng báo cáo Phòng GD&ĐT, trình UBND huyện chỉ đạo giải quyết.

Căn cứ hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH) năm học 2014-2015 của Thanh tra Phòng, đề nghị Hiệu trưởng các trường tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo về Thanh tra Phòng Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG

- Như kính gửi;

- Thanh tra Sở GD&ĐT (đẻ báo cáo)

- Thanh tra Huyện TX (để phối hợp) (đã ký)

- Lưu VT, TTr PGD

Nguyến Đình Quế


PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

THANH TRA


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



MẪU

Ban hành văn bản hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ trường học

(Kèm theo Công văn Số: /HDTTr-PGD, ngày /10/2014 của Thanh ta Phòng GD&ĐT về việc Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học)

Mẫu 1

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ- Thọ Xuân, ngày tháng năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học

Năm học 2014-2015



HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG .......

Căn cứ Công văn số 1684/SGDĐT-TTr ngày 16/9/2014 của Giám đốc Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2014-2015;

Căn cứ Công văn số 265/HD-TTr ngày 17/9/2014 của Thanh tra Sở Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học;

Căn cứ Công văn số 225 /HDTTr-PGD ngày 08/10/2014 của Phòng GD&ĐT Thọ Xuân về Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học;

Căn cứ Điều lệ trường…………………………………………………..;

Xét năng lực công tác của cán bộ công chức, viên chức,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học năm học 2014-2015, gồm các ông, bà (có danh sách kèm theo).

Điều 2: Ban kiểm tra nội bộ trường học có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ năm học 2014-2015 theo đúng qui định.

Các thành viên trong BKTNBTH được hưởng chế độ theo Quy chế chi tiêu bộ (ban hành kèm theo Quyết định số....)



Điều 3: Các bộ phận và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.



Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Thanh tra Sở GDĐT (để báo cáo) ;

- Như Điều 3;

- Lưu: VT, Hồ sơ KTNB..



Danh sách Ban kiểm tra nội bộ trường học

Năm học 2014-2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-…… ngày /9/2014 của Hiệu trưởng



trường ……….)

Stt

Họ và tên

Chức danh

Nhiệm vụ được giao

Ghi chú

1




Hiệu trưởng

Trưởng ban




2




P. Hiệu trưởng

P. Trưởng ban




3




P. Hiệu trưởng

P. Trưởng ban




4




P. Hiệu trưởng

P. Trưởng ban




5







Thư ký




6




Tổ (khối) trưởng

Thành viên




7




Tổ (khối) trưởng

Thành viên




8




Tổ (khối) trưởng

Thành viên




9




Tổ (khối) trưởng

Thành viên




10




Tổ (khối) trưởng

Thành viên




11




GV chủ nhiệm

Thành viên




12




Giáo viên







...

....










Danh sách này có tổng số …………thành viên

Mẫu 2

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-.... Thọ Xuân, ngày tháng năm 2014
KẾ HOẠCH

Kiểm tra nội bộ trường học năm học 2014-2015



I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

2. Yêu cầu

II. NHIỆM VỤ

1. Tự kiểm tra trong nhà trường

2. Kiểm tra hoạt động của nhà giáo

Số lượng giáo viên được kiểm tra: ……./tổng số toàn trường



3. Kiểm tra các bộ phận (tổ, nhóm (khối) chuyên môn, văn thư, thiết bị, y tế,...)

100% các bộ phận được kiểm tra, thời gian kiểm tra (trước khai giảng, đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học). Chú ý: Mỗi bộ phận phải được kiểm tra ít nhất 1lần/năm học.



4. Kiểm tra chuyên đề

- Tên các chuyên đề được chọn lọc để kiểm tra (tập trung vào các chuyên đề trọng tâm của năm học theo định hướng chung của Sở GDĐT)

- Chuyên đề 1: ………………………………………………………………………

- Chuyên đề 2: ………………………………………………………………………



5. Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

6. Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)

III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

(Kế hoạch, nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra được cụ thể được trong từng tháng)




Tháng

Nội dung kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Ghi chú

















V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Các PHT;

- Các tổ, bộ phận;

- Lưu: VT, Hồ sơ KTNB.



Mẫu 3

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thọ Xuân, ngày tháng năm

THÔNG BÁO

Kế hoạch kiểm tra hoạt động của nhà giáo

Năm học: ……..

Thời gian

(tháng-tuần)

Họ và tên giáo viên

Môn Lớp dạy

Công tác kiêm nhiệm

Người kiểm tra (ghi rõ họ tên)

Ghi chú



















Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Các P HT;

- Các tổ, bộ phận;

- Lưu VT, Hsơ KTNB.



Mẫu 4

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thọ Xuân, ngày tháng năm

THÔNG BÁO

Kế hoạch kiểm tra chuyên đề

Năm học: ……..

Thời gian

(tháng-tuần)



Tên chuyên đề

Nội dung kiểm tra

Người phụ trách

Người kiểm tra

(ghi rõ họ tên)



Chi chú



















Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Các PHT;

- Các tổ, bộ phận;

- Lưu VT, Hsơ KTNB



Mẫu 5

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thọ Xuân, ngày tháng năm

THÔNG BÁO

Kế hoạch kiểm tra bộ phận

Măm học: ……..

Thời gian

(tháng-tuần)

Tên bộ phận được KT

Nội dung kiểm tra

Người phụ trách

Người kiểm tra (ghi rõ họ tên)

Ghi chú

Tháng,

tuần

















Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Các PHT;

- Các tổ, bộ phận;

- Lưu VT, Hsơ KTNB


Mẫu 6

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BIÊN BẢN KIỂM TRA

Bộ phận …………………………………………

- Thời gian:

- Địa điểm: ……………………………………………..…………….

- Họ và tên người phụ trách bộ phận: …………………………………..

- Năm vào ngành: ……………………………………………………..……..

- Bộ phận được kiểm tra: ……………………………………………………..

- Nhiệm vụ được giao: ……………………………………………………..…

I. NỘI DUNG KIỂM TRA

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA:

1. Kết quả công tác được giao:

a/ Thực hiện chuyên môn:

b/ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao:

2. Nhận xét

Ưu điểm:………………………………………………………………………

Khuyết điểm:…………………………………………………………………

III. KIẾN NGHỊ:

IV. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA: (Ký và ghi họ tên)

Biên bản kết thúc lúc ………………… giờ ………………… cùng ngày.



HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI KIỂM TRA

(Ký, đóng dấu và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)



Mẫu 7

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BIÊN BẢN

Kiểm tra chuyên đề

Tên chuyên đề:

- Số cán bộ, giáo viên được kiểm tra:

I. Thời gian, công việc tiến hành kiểm tra:

1. Thời gian kiểm tra

Từ……. giờ …….ngày ……tháng …….năm……..

Đến ..…. giờ …….ngày ……tháng …….năm……..

2. Các công việc đã tiến hành kiểm tra:

II. Nhận xét, đánh giá (Ưu điểm, khuyết điểm từng nội dung chuyên đề đã kiểm tra).

III. Nhận xét chung

Ưu điểm:


Khuyết điểm:

Đánh giá chung………………………………………………………………….

IV. Kiến nghị:

Biên bản kết thúc lúc ………………… giờ ………………… cùng ngày.



GV ĐƯỢC KIỂM TRA NGƯỜI KIỂM TRA

(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)



HIỆU TRƯỞNG

(Ký, đóng dấu và ghi họ tên)



Mẫu 8

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BIÊN BẢN

Kiểm tra hoạt động của nhà giáo

____________ 

           Họ và tên nhà giáo :

            Dạy môn :

            Năm vào ngành :

            Nhiệm vụ được giao :

            Đơn vị công tác :

  Thời gian kiểm tra:



I. KẾT QUẢ KIỂM TRA

            1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Căn cứ vào phiếu nhận xét của Hiệu trưởng)    

             2. Kết quả công tác được giao

             a) Nhận xét về việc thực hiện quy chế chuyên môn

                 - Về hồ sơ chuyên môn; thực hiện đổi mới PPDH:

…………………………………………………………………………………………

                 - Việc thực hiện các quy định về chuyên môn

…………………………………………………………………………………………

             b) Kết quả xếp loại giờ dạy (Nếu có)

             c) Kết quả giảng dạy của nhà giáo (Nếu có): Trực tiếp khảo sát và kết quả học tập bộ môn (sổ gọi tên ghi điểm của lớp do nhà giáo giảng dạy)

            - Loại giỏi:                                đạt tỷ lệ :          %

            - Loại khá:                                đạt tỷ lệ :          %

            - Loại trung bình:                     đạt tỷ lệ :          %

            - Loại yếu:                                đạt tỷ lệ :          %

            - Loại kém:                               đạt tỷ lệ :          %

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao (trên cơ sở nhận xét của thủ trưởng đơn vị)

…………………………………………………………………………………………

  II. KIẾN NGHỊ

................................................................................................................................

Ý kiến của nhà giáo

(Ký và ghi họ tên)



 HIỆU TRƯỞNG

CÁN BỘ KIỂM TRA

(Ký, đóng dấu và ghi họ tên)

(Ký và ghi họ tên)

Mẫu 9

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-THPT Thọ Xuân, ngày tháng năm 2014

BÁO CÁO

Sơ kết Học kỳ I (Tổng kết) công tác kiểm tra nội bộ trường học

Năm học: 2014-2015




I. Tổ chức lực lượng

- Quyết định; số lượng ban kiểm tra nội bộ trường học

- Xây dựng kế hoạch

II. Hoạt động kiểm tra

1. Tự kiểm tra trong nhà trường

(Đánh giá những ưu điểm và tồn tại, nguyên nhân tồn tại)



2. Kết quả kiểm tra hoạt động của nhà giáo

Nội dung kiểm tra:

- Tổng số giáo viên của trường: ……………….

- Đã kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ ………./………giáo viên, tỷ lệ ……….%

- Đã dự giờ ………./……… giáo viên, tỉ lệ ………%



3. Kết quả kiểm tra bộ phận

- Tổng số bộ phận: ………………..

- Đã kiểm tra (số lượng và cụ thể tên bộ phận đã kiểm tra):


Tên bộ phận

Số lần kiểm tra

Kết quả

Lần 1

Lần 2

Lần 1

Lần 2
















4. Các chuyên đề đã kiểm tra

Tên chuyên đề

Đối tượng kiểm tra

Số lượng được kiểm tra

Kết quả













5. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Báo cáo việc thực hiện Quyết định số 296/QĐ-SGDĐT ngày 10/5/2013 của Sở GD&ĐT phê duyệt Kế hoạch Chương trình hành động Phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2013-2016

6. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tổng số đơn, thư đã nhận: …., trong đó số đơn, thư thuộc thẩm quyền giải quyết: ……Chia ra: đã giải quyết: ….; tồn đọng: …… Lý do tồn đọng:…….



III. Đánh giá chung về kết quả công tác kiểm tra của đơn vị:

a) Ưu điểm:

b) Tồn tại:

IV. Kiến nghị, đề xuất

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Thanh tra sở GDĐT (báo cáo)

- Lưu: VT, Hsơ KTNB..








MẪU 10

PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG …… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-....... Thọ Xuân, ngày tháng năm

ĐỀ CƯƠNG

Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng



(Theo quy định của Thanh tra Chính phủ)
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương

a) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách).

d) Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;

c) Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng;

d) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;

đ) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng;

e) Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập;

f) Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

g) Việc thực hiện cải cách hành chính;

h) Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

i) Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản;

k) Các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng (nếu có).



3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

a) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương;

b) Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra;

c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo;

d) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của bộ, ngành, địa phương;

đ) Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác.



4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm;

- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận.

b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:

- Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra;

- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra;

- Kiến nghị: kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, xử lý khác (nếu có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước;

- Kết quả thực hiện các kiến nghị.

5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

a) Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng;

b) Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng;

c) Các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng (nếu có).



6. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

a) Công tác chỉ đạo, triển khai, cụ thể hóa, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

b) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong chiến lược quốc gia và kế hoạch thực thi Công ước.

c) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà bộ, ngành, địa phương đã đề ra trong kế hoạch của mình nhằm thực thi Chiến lược, Công ước.



II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Đánh giá tình hình tham nhũng

a) Đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương và nguyên nhân.

b) So sánh tình hình tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước.

2. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

a) Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương.

b) So sánh hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước.

c) Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng;

d) Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.

- Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng;

- Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

3. Dự báo tình hình tham nhũng

a) Dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới (khả năng tăng, giảm về số vụ việc, số đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm...).

b) Dự báo những lĩnh vực, nhóm hành vi tham nhũng dễ xảy ra nhiều, cần phải tập trung các giải pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM) CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG KỲ TIẾP THEO

Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng đã đề ra.



IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (nếu có vướng mắc);

- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc;

- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất./.

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Thanh tra sở GDĐT (báo cáo)

- Lưu: VT, Hsơ KTNB..








Mẫu 11:

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG .......


-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: /BB-VPHC

......., ngày tháng năm 2014


BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Về ....................................................................

Căn cứ 4

Hôm nay, hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm .........., tại

Chúng tôi gồm:

Với sự chứng kiến của:

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức:

Sinh ngày ... tháng ... năm ............ Quốc tịch: Việt Nam

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:

Địa chỉ:

Đã có các hành vi vi phạm hành chính:8

Quy định tại9

Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm:

Ý kiến trình bày của người chứng kiến:

Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại 10:

Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng gồm:

Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm:11

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản lập xong hồi giờ ngày tháng năm 2014, gồm ... tờ, được lập thành ... bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

Lý do không ký biên bản:



.....................................................................................(Cá nhân/Tổ chức vi phạm) gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ...... ngày .... tháng ... năm 2014 để thực hiện quyền giải trình.


NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM



NGƯỜI CHỨNG KIẾN



NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN



3 Ghi lĩnh vực vi phạm hành chính theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.

4 Ghi các căn cứ của việc lập biên bản (như: kết luận thanh tra, biên bản làm việc, kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính... .).

5 Ghi họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của người lập biên bản.

6 Ghi họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền ghi rõ họ tên, chức vụ.

7 Ghi họ tên người vi phạm hoặc họ tên, chức vụ của đại diện tổ chức vi phạm.

8 Ghi tóm tắt hành vi vi phạm (ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm, xảy ra vi phạm, mô tả hành vi vi phạm; đối với vi phạm trên các vùng biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tải toàn phần, tọa độ, hành trình).

9 Ghi điểm, khoản, điều của nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

10 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

11 Ghi rõ tên, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại tang vật, phương tiện (nếu nhiều thì lập bản thống kê riêng).

12 Nếu cá nhân vi phạm là người chưa thành niên, gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó 01 bản.

13 Họ tên, chức vụ, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

(Mẫu này giành cho Hiệu trưởng các trường khi cán bộ, giáo viên vi phạm hành chính)
Каталог: file -> download
download -> Môn: Hoá học Đề chính thức Thời gian
download -> VĂn phòng chính phủ
download -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
download -> LUẬn văN ĐỀ TÀI " Mã trải phổ trong cdma"
download -> Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC
download -> CHƯƠng 1: CƠ SỞ LÝ luận của hoạT ĐỘng xuất khẩu lao đỘng 3 chưƠng 2: TỔng quan tình hình xuất khẩu lao đỘng việt nam 13 chưƠng 3: MỘt số biện pháP ĐẨy mạnh và NÂng cao hiệu quả xuất khẩu lao đỘng trong những năm tớI 30
download -> BỘ ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Số nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2 là A
download -> ÐỀ thi tuyển sinh đẠi học khối a năM 2011 Môn thi : toán I. Phần chung cho tất cả thí sinh (7,0 điểm)
download -> Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành hôm nay công ty chúng tôi Lập trình tong dai dien thoai
download -> Bài 1: ( 5 điểm) A=24,4872 1\ Tính a = 2\ Tính giá trị của biểu thức: B=7,708220309 B= tại X =; z = 4 Bài 2

tải về 179.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương